Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng và chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 5 trang )


Phòng và chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng



Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là hiện tượng đứt, rách hoàn toàn các lớp
vòng sợi, khiến nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi
khoang liên đốt sống. Bệnh có thể gây vẹo cột sống thắt lưng và giảm phản
xạ.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng là do tác động của các
yếu tố bên ngoài như nghề nghiệp, chấn thương, tải trọng quá mức , kết
hợp với các yếu tố bên trong như quá trình thoái hóa đĩa đệm sớm.
Triệu chứng bệnh:
- Đau vùng thắt lưng hông đột ngột sau chấn thương hoặc vận động
sai lệch của cột sống thắt lưng. Tính chất cơn đau: tăng lên khi ho, hắt hơi,
rặn, vận động, đứng ngồi lâu. Nằm nghỉ đỡ đau rõ rệt.
- Vẹo cột sống thắt lưng, bệnh nhân đi nghiêng người về một bên.
- Có dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh: giảm hoặc mất cảm giác, giảm
sức cơ và trương lực cơ, teo cơ. Giảm hoặc mất phản xạ theo rễ thần kinh bị
tổn thương.
Phương pháp điều trị:
Điều trị nội khoa:
- Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại
giường 1-2 tuần.
- Điều trị vật lý: tia hồng ngoại, bó paraphin, chườm nóng bằng cám
rang, muối rang hoặc ngải cứu.
- Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung, điện phân.
- Châm cứu giảm đau, tia lase
- Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B. Phong bế
tại chỗ bằng novocain.
Phương pháp nắn chỉnh cột sống: kết hợp giữa y học hiện đại và y học


cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh.


Thể dục điều trị: sau thời gian cấp tính, cần tiến hành thể dục điều trị,
nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến
dạng cột sống, chống teo cơ. Có thể tập theo các bài thể dục sau:
Bài 1: tập căng giãn cột sống
- Động tác 1: nằm ngửa trên giường, cẳng chân gấp vào đùi, 2 tay kéo
đầu gối áp sát vào ngực. Đầu và phần trên thân nhấc lên và uốn cong về phía
bụng.
- Động tác 2: đẩy 1 chân xuống giường, dùng 2 tay kéo chân kia về
phía ngực, rồi đổi bên.
- Động tác 3: ngồi trên giường, gấp 2 chân sát gót vào mông, 2 tay ôm
đầu gối, đầu và thân gấp tối đa.
- Động tác 4: tư thế đứng, 2 chân rộng bằng vai, một tay duỗi theo
thân, tay kia giơ lên phía sau đầu, cẳng tay vuông góc với cánh tay, nghiêng
tối đa sang bên tay xuôi rồi đổi bên.
Bài 2: tập nâng khung chậu. Nằm ngửa, 2 chân hơi co, chống xuống
giường bằng 2 bàn chân, đẩy cong thắt lưng và nâng khung chậu lên khỏi
mặt giường, trong khi vùng lưng vẫn áp xuống mặt giường.
Bài 3: tập căng cơ bụng. Nằm ngửa, 2 chân hơi co, áp bàn chân xuống
mặt giường, 2 tay xuôi theo chân, từ từ ngồi dậy. Ngày tập 2-3 lần với cường
độ và tốc độ tăng dần.
Bác sĩ Thùy Hương

×