Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.65 KB, 4 trang )



Dinh dưỡng và tập luyện
cho bệnh nhân thoái hóa
cột sống, thoát vị đĩa
đệm
1. Thực hiện thay đổi trong lối sống của bạn sớm theo chiều hướng tích
cực
- Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá, bia rượu
- Tập thể dục đều đặn để có cơ thể khỏe mạnh
- Ngồi làm việc đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu một chỗ, nên
đứng dậy đi lại 5-10 phút sau khi đã ngồi tại chỗ 1-2 tiếng.


Ảnh minh họa
2. Hạn chế nâng, vác các vật quá sức của mình, không nên đi giày cao
gót liên tục, khi ngủ nên nằm trên một tấm đệm cứng
3. Chế độ ăn uống bổ dưỡng, đầy đủ
Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều calci như:
- Sữa, các sản phẩm từ sữa - đây là nguồn thực phẩm giàu calci và dễ
hấp thu nhất.
- Các loại rau xanh.
- Các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương.
- Các viên bổ sung calci hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn
cung cấp calci cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm
bảo canxi.
- Đậu nành không nhiều calci nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng
ngừa loãng xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng
khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng
ngày.
4. Tập thể dục đều đặn, vừa phải, thường xuyên


Giúp để ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa. Tập thể dục làm
tăng lưu lượng máu, cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh và oxy vào
xương.
5. Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết
Canxi, sắt, kẽm giúp đỡ trong việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình
thoái hóa. Không giống như thuốc men, các chất bổ sung không có tác
dụng phụ. Đa sinh tố viên, bổ sung sắt, bổ sung canxi và bổ sung kẽm
giúp tăng sức mạnh của xương và ngăn ngừa bệnh thoái hóa xương.
Sử dụng Cốt Thoái Vương để giúp cột sống của cơ thể khỏe mạnh hơn,
làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.

×