ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT – NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG
TIỂU THUYẾT “ NGƯỜI CON GÁI VIÊN ĐẠI UÝ”
CỦA PUSKIN
1
MỤC LỤC
Trang
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… …….21
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đến với những bình nguyên xinh đẹp, những rừng bạch dương vàng
rực trong nắng chiều và những dòng sông thơ mộng…đã làm cuộc sống của
con người Nga mang đậm bầu không khí ấm áp nồng hậu, những con người
lãng mạn ấy với tâm hồn ngập tràn thơ và nhạc, là cơ sở để tạo nên nền văn
học nghệ thuật Nga khổng lồ mà nhân loại phải kính nể.
Nhắc tới văn học Nga, chúng ta không thể không nhắc tới Puskin vì
“Viết về Puskin có nghĩa là viết về toàn bộ nền văn học Nga”. Bởi trong
nền văn học vĩ đại ấy Puskin là vầng dương mới và ánh nắng của vầng
dương ấy đã tỏa cả cánh đồng văn học Nga, với các nhà văn thuộc thế hệ
sau như L.Tônxtôi, Sêkhov Đánh giá Puskin, Gorki viết: “Sự nghiệp sáng
tác của A.Puskin có thể sánh ngang hàng với di sản thiêng liêng của những
kiệt tác nói về con người mà những nghệ sĩ thiên tài như Sêcxpia, Gơtơ và
những người khác đứng trong hàng ngũ vĩ nhân này để lại”. [3, 165].
Ngay từ những tác phẩm đầu tay ông đã thể hiện được tài năng của
mình trong đó phải kể tới Epghênhi Ônhêghin, Bôrix Gôđunôp, các kiệt tác
thơ trữ tình về tình yêu và triết lý và trong dãy núi oai nghiêm, trùng điệp
đó, có một đỉnh núi nhô lên thật ngạo nghễ. Đó là tiểu thuyết lịch sử Người
con gái viên đại úy của Puskin, một trong những tác phẩm tiêu biểu cho
2
nền văn xuôi hiện thực Nga, tạo nên sự thành công cho nền văn học hiện
thực Nga sau này.
Với tác phẩm Người con gái viên đại úy, một lần nữa miêu tả hiện
thực của Puskin đạt tới quy mô “bộ bách khoa toàn thư của cuộc sống Nga
thế kỷ XVIII” (Biêlinxki). Trong cuốn lịch sử tiểu thuyết này, sự kiện, số
liệu không lấn át, không phương hại đến sự phát triển tự nhiên của cốt
truyện, người đọc không bị vướng bởi những cứ liệu khô khan mà bị cuốn
hút liên tục. Nhân vật lịch sử, nhân vật hư cấu, số phận nhân dân, số phận
con người, cuộc sống Nga “thời bình” cũng như “thời chiến” quyện vào
nhau. Dòng đời, dòng lịch sử trôi, trong đó mỗi nhân vật hình thành, phát
triển do những hoàn cảnh gia đình, xã hội, những biến cố của nhân dân, của
đất nước tác động, quy định…
Sở dĩ tiểu thuyết này đạt tầm vóc ấy là do Puskin sáng tạo thành
công nhân vật – người kể chuyện. Từ nhân vật này, Puskin đã làm hiện lên
hình ảnh hào hùng của một nhân vật lịch sử là Êmêliên Pugatsôp – lãnh tụ
cuộc khởi nghĩa nông dân long trời chuyển đất ở Nga những năm 1773 –
1775.
Nghiên cứu Grinhôp, đặc biệt là nghiên cứu với tư cách người kể
chuyện là một điều rất quan trọng. Bởi nó cho phép chúng ta áp dụng
những lý thuyết rất mới về sự tự học nói chung, lý luận về người kể chuyện
nói riêng vào phân tích một tác phẩm cổ điển, từ đó hướng tới những cách
nhìn mới cho tác phẩm này.
Hơn nữa tác phẩm này sẽ giúp ích cho chúng tôi rất nhiều khi học
tập và giảng dạy Puskin, giảng dạy văn học trong nhà trường.
Những điều đó đã tạo hứng thú cho chúng tôi khi bắt tay thực hiện
đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Nga
3
Được coi là “bộ bách khoa toàn thư” của cuộc sống Nga tiểu thuyết
Người con gái viên đại uý dành được sự yêu mến, quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình văn học Nga, cũng như nhiều nước trên thế giới.
X.M. Pêtơrôp xem Puskin là người đặt nền tảng cho chủ nghĩa hiện
thực trong văn học Nga. Ông nhắc tới tiểu thuyết này như một tác phẩm
tiêu biểu của Puskin về hiện thực lịch sử Nga lúc đó. Pêtơrôp chú ý tới sự
phân hoá xã hội và các giai cấp trong xã hội Nga. Ông cho rằng: “Trong
Người con gái viên đại uý nhân dân đã phân hoá về mặt xã hội. Nông nô
trong Người con gái viên đại uý được mô tả một cách cụ thể - lịch sử trong
các nhóm người khác nhau, trong những quan hệ khác nhau với địa chủ: từ
anh Xavêlich trung thành với chủ, đứng ở thứ bậc thấp nhất của ý thức giai
cấp đến lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Pugatsôp”. Pêtơrôp cũng chỉ
ra giá trị lịch sử của tiểu thuyết, đặc biệt là những nguyên nhân xã hội sâu
xa dẫn tới phong trào nông dân khởi nghĩa: “Trong Người con gái viên đại
uý, Puskin đầu tiên phơi bầy các nguyên nhân và hoàn cảnh phân chia dân
tộc ra hai phe thù địch với nhau và làm nảy sinh phong trào của Pugatsôp
và chỉ sau đó chính Pugatsôp mới xuất hiện trong tiểu thuyết”. [14, 47].
Gorki khi bàn về Puskin đã nhắc tới Người con gái viên đại uý.
Gorki cũng quan tâm tới giá trị hiện thực lịch sử, cũng như hình tượng
nhân vật Pugatsôp. Trong lĩnh vực văn xuôi, Puskin đã viết cuốn tiểu
thuyết lịch sử Người con gái viên đại uý, trong truyện này với cái nhìn thấu
suốt của một nhà sử học, Puskin đã xây dựng lên một hình tượng sinh động
của người Côdăc là Êmêliên Pugatsôp, người đã tổ chức một trong những
cuộc khởi nghĩa hùng vĩ nhất của nông dân Nga”. [3, 166].
I.U. Lôtman lại đặc biệt quan tâm tới tiểu thuyết này trong sự phân
chia ra hai thế giới quý tộc và nông dân như là một cơ sở để tạo nên giá trị
nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm. Ông viết: “Mọi tư liệu nghệ thuật trong
Người con gái viên đại uý rõ ràng đều tan ra thành hai tầng tư tưởng và
phong cách, phụ thuộc vào hai thế giới được miêu tả là quý tộc và nông
dân”. Sự phân chia này đã tạo ra những lớp thời gian bị chi phối rất mạnh
4
đến người kể chuyện, bởi “sự hài hoà của môi sinh ấy bị “dừng sững” ngay
lại khi có tin quân Pugatsôp tấn công. Đó là thời gian phong cảnh được xây
dựng song song với thời gian lịch sử. Nhưng còn có một dòng thời gian
khác. Đó là thời gian tâm lí. Với Grinhôp, thời gian không là mùa đông, mà
cũng chẳng là mùa thu. Anh ta không thuộc phe nào. Grinhôp thoát khỏi
khuôn đạo đức quý tộc, nên rất người”. [4, 15].
Có thể thấy, I.U.Lôtman đã đề cập tới người kể chuyện Grinhôp ở
khía cạnh “tâm lí”, đặc biệt là nét tâm lí phức tạp như sự hoà trộn giữa
“mùa đông” và “mùa thu” của thời gian.
M.Bakhtin khi đề cập tới tiểu thuyết Người con gái viên đại uý đã
quan tâm tới Grinhôp với tư cách là người kể chuyện. Và so sánh hình thức
Icherzahlung (kể chuyện từ ngôi thứ nhất) của Người con gái viên đại uý
của Puskin với Bút kí ẩn lậu của Đôstôievxki. Ông nhận thấy sự khác biệt
giữa hai tác phẩm nằm ở nhãn quan độc thoại của Grinhôp. Ông viết:
“Hình thức Icherzahlung trong Người con gái viên đại uý khác rất xa với
hình thức Icherzahlung trong Bút kí ẩn lậu, ngay cả khi nếu ta cố tình lãng
quên nội dung chứa đựng ở hai hình thức đó”. Lời kể chuyện của Grinhôp
được Puskin cấu tạo trong nhãn quan độc thoại rắn chắc, mặc dù nhãn quan
ấy không được thể hiện bằng bố cục bề mặt bởi vì trong truyện không có
lời trực tiếp của tác giả”. Bakhtin cũng chú trọng tới Grinhôp với tư cách
là một hình tượng nhân vật và ông chỉ ra rằng mọi quan điểm của Grinhôp
cũng như sự kiện xung quanh Grinhôp là để phục vụ cho việc xây dựng
hình tượng nhân vật này. “Hình tượng chứ không phải tiếng nói, còn tiếng
nói của Grinhôp là yếu tố của hình tượng ấy, có nghĩa là nó hoàn toàn phục
vụ chức năng xây dựng tính cách và chủ đề - sự kiện”. [8, 256].
Rõ ràng Bakhtin đã xem Grinhôp với tư cách một hình tượng nhân
vật. Ông cũng có đề cập tới “nhãn quan độc thoại rắn chắc” của nhân vật
này. Những điều đó chi phối lời kể và kết cấu tác phẩm.
Có thể nói, các nhà lí luận, phê bình Nga đã ít nhiều đề cập tới người
kể chuyện trong tiểu thuyết Người con gái viên đại uý. Tuy rằng họ chỉ đưa
5
tác phẩm này vào các công trình nghiên cứu như những ví dụ để minh
chứng cho các luận điểm, nhưng với chúng tôi đó là những ý kiến hết sức
quý giá, giúp chúng tôi có một nền tảng vững chắc khi thực hiện đề tài này.
2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình cũng quan tâm tới tiểu thuyết Người con gái viên đại uý, và
cũng nhắc tới ít nhiều về tác phẩm này trong các công trình nghiên cứu.
Trong Lịch sử văn học Nga (nhiều tác giả), Grinhôp được nhắc tới
với tư cách người kể chuyện: “Grinhôp là nhân vật có mặt từ đầu đến cuối
và là “người kể chuyện” đã được tác giả xây dựng công phu. Nhân vật
được miêu tả trong quá trình phát triển, trưởng thành, biến đổi”. Các tác giả
cũng chú ý tới vai trò của nhân vật Grinhôp trong việc miêu tả hiện thực,
mà cụ thể là miêu tả Pugatsôp và bức tranh nông dân khởi nghĩa: “Qua
nhân vật Grinhôp, Puskin miêu tả khá trung thực cuộc khởi nghĩa của
Pugatsôp và bản thân Pugatsôp. Cuộc đấu tranh của nông dân nhìn từ phía
bên kia – từ phía kẻ thù. Grinhôp tuy “cứng cỏi” không chịu công nhận
Pugatsôp là vua, nhưng đã thẳng thắn công nhận tài năng, đức độ của
Pugatsôp, đã quyến luyến, cảm phục, tin cậy người mà chàng – do những
thiên kiến của giai cấp mình – còn chưa hiểu rõ”. [6, 108].
Trong Từ điển văn học (nhiều tác giả), Đỗ Hồng Chung tuy không
nhắc tới người kể chuyện nhưng có chỉ ra yếu tố liên quan đến người kể
chuyện. Ấy là lời kể. Ông khẳng định: Tiểu thuyết lịch sử Người con gái
viên đại uý còn hấp dẫn người đọc vì lối kể chuyện tự nhiên, mạch lạc,
đượm phong vị dân gian, giản dị, duyên dáng”. [10, 45].
Lưu Liên trong bài viết: Thiên tài Puskin và tiểu thuyết lịch sử
“Người con gái viên đại uý” đề cập tới Grinhôp với tư cách là nhân vật tự
xưng ngôi thứ nhất. Trong thiên bút kí lịch sử này, Grinhôp – Nhà thơ lớn
thế kỉ XVIII là nhân vật hư cấu của Puskin. Rõ ràng từ “ngôi thứ nhất” đó,
Lưu Liên đã đề cập tới nhân vật – người kể chuyện, dù chưa thực sự đi sâu
vào phân tích nhân vật này”. [7, 15].
6
Hà Thị Hoà trong bài viết: “Người con gái viên đại uý” – đỉnh cao
của văn xuôi Puskin, cũng nhắc tới nhân vật Grinhôp và khẳng định vị trí
nhân vật – người kể chuyện của nhân vật này.
Ngoài ra, trong một số các luận văn, khoá luận tốt nghiệp, các báo
cáo khoa học của sinh viên… cũng có đề cập tới tiểu thuyết Người con gái
viên đại uý và đôi lúc nhắc tới Grinhôp với tư cách người kể chuyện.
Tổng kết các ý kiến trong và ngoài nước, chúng tôi rút ra mấy kết
luận sau đây:
- Khi nghiên cứu Người con gái viên đại uý, các nhà phê bình hay
quan tâm, chú trọng tới giá trị hiện thực lịch sử và bức tranh nông dân khởi
nghĩa.
- Những bài có nhắc tới Grinhôp với tư cách nhân vật – người kể
chuyện mới chỉ bước đầu tìm hiểu về nhân vật này.
- Cũng đã có công trình nghiên cứu phân tích nhân vật – người kể
chuyện Grinhôp và vai trò của nhân vật này trong tác phẩm. Song số lượng
công trình nghiên cứu đề tài này một cách toàn diện và triệt để thì vẫn còn
rất hạn chế.
Chính từ khoảng bỏ ngỏ đó, chúng tôi đã bắt tay thực hiện đề tài
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Thực hiện đề tài: Nhân vật – người kể chuyện trong tiểu thuyết
“Người con gái viên đại úy” của Puskin. Chúng tôi muốn hướng tới vấn đề
mới mẻ này khi ta đi sâu vào tìm hiểu “người kể chuyện” trong tiểu thuyết.
Bởi nó cho phép chúng ta không chỉ nghiên cứu và phân tích nhân vật như
một hình tượng, mà như một “mã khóa” quan trọng để tìm hiểu những giá
trị nghệ thuật của tiểu thuyết.
Đồng thời, có thể khẳng định vai trò to lớn của người kể truyện trong
việc tái hiện hiện thực lịch sử. Qua đó thể hiện quan điểm của tác giả, đặc
biệt là trong sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nga. Đó chính là
7
một trong những nhân tố quan trọng tạo nên giá trị của tiểu thuyết hiện
thực lịch sử Người con gái viên đại úy.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi giới hạn trong việc nghiên cứu, tìm
hiểu tiểu thuyết lịch sử Người con gái viên đại úy của A.Puskin. Cụ thể hơn
đó là chúng tôi đi sâu vào việc tìm hiểu về người kể chuyện và vai trò của
người kể chuyện trong tiểu thuyết này.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp sơ đồ hóa.
6. Đóng góp của luận văn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cố gắng chỉ ra
những nét riêng độc đáo của người kể chuyện trong tiểu thuyết “ Người con
gái viên đại úy”, đồng thời để người đọc thấy được thấy được những đóng
góp to lớn của Puskin cho nền văn xuôi hiện thực Nga vĩ đại.
7. Kết cấu của đề tài: 2 chương
Chương I: Điểm nhìn của người kể chuyện.
1.1. Khái niệm “người kể chuyện”.
1.2. Điểm nhìn người kể chuyện.
1.2.1. Điểm nhìn người kể chuyện – tác giả từ quan
điểm nhân dân.
1.2.2 điểm nhìn người kể chuyện – nhân vật từ dòng hồi
tưởng.
Chương II: Vai trò của người kể chuyện.
1. Người kể chuyện và việc miêu tả hiện thực lịch sử.
2. Người kể chuyện và quan điểm của tác giả.
8
3. người kể chuyện với sự hình thành và phát triển tiểu thuyết
Nga.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐIỂM NHÌN CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
1.1. Khái niệm “người kể chuyện”
Thuật ngữ “người kể chuyện” lâu nay có nhiều công trình nghiên
cứu gọi là “người trần thuật” (người tự sự). Thực ra theo Pospêlov trong
Dẫn luận nghiên cứu văn học: “Các phương thức trần thuật cực kì nhiều
vẻ. Hình thức phổ biến nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba
không nhân vật hoá, mà đằng sau là tác giả. Nhưng người trần thuật cũng
hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm với hình thức một cái “tôi” nào
đó. Những người trần thuật được nhân vật hoá như vậy, kể câu chuyện từ
ngôi “thứ nhất” của chính mình có thể gọi một cách tự nhiên là “người kể
chuyện”. [2, 92].
Theo W.Kayser viết về người kể chuyện như một vai trò có tính ước
định: “Trong nghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ là tác giả đã
hay chưa từng được biết đến, mà là một vai trò được tác giả nghĩ ra và ước
định”. [13, 79].
9
Giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học cho rằng: mọi
nội dung tư tưởng, ý đồ sáng tạo đều do tác giả nghĩ ra, nhưng anh ta sẽ
không trực tiếp đứng ra trần thuật, mà sáng tạo ra một người trần thuật để
thay mình làm điều đó”. [12, 145].
Ở đây, chúng tôi dùng thuật ngữ “người kể chuyện” theo quan điểm
của Pospêlov. Nhưng chúng tôi cũng chấp nhận thuật ngữ “người trần
thuật” trong tất cả các tài liệu khác.
1.2. Điểm nhìn người kể chuyện.
Điểm nhìn theo Nguyễn Thái Hòa là: “Điểm hay chỗ đứng nhìn để
xem xét”. [9, 86]; đó là một trong những vấn đề mới mẻ và hấp dẫn của sự
tự học hiện đại. Bởi nó giống như một cánh cửa bí mật để qua đó chúng ta
bước vào câu chuyện, khám phá những bí ẩn và sự quyến rũ của mỗi câu
chuyện. Đặt điểm nhìn vào mối quan hệ tay ba:
Truyện
(Văn bản)
Người kể Người tiếp nhận
(nói/ viết) (nghe/ đọc)
Nếu chỉ dừng lại ở “người kể”, hay “truyện”, hay mối quan hệ giữa
người kể và truyện thì ở đó, chỉ mới có “điểm nhìn” thông tin. Điểm nhìn
nghệ thuật là những thông tin ngầm ẩn mang màu sắc tu từ, gợi cảm hứng
thẩm mĩ phải được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý.
Từ bình diện điểm nhìn của người kể chuyện, chúng tôi tìm hiểu tiểu
thuyết Người con gái viên đại uý và nhận thấy một số điểm như sau:
1.2.1. Điểm nhìn người kể chuyện – tác giả từ quan điểm nhân dân
Một cách khái quát nhất, có thể thấy tác giả đã nhìn câu chuyện từ
quan điểm của nhân dân, toàn bộ nội dung tập bút kí được nhìn từ quan
điểm nhân dân, nội dung mỗi chương dường như được cô đọng thật tài tình
bằng một bài dân ca, hay một vài câu thơ đầy màu sắc dân gian:
Mai sau anh có gặp người
10
Đẹp hơn người cũ, anh thời quên tôi
Mai sau anh có gặp người
Không bằng người cũ, anh thời nhớ tôi.
Đấy là tình yêu trong sáng, hết mình, không vụ lợi, được nhìn từ quan điểm
nhân dân, giống như câu dân ca Việt Nam: “Người về em dặn người rằng,
đâu hơn người kết, đâu bằng người đợi em”. Phong vị dân gian ấy là một
trong những yếu tố để Người con gái viên đại uý trở thành “bộ bách khoa
toàn thư của cuộc sống Nga cuối XVIII” (Biêlinxki).
Những lời đề từ chọn là ca dao, dân ca, thơ mang màu sắc dân gian
như một sự tiếp nối ngẫu nhiên từ chính tâm hồn tác giả, hẳn sẽ có tác dụng
vô cùng khi xây dựng hình tượng nhân vật Pugatsôp – lãnh tụ của cuộc
khởi nghĩa nông dân long trời chuyển đất ở Nga (1773 – 1775). Puskin
muốn lật lại lịch sử. Bởi “sử học và văn học chính thống của nước Nga từ
thời Êcatêrina II đến lúc đó đã đổ bao nhiêu mực để bôi đen nhân vật lịch
sử này, cố tình xây dựng hình ảnh một kẻ phiến loạn điên rồ, một kẻ tàn ác
uống máu người không tanh nên càng ngày càng xa sự thật đời sống”. [6,
105].
Puskin muốn từ điểm nhìn nhân dân để nhìn lại lịch sử, xây dựng
hình tượng người anh hùng nhân dân mà “tất cả dân đen đều ủng hộ”.
Puskin muốn tác phẩm viết ra được nhân dân đón nhận, vì thế tính nhân
dân đã thể hiện rõ ngay từ lời đề từ - những bài thơ kì lạ và sống động gắn
kết với từng chương bút kí.
Nhìn từ quan điểm nhân dân, còn đưa vào trong tác phẩm nhiều lối
nói sử dụng ca dao, tục ngữ Nga, tạo ra một phong vị dân gian đặc sắc.
Diễn giải công việc: “Cũng định là đến giờ rung chuông nguyện, nhưng bà
cố đạo không cho”, hay động viên an ủi: “Có trận mưa rào thì khắc có nấm,
mà đã có nấm thì khắc có giỏ”. [1, 417].
Đó là lời ăn tiếng nói của nhân dân, của người Nga với những hình
ảnh rất đặc trưng: giờ rung chuông nguyện, bà cố đạo, nấm, hạt đay… Đó
cũng là những hình ảnh hết sức gần gũi, thân thuộc với cuộc sống hàng
11
ngày của người Nga, với những thói quen, phong tục Nga: ăn xúp bắp cải,
muối nấm, xâu nấm phơi khô để dành ăn mùa rét…
1.2.2. Điểm nhìn người kể chuyện – nhân vật từ dòng hồi tưởng
Bao trùm lên toàn bộ câu chuyện là cái nhìn mang tính hồi tưởng.
Bởi đây là bút kí gia phả Grinhôp viết lúc về già để dạy dỗ cháu trai: “Ta
bắt đầu viết bút kí cho cháu, hay đúng hơn là viết lời tự thú chân thành, với
niềm tin sâu sắc rằng nó sẽ có lợi cho cháu”. Với suy nghĩ ấy, Grinhôp đã
ghi lại chuyện đời mình khá cụ thể, chi tiết, bằng những cảm nhận chính
mình thời trẻ, cảm nhận của một thanh niên quý tộc.
Điểm nhìn thời gian thể hiện khá rõ qua những từ “ấy”, “nay”, “bây
giờ”… có tác dụng chuyển thời gian vật lí với các phạm trù “hiện tại” –
“quá khứ” – “tương lai” về thời gian tâm lí theo phương cách quá khứ -
hiện tại – quá khứ. Đó cũng là phương thức viết bút kí của Grinhôp –
phương thức hồi tưởng. Có thể kể ra đây:
- “Khi tôi hồi tưởng lại rằng những việc này xảy ra trong thời đại
tôi và tôi đã sống cho đến cái thời buổi yên lành của triều đại
Alecxandrơ…” [1, 471].
- “Tôi sẽ không kể lại cuộc hành quân của chúng tôi và đoạn kết
thúc của chiến tranh. Chỉ xin nói vắn tắt rằng…” [1, 557].
Grinhôp là nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện trong tác
phẩm, là một người “nhập cuộc”, nên đằng sau câu chuyện về cuộc đời
chàng là điểm nhìn của một chàng thanh niên quý tộc. Grinhôp lại còn rất
trẻ, tâm hồn trong sáng, chưa từng trải việc đời nên cái nhìn của chàng tươi
mới và đầy niềm tin như chính tâm hồn sôi nổi và nhiệt thành của chàng.
Do còn hạn chế về tài liệu tham khảo nên chúng tôi đưa ra một số tiêu đề
dự kiến định giải quyết như sau:
- Những sắc màu không gian từ điểm nhìn bên ngoài
- Kẻ mới bước vào đời với điểm nhìn bên trong
- Chuyển giao điểm nhìn để tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt
12
Mặt khác, viết về người kể chuyện mà không đề cập tới vai trò của
người kể chuyện thì gần như là một thiếu sót lớn. Bởi thông qua sự dẫn dắt
của nhân vật – người kể chuyện, chúng ta mới nhận ra diện mạo của nhân
vật. Vì thế, chúng tôi khi nghiên cứu người kể chuyện trong tiểu thuyết
Người con gái viên đại uý đã chú ý tới vai trò người kể chuyện, và cũng đã
thu được những kết quả nhất định khi đi sâu vào vấn đề này.
Chương II: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
1. Người kể chuyện và việc miêu tả hiện thực lịch sử.
Trong tiểu thuyết này, Puskin đã sáng tạo nhân vật - người kể chuyện
Grinhôp một chàng thanh niên quý tộc được miêu tả trong quá trình trưởng
thành, biến đổi. Qua Grinhôp, Puskin miêu tả khá trung thực cuộc khởi
nghĩa của Pugatsôp. Cùng với Pugatsôp bức tranh nông dân khởi nghĩa
hiện ra hùng vĩ với những nét bút phóng khoáng, táo bạo chiếm đến 8
chương ( trên tổng số 14 chương ). Thông qua người kể chuyện, chi tiết
những trận đánh, các cuộc tấn công, vây hãm thành được miêu tả chân thực
và sinh động.
Với Người con gái viên đại úy cho chúng ta thấy được nguyên nhân
sâu xa của cuộc khởi nghĩa nông dân bắt nguồn từ chế độ cai trị khắt khe
của triều đình Nga khiến người dân Nga phải chịu cơ cực, mất tự do.
Người kể chuyện đã cho chúng ta thấy có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để có thể dẫn tới cuộc khởi nghĩa nông dân. Điều kiện ấy nằm ở cả hai
phía: phía quân đội của Pugatsôp và phía quân đội Nga, triều đình Nga.
Phía triều đình quân đội ngày càng đi xuống. Thể hiện rõ ở đồn
Bêlôgorxcơ do đại úy Mirônôp làm đồn trưởng, lính già lại ốm, tác phong
13
kỷ luận lỏng lẻo, mất hết tinh thần chiến đấu. Chính một đội quân như vậy
đã tạo đà cho quân phiến loạn trỗi dậy khắp nơi, đó là một tất yếu lịch sử
không tránh khỏi.
Phía đội quân Pugatsôp lại ngày càng mạnh và hoạt động có tổ chức.
Bao gồm đủ các thành phần “những người côdăc” và “cả người Baskirơ”.
Có nhiều người tuy già nhưng có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và anh
hùng. Không những vậy quân đội ấy lại được sự ủng hộ của “dân đen”, đó
là một yếu tố quan trọng để cuộc khởi nghĩa thành công.
Có một yếu tố nữa để đảm bảo cho thắng lợi, đó là sự lãnh đạo tài ba
có đầy đủ tài năng và đức độ của người cầm đầu Pugatsôp để đi đến đâu
quân đội cũng dành chiến thắng vẻ vang.
Nhưng lịch sử vẫn có quy luật riêng rất nghiệt ngã và người kể
chuyện tái hiện lịch sử ấy không thể bỏ qua. Pugatsôp vẫn phải chết và đội
quân tan tác, chiến tranh kết thúc kéo theo kết cục bi thảm của bao anh
hùng, tình cảnh đói kém đáng thương của người dân nơi có quân phiến loạn
đi qua. Tuy vậy lịch sử vẫn ghi nhận công lao của Pugatsôp, mãi mãi
Pugatsôp là một “đức vua” Piôt Phêđôrôvit chứ không phải gã Côdăc
Pugatsôp càng không có “tên phiến loạn” Pugatsôp trong lòng nhân dân”.
[5, 208].
Có thể nói người kể chuyện đã thể hiện được vai trò của mình trong
việc tái hiện chân thực lịch sử. Đó là hiện thực của cuộc sống Nga thế kỷ
XVIII mà nổi lên trên nền bức tranh hiện thực đó là cuộc khởi nghĩa nông
dân Nga vĩ đại.
Đằng sau người kể chuyện ấy chính là bóng dáng tác giả. Quan điểm
của tác giả.
2. Người kể chuyện và quan điểm của tác giả.
Trong các tác phẩm của Puskin, hình ảnh nhân dân hiện lên thật tự
nhiên dung dị. Chính tấm lòng hướng về nhân dân, thấy ở họ tiềm ẩn tinh
thần đấu tranh mạnh mẽ. Vì thế Puskin đã chú ý rất nhiều đến vấn đề nông
dân khởi nghĩa và thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về vấn đề này. Với
14
Người con gái viên đại úy và đặc biệt thông qua nhân vật “người kể
chuyện” quan điểm đó mới được thể hiện rõ ràng và sâu sắc.
Puskin đã tiếp cận sự kiện theo cách nghĩ nhân dân, ông nhận thức rõ
tinh thần của thời đại, sự phát triển của lịch sử, quan hệ anh hùng và nhân
dân.
Puskin đã nhìn nhận Pugatsôp bằng quan điểm lịch sử khách quan,
miêu tả tất cả những mặt tốt cũng như những hạn chế của nhân vật lịch sử
này. Qua sự dẫn dắt của người kể chuyện, chúng ta bắt gặp Pugatsôp:
người tầm thước, dáng xương xương. Sẵn sàng bao dung, độ lượng, tha
chết cho Grinhôp. Nhưng đội quân phiến loạn cũng đã gây ra những cuộc
tàn sát khủng khiếp, cụ thể là cuộc chiến đồn Bêlôgorxcơ.
Người kể chuyện đã cho chúng ta thấy những trang đầy xác người và
cảnh máu me đổ thật ghê rợn. Đồng thời, nơi đội quân phiến loạn đi qua,
người dân phải gánh chịu hậu quả nặng nề, thực tế lịch sử không thể phủ
nhận. Đó là mặt trái của chiến tranh, qua đó Puskin thể hiện rõ quan điểm
lịch sử đúng đắn của mình, cuộc chiến này không phải chỉ có những chiến
thắng mà còn có những mất mát, đau thương…
Quan điểm lịch sử - khách quan của Puskin còn thể hiện rõ khi nói
về sự trừng trị tàn khốc của triều đình Nga với những người khởi nghĩa. Cụ
thể đó là cảnh tra tấn người tù Baskirơ trong đồn Bêlôgorxcơ: người
Baskirơ thì không có lưỡi, cái mũi không có cánh mũi…Puskin đã thể hiện
thái độ của mình qua những lời nhận xét: “Bản sắc lệnh nhân đức bãi bỏ lệ
này chẳng có hiệu lực gì cả…” [1, 469]. Một cách kín đáo đây là quan điểm
phê phán chính sách của triều đình Nga.
Puskin cho ta cái nhìn từ nhiều bình diện khác nhau, từ quan điểm
của nhân dân Pukin đã đứng về phía Pugatsôp và nông dân, từ quan điểm
của triều đình Puskin hiểu thái độ, sự ứng xử của triều đình Nga lúc bấy
giờ.
Thông qua người kể chuyện, chúng ta còn thấy rõ quan điểm đạo đức
có phần nào ảo tưởng của tác giả có cội nguồn từ quan điểm của nhân dân:
15
“Những sự thay đổi tốt đẹp và vững chãi nhất là những sự thay đổi nào
thực hiện bằng cách cải thiện tâm tính phong tục, không gây ra những cuộc
rung chuyển thô bạo”. [1, 471].
Là một nhà văn xuất thân từ tầng lớp quý tộc, nhưng Puskin có sự
tiến bộ vượt bậc so với giai cấp mình. Grinhôp mang dáng dấp của tác giả
thời trẻ, sôi nổi, nhiệt thành. Là một sĩ quan quý tộc, ban đầu Grinhôp
không thể nào chấp nhận Pugatsôp – kẻ thù số một của triều đình, nhưng
trải qua nhiều biến cố chàng ngày càng quyến luyến Pugatsôp nhưng chàng
vẫn chưa thoát ly khỏi khuân mẫu dạo đức quý tộc dẫn đến sự “chung
chiêng” giữa: đi theo bảo vệ triều đình hay chấp nhận Pugatsôp làm vua.
Nhưng chàng không có quyền lựa chọn. Còn tác giả vốn tự do nên đã vượt
qua quan điểm của nhân vật nghiêng về nhân dân phía Pugatsôp, phía nhân
dân.
Mọi quan điểm của tác giả từ quan điểm lịch sử khách quan, quan
điểm đạo đức…cho ta thấy quan điểm cao nhất chi phối, đó là quan điểm
nhân dân. Vai trò to lớn của người kể chuyện trong tiểu thuyết này chính là
chỗ nêu lên được sâu sắc rõ ràng quan điểm đó.
3. Người kể chuyện với sự hình thành và phát triển tiểu thuyết Nga
Chủ nghĩa hiện thực là thành tựu cao nhất của văn học Nga thế kỷ
XIX. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực đã diễn ra trong
một quá trình lâu dài từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Số phận của
tiểu thuyết Nga cũng nương theo dòng chủ nghĩa hiện thực.
Từ cuối thế kỷ XVIII, tiểu thuyết Nga lúc này là tiểu thuyết sinh
hoạt, tiêu biểu là Epghênhi của Idơmailôp (1779 – 1831). Năm 1825 có
một vài tác phẩm ra đời nhưng phải đến tiểu thuyết Người con gái viên đại
úy chính thức đánh dấu bước ngoặt cho nền văn xuôi hiện thực Nga.
Trước hết, ta phải hiểu thế nào là tiểu thuyết, theo Từ điển thuật ngữ
văn học: “Ở mức độ khái quát nhất, ta có thể xem tiểu thuyết là một loại
hình tự sự, có ít nhiều hư cấu, thông qua nhân vật, sự việc và hoàn cảnh và
16
thường dùng văn xuôi (cũng có thể dùng văn vần) để phản ánh “bức tranh
xã hội”. [11, 390].
Theo ý thức đa nghĩa của Bakhtin lựa chọn người kể chuyện với ngôi
thứ nhất (Icherzahlung) mà cụ thể trong tiểu thuyết là nhân vật Grinhôp với
“nhãn quan độc thoại rắn chắc” có vai trò để một tác phẩm văn xuôi hiện
thực Người con gái viên đại úy trở thành tiểu thuyết.
Thứ nhất đã đưa tiểu thuyết vào bề sâu. Đó là một sự sáng tạo đặc
biệt qua đó cuộc khởi nghĩa được miêu tả trung thực khách quan đề cập đến
vấn đề nông dân khởi nghĩa nóng bỏng. Đồng thời thông qua đó tiếng nói
của nhà văn vang lên rõ ràng. Đây là cuốn tiểu thuyết khởi đầu cho tiểu
thuyết Nga.
Thứ hai người kể chuyện đã kéo “đối tượng đang miêu tả” lại gần
với hiện thực, do đó mà tạo được tính chân thực. Cụ thể ở đây hình ảnh
Pugatsôp hiện lên rất gần gũi: đó là người anh hùng áo vải sống giản dị
chan hòa.
Thứ ba nhân vật người kể chuyện có thể xuất hiện ở bất cứ trường
miêu tả ở bất cứ tư thế tác giả nào, có thể mô tả những sự việc có thật trong
đời mình hoặc ám chỉ đến chúng từ chàng quý tộc đến sĩ quan, tiếp xúc với
nhân dân có được cái nhìn mới …
Tóm lại, chính người kể chuyện đã thể hiện vai trò to lớn của mình
với việc hình thành tiểu thuyết Người con gái viên đại úy mặt khác còn
đóng góp hơn nữa trong việc hình thành tiểu thuyết Nga với các tác phẩm
nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình của LepTônxtôi, Sông đông êm đềm của
Sêkhov…
Trên đây chủ yếu nhắc đến vai trò của người kể chuyện – nhân vật,
còn vai trò của người kể chuyện - tác giả chủ yếu ở điểm sau: Puskin thể
hiện rõ quan điểm nhân dân của mình luôn hướng về nhân dân điều này thể
hiện rõ trong các sáng tác thơ cũng như văn xuôi của ông. Vì vậy ông dành
tình cảm sâu sắc cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân, ca ngợi
17
nhân dân đi đôi với việc giải phóng nông dân. Qua đó thể hiện sâu sắc tấm
lòng yêu nước chân chính.
Tóm lại một lần nữa chúng ta có thể khẳng định vai trò to lớn của
người kể chuyện trong việc tái hiện lịch sử, thể hiện quan điểm tác giả, đặc
biệt trong sự hình thành tiểu thuyết Nga.
Từ đây chúng ta có thể thấy được vai trò của Puskin đối với sự phát
triển của văn xuôi hiện thực Nga. Puskin là nguời mở đầu và là người đặt
nền móng cho sự phát triển của văn xuôi hiện thực. Vì thế đã mở đường
cho các nhà văn Nga sau này thêm vững chắc. Sáng tác của Puskin không
chỉ có ảnh hưởng đối với các nhà văn Nga mà còn có ảnh hưởng đối với
các nhà văn thuộc các dân tộc khác trong nước Nga thời bấy giờ như Sep-
sen-co, Tra-tra-cat-de, Tucai…
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã triển khai đề tài: Nhân vật – người kể chuyện trong tiểu
thuyết “Người con gái viên đại uý” của Puskin cụ thể trên hai chương.
Ở chương một, chúng tôi đi sâu vào phân tích điểm nhìn của người
kể chuyện và phân ra điểm nhìn người kể chuyện – tác giả và điểm nhìn
người kể chuyện - nhân vật. Do còn hạn chế về tài liệu tham khảo nên
chúng tôi có đưa ra dự kiến giải quyết ở một số điểm như sau: Đi tìm
những nét độc đáo từ điểm nhìn bên ngoài; điểm nhìn bên trong; sự luân
chuyển điểm nhìn của người kể chuyện.
Ở chương hai, khi phân tích vai trò của người kể chuyện, chúng tôi
chú ý xem xét người kể chuyện với việc miêu tả hiện thực lịch sử, người kể
chuyện và quan điểm của tác giả, người kể chuyện với sự hình thành và
phát triển tiểu thuyết Nga. Mục đích chúng tôi muốn thông qua đó thấy
được những đóng góp của Puskin cho tiểu thuyết Nga nói riêng và nền xã
hội hiện thực Nga nói chung.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã hết sức cố gắng và
tin rằng đã chỉ ra được những điểm cơ bản của vấn đề người kể chuyện
18
trong tiểu thuyết Người con gái viên đại uý của A.Puskin. Tuy nhiên, do
năng lực có hạn, nên chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót. Người viết rất
mong nhận đóng góp quý báu của quý thầy cô và những ai quan tâm tới đề
tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.Puskin, (2001), Tuyển tập văn học, NXB Văn học.
2. G.N.Pospêlov (Chủ biên), (1985), Dẫn luận nghiên cứu
Văn học, Tập 2, NXB Giáo dục.
3. Gorki bàn về văn học, (1970), NXB Văn học, Hà Nội.
4. I.U.Lôtman, (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.
5. Lời giới thiệu tuyển tập tác phẩm Puskin, (1999), NXB Văn
học, trung tâm Văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây.
6. Lịch sử văn học Nga, (1997), NXB Giáo dục.
7. Lưu Liên, (1994), Thiên tài Puskin và tiểu thuyết lịch sử
“Người con gái viên đại úy”.
8. M.Bakhtin, (1992), Lí Luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường
viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
9. Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn đề thi pháp của
truyện, NXB Giáo dục.
19
10. Từ điển thuật ngữ văn học, (1999), NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.
11. Từ điển văn học tập 1, (1983), NXB Khoa học xã hội.
12. Trần Đình Sử (Chủ biên), Dẫn luận thi pháp học.
13. Trần Đình Sử (Chủ biên), (2004), Tự sự học, NXB Đại học
sư phạm.
14. X.M.Petơrôp, (1986), Chủ nghĩa hiện thực phê phán, NXB
Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
20