Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Luận chứng vai trò của tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.03 KB, 15 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử loài người đã trải qua hàng triệu năm hình thành và phát triển. Mỗi một
bước tiến trong kho lịch sử đồ sộ ấy là một bước chuyển mới trong nhận thức, tư duy.
Và cũng có thể nói đấy là sự chuyển biến của tri thức. Xã hội càng phát triển, đo là dấu
hiệu của một nền tri thức rộng mở. Vấn đề tri thức tồn tại từ rất lâu đời. Ở thời đại nào
cũng thế và ở đâu cũng vậy, tri thức trở thành một “tài nguyên” không thể thiếu của con
người, như Franxi Bêcon đã khẳng định: “Tri thức là sức mạnh”. Trong xã hội hiện đại,
thuật ngữ “tri thức” lại càng được nhắc đến nhiều hơn. Chúng ta có nền kinh tế tri thức,
xã hội tri thức, giáo dục tri thức rồi quản trị tri thức, công nghệ tri thức… Có thể nói
rằng, hàng loạt lĩnh vực đã được tri thức hoá. Tri thức là công cụ, là điều kiện tiên quyết
cho một xã hội văn minh, tiên tiến của loài người.
Trong bối cảnh hiện tại, sự bùng nổ của công nghệ và khoa học mang lại một
nguồn thông tin khổng lồ,đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc, xử lý để biến nó thành tri
thức cho riêng mình. Nhận thấy rõ sự cần thiết này, em đã lựa chọn đề tài “Luận chứng
vai trò của tri thức”. Bài viết sử dụng các tư liệu có sẵn dựa trên hiểu biết của bản
thân, vì thế còn nhiều sai sót. Rát mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy, cô và các
bạn trong lớp.
Em xin chân thành cảm ơn.
1. Khái niệm và cấu trúc của tri thức.
a) Khái niệm về tri thức
Tri thức được hình thành nên từ những nhận thức, tư duy của con người về thế giớ
khách quan, về thực tiễn của cuộc sống. Tuy khái niệm tri thức đã có từ lâu trong lịch sử
loài người nhưng những nghiên cứu mang tính khoa học – tríêt học về tri thức chỉ thực
sự bắt đầu từ phát biểu Platon – một triết gia Hy Lạp cổ đại sống vào khoảng 427-347
TCN. Theo ông, tri thức là cái có trước các sự vật cảm biết mà không phải là sự khái
quát kinh nghiệm trong quá trình nhận biết các sự vật đó. Trên cơ sở lí luận nhận thức
này, Platon phân loại tri thức thành tri thức hoàn toàn đúng đắn, tin cậy và tri thức mờ
nhạt. Tuy nhận thức của ông còn hạn chế và khuynh hướng duy tâm xong nó cũng đã
khẳng định được sự tồn tại và vai trò của tri thức.
Những triết gia sau Platon đã tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về khái niệm và bản
chất của tri thức. Những người có quan điểm tiến bộ hơn như Immanuel Kant đã trình


bày quan điểm của ông về tri thức một cách chính xác hơn. Lịch sử hình thành khái
niệm “tri thức” đã trải qua một quá trình lâu dài nhưng đến nay vẫn còn là một đề tài
đang được nghiên cứu và gây nhiều tranh luận. Xét trên phương tiện ngôn ngữ học, tri
thức là một khái niệm rõ ràng, dễ hiểu: “Tri thức là những gì bạn đã đọc”. Còn xét trên
phương diện triết học, tri thức mang nghĩa phổ quát hơn, dùng dể diễn tả nguồn gốc, sự
phát triển và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng. Ta có thể định nghĩa:
“Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người về đối tượng dược
nhận thức, làm tái hiện tư tưởng con người, những thuộc tính, những mối quan hệ,
những quy luật vận động, phát triển của đối tượng và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự
nhiên hay hệ thống kí hiệu khác.”
Như vậy, tri thức bao gồm tất cả những thông tin,số liệu, khả năng, sức sáng tạo,kĩ
năng, quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tương tự xã hội khác. Tri thức
đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người.
b) Cấu trúc của tri thức
Tri thức là lĩnh vực rất rộng, có thể xem xét ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau.
Tri thức là một tập hợp các kĩ năng và năng lực vì thế mỗi loại tri thức khác nhau lại có
cách thức hình thành và những đặc trưng khác nhau. Xét về cấp độ phức tạp của thông
tin,cấu trúc của tri thức bao gồm:
 Tri thức đời thường: được hình thành do hoạt động hàng ngày của các cá nhân và
mang tính chất cảm tính, trực tiếp,bề ngoài và rời rạc. Nêu đây là những tri thức đúng
đắn, nó mang tính phổ biến và được xem gần giông như “thông tin”. Loại tri thức này
trả lời cho câu hỏi “biết – cái gì?” (Know – What?). Những ví dụ cụ thể về dạng tri thức
này như: Dân số Việt Nam tính đến năm 2007 la bao nhiêu?, Ai là người đầu tiên lên
mặt trăng?, hay Là sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân thì phải tuân theo nội quy, quy
chế gì?... Những tri thức đời thường này dựa trên lẽ phải và ỹ thức thông thường,là cơ
sở định hướng quan trọng cho các hành vi hàng ngày của con người.
 Tri thức khoa học : Khi những tri thức đời thường rời rạc được liên kết nhau và có
sự tư duy, tổng hợp của con người thi tri thức phát triển ở mức độ cao hơn,trở thành tri
thức khoa học. Tri thức khoa học trình bày nguyên lí và các quy luật vận động trong tự
nhiên,trong xã hội và trong tư duy của con người. Nó bao gồm tri thức kinh nghiệm –

thể hiện trình độ thấp và tri thức lí luận – thể hiện trình độ cao của tri thức khoa học.
Giữa hai trình độ tri thức này có mối liên hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho
nhau cùng phát triển và từ đấy phản ánh một cách ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về
thế giớ vật chất ddang vận động không ngừng.
- Tri thức kinh nghiệm: chủ yếu thu nhận qua quan sát và thí nghiệm. Từ những
hiểu biết được tích lũy trong cuộc sống hàng ngày, con người so sanhd, đối chiếu, xem
xét các sự vật và hiên tượng,từ đấy nhận thức và cải tạo thực tiễn, hình thành nên tri
thức kinh nghiệm. Đây là những hình dung thực tế về sự vật, hiện tượng, biết cách ứng
xử trong các hiên tượng tự nhiên và trong các quan hệ xã hội. Theo thời gian và bằng
kinh nghiệm sống, số lượng và chất lượng tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong
phú, đa dạng, chứa đựng những mặt đúng đắn nhưng còn riêng biệt, chưa thể đi sâu vào
bản chất. Nó mới chỉ là một hình thức,một trình độ của nhận thức nên chưa nắm được
một cách đầy đủ, toàn diện cái tất yếu, cái bản chất bên trong của sự vật hịên tượng.
Như Ph.Ănghen trong cuốn biện chứng của tự nhiên đã nhận xét: “Sự quan sát theo kinh
nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu” ( C.Mác và
Ph.Ănghen, 1978-1995, tập 20, trang 718)
- Tri thức lí luận : Để nắm bắt được bản chất sâu xa của sự vật, hiên tượng thì
nhận thức của con người tất yếu phải chuyển lên trình độ tri thức lí luận. Nó tồn tại
trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả thuyết, lý thuyết, học thuyết khoa
học. Lí luận hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó không xuất hiện một cách trực tiếp, tụ
phát và không phải mọi lí luận đều xuất phat từ kinh nghiệm “Lí luận là sự tổng kết kinh
nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội, được tích
lũy lại trong quá trình lịch sử” (Hồ Chí Minh, 1995-1996, tập 8, trang 497).
 Tri thức công nghệ: Khi đã có một vốn tri thức khoa học đầy đủ, tư duy con người
phat triển cao hơn thì hinh thành tri thức công nghệ. Dạng tri thức này quan tâm đến các
kĩ năng hay khả năng làm việc và cách xử lí tình huống một cách lin hoạt, nạy bén, trả
lời cho câu hỏi “Biết – Như thế nào?” (Know – how?). Đây cũng có thể coi la “bí
quyết” của từng người cụ thể. Nó đem đến một nhà lãnh đạo tài ba với những chiến
lược sắc bén, một công ty phát triển với những bí quyết riêng hay một nhà khoa học với
những phát minh sáng chế nổi tiếng…

 Tri thức chuyên gia ( tri thức kĩ năng xã hội ): khi sự phức tạp của tri thức công
nghệ tăng lên, đòi hỏi một nền tri thức toàn diện- tổng hợp hơn thì xuất hiện tri thức
chuyên gia. Dạng tri thức này hình thành khi xã hội đã phát triển đến cao độ với một
nền kinh tế hiện đại đạt đến sự phân công lao động rõ rệt. Nó liên quan đến việc tổng
hợp nhiều loại kỹ năng khác nhau, bao gồm cả kĩ năng xã hội, trả lời câu hỏi “Biết –
Ai?” ( Know – Who?). Sự hình thành dạng tri thức chuyên gia làm tăng khả năng tiếp
cận và sư dụng tri thức của con người, mang lại hiệu quả công việc cao hơn, gắn kết tri
thức nhân loại.
Việc phân tích cấu trúc của tri thức ở trên cho phép chúng ta thấy được mức độ
phát triển cũng như đặc trưng của từng cấp độ tri thức và sự đan xen, nối tiếp giữa
chúng. Từ đó, ta có thể xem xét vai trò to lớn của tri thức trên mọi lĩnh vực của đời sống
một cách cụ thể, rõ ràng và toàn diện hơn.
2. Vai trò của tri thức trong hoạt động xã hội. Xã hội tri thức
a) Vai trò của tri thức trong hoạt động xã hội.
Trong những năm gần đây, với sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ mà
đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin truyền thông, thế giới đang ngày càng
biến chuyển, dần dần hướng tới một xã hội nơi mà thông tin và tri thức được xem là
nguồn lực chủ yếu. tri thức đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong
hoạt động xã hội, là tiền đề quan trọng để hình thành nên xã hội tri thức – một xã hội
đổi mới văn minh và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
Chúng ta đều nhận thấy rằng, tri thức đóng một vai trò hết sức quan trong góp
phần tạo nên mọi thành tựu tiến bộ trong lịch sử hình thành và phát triển của văn minh
nhân loại.Mặc dù những câu hỏi mang tính triết học xung quanh phạm trù tri thức vẫn
không ngừng được tranh luận và chưa được câu trả lời thích đáng nhưng trong mọi lĩnh
vực hoạt động khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa, …, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm,
phát triển và ngày càng có tác động to lớn đến sự phát triển của xã hội loài người.Chúng
ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu, bằng bất cứ phương tiện nào, những con người xung
quanh ta đang hoạt động tri thức, mong muốn tìm kiếm và sở hữu tri thức. Đấy có thể là
một cậu bé đang tập viết, tập đánh vần; có thể là một bác sỹ đang tìm kiếm phương thức
chữa bệnh mới; có thể là một nhà kinh tế trẻ đang tìm cách làm giàu hay có thể là một

cậu sinh viên mãi mê với những cuốn Bách khoa tri thức phổ thông hay giáo trình kinh
tế chính trị Mác Lênin, Toán cao cấp, … Tất cả mọi người, tuy hoàn cảnh địa vị khác
nhau nhưng họ đang cùng có chung một hoạt động, đấy là hoạt động tri thức. Và vì thế,
tri thức không còn là vấn đề riêng của mỗi cá nhân mà đã trở thành vấn đề chung của
mọi xã hội.
Xã hội càng phát triển, công cụ tìm kiếm, lưu giữ và tuyên truyền tri thức càng trở
nên tiên tiến , hiên đại. Ban đầu chỉ là những mảnh đât sét, những thanh trúc, những tờ
giấy… rồi đến những quyển sách, cái máy phát thanh, truyền hình… Bước phát triển
cao nhất của nên công nghệ thông tin hiện đại mang đến loại công cụ thay thế con người
trong các hoạt đông trí óc, đó là máy tính điện tử. Từ hàng chục năm nay, cùng với khả
năng lưu trữ, xử lí thông tin nhanh chóng và khả năng tính toán khoa học, các hệ thông
máy tính được ứng dụng để hình thành nên cơ sở dữ liệu điện tử thuộc nhiều nghành
khác nhau, trên mọi lĩnh vực và phương diện, từ đấy tạo nên hạ tầng thông tin quốc gia,
nền móng của sự phát triển thông tin ở nhiều nước. Sự phong phú về thông tin, dữ liệu
cùng khả năng khai thác nhanh chóng dễ dàng tri thức điện tử đã trở thành nguồn tri
thức mở. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý là sự phong phú về thông tin chưa hẳn đã
mang lại sự đầy đủ và chính xác về tri thức John Naisbett đã từng cảnh cáo : “Chúng ta
chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”. Vì vậy, con người cần biết chọn lọc và sử
lí thông tin một cách có hiệu quả, biến nó trở thành tri thức của riêng mình. Sự giàu có
về thông tin trở thành sự giàu có về tri thức sẽ mang lại một xã hội văn minh với trình
độ phát triển cao.
b) Xã hội tri thức

×