Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Những vấn đề xung quanh việc xuất nhập khẩu, đầu tư và giải pháp phát triển thị trường dệt may Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.42 KB, 36 trang )

Tiểu luận Kinh tế chính trị
MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp dệt-may có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, vừa là ngành cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho xã hội, vừa có
khả năng thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động nhất trong các ngành công
nghiệp.Từ những năm qua, dệt-may còn là ngành có kim ngạch xuất khẩu
lớn thứ hai trong cả nước, công nghiệp dệt-may luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm trong chính sách phát triển chung của công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng.
Ngày nay, các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam không ngừng
được phát triển cả về sản lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị kim ngạch
xuất khẩu trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam trên thị trường thế giới. Những thành tựu của công nghiệp dệt-may
đóng góp vào sự nghiệp kinh tế-xã hội ở nước ta đã đánh dấu bước khởi đầu
tốt đẹp trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam.Tuy nhiên, nhìn nhận
một cách thực tế hơn, các sản phẩm dệt may còn nhiều bất cập so với nhu
cầu phát triển. Chẳng hạn như: Chất lượng vải của Việt Nam chưa đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu, giá cao hơn so với vải nhập khẩu, giá trị gia tăng của sản
phẩm dệt may thấp…...Hơn nữa, trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, Việt
Nam cũng đã trở thành thành viên ASEAN (5/1995), APEC (11/1998) và
WTO(11/2007). Như vậy, các sản phẩm dệt may của Việt Nam vừa có điều
kiện để mở rộng, xâm nhập thị trường tiêu thụ, vừa chịu sức ép cạnh tranh
lớn hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Vậy, làm thế nào để không bỏ lỡ cơ hội, vượt qua thử thách, làm thế
nào để khai thác lợi thế, khắc phục mặt yếu kém là nhiệm vụ đặt ra cho
ngành dệt may Việt Nam.Tiến hành đầu tư phát triển là giải pháp hữu hiệu
để hoạt động sản xuất có hiệu quả, nâng cao khả năng phát triển của ngành
dệt may. Và hiện trạng dệt may Việt Nam như thế nào, chúng ta đã và đang
làm gì để phát triển ngành dệt may Việt Nam. Xuất phát từ vấn đề đó, em đã
quyết định chọn đề tài : “Những vấn đề xung quanh việc xuất nhập khẩu,
đầu tư và giải pháp phát triển thị trường dệt may Việt nam”.


SV: Trần Thị Loan 1 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
PHẦN I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM
I. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam
1. Vai trò của ngành dệt may Việt Nam
Ngành sản xuất các sản phẩm dệt may ở nước ta là một trong những
ngành nghề có truyền thống lâu đời nhất, gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển xã hội người Việt.Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ
đạt đến khả năng giải quyết được các vấn đề khó khăn của sản xuất làm cho
công nghiệp dệt may cũng ngày một hoàn thiện hơn và nhờ đó, phục vụ đời
sống con người tốt hơn. Sự phát triển của công nghiệp dệt may Việt nam bắt
đầu từ khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập năm 1889. Cho đến
nay , ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn, có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ nhất, ngành công nghiệp dệt may có vai trò chủ đạo trong quá trình
phát triển kinh tế-xã hội. Nó có tác động lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động và tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Dệt may
phát triển kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành trong đó phải kể tới
ngành nông nghiệp như việc trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm….., ngành
công nghiệp hoá dầu chế biến nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, công
nghiệp chế tạo, giải quyết được vấn đề việc làm cho hàng loạt lao động …..
Thứ hai, ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao. Đến nay,
hàng may Việt nam đã xuất khẩu đến hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới, chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.Từ đó vừa có tác dụng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, vừa thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Với tốc độ tăng
SV: Trần Thị Loan 2 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
trưởng bình quân đạt 24,8%/năm, ngành vươn lên đứng vị trí thứ hai về kim
ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng

dệt may đạt 3,63 tỷ $, tăng nhanh so với năm 2002 và chiếm tỷ trọng hơn
18% trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã
đạt kỷ lục 4,36 tỷ $.
Thứ ba, ngành dệt may còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết
việc làm cho đông đảo lao động. Lực lượng lao động trong ngành dệt may
chiếm khoảng 25% lực lượng lao động công nghiệp. Ngoài việc tạo công ăn
việc làm cho chính lao động trong ngành, dệt may còn góp phần giải quyết
việc làm cho ngành phụ trợ, như những nông dân trông bông, trồng dâu nuôi
tằm….
Thứ tư, dệt may là một phân ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng, nó cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Ngành có nhiệm vụ đáp
ứng cho nhu cầu mặc- một trong hai nhu cầu thiết yếu của đời sống con
người, mà con người là chủ thể của xã hội do đó chức năng của ngành dệt
may có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội.
2. Đặc điểm của ngành dệt may
Thứ nhất, ngành công nghiệp may là ngành mà sản phẩm của nó có
vòng đời ngắn. Sản phẩm được sản xuất ra để phục vụ con người, mà con
người lại có có độ tuổi, nhu cầu, sở thích khác nhau nên sản phẩm dệt may
cũng phải thay đổi để phù hợp với người sử dụng. Mỗi độ tuổi, giới tính lại
có nhu cầu khác nhau về may mặc. Ngoài ra, sản phẩm dệt may còn chịu ảnh
hưởng của yếu tố thời vụ: theo từng mùa, từng năm, yếu tố thời trang của
từng giai đoạn nhất định. Đặc điểm này đòi hỏi nhà sản xuất phải nắm bắt
nhu cầu, quan tâm đến thiết kế, thay đổi mẫu mã để phát triển được sản xuất,
kinh doanh của mình.
SV: Trần Thị Loan 3 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Thứ hai, công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp mà sản phẩm của
nó thường được bảo hộ cao. Việc bảo hộ này được thực hiện thông qua các
hạn ngạch nhập khẩu, nguyên tắc nhãn hàng hoá, xuất xứ, chính sách xuất
nhập khẩu…..Sự bảo hộ này không chỉ có ở các nước trực tiếp tham gia xuất

khẩu hàng dệt may mà còn ở các nước lớn khác bởi họ muốn khống chế và
chi phối các nước đang phát triển này. Do đó, nước nào muốn tham gia vào
xuất khẩu hàng dệt may phải quan tâm dến chính sách nhà nước, luật quốc
tế, để có đối sách cho phù hợp.
Thứ ba, khác với ngành công nghiệp khác đòi hỏi nhiều máy móc thiết
bị, công nghệ hiện đại do đó sử dụng ít lao động, ngành dệt may là ngành sử
dụng nhiều lao động giản đơn. Do yêu cầu của việc sản xuất trong ngành dệt
may không đòi hỏi công nghệ, may móc hiện đại, phức tạp do đó cần nhiều
lao động, trong đó lao động giản đơn là chính.
Thứ tư, công nghiệp dệt may là ngành có sản phẩm phục vụ nhu cầu
thiết yếu cho con người, là sản phẩm không thể thay thế được. Con người có
hai nhu cầu cơ bản đó là ăn và mặc, thì ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc
của con người. Con người không thể không mặc gì, không thể thay quần áo
bằng những thứ khác, mà chỉ có thể thay thế vải này bằng vải loại vải khác,
quần thành váy mà thôi.
II. Tình hình huy động vốn trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay
1. Vốn trong nước
Hiện nay, hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn trong nước của
doanh nghiệp ngành dệt may đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, như
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng kim ngạch xuất nhập
SV: Trần Thị Loan 4 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
khẩu. Do đó, nhà nước có định hướng, chính sách khuyến khích đầu tư vào
ngành dệt may.
Các doanh nghiệp dệt may quốc doanh được cấp vốn ban đầu, đồng
thời được cấp 30% vốn lưu động định mức theo kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm. Nguồn vốn trong nhân dân hiện nay còn rất lớn, các doanh
nghiệp có khả năng có thể huy động vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu.
Mặt khác nhiều doanh nghiệp năng động, đã huy động được các nguồn
vốn khác, như vốn vay ở ngân hàng, vốn vay nước ngoài, liên doanh, hợp

tác... để mở rộng quy mô sản xuất như May 10, May Nhà Bè, May Việt
Tiến...
Theo thống kê của hiệp hội dệt may Việt Nam, trong 4 năm 2001-2004,
riêng Vinatex đầu tư 8000 tỷ đồng, trong đó gần 70% là đầu tư vào ngành
dệt. Hiệp hội dệt may Việt Nam đang kiến nghị chính phủ tập trung nguồn
tín dụng khoảng 15 000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngành dệt may phát triển từ
2004-2009. Đồng thời, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, các tổ chức tín
dụng nước ngoài sẵn sàng cho Việt Nam vay khi có ngân hàng ngoại thương
bảo lãnh. Vì vậy, tạo thuận lợi cho việc thu hút cho ngành dệt may.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng thiếu vốn, nhất là vốn
đầu tư dài hạn. Tình trạng thiếu vốn này thể hiện ở cả 2 mặt: vốn lưu động
và vốn đầu tư để đổi mới công nghệ và thiết bị. Một số doanh nghiệp cần
vốn ngay do đó phải đi vay và chịu lãi suất cao, thời gian trả nợ ngắn. Lãi
vay không kịp trả đưa đến tình trạng nợ lớn, nguy cơ phá sản cao.
Lãi suất ngân hàng hiện nay tuy đã giảm nhiều so với trước nhưng tỷ
trọng cho vay trong và dài hạn quá thấp nên các doanh nghiệp không có điều
kiện để vay vốn đầu tư chiều sâu.
SV: Trần Thị Loan 5 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
2. Vốn nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong sản xuất của ngành
dệt may. Nó chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào ngành dệt
may hiện nay. Tính đến nay, có khoảng 180 dự án sợi- dệt- nhuộm- đan len-
may mặc có hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ $, trong đó đã có
130 dự án đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm trên
30 % giá trị sản lượng hàng dệt và trên 25 % giá trị sản lượng hàng may mặc
của cả nước.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may trong thời gian
qua đã thực sự có tác động tích cực và có vai trò quan trọng trong chiến lược
đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã mang lại

cho ngành dệt may Việt Nam một lượng vốn đầu tư rất lớn, khoảng 42 %
trong tổng số vốn đầu tư toàn ngành dệt may trong thời gian qua. Lượng vốn
này đã góp phần giải quyết khó khăn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam,
là nguồn vốn bổ sung đáng kể khi nguồn vốn trong nước chưa huy động hết.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam
Năm Số dự án
Tổng số vốn(triệu
$)
Bình quân 1dự
án(Triệu $)
2000 46 89,018 1,872
2001 73 135,83 1,86
2002 148 237,78 1,606
2003 145 268,23 1,85
2004 21 73,0738 3,479
Đến nay, có khoảng 25 quốc gia đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam,
chủ yếu là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.... với dự án quy mô vừa và
nhỏ. Đài Loan là nước đầu tư lớn nhất với số vốn 1388,88 tr $ trong đó 53
dự án dệt, tương ứng 1189, 51 tr$; 92 dự án may tương ứng 199,37tr $. Song
SV: Trần Thị Loan 6 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
song với việc thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài, một lượng lớn tài sản
thiết bị kỹ thuật và nguồn lực đáng kể được đưa vào hoạt động cho mục tiêu
phát triển của ngành dệt may một cách có hiệu quả. Việc đổi mới trang thiết
bị, máy móc công nghệ có được là nhờ sự góp vốn đầu tư của nhiều tập đoàn
dệt may trên thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản...Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất công
nghiệp nói chung, dệt vải chiếm 33,5 % tổng giá trị sản xuất công nghiệp
của ngành.
Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài còn một số hạn chế, đó là:

Vốn đầu tư nước ngoài vào các khu vực chưa hợp lý do đó tạo ra sự
chênh lệch thu nhập của công nhân dệt may giữa các khu vực và chưa khai
thác hết tiềm năng về lao động, lợi thế của ngành dệt may.
Hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài chưa cao và không đồng đều. Hình
thức liên doanh giảm đi đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 16,44 %
III. Tình hình đầu tư vào tài sản cố định hữu hình
1. Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ
Hoạt động đầu tư vào thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng trong
sản xuất của các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành dệt may. Tuy ngành
dệt may được phát triển sớm nhưng nếu không có khả năng đầu tư đổi mới
công nghệ thì không có khả năng phát triển sản xuất sản phẩm chất lượng
cao, tốn kém về chi phí sản xuất, không tạo được sản phẩm đa dạng. Công
nghệ mới góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt
hơn nhu cầu ngày một gia tăng của con người. Ngược lại, sự tiến bộ khoa
học công nghệ tạo sản phẩm mới kích thích làm phát triển nhu cầu tiêu dùng
dẫn đến thúc đẩy trở lại ngành dệt may phát triển.
SV: Trần Thị Loan 7 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Đổi mới thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
thực sự được đặt ra và thực hiện một cách mạnh mẽ trong quá trình công
nghiệp hoá. Hiện nay, công nghệ này đã có những cải thiện đáng kể, nhiều
công đoạn của quá trình sản xuất đã đạt được trình độ công nghệ ở các nước
tiên tiến. Trong những năm qua, với lượng vốn đầu tư thu hút nhiều, ngành
dệt may Việt Nam đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cho ngành
dệt may.
Vốn đầu tư thiết bị trong tổng vốn đầu tư của Vinatex giai đoạn 1998-2004
Đơn vị: Tỷ đồng
2000 2001 2002 2003 2004
Tổng vốn đầu tư 2066,8 3157 2111,8 1245,3 1514,6
Vốn thiết bị 1126 1774 1036 598 709,59

Tỷ lệ(%) 54,48 56,19 48,89 48,02 46,85
Ta thấy chỉ có năm 2003 vốn cho thiết bị của ngành thấp, chỉ đạt 598 tỉ
đồng, còn lại ở các năm 2000-2004 thì vốn thiết bị tăng theo tổng vốn đầu
tư. Cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
2000
500
0
Tong von dau tu
Von thiet bi
2000
1500
1000
3500
3000
2500
Tû ®ång
2001 2002 2003
N¨m
2004
SV: Trần Thị Loan 8 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Qua kết quả khảo sát 2003 về “ đổi mới thiết bị công nghệ tại các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam” ta có thực trang trình độ công nghệ
của công nghiệp dệt may như sau:
* Thiết bị công nghệ kéo sợi:
Hiện nay, toàn ngành có khoảng 1050000 cọc kéo sợi và số cọc đã sử
dụng trên 20 năm chiếm 44,67 %; số cọc sợi đã sử dụng từ 10 – 20 năm
chiếm 36,62 %; số cọc sợi đã sử dụng dưới 10 năm chiếm 8,6 %. Nhìn
chung, công nghệ kéo sợi chưa đạt yêu cầu về chất lượng, công ty sợi được
trang bị máy móc hiện đại nhất cũng mới chỉ đạt khoảng 50 %. Công nghệ

kéo sợi OE là công nghệ phổ biến nhất cũng mới chỉ đạt xấp xỉ 5 % sản
lượng kéo sợi.
*Thiết bị công nghệ dệt thoi:
Tỷ lệ máy dệt mới được trang bị chỉ chiếm khoảng 15 % toàn ngành có
khoảng 14 nghìn máy dệt vải, 450 máy dệt kim. Số máy dệt thoi kiểu cũ khổ
hẹp chiếm tới 80%. Hầu hết các doanh nghiệp mới kéo được sợi có chỉ số
50, một số ít làm được sợi 60 và sợi để sản xuất mảnh vải có chất lượng cao
nhưng chỉ số 80 – 100 thì chưa làm được
*Thiệt bị công nghệ in nhuộm:
Chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào thiết bị mà còn phụ
thuộc vào công nghệ bao gồm hoá chất, thuốc nhuộm, quy trình công nghệ.
Hiện nay, các xí nghiệp in nhuộm có năng lực sản xuất khoảng 600 tr m/
năm nhưng năng suất rất thấp. Tỷ lệ nhuộm đúng ngay từ mẻ đầu thường là
45 – 50%, cơ sở tốt nhất là 75% trong khi đó tỷ lệ này ở nước khác là 90%.
Tỷ lệ nhuộm lại do sai màu chiếm 15-25%, cơ sở làm tốt nhất cũng chỉ đạt
6-7%, ở nước ngoài là 1-4%.
SV: Trần Thị Loan 9 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
*Thiết bị công nghệ may:
Hiện nay toàn ngành có khoảng 190 nghìn máy may. Trên cả nước,
ngành may đã đổi mới được 90% máy móc thiết bị, trong đó có các loại máy
có chất lượng cao, tự động hoá. Song hiện nay thiết bị ở các khâu trên dây
chuyền công nghệ có trình độ công nghệ rất chênh lệch nhau. Ở khâu may
và hoàn tất sản phẩm sử dụng thiết bị mới và hiện đại, còn ở khâu chuẩn bị
sản xuất, khâu cắt thì vẫn sử dụng lao động thủ công, năng suất thấp.
Bên cạnh đó, còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ công nghệ của các
doanh nghiệp dệt may, như là: sự chênh lệch trình độ công nghệ của các
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài cao, còn ở doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước rất
thấp. Chênh lệch về trình độ công nghệ giữa doanh nghiệp dệt và doanh

nghiệp may, doanh nghiệp dệt chỉ có 15% máy mới, còn doanh nghiệp may
xuất khẩu đã được thay toàn bộ thiết bị hiện đại. Hơn nữa, trình độ công
nghệ sản xuất của ngành dệt may vẫn đang lạc hậu so với các nước trên thế
giới, sản lượng sản phẩm xuất khẩu hạn chế, đạt khoảng 400 tr sản phẩm,
trong khi đó ở Trung Quốc là 10 tỷ, Inđô là 3 tỷ, Thái Lan là 2,5 tỷ sản
phẩm. Vốn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ còn thiếu, đầu tư mang tính
chất bổ sung thay thế là chính, chứ chưa quan tâm đến đầu tư mở rộng sản
xuất, đầu tư sản xuất chủng loại mặt hàng mới. Nhiều doanh nghiệp đầu tư
lớn song lại chưa huy động hết thiết bị mới đầu tư vào sản xuất, đặc biệt là
dây truyền dệt, nhuộm. Đầu tư còn chưa đồng bộ và chưa phù hợp với xu
hướng hiện nay của thị trường.
Từ thực trạng trên cho thấy, đòi hỏi các doanh nghiệp ngành dệt may
cần tập trung đầu tư hơn nữa cho thiết bị, công nghệ để có thể sản xuất ra
SV: Trần Thị Loan 10 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
sản phẩm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường trong nước cũng như thế
giới.
2. Đầu tư vào nguồn nguyên vật liệu
Hiệu quả sản xuất của ngành may mặc chịu ành hưởng của nhiều nhân
tố như thị trường đầu ra, đầu vào, môi trường thể chế pháp luật…. trong đó,
một trong những yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đó là nguyên liệu
thượng nguồn hay còn gọi là nguồn nguyên phụ liệu. Nguyên liệu thượng
nguồn cho ngành may mặc, bao gồm những loại sản phẩm trung gian có vai
trò hỗ trợ cho việc sản xuất sản phấm cuối cùng của may măc, một số sản
phẩm chủ yếu như: sợi, vải, chỉ may, bao bì đóng gói, nhãn mác… cũng có
thể hiểu một cách tương đối là sản xuất nguyên phụ liệu may mặc chính là
ngành sản xuất phụ trợ của may mặc.
Trong thời gian qua, ngành dệt may đã chú trọng đến đầu tư phát triển
nguồn nguyên liệu và đạt được một số kết quả như: sản lượng bông cung cấp
phát triển, chất lượng tốt hơn, các nguyên phu liệu khác cũng đáp ứng tốt

hơn. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay ngành may mặc Việt Nam, nguồn
nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Hàng
năm, phải nhập từ nước ngoài chiếm đến 70%, điều này ành hưởng lớn đến
hiệu quả của ngành may mặc Việt Nam.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may Việt Nam
Mặt hàng Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004
Sợi dệt Nghìn tấn 273 210,7 265 217,3 231
Bông Nghìn tấn 90,4 98 97 91,7 138
Nguyên phụ liệu dệt
may
Triệu $ 1422 1589 1711 2035,6 2216
SV: Trần Thị Loan 11 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Tính đến nay, ngành may mặc và các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu
phục vụ may mặc có số vốn đầu tư đăng ký đạt 1,85 tỷ $, các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài chiếm trên 30% giá trị sản lượng hàng dệt và 25% giá trị
sản lượng may mặc.
Bên cạnh đó, cây bông có vai trò quan trọng, là nguồn nguyên liệu của
ngành dệt may. Ta sử dụng bông sản xuất trong nước sẽ chủ động được
nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ, cân băng kim ngạch XNK và khai thác tiềm
năng đất đai lao động nhiều vùng trong cả nước. Trong giai đoan 2000 –
2003, ngành dệt may đã thực hiện 10 dự án phát triển trồng và chế biến
bông, sản lượng bông tăng hàng năm 12- 15%, diện tích tăng từ 11- 17%,
năng suất bình quân hàng năm đạt khoảng gần1 tấn/ha. Tuy vậy, thực tế hiện
nay diện tích và năng suất trồng bông của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được
từ 10- 15% nhu cầu nguyên liệu của ngành dệt may, còn lại vẫn nhập khẩu là
chủ yếu. Hàng năm, chúng ta vẫn phải bỏ khoảng 100 tr $ để nhập khẩu từ
50- 60 tấn bông xơ, chiếm 90% số lượng bông xơ sử dụng. Chính việc nhập
khẩu này đã hạn chế khả năng phát triển của công nghiệp dệt. Doanh nghiệp
không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu và thời gian đáp ứng nhanh

yêu cầu khách hàng từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
Ngoài ra, tơ tằm cũng là nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.
Trong những năm gần đây nghề trồng dâu nuôi tằm đã được nhà nước quan
tâm đầu tư phát triển. Diện tích trồng dâu có xu hướng tăng lên, đến 2000,
diện tích trồng dâu lên đến 40000 ha. Bên cạnh đó, cũng tập trung vào trồng
đay để sản xuất đay tơ. Hàng năm sản lượng đay đạt 20000 tấn. Một số dự
án phát triển sản xuất tơ sợi nhân tạo và tổng hợp cho công nghệ dệt được
xây dựng và thực hiện. Tổng sản lượng sợi đã gia tăng, tính riêng tổng công
ty dệt may Việt Nam đã đạt 90000 tấn.
SV: Trần Thị Loan 12 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Tuy nhiên, tình hình đầu tư phát triển vùng nguyên vật liêu, phụ liệu
cho ngành dệt may còn gặp nhiều khó khăn. Nghề trồng dâu nuôi tằm được
sản xuất ở quy mô nhỏ, phân tán do đó năng suất chưa cao, kỹ thuật còn
chưa hiện đại nên sản lượng, chất lượng tơ chưa cao. Sản xuất đay tơ gần
đây có xu hướng giảm sút.
Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ việc trồng trọt, sản xuất nguyên
liệu cho ngành dệt may. Các nhà sản xuất chưa lấy chất lượng đặt lên hàng
đầu cho quá trình sản xuất.
IV. Tình hình đầu tư vào tài sản vô hình
1. Đầu tư vào thương hiệu
Theo đánh giá của chuyên gia quốc tế Việt Nam thành lập khá ổn định
sự có mặt của mình trong thị trường hàng dệt may toàn cầu, ngành công
nghiệp dệt may của Việt Nam đã có sức cạnh tranh. Sản phẩm dệt may Việt
Nam đã tạo được sự tin cậy của các nhà bán lẻ quốc tế được biết đến khá
nhiều trên thị trường quốc tế. Một số thương hiệu quen thuộc đã gây được
uy tín như: may 10, may Việt Tiến, gấm Thái Tuấn, dệt kim Đông Xuân, sơ
mi An Phước.
Vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp dệt may đầu tư vào công tác
tiếp thị, quảng bá sản phẩm hiệu quả đã sản xuất được nhiều sản phẩm mang

thương hiệu của chính mình và từng bước đẩy lùi hàng ngoại như: công ty
thời trang Việt với nhãn hiệu NinoMaxx, đưa ra sản phầm trên vải jeans,
kaki, lylen… thích hợp cho giới trẻ năng động ; gấm Thái Tuấn với vải lụa
mềm, hoạ tiết độc đáo hợp cho trang phục mang đậm nét văn hoá; may Việt
Tiến với sản phẩm sơ mi, quần âu… đa dạng mẫu mã chiếm lĩnh thị trường
khá đông đảo.
SV: Trần Thị Loan 13 Lớp: Kế hoạch 49B
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Gần đây các doanh nghiệp đã quan tâm đến nghiên cứu, thu thập và
phân tích thông tin thị trường như: tổ chức xây dựng các bộ phận nghiên cứu
phát triển của phòng Marketing, xây dựng chương trình quảng cáo khuyến
mãi, mở rộng hội nghị khách hàng, tham dự hội trợ trong nước, quốc tế.
Tuy nhiên,sản phẩm may tiêu thụ nội địa phần lớn dựa vào mẫu mốt
nước ngoài. Công tác nghiên cứu thiết kế mẫu thời trang còn thiếu. Các sản
phẩm thời trang trên sàn diễn không được nhiều người thực tế sử dụng. Một
số hàng thời trang cho trẻ em và phụ nữ còn ở mức cóp nhặt cải biển từ mẫu
mã của Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc mà chưa có nhà thiết kế chuyên
nghiệp. Ngành dệt may đến nay chưa hình thành được các trung tâm thiết kế
mẫu mốt, tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt may chất lượng cao mang nhãn
mác của doanh nghiệp Việt Nam còn quá ít do đó không tạo được uy tín cho
khách hàng, chưa xây dựng được hình ành doanh nghiệp trên thị trường.
Bên cạnh đó, thương hiệu dệt may Việt Nam vẫn còn quá ít. Doanh
nghiệp Việt Nam thiếu ý thức về đăng ký bản quyền bảo hộ thương hiệu,
thường bị động trong việc bảo vệ thương hiệu khi xâm nhập thị trường nước
ngoài. Chính vì vậy doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường bị mất thương
hiệu do sự thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu thị trường và đối tác nước ngoài.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu chưa có
thương hiệu riêng về hàng hoá của mình theo thống kê có 70% giá trị xuất
khẩu là sản phẩm gia công và mang nhãn hiệu hàng hoá của bên đặt hàng,
30% mang nhãn hiệu hàng hoá của nhà sản xuất trong nước hoặc mua quyền

sử dụng nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài. Chính vì vậy, một số nhãn hiệu
nổi tiếng của Việt Nam như: may Nhà Bè, may Thành Công, dệt kim Hà Nội
không được Mỹ, Nhật, EU biết đến.
SV: Trần Thị Loan 14 Lớp: Kế hoạch 49B

×