Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên Lương y VÕ HÀ Ăn nhiều ngũ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.87 KB, 6 trang )

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Lương y VÕ HÀ
Ăn nhiều ngũ cốc thô và thực hành lắc tay là những giải pháp tốt để
chữa viêm loét dạ dày do tác dụng tổng hợp của việc tăng cường
nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, kháng viêm và điều hoà thần kinh
giao cảm.
Triệu chứng.
Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng.
Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng
thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
Nguyên nhân.
Ở một số người, có thể do tiên thiên hay do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,
tiêu hoá kém thức ăn hay trệ đọng dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ
dày. Thấp nhiệt uất kết làm khí trệ huyết ứ, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét.
Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải
gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác
động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận
động ở dạ dày. Điều nầy cũng làm rối loạn tiêu hoá, ăn kém, ăn không tiêu,
thức ăn trệ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét. Ngày nay, nhiều nền y học đều
công nhận những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố gây
bệnh quan trọng. Theo Đông y,Can chủ sơ tiết, những cảm xúc khó chịu
khiến Can khí không được sơ tiết, Can khí uất kết có thể làm rối loạn nhiều
công năng khác nhau. Tuy nhiên, do “Mộc khắc Thổ”, ảnh hưởng trực tiếp
nhất sẽ là Thổ khí, tức khí hoá của Tỳ Vị. Hiện tượng nầy thường được gọi
là Can phạm Vị. Đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị là bệnh thể hiện
ở dạ dày; buồn nôn, ợ chua, có khi đau lan ra hông sườn là biểu hiện của
Can Đởm hoả vượng do Can khí không được sơ tiết.
Yếu tố vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) trong viêm loét dạ
dày.
Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài
những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân


chánh gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP. Nghiên cứu
ở Mỹ[i]
cho thấy có khoảng 20% số người dưới 40 tuổi và 50% số người
trên 60 tuổi bị nhiễm HP. Ở những nước hoặc những cộng đồng có điều
kiện vệ sinh thấp kém, tỷ lệ dân cư bị nhiễm HP có thể đến 90%[ii]
. Tuy
nhiên, có rất ít, chỉ khoảng 10 đến 15% số người bị nhiễm có thể phát triển
thành bệnh đau dạ dày! Theo quan điểm chỉnh thể của y học cổ truyền,
trong những trường hợp nầy, sự hoà hợp giữa Can và Tỳ và khí hoá bình
thường của Tỳ Vị là điều cơ bản. Nếu giữ được “tâm bình khí hoà” hoặc
Tỳ Vị vững mạnh, không có hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày, vi khuẩn nếu
có cũng sẽ không có điều kiện để phát triển.
Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập đến hội chứng rối loạn tiêu hoá liên
quan đến bệnh tâm thể. Gọi là bệnh tâm thể vì bệnh chỉ liên quan đến
những yếu tố tâm lý. Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như
viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị, . . Tuy nhiên,
qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống
tiêu hoá. Thực ra, rối loạn chức năng tiêu hoá do yếu tố tâm lý chỉ là giai
đoạn đầu của cùng một chứng bệnh, cùng một nguyên nhân, chỉ khác ở mức
độ phát triển. Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hoá ban đầu sẽ dẫn
đến tổn thương thực thể. Ngoài ra, vi khuẩn HP không phải là điều kiện tất
yếu trong các chứng đau dạ dày. Được biết, có khoảng 80% số người bị
viêm loét có nhiễm HP. Cũng có nghĩa là một số người bị viêm loét mà
không nhiễm HP. Do đó, trong một số trường hợp, nếu không giải trừ được
nguyên nhân, hoặc thấp nhiệt ở dạ dày hoặc những căng thẳng về tâm lý,
việc lạm dụng những loại kháng sinh sẽ không trừ được bệnh mà còn có
nguy cơ tạo ra những dòng vi khuẩn có tính đề kháng ngày càng cao đối với
những loại thuốc nầy.
Cách chữa.
Viêm loét dạ dày thuộc phạm vi các chứng Vị quản thống của y học cổ

truyền. Tuỳ theo mức độ tiến triển của bệnh, phép chữa thường bao gồm các
phương dược nhằm sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoặc hoạt huyết, hoá ứ tiêu
viêm. Tuy nhiên, phạm vi bài nầy sẽ chỉ đề cập đến những biện pháp tự
nhiên để người bệnh có thể tự vận dụng được.
Chế độ ăn uống.
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chánh
trong chế độ dinh dưỡng đối với ngưòi bị rối loạn tiêu hoá, kể cả loét dạ
dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức,
bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn
nguyên lớp màng ngoài của hạt. Ở đây, những thức ăn nầy có 3 tác dụng
quan trọng. (1) Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là
những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá các chất, cho việc
tiêu hoá thức ăn. (2) Hạt thô có nhiều chất chống oxy hoá quan trọng để bảo
vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày. (3) Nghiên cứu gần đây còn
cho biết ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỷ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố
biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính. Để tránh làm
loãng các loại dịch tiêu hoá cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẳn trong
hạt thô, không nên uống nhiều nước soup, nước canh trong bửa ăn. Bù lại,
cách xa bửa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh soup.
Năm 1958, nghiên cứu của Viện Quân Y 108[iii]
(Hà Nội) cho biết uống
nước ép hoa quả có tác dụng điều hoà sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái
tạo các tế bào màng nhày để chữa vết loét. Kết quả nầy cũng phù hợp với
những nghiên cứu gần đây của những nhà khoa học phương Tây về tác
dụng chống lại các gốc tự do, chống viêm và chống nhiễm khuẩn của
những chất chống oxy hoá trong nhiều loại rau quả nhất là những rau quả
sậm màu, màu vàng, tím hoặc màu đỏ.
Không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có
nhiều dầu mỡ khó tiêu hoá. Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp
có lượng chất béo bão hoà cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh

lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.
Ngược lại, ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm,
tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng
do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng Magnesium,
Selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả. Ngoài ngũ cốc thô,
người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều,
hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3
hửu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.
Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bửa ăn
cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có
những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng
nhầy ở thành trong dạ dày. Lớp tế bào nầy tăng sinh nhanh chóng để chống
loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại. Đông y có cách dùng chuối xanh trị
bệnh dạ dày như sau. Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán
bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g.
Vận động.
Theo Đông y, “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Khí hoá của Tỳ Vị chỉ được
kích hoạt và hoạt động điều hoà trong điều kiện có sự vận động của tứ chi
hoặc cơ bắp. Vận động không chỉ giúp khí huyết lưu thông, nâng cao sức
miễn dịch, kích thích tiêu hoá mà còn có thể làm sơ tiết Can khí. Một nét
đặc thù có hại của lối sống hiện đại ngày nay là nhiều lo âu nhưng lại ít vận
động thể lực. Ở một người bình thường, không quen thực hành những bài
tập thiền hoặc thư giãn, chính vận động lại là yếu tố cần thiết để giải toả
căng thẳng tâm lý cũng như những uất trệ khí huyết để giữ gìn sức khoẻ. Ở
nhiều nơi người ta có cách tạo ra những phòng tập để giúp khách hàng vào
đó hả giận, xả stress. Phòng tập được thiết kế nhiều hình nộm với mẫu mả
khác nhau. Bạn có thể đến đó và tha hồ đấm đá vào một đối tác tưỡng tượng
nào đang làm cho bạn tức giận! Chỉ năm mười phút sau, uất khí sẽ tan biến.
Còn có một cách đơn giản và ôn hoà hơn. Tập aerobic hoặc thực hành đi
bộ. Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần. Nghiên cứu cho thấy đi

bộ có thể giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá. Hơn nữa, đi
bộ còn làm cho cơ thể tiết ra chất dopamin và serotonin có thể giúp giảm
stress và dẫn đến thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh.
Phất thủ liệu pháp. Phất thủ liệu pháp (PTLP) còn gọi là phương pháp lắc
tay, là một phương pháp khí công đơn giản, cũng có thể xem là một hình
thức thiền động. Ngoài việc kích hoạt thăng giáng ở các đường kinh để
thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, các động tác lắc tay
liên tục và đều đặn có tác dụng làm gia tăng nhu động ruột, kích thích tiêu
hoá và điều hoà thần kinh giao cảm. Do đó, tập PTLP 2 lần mỗi ngày, mỗi
lần từ 20 đến 30 phút sẽ đáp ứng rất tốt quá trình chữa rối loạn tiêu hoá hoặc
viêm loét dạ dày. Nên tập liền sau các bửa ăn, động tác lắc tay gây trung
tiện hoặc ợ hơi nhiều lần sẽ giải quyết nhanh chóng triệu chứng đầy bụng và
tạo điều kiện chữa lành các vết loét.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, mỗi ngày nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để
tập một số động tác Yoga. Các động tác cúi, ngửa ở vùng bụng như các thế
rắn hổ mang, thế đầu tựa gối, thế căng giãn lưng . . có thể giúp thư giãn cơ
và thần kinh, điều hoà hoạt động nội tiết và tăng cường hoạt động khí hoá ở
vùng trung tiêu để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá.



[i] Helicobacter Pylori and peptic ulcer. http://digestive,niddk.nih.gov
[ii]
Helicobacter Pylory. www.medicinet.com
[iii]
Đổ Tất Lợi. Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam. NXBYH
2006. Tr.488

×