Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu GASTROPUL -THUỐC CHỮA BỆNH- VIÊM LOÉT DA DÀY, TÁ TRÀNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.96 KB, 6 trang )

GASTROPUL -THUỐC CHỮA BỆNH- VIÊM
LOÉT DA DÀY, TÁ TRÀNG


Hang vị là từ dùng để chỉ phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong
nhỏ tới lỗ môn vị (theo thứ tự từ trên xuống dưới dạ dày chia thành phình vị,
thân vị, hang vị và lỗ môn vị, dạ dày có 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ).
,viêm hang vị là 1 tên gọi riêng của bệnnh viêm dạ dày - tá tràng.
Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong
cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ
cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác
nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong
nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá
tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét
dạ dày - tá tràng.
Dạ dày sử dụng dịch vị để phân mảnh thức ăn. Để bảo vệ thành dạ dày khỏi
bị sự tấn công của acid clorhydric trong dịch vị, một màng nhày dày bao phủ bên
trong dạ dày. Nhưng khi sự tái sinh các tế bào của màng nhày bị rối loạn, kích
thích của dịch vị tạo ra những vết loét đường kính vài milimet. Loét tá tràng diễn
ra ở ruột tá, điểm tiếp nối giữa dạ dày và ruột non, chiếm 90%. Loét nằm ở dạ dày
có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng.
Nguyên nhân gây loét?
năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) thành
công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét
dạ dày - tá tràng và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm này trong
bệnh lý viêm loét dạ dày - tá tràng. Đó là loại vi khuẩn được đặt tên là
Hélicobacter pylori (viết tắt là HP).
Đa số trường hợp loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây
ra. Vi khuẩn này hiện diện trong 90% bệnh nhân bị loét tá tràng và trong 70% loét
dạ dày. Khám phá này đã mang lại giải Nobel cho hai nhà bác học Australia
Marshall và Warren


Tuy nhiên, loét còn có thể do tác động của aspirine dùng thường xuyên
hoặc các nhómthuốc kháng viêm giảm đau không streoid khác. Đây là nhóm thuốc
gây độc cho dạ dày và làm giảm cơ chế bảo vệ tự nhiên của màng nhày. Việc dùng
các thuốc nhóm này để điều trị đau sẽ góp phần làm tăng tình trạng loét
Triệu chứng chính của viêm, loét dạ dày - tá tràng như thế nào?
Đau: đau là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân có hội chứng dạ dày - tá
tràng. Vị trí đau thường gặp nhất là vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau
dữ dội. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm, có khi hàng chục
năm. Nhiều bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ (một chu kỳ khoảng từ một tuần
đến vài tuần trở lên) và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là mùa rét. Đôi
khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng, sau ăn thức ăn chua, cay (ớt, rượu)
cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ
dày - tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ
tăng lên, còn loét thì khi đói cơn đau sẽ xuất hiện hoặc đau xuất hiện bất cứ lúc
nào, no, đói đều đau.
Rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi,
chướng bụng, trung tiện, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê.
Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo làm hẹp môn vị thì
ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu, nhiều khi phải móc họng nôn ra mới thấy
thoải mái. Vì vậy người bị loét dạ dày - hành tá tràng lâu năm thường gầy, da
xanh, niêm mạc nhợt nhạt, đặc biệt có biến chứng thường bị xuất huyết tá tràng.
Khám bệnh nhân, đa số bụng có lõm lòng thuyền, lắc bụng thấy có tiếng kêu óc
ách do ứ đọng nhiều dịch vị.
-Những biến chứng thường gặp trong bệnh viêm, loét dạ dày - tá tràng là
gì?
Các trường hợp viêm dạ dày - tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị
đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày
thì đáng sợ nhất là viêm bờ cong nhỏ dễ biến chứng thành loét và có thể dễ đưa
đến ung thư hóa tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn viêm loét tá tràng.
Ngược lại, viêm loét tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp

môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy
máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho
phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen
như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.
Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Có những bệnh nhân do bị loét
ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày
phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ
đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.
Trong loét dạ dày, điều gây lo ngại là sự phát triển thành ung thư. Sau
nhiều lần tái đi tái lại không được điều trị đúng mức hoặc trong trường hợp nghi
ngờ tình trạng của vét loét, bác sĩ phẫu tuật có thể lấy đi một phần dạ dày nơi có
vết loét rồi tùy tình hình, có thể đồng thời cắt dây thần kinh phế vị để giảm tình
trạng tiết ra acid chlorhydric
Điều trị ra sao?
Hiện nay bệnh viêm dạ dày hoặc viêm hang vị dạ dày có nhiều phác đồ
điều trị khá thành công. Tuy nhiên cũng cần phải đi khám xem viêm do nguyên
nhân gì? Có dương tính với Helicobacteria pylory hay không?
Cơ bản nhất vẫn là dùng thuốc tác dụng cùng lúc làm giảm tiết dịch vị và
kháng sinh để tiêu diệt HP. Hai nhóm dược phẩm thường được sử dụng:
- Chống tăng tiết để ngăn chặn sự sản xuất acid chlorhydric và làm liền các
tổn thương màng nhày: đó là chất ngăn chặn pompe proton thường được dùng từ
4-6 tuần.
- Các kháng sinh để tiệt trừ HP thường là amoxicillin và clarithromycin
trong ít nhất là một tuần. Trong vài ngày, các triệu chứng biến mất nhưng không
nên ngưng điều trị vì bệnh dễ tái phát cùng với chủng HP đã đề kháng với liều
điều trị và kháng sinh cũ.
phác đô hiệu qủa hiên nay là dùng Gastropul kêt hơp vơi clorophyll
Với khả năng đệm trung hòa, Gastropulgite có tác dụng kháng acide không
hồi ứng.

×