Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.54 KB, 22 trang )

21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1.1 Đồng tiền tự do chuyển đổi
1.1.1 Khái niệm
Theo tập quán quốc tế, ngoại tệ tự do chuyển đổi là ngoại tệ được số đông các
nước trên thế giới thừa nhận. Nói cách khác, đó là ngoại tệ được dễ dàng tính ra
những giá trị tương đương khác, tính ra những đồng tiền quốc tế khác và được thị
trường tiền tệ quốc tế chấp nhận
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền của
một nước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi để thanh
toán các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối chủ
chốt.
Có nghĩa là, đồng tiền đó phải được chấp nhận ở trong nước và trên phạm vi
quốc tế. Theo đó, đồng tiền tự do chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh của nền kinh
tế, đó phải là nền kinh tế có sức cạnh tranh cao và tính ổn định kinh tế vĩ mô bền
vững.
Thông thường, người ta nói đến mức độ chuyển đổi của đồng tiền theo giao
dịch gồm: chuyển đổi đối với các giao dịch vãng lai, chuyển đổi đối với các giao
dịch vốn. Một đồng tiền được chuyển đổi trong một giao dịch nào đó phải gắn với
ba nội dung:
• Giao dịch đó phải được phép
• Không có hạn chế nào trong việc chuyển đổi (mua bán ngoại tệ) để phục
vụ mục đích thanh toán
• Ngoại tệ phải được đáp ứng theo yêu cầu của người mua, phục vụ thanh
toán cho giao dịch đó.
Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp giao dịch đó là giao dịch được phép,
nhưng việc mua ngoại tệ để thanh toán cho giao dịch đó bị hạn chế. Trường hợp
này, khả năng chuyển đổi của đồng tiền đã bị hạn chế.
1.1.2 Phân loại
Có hai loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển


đổi một phần:
Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ có thể chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gia
nào mà không cần phải thỏa mãn một điều kiện nào, ví dụ như USD của Mỹ, EURO
của châu Âu, GBP của Anh, JPY của Nhật Bản, AUD của Australia, CHF của Thụy
Sĩ, CAD của Canada. Hầu hết đó đều là các đồng tiền mạnh của các nền kinh tế
phát triển và ổn định. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường quy định
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
đồng tiền thanh toán là tiền tự do chuyển đổi để tránh rủi ro đồng tiền xuống giá và
linh hoạt đổi ra bất cứ tiền nước nào nếu người xuất khẩu muốn.
Tiền tệ tự do chuyển đổi một phần, từ hạn mức chuyển đổi nào đó do luật quy
định trở lên, muốn chuyển đổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, dưới hạng
mức đó thì được tự do chuyển đổi. Ví dụ những tiền tệ chuyển đổi tự do một phần
là PHP- Peso Philippines, TWD- Đô la Đài Loan, THB- Bạt Thái Lan, KRW- Won
Hàn Quốc, IDR- Rupiad Indonesia, EGP- Pound Ai Cập
1.1.3 Đặc điểm
Theo các nhà kinh tế học hiện đại tiền tệ có 3 chức năng là: thước đo giá trị,
trung gian trao đổi, phương tiện cất trữ. Đồng tiền tự do chuyển đổi cũng có đủ 3
đặc điểm này. Trên thị trường quốc tế, các đồng tiền tự do chuyển đổi được chấp
nhận trong các giao dịch thanh toán cả trong nước và quốc tế. Đặc điểm này mang
cả yếu tố khách quan và chủ quan:
Yếu tố khách quan: đó là đồng tiền mạnh, đằng sau nó là 1 nền kinh tế mạnh,
có uy tín, được thị trường tin tưởng và chấp nhận.
Yếu tố chủ quan: đó là ý chí của các Nhà nước, Chính phủ, trong các quy định
về quản lý ngoại hối thì cho phép sử dụng đồng nội tệ để mua đồng ngoại tệ trong
các giao dịch hợp pháp, hoặc mang ra chuyển đổi trên thị trường quốc tế.
1.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của đồng tiền tự do chuyển đổi
Ưu thế nổi bật của đồng tiền tự do chuyển đổi là việc nó được người ta sử
dụng để làm đồng tiền định giá và đồng tiền thanh toán đối với các chi trả, thanh

toán trong các hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hoá - dịch vụ, các giao dịch vay
mượn và trả nợ giữa các nước cũng như giữa các bạn hàng có quan hệ tín dụng với
nhau. Người ta có thể sử dụng bất cứ một đồng tiền nào đó trong số các đồng tiền tự
do chuyển đổi cho việc thanh toán và chi trả theo thoả thuận của các bên có quan
hệ.
Đồng tiền tự do chuyển đổi sẽ liên kết kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế,
hỗ trợ thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh các nguồn vốn nước
ngoài, nâng cao khả ngăng cạnh tranh cũng như tạo vị thế cho quốc gia đó trên thị
trường quốc tế:
Các quốc gia có đồng tiền tự do chuyển đổi có thể hoàn toàn chủ động trong
các hoạt động kinh tế đối ngoại của mình, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, hạn chế tối đa các rủi ro tài chính - đặc biệt là các rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
hóa và dịch vụ. Đây là yếu tố cơ bản, là điều kiện khách quan để tạo sức mạnh và
niềm tin lâu dài cho đồng nội tệ.
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
Các đồng tiền tự do chuyển đổi được có tính ổn định rất lớn về sức mua đối
nội và đối ngoại của chúng, giúp làm giảm hiện tượng đô la hóa, qua đó sẽ nâng cao
hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá.
Tuy nhiên, tính chuyển đổi của đồng tiền sẽ đặt quốc gia có đồng tiền chuyển
đổi vào những thách thức nhất định. Trong điều kiện hội nhập, sẽ diễn ra quá trình
thích ứng và cân bằng các yếu tố kinh tế của từng quốc gia riêng lẻ với thị trường
thế giới trên các phương diện chi phí sản xuất, giá cả hàng hoá, chất lượng và trình
độ kỹ thuật của sản phẩm… Khi nền kinh tế thế giới phát triển thì nền kinh tế nội
địa phải thay đổi cơ cấu theo định hướng nâng cao chất lượng hoạt động nhằm tạo
ra những hàng hoá có khả năng cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng. Như vậy,
tính chuyển đổi của đồng bản tệ sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tiến đến một cơ
cấu tối ưu và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao

động và tài chính quốc gia.
Thế nhưng, nếu nền kinh tế quốc gia không có đủ điều kiện và vì vậy, không
có khả năng phản ứng một cách cân bằng và kịp thời đối với những thay đổi trên thị
trường thế giới thì kết quả sẽ là ngược lại. Đó là thách thức thứ nhất đối với quốc
gia chưa có điều kiện kinh tế chín muồi, nhưng vội vàng áp đặt đồng tiền của mình
trở thành đồng tiền chuyển đổi.
Một yếu tố hết sức quan trọng cần phải nhận biết là trước khi đồng tiền quốc
gia trở thành đồng tiền chuyển đổi, các nhà sản xuất chỉ tính đến các quan hệ nội địa
vì có sự bảo hộ của các hạn chế về thương mại và thanh toán, nhưng trong cơ chế tự
do chuyển đổi, các nhà sản xuất phải đối đầu với dòng hàng hoá cạnh tranh từ thị
trường thế giới. Để đối phó, người ta phải đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và mở rộng
thị trường tiêu thụ để tăng nguồn thu nhằm bù đắp phần thâm hụt trong xuất – nhập
khẩu do nhập khẩu tăng nhanh. Nếu không làm được như vậy thì cơ chế chuyển đổi
sẽ là nguy cơ đối với khả năng mất cân bằng trong thanh toán. Đó là thách thức thứ
hai.
Chúng ta biết rằng, giải quyết đối kháng giữa năng lực cạnh tranh giữa thị
trường nội địa và thị trường thế giới và duy trì khả năng cân bằng trong thanh toán
chỉ có thể thực hiện được, nếu mức chi phí sản xuất, giá cả hàng hoá trên lãnh thổ
quốc gia sẽ tương ứng với mức chi phí và giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
theo chế độ tỷ giá hiện hành giữa đồng bản tệ và ngoại tệ. Vì vậy, trong cơ chế
chuyển đổi tiền tệ, người ta phải duy trì một chế độ tài chính nghiêm ngặt, bảo đảm
sự phát triển ổn định nền kinh tế thông qua việc áp dụng một chính sách tín dụng-
tiền tệ và ngân sách phù hợp, không được để xảy ra tình trạng mất cân đối trong
thanh toán kéo dài. Điều kiện cho một cơ chế chuyển đổi đồng bản tệ hoạt động
bình thường là phải có nguồn dự trữ ngoại tệ đầy đủ, cũng như khả năng khai thác
nguồn vốn để có thể duy trì được sự ổn định nền kinh tế trong trường hợp mất cân
bằng trong thanh toán. Nếu không thì nền kinh tế sẽ rơi vào khó khăn. Đó là thách
thức thứ ba đối với việc chuyển đổi đồng tiền quốc gia trong điều kiện kinh tế chưa
chín muồi.
Nhóm 7_TCQTNC

21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
1.1.5 Điều kiện để đồng tiền trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi
Có nhiều điều kiện để một đồng tiền được tự do chuyển đổi. Trong đó có 3
điều kiện chủ yếu như sau:
Ðồng tiền đó phải được dùng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nghĩa là,
nó được chấp nhận trong giao dịch thương mại quốc tế, được dùng để thanh toán
cho một khoản nợ
Ðồng tiền đó phải được tham gia vào sự giao dịch trên thị trường tiền tệ quốc
tế nghĩa là được niêm yết giá trên thị trường hối đoái quốc tế.
Ðồng tiền đó phải được tự do hóa đầu tư ( trực tiếp và gián tiếp) nhìn dưới góc
độ hình thái của đồng tiền.
Như vậy, có thể thấy : để các đồng tiền quốc gia trở thành đồng tiền tự do
chuyển đổi yếu tố tiên quyết là sức mạnh nền kinh tế của nước đó. Sức mạnh được
thể hiện ở khả năng cạnh tranh của tất cả các loại sản phẩm hàng hoá - dịch vụ
của họ trên thị trường thế giới. Khi sản phẩm hàng hoá - dịch vụ của họ được thị
trường thế giới chấp nhận cả về chủng loại cũng như chất lượng và giá, thì muốn
hay không đồng tiền quốc gia của họ mặc nhiên được "khách hàng" cần đến…Bên
cạnh đó cũng phải kể đến vị thế kinh tế - chính trị - xã hội của chính quốc gia đó.
Một quốc gia có vị thế chính trị- xã hội sẽ tác động đến nền kinh tế của chính quốc
gia đó, nó làm cho nền kinh tế của quốc gia đó có vị thế hơn trong nền kinh tế thế
giới.
1.2 Một số đồng tiền tự do chuyển đổi
1.2.1 Đồng Dollar Mỹ
1.2.1.1 Lịch sử ra đời
Sự hình thành của đồng dollar được bắt nguồn từ khoảng 1690, trước khi nước
Mỹ ra đời mà chỉ gồm những vùng thuộc địa. Đồng dollar được chon trở thành đơn
vị tiền tệ của Hoa Kì vào năm 1785
1.2.1.2 Vị thế đồng dollar qua các thời kì
Trong thời kỉ bản vị vàng đồng usd chỉ có vai trò là đồng bản vị của nước Mỹ.

Sau đại chiến thế giới thứ nhất, đồng Dollar trở thành đồng tiền duy nhất
chuyển đổi sang vàng trong những năm 20. Tuy nhiên, trong thời kì đại chiến thế
giới, đồng bảng Anh vẫn giữ được vị trí cao nhất trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Đại
suy thoái 1930 xảy ra chia hệ thống tiền tệ thế giới thành những khối tiền tệ không
liên kết trong đó 2 khối lớn nhất là khối đồng bảng Anh và khối đồng dollar làm đối
trọng của nhau.
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
Năm 1944, hệ thống Bretton Woods ra đời, chế độ này đã đưa đồng dollar trở
thành đồng tiền trao đổi quốc tế. Đây là hệ quả tất yếu của 2 chức năng: thước đo
giá trị quốc tế, phương tiện tích lũy quốc tế. Khi đồng dollar được sử dụng làm
thước đo các đồng tiền khác và làm dự trữ quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế tất
yếu sẽ ưu tiên dùng đồng dollar. Hơn nữa, sau chiến tranh, nhiều nước, đặc biệt là
khu vực Tây Âu có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu từ Mỹ trang thiết bị máy móc,
nguyên vật liệu phục vụ cho công cuộc tái thiết nền kinh tế. Nhờ đó, thương mại
của Mỹ ngày càng mở rộng làm tăng phạm vị sử dụng USD.
Sau khi chế độ Bretton Woods sụp đổ, phần lớn quốc gia trên thế giới đều thả
nồi đồng nội tệ của mình theo thị trường theo nhiều chế độ điều tiết. Đồng dollar
mất đi vị thế là cột mốc định giá tất cả các đồng tiền trên thế giới như trong thời kì
Bretton Woods. Tuy nhiên, vị thế này vẫn tồn tại ở một số quốc gia xảy ra hiện
tượng dollar hóa
Nhiều thập kỷ qua, đồng đôla vẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu
hướng sử dụng trong kinh doanh. Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới
giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla, mặt khác, hầu hết các hàng hóa
được giao dịch trên toàn cầu (như dầu lửa) cũng được định giá bằng đồng tiền của
nước Mỹ này.
Trong hoạt động tài chính quốc tế, thể hiện rõ nhất là hoạt động giao dịch trên
thị trường ngoại hối, đồng USD là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất, trung bình
chiếm 40% giá trị giao dịch trên thị trường. Ngay cả trong thời kì khủng hoảng thế

giới từ năm 2007, khi giá trị đồng dollar biến động bất thường, đồng USD vẫn giữ
được vị trí độc tôn trên FOREX.
Bảng 1: 10 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thị trường ngoại hối năm
2008-2009
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
Bảng 2: 10 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong thị trường ngoại hối năm 2010
1.2.2 Đồng EURO
1.2.2.1 Quá trình hình thành
Sau thế chiến thứ II, Châu Âu tan hoang đã vụt dậy như phượng hoàng từ đống
tro tàn. Hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dựa vào kim bản vị và chương trình
Marshall đã góp phần ổn định các khu vực đồng Bảng Anh, đồng Franc Pháp, đồng
Franc Thụy Sĩ và đồng D-Mark ở Tây Đức. Tuy nhiên, Liên minh thuế quan trở
thành hiện thực cho Đức và Pháp từ năm 1968, vẫn phải chống chọi với việc tỷ giá
hối đoái giao động mạnh do hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ sau sứ mệnh lịch sử
của mình, khi sự phát triển của nền kinh tế thế giới gia tốc vươn tới mục tiêu toàn
cầu hoá.
Năm 1970, lần đầu tiên về một Liên minh tiền tệ Châu Âu được cụ thể hoá,
dựa trên kế hoạch Werner, đúc kết dự án Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu với
một đồng tiền thống nhất trong tương lai, do các chuyên viên kinh tế lỗi lạc và Thủ
tướng Luxembourg , Pièrre Werner soạn thảo.
Lộ trình nhắm đến Liên minh vào năm 1980 thất bại, cũng vì sự sụp đổ của hệ
thống Bretton Woods vào năm 1972. Thay vào đó, Liên minh tỷ giá hối đoái Châu
Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là hệ thống tiền tệ Châu Âu năm 1979,
nhằm ngăn chặn sự giao động quá mạnh của các đồng tiền Châu Âu. Đơn vị tiền tệ
Châu Âu (European Currency Unit-ECU) ra đời như một đơn vị thanh toán vì mục
đích này và được xem là tiền thân của đồng Euro. Nhưng mãi đến năm 1988, chủ
tịch Uỷ Ban Châu Âu Jacques Delors đã lập ban soạn thảo Báo cáo Delors, lên kế
hoạch ba bước tiến tới thành lập Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu.

Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
Bước đầu tiên bắt đầu từ 1.7.1990 cho phép chuyển vốn tự do hoá giữa các
nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU)
Bước thứ hai từ 1.1.1994 khi Viện tiền tệ Châu Âu, tiền thân của Ngân hàng
Trung ương Châu Âu (ECB) hình thành và tình trạng ngân sách quốc gia các nước
thành viên EU được xem xét (*)
Ngày 13.12.1996 các Bộ trưởng Bộ tài chính của EU đi đến thoả thuận về
Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng nhằm tạo riềng mối kỷ luật về ngân sách các
nước thành viên và qua đó bảo đảm giá trị của tiền tệ chung.
Bước thứ ba xác định 11 quốc gia thành viên ban đầu của Liên minh Kinh tế
và Tiền tệ theo các tiêu chuẩn hội tụ đươc quy định trước và ngày 1.1.1999 tỷ lệ hối
đoái giữa đồng Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định không thể thay
đổi và Euro thành đồng tiền chính thức.
Có những tên gọi được đề cử cho đồng tiền chung của Châu Âu: Franc Châu
Âu, Krone Châu Âu hay Gulden Châu Âu. Những tên nghe khá hay nhưng khá dài.
ECU cũng là một lựa chọn. Nhưng cuối cùng, đề nghị của Bộ trưởng tài chính Đức
Theodor Waigel đã được hoan nghênh nhiệt liệt: Euro (viết tắt là EUR)
Nhiều nước ở Miền Tây Châu Phi, vốn thuộc khu vực đồng Franc Pháp trước
đây cũng gia nhập khu vực đồng Euro qua việc xác định một tỉ giá hối đoái cố định
với Euro.
1.2.2.2 Đồng EURO trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi và các tác động đến
kinh tế các nước trong khu vực EU
11 nước ban đầu tham gia liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) với 290 triệu dân
đã hình thành một thị trường rộng lớn trên thế giới với một nền kinh tế tương đối
phát triển. Nhờ có mối liên kết chặt chẽ hơn, các nước EU trở thành một khối kinh
tế vững mạnh hơn, do đó địa vị của EU được nâng cao hơn, nhất là trong quan hệ
với Mỹ. Để gia nhập EMU các nước thành viên đã phải thỏa mãn rất nhiều qui định
chặt chẽ về lạm phát, lãi suất dài hạn, thâm hụt ngân sách và tỷ giá… Nhìn chung,

điều này có tác dụng thúc đẩy các nước thành viên phát triển để tránh bị tụt hậu so
với các nước thành viên khác và vi phạm những qui định được đặt ra ban đầu. Nhờ
vậy, nền kinh tế các nước thuộc khu vực Eurozone có những bước tiến nhất định.
Nhờ những tác động tích cực của việc hình thành một thị trường thống nhất về
hàng hóa, vốn và sức lao động đã giúp các nước Eurozone tận dụng được hiệu quả
những nguồn lực sẵn có cũng như tận dụng các nguồn lực bên ngoài cho việc phát
triển kinh tế.
Vì sử dụng một đơn vị tiền tệ chung nên trao đổi hàng hóa nên giao dịch giữa
các nước trong nội bộ của khối diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn, không tốn kém
chi phí cho hoạt động giao dịch ngoại hối, các doanh nghiệp khi thực hiện kí kết các
hợp đồng thương mại cũng không cần lo lắng về vấn đề biến động của tỷ giá, nhờ
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
vậy, làm cho các hoạt động thương mại giữa các quốc gia trong khu vực diễn ra
mạnh mẽ. Biểu hiện của điều này là sự gia tăng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
trong nội bộ của khối.
Việc di chuyển dễ dàng của vốn và đồng nhất về đồng tiền giúp các nhà đầu tư
có thêm nhiều lựa chọn cũng như dễ dàng so sánh được mức lợi nhuận thu được từ
các dự án đầu tư khác nhau, trên những vùng khác nhau để đưa ra quyết định đầu tư
phù hợp với mục đích của mình. Qua đó khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh sự phát
triển của khu vực.
Sự di chuyển tự do của lao động và việc sử dụng cùng một đồng tiền giúp
những người lao động có thể dễ dàng so sánh mức lương ở các khu vực khác nhau
sau đó lựa chọn cho mình 1 công việc cũng như địa điểm thích hợp để làm việc.
Hàng triệu việc làm mới được tạo ra nhờ sự gia tăng của đầu tư trong khu vực. Điều
này góp phần đáng kể vào việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của khu vực : từ mức hơn
9% năm 1999 xuống mức 7% trong những năm 2007-2008.
Cụ thể kết quả đạt được, tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực đồng
Euro từ năm 1999 tới nay ở mức trung bình 1,48% /năm, và có lúc lên cao nhất vào

06/2000: 4,6%; giá trị GDP trung bình trong khoảng thời gian từ 01/2000 – 09/2010
là khoảng 9700 tỷ USD/năm.
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
II. KHẢ NĂNG TỰ DO CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN
II.1 Đồng nhân dân tệ(NDT)
Đồng nhân dân tệ NDT: trong những năm gần đây, TQ nổi lên là nền kinh tế
lớn thứ 2 thế giới. TQ là nước có nền SX quy mô lớn với tốc độ phát triển cao.
Trung Quốc được mệnh danh là “ công xưởng của thế giới”
II.1.1 Nền kinh tế Trung Quốc
Hơn 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành
tựu to lớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Từ năm
1979-2006, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,6 %, đạt mức cao
nhất thế giới. Tính riêng năm 2006, GDP đạt 20.940 tỷ NDT (khoảng 2.700 tỷ
USD), tăng 10,7%; tổng kim ngạch thương mại đạt 1.760 tỷ USD, tăng 23,8% (là
năm thứ 5 liên tiếp tăng trên 20%); FDI thực tế đạt 69,5 tỷ USD; tạo thêm 11,84
triệu việc làm mới; thu nhập bình quân cư dân ở thành thị đạt 11.759 NDT (khoảng
1.500 USD), tăng 10,4%; thu nhập bình quân ở nông thôn đạt 3587 NDT (khoảng
460 USD), tăng 7,4%; sản lượng lương thực đạt 497,4 triệu tấn (năm thứ 3 liên tiếp
tăng); dự trữ ngoại tệ hơn 1200 tỷ USD (tính đến hết tháng 4/2007).
Trong năm 2010, kinh tế Nhật được Chính phủ nước này “định giá” ở mức
5.474 tỷ đôla Mỹ. Trong khi đó, con số được Bắc Kinh công bố trong cùng kỳ là
khoảng 5.800 tỷ đôla. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức thay thế Nhật ở vị trí đầu
tàu kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Bảng 3: Thứ bậc của kinh tế Trung Quốc có sự nhảy vọt
trong vòng 6 năm qua. Số liệu: IMF
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền

Trên thực tế, việc Trung Quốc vượt Nhật trong cuộc đua kinh tế đã được khá
nhiều chuyên gia thừa nhận từ đầu năm 2010, khi quốc gia đông dân nhất thế giới
ghi nhận mức tăng trưởng thần kỳ còn Nhật vẫn phải chật vật vãn hồi thị trường
xuất khẩu. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, các bên vẫn chưa đưa ra số liệu thống kê
chính xác để khẳng định điều này.
Cũng theo giới phân tích, nếu giữ được tốc độ tăng trưởng hiện tại (10,3%
trong năm 2010), Trung Quốc có thể thách thức vị trí số một của Mỹ trong vòng 10
năm tới. “Thực tế mà nói thì trong vòng một thập kỷ nữa, quy mô kinh tế Trung
Quốc rất có thể sẽ ngang ngửa so với Mỹ”, Tom Miller, chuyên gia của tổ chức
nghiên cứu GK Dragonomics tại Bắc Kinh nhận định.
Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa
Năm tài chính 1/ 1 – 31/ 12
Các tổ chức thương
mại
WTO, APEC
Thống kê
GDP (2008, danh
nghĩa)
4,42 nghìn tỷ
USD (thứ 3 trên
thế giới)
GDP (2007, theo
sức mua tương
đương (PPP)
7,099 nghìn tỷ
USD (thứ 2)
GDP bình quân
đầu người (2007,
danh nghĩa)

2.660 USD (thứ
104)
GDP bình quân
đầu người (2007,
PPP)
5.300 USD (thứ
105)
Tốc độ tăng trưởng
GDP (2008)
9% (số liệu của
Chính phủ)
GDP theo lĩnh vực nông nghiệp:
(2007) 11,1%
công nghiệp và
xây dựng: 48,5%
dịch vụ: 40,4%
Tỷ lệ lạm phát
(CPI, 2007)
4,8%
Thu nhập hoặc tiêu
dùng hộ gia đình
theo phần trăm
(2004)
10% thấp nhất:
1,8%
10% cao nhất:
33,1%
Dân số sống dưới
mức nghèo khổ
(ước 2004)

10%
Lực lượng lao động
(ước 2006)
795,3 triệu
Lực lượng lao động
theo nghề nghiệp
(ước 2005)
nông nghiệp: 45%
công nghiệp: 24%
dịch vụ: 31%
Tỷ lệ thất
nghiệp (ước 2006)
4,3% (chính
thức), 13%
(không chính
thức)
Nhóm 7_TCQTNC
21
Khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền
Các đối tác thương mại
Xuất khẩu 974 tỷ USD theo
giá FOB (ước
2006)
Các đối tác chính
(2005)
Mỹ 21,4%, Hong
Kong 16,3%,
Nhật Bản 11%,
Hàn Quốc 4,6%,
Đức 4,3%

Nhập khẩu 777,9 tỷ USD giá
FOB (ước 2006)
Các đối tác chính
(2005)
Nhật Bản 15,2%,
Hàn Quốc 11,6%,
Đài Loan 11,2%,
Mỹ 7,4%, Đức
4,6%
Nhóm 7_TCQTNC
Tài chính công
Nợ công cộng 22,1% GDP (ước
2006)
Nợ nước ngoài
(ước 2006)
305,6 tỷ USD
Dự trữ ngoại tệ
(3/2007)
1.202 tỷ USD
Thu ngân sách
(ước 2006)
446,6 tỷ USD
Chi ngân sách (ước
2006)
489,6 tỷ USD
Viện trợ kinh tế
(ODA) (nhận,
2004)
39 triệu USD
Ký hiệu xuất xứ hàng hóa

Tiếng Anh Made in China
Tiếng Trung -
Mã số hàng hóa 690
II.1.2 Các bước đi quốc tế hoá đồng NDT
Nhận thấy được lợi ích và khả năng có thể quốc tế hóa đồng NDT, Trung
Quốc đang nỗ lực hết mình để đạt được tham vọng đó. Với rất nhiều hình thức
và cách làm, nổi bật là Trung Quốc làm cho đồng NDT ngày càng trở nên phổ
biến trên thị trường quốc tế, làm cho các quốc gia chưa biết đến đồng NDT thì
sẽ biết đến, các nước đã biết đến đồng NDT thì sẽ sử dụng trong thanh toán
quốc tế, mà truớc hết là thanh toán trong các giao dịch giữa nước đó với Trung
Quốc. Cụ thể các bước đi như sau:
Bước 1. Ký với nhiều nước trên thế giới về việc sử dụng đồng bản tệ của
mỗi nước làm phương tiện thanh toán thay vì sử dụng đồng USD hay một ngoại
tệ thứ 3 khác. Từ năm 1993, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ký kết thỏa
thuận với Mongolia, Việt Nam, Nga, Kyrgyzstan, Lào, Bắc Triều Tiên, Nepal
và Kazakhstan về việc sử dụng đồng tiền địa phương trong hoạt động thương
mại 2 chiều. 11/2010, Trung Quôc và Nga cũng đã ký kết hiệp định song
phương không sử dụng đồng USD trong giao dịch thương mại. Tháng 12/2010,
bắt đầu giao dịch NDT và Rúp trên sàn giao dịch lớn nhất nước Nga, khách
hàng của ngân hàng Nga tại Trung Quốc giảm được 5% chi phí giao dịch.
Điểm thuận lợi của Trung Quốc trong vấn đề này là Trung Quốc đã trở
thành công xưởng của thế giới, nhưng cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế
giới với tiềm năng tăng trưởng cao. Vì vậy, các nước ký với Trung Quốc đều có
những lợi ích nhất định, trong khi điều kiện kinh tế thế giới đang khó khăn,
nguồn tiền dự trữ bằng ngoại tệ (USD) cũng không dồi dào do hoạt động đầu tư
nước ngoài đều giảm mạnh ở tất cả các nước.
Bước 2. Ký hiệp định hoán đổi tiền tệ với nhiều quốc gia với tổng trị giá
trên 800 tỷ NDT
Từ năm 2008 đến nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký thỏa thuận
hoán đổi tiền tệ với 05 quốc gia là Argentina, Indonesia, Belarus, Malaysia, Hàn

Quốc và đặc khu kinh tế Hồng Kông. Trong đó, giá trị hoán đổi giữa Trung
Quốc:
• Với Argentina là 70 tỷ NDT (10,2 tỷ USD) vào ngày 29/3/2009;
• Với Indonesia là 100 tỷ NDT (14,7 tỷ USD) vào ngày 23/3/2009;
• Với Belarus là 20 tỷ NDT (2,9 tỷ USD) vào ngày 11/3/2009;
• Với Malaysia là 80 tỷ NDT (11,7 tỷ USD) vào ngày 8/2/2009;
• Với Hàn Quốc là 180 tỷ NDT (26,4 tỷ USD) vào ngày 12/12/2008;
• Với Đặc khu kinh tế Hồng Kông là 200 tỷ NDT (29,3 tỷ USD) vào
ngày 20/1/2009.
Tiền gửi bằng NDT tại các ngân hàng Hồng Kông đã tăng 45% trong tháng
10.2010 đạt 217 tỉ NDT. Mặc dù thị trường Hồng Kông có thể giúp đặt nền tảng
để NDT được sử dụng rộng rãi hơn trong giao thương quốc tế, nhưng NDT
không thể trở thành đồng tiền dự trữ nếu nhà đầu tư nước ngoài chưa được tiếp
cận rộng rãi thị trường trái phiếu trong nước và giao dịch một cách dễ dàng trên
thị trường ngoại hối.
Gần đây nhất (7/2010), Iran và Trung Quốc đã đàm phán để sử dụng đồng
NDT trong giao dịch dầu mỏ và các dự án hợp tác khác. Theo các thỏa thuận,
các quốc gia này sẽ sử dụng đồng NDT thay thế đồng USD trong các hợp đồng
mua bán với các đối tác Trung Quốc, nhằm tăng cường hoạt động thương mại
và đầu tư song phương.
Đồng thời, Trung Quốc cũng tham gia tích cực trong khuôn khổ sáng kiến
Chiềng Mai (được ký kết giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản với các
nước ASEAN vào tháng 5/2000 tại Chiềng Mai, Thái Lan) nhằm tăng cường
hợp tác và hỗ trợ hoạt động tài chính trong khu vực để ngăn chặn và đối phó với
cuộc khủng hoảng trong tương lai. Nội dung chính là thiết lập mạng lưới các
thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương trong khu vực nhằm hỗ trợ cán cân
thanh toán hoặc hỗ trợ thanh khoản trong ngắn hạn. Việc Trung Quốc thúc đẩy
mạnh các hoạt động hoán đổi tiền tệ song phương trong năm 2009 và tích cực
thiết lập mạng lưới hoán đổi tiền tệ song phương trong khuôn khổ sáng kiến
Chiềng Mai sẽ góp phần làm gia tăng việc chấp nhận thanh toán bằng NDT

trong khu vực châu Á và thế giới, giúp đồng NDT thành đồng tiền quốc tế.
Chủ yếu hoán đổi tiền tệ với các quốc gia nhỏ trong khi các quốc gia lớn
với đồng tiền chủ chốt lại chiếm phần lớn trong thanh toán quốc tế hiện nay
Buớc 3: Trung Quốc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tính chuyển
dịch tương đối giữa đồng NDT và đồng USD:
Trong Hội nghị G20 năm 2009, Trung Quốc đề nghị thay vị trí thống trị
của đồng USD được quy định tại Hội nghị Bretton Woods tháng 7/1944 làm dự
trữ quốc tế và trong giao dịch thương mại (kể cả giao dịch trên thị trường dầu
mỏ) bằng một đồng tiền chung, phi chủ quyền quốc gia có giá trị được xác định
trên cở sở “rổ” tiền tệ gồm một số đồng tiền của một số nước (trong đó có
Trung Quốc), trước mắt có thể sử dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.
Ngay sau tuyên bố trên, Trung Quốc đã góp phần nâng cao vị thế của IMF và vị
thế của Trung Quốc tại IMF. Trong đầu tháng 9/2009, Trung Quốc mua trái
phiếu IMF với giá trị tương đương 50 tỷ USD (bằng khoảng 32 tỷ SDR). Đây là
lần đầu tiên IMF phát hành trái phiếu và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên mua
trái phiếu IMF. Việc Trung Quốc mua trái phiếu IMF nhận được sự đồng thuận
của nhiều nước như Nga, Brazil, Indonesia, đồng thời qua đó nâng cao vị thế
của đồng NDT tại IMF và SDR trên trường quốc tế. Điều đó cũng đồng nghĩa
với việc đồng NDT được nâng cao hơn vị thế tương đối so với đồng USD.
6-2010, Trung Quốc cũng đã hủy bỏ quy định neo tỉ giá đồng nhân dân tệ
phụ thuộc đồng USD, song song đó kéo dài kế hoạch khuyến khích doanh
nghiệp Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ để giao dịch thương mại xuyên
biên giới.
Sở dĩ Trung Quốc muốn đẩy mạnh việc ra đời đồng tiền chung có giá trị
trên cở sở “rổ” đồng tiền trong đó có đồng NDT, bất chấp việc Trung Quốc sẽ
bị thiệt hại khi USD giảm giá, do Trung Quốc hiện nay đang nắm giữ lượng trái
phiếu chính phủ Mỹ và các tài sản định giá bằng USD quá lớn (2447 tỷ USD và
900,2 tỷ USD trái phiếu, tính đến tháng 4/2010), bởi vì: nếu đồng tiền này ra
đời, sẽ là tuyên bố hiệu quả nhất về tính quốc tế hóa của đồng NDT, các nước
trên thế giới sẽ coi NDT là một trong những đồng tiền mạnh. Đồng thời thông

qua đồng tiền này Trung Quốc sẽ có điều kiện đẩy mạnh vai trò của NDT và
từng bước thao túng thị truờng tiền tệ thế giới. Động thái này của Trung Quốc
khiến Mỹ và các nước Anh, Australia… phản ứng gay gắt vì việc này ảnh
hưởng tới vai trò “chúa tể” của USD cũng như lợi ích của Mỹ và đồng minh.
Xu hướng này sẽ càng mạnh mẽ khi có sự tiếp sức của Chính phủ Trung
Quốc. Tuy nhiên, quá trình đưa NDT ra thế giới của nước này là chưa từng có
tiền lệ và không có gì đảm bảo rằng sẽ thành công
II.1.3 Khả năng chuyển đổi trong tương lai
Hiện nay, đồng NDT đang ngày càng mạnh lên một cách tương đối so với
các đồng tiền chủ chốt khác, tuy nhiên trong tương lai gần, đồng NDT vẫn chưa
là đồng tiền quốc tế hóa với đầy đủ ý nghĩa. Các bước đi hiện nay của Trung
Quốc khiến nhiều nước tăng quy mô dự trữ ngoại tệ của mình bằng đồng NDT
(thông qua hoạt động xuất nhập khẩu được thanh toán bằng đồng bản tệ của mỗi
nước và các hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương). Với quy mô dự trữ ngoại
tệ khổng lồ, Trung Quốc đang sử dụng tối ưu nguồn ngoại tệ này bằng cách mua
lại các doanh nghiệp lớn trên thế giới, các nguồn tài nguyên của các nước khác;
đồng thời cũng tăng cường sự hiện diện của mình đối với các tổ chức quốc tế
như IMF, khu vực ASEAN và các quốc gia khác trong nỗ lực giải quyết cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu qua đó làm nổi bật lên vai
trò của Trung Quốc, vai trò của đồng NDT với thế giới.
Tuy nhiên, trong tương lai gần đồng NDT vẫn chưa thể trở thành đồng tiền
quốc tế với ý nghĩa đầy đủ và đặc tính quan trọng nhất đó là đồng tiền được
chấp thuận thanh toán một cách rộng rãi trên thế giới. Bởi các nước cần phải có
thời gian để thay đổi thói quen trong phương thức thanh toán hiện nay, mà chủ
yếu là thông qua đồng USD, và các nước cũng cần có thời gian để kiểm chứng
sức mạnh thật sự của đồng NDT. Rõ ràng các nước có đồng tiền chủ chốt hiện
nay chắc chắn sẽ không để đồng NDT đạt được mong muốn quốc tế hóa NDT
một cách dễ dàng. Vị thế của đồng NDT càng lên cao sẽ khiến vị thế của các
đồng tiền chủ chốt khác giảm đi. Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường hoán đổi
tiền tệ song phương nhưng chủ yếu cũng chỉ là đối với các nền kinh tế nhỏ,

đang phát triển, trong khi các nền kinh tế lớn và có đồng tiền chủ chốt lại chiếm
đại đa số trong các hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay.Đồng thời, Chính
quyền Bắc Kinh vẫn chủ trương không hoàn toàn thả lỏng các biện pháp kiểm
soát dòng vốn vì họ chưa muốn NDT trở thành đồng chuyển đổi tự do trong lúc
này. Nguyên nhân là họ lo ngại sự biến động khôn lường của các thị trường
ngoại hối và tác động của các dòng tiền lưu chuyển tự do ra vào đất nước sẽ gây
nguy hại cho hệ thống tài chính chưa hoàn thiện của Trung Quốc. Do vậy, sự
cẩn trọng của Trung Quốc trong việc tự do hóa hệ thống tài chính cũng cho thấy
sẽ mất một khoảng thời gian rất dài NDT mới có thể trở thành đồng tiền quốc
tế. Khoảng thời gian này sẽ tính bằng thập niên chứ không phải năm. Và liệu
rằng chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát được rủi ro trong quá trình đưa
NDT thành tự do chuyển đổi.
II.2 Đồng Việt Nam đồng (VND)
Đối với Việt Nam, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam (VND) là
mục tiêu đã được khẳng định trong Pháp lệnh Ngoại hối và hướng tới đồng tiền
tự do chuyển đổi hoàn toàn là một mục tiêu mong muốn.
2.2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế còn một số bất cập. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện
nay cho thấy, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng
ghi nhận trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nhanh chóng vượt qua thời kỳ bất
lợi của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ
yếu vẫn theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế còn thấp so với thế giới. Báo cáo đánh giá năng lực trạnh tranh
tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2010 cho thấy, xếp năng lực cạnh tranh của
Việt Nam năm 2009 - 2010 đứng thứ 75/133 (năm 2008 - 2009 đứng thứ
70/132). Có sự mất cân đối kinh tế vĩ mô như thâm hụt lớn giữa tiết kiệm và
đầu tư, vấn đề nợ công ngày càng tăng, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát…
Thị trường tài chính tiềm ẩn một số nhân tố bất ổn. Khủng hoảng tài chính
toàn cầu và những bất cập của nền kinh tế Việt Nam được biểu hiện rõ nét trong

năm 2008 và 2009 vừa qua (lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, đầu tư
nước ngoài giảm ), cùng với hệ lụy của các giải pháp, chính sách chống suy
giảm kinh tế đã gây nên những hạn chế nhất định đến mức độ chuyển đổi của
VND, đó là gây sự ép giảm giá VND, gây khan hiếm ngoại tệ, nhu cầu thanh
toán ngoại tệ của doanh nghiệp có những lúc không được đáp ứng đầy đủ và kịp
thời Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp
với các bộ, ngành thực hiện hàng loạt biện pháp đồng bộ như điều chỉnh biên độ
tỷ giá, chống đầu cơ ngoại tệ, thắt chặt kỷ luật thị trường ngoại hối, hạn chế
nhập siêu, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lãi suất VND với lãi suất ngoại tệ và
tỷ giá, xử lý vấn đề sàn vàng
2.2.2 Khả năng tự do chuyển đổi đồng VND
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội đất nước, đồng
tiền Việt Nam được chuyển đổi ra ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Tính chuyển đổi này được luật định bằng các quy
định của Nhà nước. Theo Nghị định của Chính phủ số 63/1998/NĐ-CP ngày
17/8/1998 về quản lý ngoại hối thì người cư trú là các doanh nghiệp, chi nhánh
công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, tổ chức tín dụng ở Việt Nam, cơ quan
nhà nước, cơ quan lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, … được mua ngoại tệ
bằng VND để thanh toán cho các giao dịch vãng lai hay các giao dịch được
phép khác. Ngoài ra, một số đối tượng thuộc người không cư trú như cơ quan
ngoại giao, cơ quan đại diện nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng VND có
thể mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép ở Việt Nam.
Pháp lệnh Ngoại hối ban hành năm 2005 là cơ sở pháp lý rất thông thoáng
cho tính chuyển đổi của VND. Tháng 11/2005, IMF chính thức công nhận Việt
Nam đã thực hiện tự do hóa giao dịch vãng lai, có nghĩa là VND đã được
chuyển đổi tự do trong các giao dịch vãng lai, còn các giao dịch vốn chưa được
tự do hoàn toàn, nhưng những hạn chế là không nhiều. Hiện nay, trong giao
dịch vốn chỉ còn hạn chế về dòng vốn đầu tư gián tiếp, bên cạnh đó là một số
hạn chế về đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh thì tính
chuyển đổi của VND còn thấp

III. GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG VND
3.1Giải pháp của chính phủ Việt Nam
Xét về bản chất thì việc mua ngoại tệ một chiều như trên phản ảnh tính
chuyển đổi của VND. Tuy nhiên, đây là việc chuyển đổi có điều kiện như phải
có nguồn thu hợp pháp, phải có xác nhận của cơ quan hữu quan hoặc các chứng
từ chứng minh rõ nhu cầu và tính hợp lệ của việc mua ngoại tệ. Tính chuyển đổi
của VND trong điều kiện này phụ thuộc vào quyết định của Nhà nước và phụ
thuộc vào nhu cầu của thị trường và nhu yêu cầu phát triển nền kinh tế, xã hội
của đất nước. Như vậy, khả năng và phạm vi chuyển đổi VND do chính sách và
chủ trương của Nhà nước quyết định. Nói một cách khác, Nhà nước có thể thay
đổi tính chuyển đổi nội bộ của đồng bản tệ. Nhiều nước trên thế giới mà đồng
bản tệ của họ chưa chuyển đổi tự do, vẫn thực hiện chuyển đổi nội bộ như vậy.
Ngày 18/10/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 131/2005/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối.
Trong đó, dỡ bỏ những rào cản cuối cùng đối với các hoạt động thanh toán và
chuyển tiền liên quan đến giao dịch vãng lai là bước đi mang tính quyết định
chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam trong việc tiến tới một hệ thống giao dịch
vãng lai quốc tế không còn hạn chế và là cơ sở pháp lý quan trọng để IMF xem
xét quyết định công nhận Việt Nam đã hoàn toàn thực hiện đúng các nghĩa vụ
nêu trong Điều VIII, Điều lệ IMF. Tiếp đó, ngày 13/12/2005, Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ngoại hối, có hiệu lực từ ngày 1/6/2006.
Có thể nói, 2 văn bản này sẽ tạo ra một cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự
do hoá các giao dịch vãng lai, từng bước tự do hoá các giao dịch vốn, phù hợp
với các quy định của Điều lệ IMF và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2 Ý kiến đề xuất
Trước hết, chúng ta nên xem xét và lựa chọn là nên đi theo cách nào: kinh
tế hay hành chính.
• Nếu vận dụng các biện pháp hành chính để nâng cao vị thế của VND thì
không ổn. Vấn đề cần đặt ra là chúng ta phải làm sao để bảo đảm và duy
trì đồng tiền Việt Nam một cách ổn định. Khi đồng tiền của chúng ta ổn

định thì tự thân thị trường sẽ tìm con đường cho dân chúng và doanh
nghiệp. Khi đó người ta sẽ tự do lựa chọn đồng tiền nào để thanh toán, cất
trữ …. để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguồn ngoại
tệ có được bằng nhiều kênh như huy động kiều hối, xuất khẩu hàng hoá,
lao động, vay mượn …
• Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập. Điếu đó có nghĩa là giữa thị
trường Việt Nam và thị trường Mỹ sẽ diễn ra quá trình giao thoa và cân
bằng nhiều yếu tố của thị trường bởi tác động của nhiều quy luật khách
quan, mà điều tiết bằng các biện pháp chủ quan sẽ không thực hiện được.
Vấn đề thứ hai là “giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bằng VND”. Đẩy mạnh
xuất khẩu bằng VND có nghĩa là việc các nhà xuất khẩu Việt Nam chấp nhận để
nhà nhập khẩu nước ngoài sử dụng VND để thanh toán cho các nhà xuất khẩu
Việt Nam. Vấn đề cơ bản chúng ta cần phải biết trong hình thức xuất khẩu đó là
nguồn “ngoại tệ” bằng VND mà các nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán cho
nhà xuất khẩu Việt Nam lấy từ đâu? Do xuất khẩu cho Việt Nam có được hay
do vay của Chính phủ Việt Nam. Nếu do xuất khẩu cho Việt Nam mà có
được,có nghĩa là VND đã được sử dụng trong định giá hàng hoá và dịch vụ
ngoại thương. Nếu vậy thì các nhà xuất khẩu nước ngoài mở tài khoản bằng
VND tại các ngân hàng thương mại Việt Nam để duy trì số tiền Việt Nam có
được do xuất khẩu và sẽ dùng số tiền Việt Nam đó để thanh toán cho các nhà
xuất khẩu Việt Nam.Như vậy, thì chủ tài khoản là các nhà xuất khẩu nước ngoài
có thể sử dụng VND để chuyển ra bất cứ loại ngoại tệ nào để sử dụng cho các
mục đích của họ. Nếu không thì quan hệ ngoại thương theo hình thức nhà nhập
khẩu nước ngoài xuất khẩu cho Việt Nam và thanh toán bằng VND dưới dạng
ghi nợ và nhà xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu cho nước ngoài sẽ nhận số tiền
Việt Nam mà nhà xuất khẩu có được. Về bản chất thì đây chỉ là quan hệ song
phương giống như hình thức hàng đổi hàng, việc định giá được thực hiện qua
đồng tiền chuyển đổi của nước thứ ba. Như vậy, về hình thức xuất khẩu theo
giải pháp nói trên không có vai trò trong việc chuyển đổi VND.
Việc nâng cao khả năng chuyển đổi của VND là một yêu cầu cũng như

mục tiêu của Chính phủ, thế nhưng để đạt được mục tiêu đó chúng ta cần những
bước đi phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đảm bảo
rằng tính chuyển đổi của VND có nội hàm kinh tế và ổn định, có vai trò không
những đối với nền kinh tế Việt Nam, mà còn đối với nền kinh tế thế giới.Để làm
được việc này thì cần phải có 1 lộ trình dài với 1 loạt những giải pháp cần phải
thực hiện:
- Hình thành thị trường hối đoái năng động, xoá bỏ dần các hạn chế đối với
các giao dịch và thanh toán vãng lai;
- Hoàn thành cơ bản công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh
- Tái cơ cấu ngành; phát triển đồng đều và ổn định các khu vực của nền
kinh tế quốc dân;
- Cải cách thể chế Ngân hàng Nhà nước; củng cố hệ thống các tổ chức tín
dụng theo hướng phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững;
- Thực hiện chính sách tiền tệ – tín dụng hợp lý, đảm bảo nền kinh tế có
tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng phải ổn định được sức mua của VND;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở phát triển bền
vững các doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở ưu tiên đầu tư các
lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.
- Phát triển nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, đảm bảo nhu cầu phát triển
bình thường nền kinh tế.
III. KẾT LUẬN
Có thể nói, để VND trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi là vấn đề lớn,
vấn đề mang tầm quốc gia, gắn liền với lộ trình phát triển kinh tế, phát triển thị
trường tài chính theo hướng tự do hóa và phát triển hệ thống tài chính vững
mạnh.
I.LÝ THUYẾT CHUNG 1
1.1 Đồng tiền tự do chuyển đổi 1
1.1.1Khái niệm 1
1.1.2Phân loại 1
1.1.3Đặc điểm 2

1.1.4Ưu điểm và nhược điểm của đồng tiền tự do chuyển đổi 2
1.1.5Điều kiện để đồng tiền trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi 4
1.2 Một số đồng tiền tự do chuyển đổi 4
1.2.1Đồng Dollar Mỹ 4
1.2.2Đồng EURO 6
II.KHẢ NĂNG TỰ DO CHUYỂN ĐỔI ĐỒNG TIỀN 9
II.1Đồng nhân dân tệ(NDT) 9
II.1.1Nền kinh tế Trung Quốc 9
II.1.2Các bước đi quốc tế hoá đồng NDT 12
II.1.3Khả năng chuyển đổi trong tương lai 15
II.2Đồng Việt Nam đồng (VND) 16
2.2.1Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 16
2.2.2Khả năng tự do chuyển đổi đồng VND 17
III.GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG VND 18
3.1Giải pháp của chính phủ Việt Nam 18
3.2 Ý kiến đề xuất 18
III. KẾT LUẬN 21

×