Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vấn đề xử lý ra hoa hiệu quả để nâng cao năng suất cây điều pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.29 KB, 4 trang )

Vấn đề xử lý ra hoa hiệu quả để nâng cao
năng suất cây điều
Cây điều là cây công nghiệp dài ngày, có
khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Cây có đặc tính chịu hạn khá nên được trồng
rộng rãi ở các tỉnh Đông nam bộ và Tây
Nguyên. Hiện nay, do thu nhập từ cây điều
khá cao nên bà con nông dân đã biết tập trung
thâm canh, chăm sóc, sử dụng phân bón và xử
lý ra hoa để điều trổ bông tập trung, giúp cho
việc thu hoạch sớm và tăng năng suất điều. Từ
kinh nghiệm thực tế của các vùng trồng điều ở vùng Đông Nam bộ, bài viết xin đề
cập đến các giải pháp kỹ thuật xử lý ra hoa cho cây điều.
Trước hết, nói về đặc điểm của hoa cây điều. Hoa cây điều có hai loại: hoa đực
và hoa lưỡng tính. Hoa đực chỉ gồm nhị đực. Hoa lưỡng tính thì ngoài 8 – 12 nhị
đực còn có nhụy cái ở chính giữa. Hoa điều mọc thành chùm có vài chục tới 1 – 2
trăm hoa, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. Số hoa đực chiếm tỷ lệ cao, hoa cái
chiếm thấp từ 0 – 30% tổng số hoa. Những chùm hoa đầu và cuối vụ thường là
hoa đực, hoa chính vụ tỷ lệ hoa lưỡng tính cao. Tỷ lệ hoa lưỡng tính còn phụ thuộc
vào cá thể cây trong vườn. Có cây tỷ lệ hoa lưỡng tính thấp, có cây cao – còn gọi
là điều chùm. Đây là chỉ tiêu để chọn cá thể giống có năng suất cao làm giống gốc
để nhân giống.
- Mùa hoa nở bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới tháng 3 năm sau. Rộ nhất vào
tháng giêng, tháng 2. Hoa chủ yếu thụ phấn nhờ côn trùng. Gặp mưa thì phấn
không tung được, dẫn đến tỷ lệ đậu trái thấp. Trong chùm có hoa nở sớm, nở trễ.
Có thể chênh lệch nhau 2 – 3 ngày. Giữa các chùm hoa cùng một cây và giữa các
cây trong vườn cũng có sự chênh lệch nở hoa. Do đó việc xử lý ra hoa đồng loạt sẽ
giúp cho việc thụ phấn, chăm sóc tốt, tỷ lệ đậu trái sẽ cao hơn.
Để vấn đề xử lý ra hoa điều hiệu quả, ngay từ đầu mùa mưa phải áp dụng chế độ
chăm sóc, bón phân đủ cho cây tăng trưởng mạnh, ra đọt, cành phát triển để cuối
mùa mưa sẽ đủ sức ra hoa. Lượng phân bón giai đoạn đầu mùa mưa được tập


trung là phân đạm (nếu là phân vô cơ) phân hỗn hợp NPK ưu tiên loại có hàm
lượng đạm cao: 16-16-8, 20-20-16, 20-10-10. Đợt này nên sử dụng kết hợp phân
hữu cơ sinh học như Cugasa, Humix, Komix liều lượng từ 3 – 4kg/gốc cho các
loại cây từ 5 năm tuổi trở lên.
Vào cuối mùa mưa khoảng tháng 10, tháng 11 trên cây điều sẽ xuất hiện đợt
đọt non thứ hai, đây là đợt đọt rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất điều sau
này, vì vậy cũng phải phun thuốc trừ sâu bệnh ngay từ khi đọt non mới nhú. Vào
đợt này, khi ta quan sát thấy vườn điều bắt đầu rụng lá khoảng 20%, ta sử dụng
loại phân bón lá có chứa Thioure để xử lý rụng lá điều. Sau khi phun được 5 – 7
ngày lá điều rụng rất nhanh, và đọt non sẽ xuất hiện. Khi chồi non được khoảng 5
lá ta tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa điều. Thông thường lá các loại phân
bón lá có hàm lượng lân cao, trong khi đó đạm thấp, ví dụ như loại 6-30-30, 10-
52-10. Có thể phun liên tiếp hai lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày, sau khi phun
khoảng 10 ngày thì điều sẽ ra hoa đồng loạt. Lưu ý là giai đoạn này đối với phân
bón gốc cũng phải lưu ý không nên sử dụng phân đạm nhiều, đặc biệt là phân urê,
mà tăng cường loại phân NPK có hàm lượng lân cao, hoặc DAP hoặc super lân.
Có thể bón phân hữu cơ nhưng chỉ bón loại hữu cơ sinh học sẽ có tác dụng nhanh
và ta chỉ bón sau khi điều trổ hoa. Khi chồi hoa nhú ra khoảng 1 tấc, ta có thể sử
dụng các loại phân bón lá có hàm lượng kali cao, có phối trộn thêm vi lượng (B)
để giúp cho việc ra hoa và đậu trái điều được tốt hơn. Thông thường có thể phun
từ 2 – 3 lần.
Một số vấn đề cần chú ý thêm khi xử lý:
Để tranh thủ xử lý ra hoa điều: cần chọn thời điểm để khi vừa dứt mưa khoảng
15 – 20 ngày là cây điều bắt đầu nở hoa. Như vậy phải xử lý trước trong thời điểm
còn một số cơn mưa cuối vụ. Do đó người trồng điều phải theo dõi kỹ dự báo thời
tiết để chuẩn bị cho chính xác.
Thời gian điều ra hoa, đất còn đủ ẩm hoặc nếu có điều kiện tưới nước (tuỳ theo
từng vùng và từng hộ trồng) thì năng suất hạt điều có thể tăng 25 – 30%. Có thể sử
dụng phân bón lá loại 6-30-30 hoặc MKP (Mono Potassium Phosphate). Có thể
phun thêm GA3 (Gibberellin) cho phát hoa dài, Botrac cho bớt rụng hoa, trái non.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây điều thật tốt trong mùa mưa, đặc biệt khi cây ra
đọt non sẽ xuất hiện bọ xít muỗi, bọ cánh cứng, sâu ăn tạp thì ta cần xử lý các
loại thuốc như Cyperan, Sherpa, Hopsan, Visher hoặc Bian.
Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thường sử dụng: Ridomil Gold, Cyperan,
Actara. Đối với bọ xít muỗi - vườn cây rậm rạp, không thông thoáng thì mật độ sẽ
cao hơn. Thường tập trung thành vùng, cụm. Nên phun thuốc vào sáng sớm sẽ có
hiệu quả cao hơn. Sử dụng các loại thuốc dạng nhũ dầu hoặc loại lưu dẫn vào đọt
non. Đối với sâu đục thân, đục ngọn: Basudin 50ND, Diazan 60ND, tiêm trực tiếp
vào cây 30 – 50cc/lần/cây.
Giai đoạn này bông và hoa điều rất nhạy cảm với các loại sâu hại như bọ xít
muỗi, các loại bệnh như thán thư, phấn trắng. Vì vậy phải phun xịt các loại thuốc
trừ sâu bệnh kịp thời, tuy nhiên tránh vào thời điểm hoa đang nở sẽ làm giảm khả
năng thụ phấn. Đặc biệt lưu ý thời tiết giai đoạn này vẫn còn một số cơn mưa cuối
mùa nên rất dễ gây bệnh khô bông, cháy lá trên cây điều. Vì vậy, sau mỗi cơn
mưa nên dùng các loại thuốc như Benlate, Captan, Anvil, Mancozeb, Benomyl,
Carban, Carbendazim, Appencarb để phun xịt.
* Vấn đề rụng trái non trên vườn điều: Thường xảy ra vào cuối tháng giêng,
đầu tháng 2 khi thời tiết khô hạn. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao, ban
ngày có thể là 35 – 36
0
C, ban đêm là 20 – 21
0
C. Dẫn đến trái lớn cũng có thể bị
rụng. Do đó nên tìm cách tránh để cây điều đậu trái non vào thời điểm này do bất
lợi về thời tiết. Tuy nhiên sớm quá sẽ gặp những cơn mưa cuối mùa sẽ ảnh hưởng
do bọ xít muỗi hoặc thán thư. Có thể do bón phân không đủ nên cây không có khả
năng nuôi trái dẫn tới rụng trái non.
- Trừ cỏ vườn điều: Các loại thuốc trừ cỏ như Paragoat, Glamoxol trừ nhóm cỏ
trên mặt đất. Glyphosat (lưu dẫn) trừ nhóm cỏ có thân ngầm, phun khi cây đang
sinh trưởng tốt.

* Tận dụng tàn dư thực vật tại vườn điều (lá điều) ủ làm phân bón hữu
cơ: tại vườn điều hàng năm, lượng tàn dư thực vật như lá điều rụng xuống vườn
rất lớn. Nếu tận dụng ủ làm phân bón hữu cơ rất tốt, giảm được chi phí đầu tư
phân bón của nhà vườn. Chế phẩm sinh học BIMA (có chứa nấm đối
kháng Trichoderma) của Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh được
sử dụng rất hiệu quả trong việc ủ các chất hữu cơ: phân chuồng, rơm rạ, lá điều, vỏ
cà phê làm phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học.

×