Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.9 KB, 9 trang )

Mở đầu:
Thuế là 1 trong những công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều hành và
quản lý nền kinh tế . Không những vậy thuế còn là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách nhà nước . Vì vậy việc áp dụng chính sách thuế sao cho phù hợp có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với nền kinh tế .
Trong điều kiện hội nhập kinh tế , hoạt động xuất nhập khẩu ngày đóng vai
trò quan trọng trong đối với nền kinh tế nước ta . Thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ
trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thuế . Vậy nên việc áp dụng
chính sách thuế xuất nhập khẩu như thế nào là 1 trong những rất đáng được quan
tâm . Trong hoàn cảnh nước ta mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
chúng ta buộc phải điều chỉnh các chính sách thuế sao cho phù hợp với những
cam kết gia nhập .
Thấy được tầm quan trọng của thuế xuất nhập khẩu cũng như những thay
đổi trong các chính sách thuế trong điều kiện hiện nay . Em thực hiện bài viết
này với tiêu đề : "Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập" . Với mục đích đưa ra và phân tích chính sách thuế XNK ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập .

1
I.Thuế XNK và tác dụng
Thuế xuất nhập khẩu phát sinh khi có sự chuyển dịch hàng hoá qua cửa
khẩu và khu chế xuất . Đối tượng nộp thuế là tất cả các hàng hoá được phép xuất
nhập khẩu qua biên giới và hàng hoá ngoài thị trường mua bán với khu chế
xuất . Hàng vận chuyển quá cảnh , hàng hoá chuyển khẩu và hàng nhân đạo
không thuộc diện chịu thuế . Thuế XNK thực chất là 1 khoản thu bắt buộc điều
tiết vào giá hàng hoá dịch vụ được trao đổi buôn bán giữa các quốc gia mà chủ
sở hữu chúng phải nộp cho nhà nước
Thuế XNK là 1 trong những biện pháp tài chính mà các nước can thiệp vào
hoạt động ngoại thương . Thuế XNK là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà
nước . Vậy nên thuế XNK trở thành 1 công cụ quan trọng của nhà nước để điều
tiết nền kinh tế . Bằng việc áp dụng chính sách thuế XNK phù hợp , nhà nước có


thể thúc đẩy hay kìm hãm các hoạt động kinh doanh trong nước khi các hoạt
động này diễn ra quá nóng , giúp nền kinh tế phát triển cân bằng và bền vững ;
có thể giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao sức cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài …
II.Chính sách thuế XNK ở VN qua các giai đoạn
Chính sách thuế XNK ở VN đã trải qua nhiều thời kì với những đặc điểm
và tính chất khác nhau . Trong thời kì sau khi xoá bỏ bao cấp chính sách thuế
XNK ở VN mang nặng tính bảo hộ vì nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ còn nhỏ
yếu , lạc hậu , thiếu sức cạnh tranh . Việc bảo hộ hàng hoá trong nước khi đó là
tất yếu . Vì vậy nên trong giai đoạn này , kim ngạch XNK còn rất hạn chế và
nước ta chỉ chủ yếu giao lưu buôn bán với các nước bạn hàng cũ như Liên Xô và
các nước Đông Âu .
Trong những năm sau đó , chính sách thuế XNK ở VN đã từng bước được
đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và chủ trương mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nhà nước . Nhờ đó mà đã thúc đẩy hoạt động
XNK , làm kim ngạch XNK tăng nhanh chóng đồng thời nước ta mở rộng quan
hệ giao lưu buôn bán với nhiều các quốc gia trên thế giới .
2
Sau khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA và chuẩn bị gia nhập
WTO , chúng ta lại tiến hành cơ cấu 1 cách căn bản hệ thống thuế quan 1 lần
nữa . Theo Quyết định 2000 của bộ tài chính , thì biểu thuế XNK nước ta bao
gồm hai loại thuế xuất là thuế xuất ưu đãi và thuế xuất phổ thông , được chia
thành ba loại thuế suất ( 3 thuế suất khác nhau cho cùng 1 hạng mục thuế ) :
Một là : thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu từ các
nước thành viên AFTA
Hai là : thuế suất ưu đãi áp dụng cho những nước mà VN được hưởng
quy chế tối huệ quốc
Ba là : thuế suất thông thường áp dụng cho các loại hàng hoá chung
không phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá từ nước nào ( thuế suất danh nghĩa
cao hơn so với thuế suất ưu đãi loại hai 50% )

Để khuyến khích xuất nhập khẩu , đặc biệt đối với việc nhập khẩu hàng
hoá phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu , chính sách thuế XNK còn quy định các
trường hợp được miễn giảm và hoàn lại thuế .
Và trong những năm gần đây thì sự điều chỉnh trong cơ cấu thuế quan là
đáng kể nhất . Thuế suất trung bình ( không gia quyền ) tăng chút ít từ 13,4%
năm 2003 lên 15,7% năm 2006 . Sự gia tăng này kèm theo đó là sự giảm đáng
kể về độ phân tán của từng loại thuế riêng biệt xung quanh thuế suất trung bình ,
hệ số biến thiên giảm từ 131% năm 2003 xuống 116,3% năm 2006 . Cơ cấu thuế
quan năm 2006 chỉ có 15 dòng thuế , so với 35 dòng năm 2005 . Thuế suất tối đa
cũng giảm từ 200% xuống 120% trong giai đoạn này , kèm theo đó là giảm số
dòng thuế nằm ở mức cao nhất của biểu thuế . Cho đến đầu năm 2005 , chỉ có
1,1% tổng số dòng thuế (74/6269) là có thuế suất trên 50% .
Việc giảm độ phân tán của thuế quan vào năm 2005 so với năm 2006 chủ
yếu là do điều chỉnh lại 1 số thuế suất ở mức giữa , theo hướng tăng thuế suất .
Ví dụ , những dòng thuế có thuế suất trong khoảng 12%-28% đã biến mất trong
năm 2006 . Cùng với đó là sự gia tăng những thuế suất 30-50% .
3
Việc phân bổ thuế suất giữa các bảng HS thể hiện tính leo thang trong cơ
cấu thuế của VN , trong đó sản phẩm cuối cùng ( chủ yếu là hàng tiêu dùng ) có
tỷ lệ bảo hộ cao , trong khi hàng trung gian có thuế suất bằng 0 hoặc thuế suất
thấp . Mức thuế suất đặc biệt cao với thực phẩm , nông sản và 1 số hàng tiêu
dùng ( nhất là quần áo , giày dép , sản phẩm sứ và đồ da ) .
Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi đánh thuế vào hàng trung gian
thường thấp hơn so với sản phẩm cuối cùng , hàng trung gian nhập khẩu để làm
đầu vào cho nhừng ngành mà VN có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu thường cao
hơn nhiều so với những đầu vào cho những ngành cạnh tranh với nhập khẩu . Ví
dụ : sợi để dệt và dệt kim chịu thuế NK là 40% . Hầu hết những mức thuế suất
thấp hoặc bằng 0 áp dụng cho những mặt hàng chủ yếu do khu vực doanh
nghiệp Nhà nước sử dụng làm đầu vào cho sản xuất hàng trung gian hoặc thành
phẩm cho thị trường nội địa .

*Thực hiện cam kết gia nhập WTO
Cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO , VN đang trong
quá trình thực hiện các cam kết gia nhập của mình . Theo toàn bộ các cam kết về
thuế quan của Việt Nam trong WTO, thì sẽ cắt giảm khoảng 3.800 số dòng thuế
nhập khẩu. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt
may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện-điện tử...Mức cam
kết chung của Việt Nam là đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế
(10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành
17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 - 7 năm. Mức thuế bình
quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%
thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn
12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm.
Mức cam kết cụ thể: sẽ có khoảng hơn 1/3 dòng số dòng thuế sẽ phải cắt
giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy
cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô -
xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.
4
Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản
phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Bên
cạnh đó, Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với
nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phương tiện vận tải.
Cam kết của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo
ngành của WTO (giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp). Đây là hiệp định tự
nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số
ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may
và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm
đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.
- Mức giảm với 1 số ngành cụ thể
Hàng điện tử, điện lạnh
Với 3 nhóm hàng mà người tiêu dùng đang quan tâm là ti vi, điều hòa, máy

giặt, sẽ phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 50% và 40% hiện hành xuống
40% và 38% ngay khi vào WTO và xuống còn 25% sau 3-5 năm.
Rượu, bia
Hai mặt hàng nhạy cảm là rượu và bia, WTO cho Việt Nam thời gian 3
năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt xuống tương xứng với mức chung
của WTO (chúng ta đã bắt đầu thực hiện lộ trình kể từ 1/12006 theo Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt sửa đổi).
Song thuế suất thuế nhập khẩu bia cũng sẽ phải giảm từ mức 80% hiện
hành xuống 65% ngay khi gia nhập WTO, và xuống còn 35% trong vòng 5 năm;
thuế suất thuế nhập khẩu rượu từ mức 65% hiện hành xuống còn 45-50% trong
5-6 năm. Có nghĩa là bia, rượu nhập khẩu sẽ rẻ đi rất đáng kể.
Xe máy, ô tô giá rẻ
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự (Trưởng đoàn đàm phán
Chính phủ về việc Việt Nam gia nhập WTO) thì Việt Nam sẽ phải cho nhập
khẩu xe máy phân khối lớn từ 175cc trở lên từ ngày 1.6.2007 (hiện nay đang
5

×