Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG NGÀNH KẾ TOÁN và NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.82 KB, 76 trang )

Bài giảng kiểm toán
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HẢI QUAN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG
NGÀNH KẾ TOÁN và NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (tất cả các chuyên ngành)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: KIỂM TOÁN
2. Số đơn vò học trình: 03
3. Trình độ: cho sinh viên năm thứ 3
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 45 tiết, trong đó:
o Hướng dẫn thuyết trình nhóm và thảo luận: 5 tiết
o Hướng dẫn tham khảo mở rộng và ôn tập: 5 tiết
5. Điều kiện tiên quyết: Các môn kế toán chuyên ngành, Phân tích HĐKT
6. Mục tiêu của học phần:
- Giúp SV làm quen với môi trường hoạt động của kiểm toán và những khái
niệm cơ bản trong kiểm toán;
- Giúp SV tìm hiểu một số kỹ thuật và quy trình cơ bản trong kiểm toán.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: gồm 04 chương:
- Chương I: Tổng quan về kiểm toán
- Chương II: Một số khái niệm cơ bản trong kiểm toán
- Chương III: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
- Chương IV: Kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: đủ theo số tiết lên lớp
- Thực hiện thuyết trình nhóm hoặc thảo luận theo sự phân công, hướng dẫn
của giảng viên
9. Tài liệu học tập:
- Giáo trình: Sử dụng giáo trình thống nhất của nhà trường


- Sách tham khảo: (GV giới thiệu cho SV, tùy thời điểm)
- Tài liệu khác: Luật, chuẩn mực kiểm toán và các văn bản pháp lý liên quan
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Kiểm tra giữa học phần hoặc thuyết trình nhóm: 30%
- Thi cuối học phần: 70%
11. Thang điểm: 10 (mười)
12. Nội dung chi tiết học phần: (Theo phụ lục đính kèm)
13. Ngày phê duyệt:
14. Cấp phê duyệt:
Trang 1
Bài giảng kiểm toán
NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN KIỂM TOÁN
Dành cho chương trình đào tạo Cao đẳng, ngành Kế toán; ngành Tài chính – ngân hàng
Thời lượng: 03đvht
(Đính kèm đề cương chi tiết học phần)
= 0 =
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
I. Khái niệm, phân loại kiểm toán
II. Mục đích và phạm vi kiểm toán
III. Hoạt động kiểm toán độc lập và doanh nghiệp kiểm toán
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG KIỂM
TOÁN
I. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán.
1. Khái niệm.
2. Các cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán.
II. Hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Khái niệm.
2. Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ.
III. Trọng yếu và rủi ro.
1. Sai phạm.

2. Trọng yếu.
3. Rủi ro.
IV. Bằng chứng kiểm toán.
1. Khái niệm.
2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.
V. Thử nghiệm kiểm toán.
1. Thử nghiệm kiểm soát.
2. Thử nghiệm cơ bản.
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP
I. Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính:
1. Chuẩn bò kiểm toán.
2. Thực hiện kiểm toán.
3. Hoàn thành kiểm toán.
II. Chương trình kiểm toán một số khoản mục:
1. Kiểm toán vốn bằng tiền
2. Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
3. Kiểm toán doanh thu và nợ phải thu
CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
I. Kiểm toán nhà nước.
II. Kiểm toán nội bộ.
- HẾT -
Trang 2
Bài giảng kiểm toán
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
Mục tiêu: Sau khi học chương này, sinh viên có thể:
- Hiểu được khái niệm kiểm toán và các lọai kiểm toán.
- Biết được hoạt động của kiểm toán độc lập
I. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN.
1. Đònh nghóa kiểm toán.

Các tác giả Alvin Arens và James K.Locbbecke trong giáo trình " Auditing
– An Integrated Approach " đã nêu một đònh nghóa chung về kiểm toán như sau:.
“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những
thông tin được kiểm tra nhằm xác đònh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa
những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán
phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”
Giải thích các thuật ngữ:
- Thông tin được kiểm tra: có thể là BCTC của các DN, tờ
khai nộp thuế, quyết toán ngân sách của các cơ quan nhà nước,… Kết quả
kiểm toán sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá độ tin cậy của các thông tin
này.
- Các chuẩn mực được thiết lập: là cơ sở để đánh giá các
thông tin được kiểm tra, chúng thay đổi tuỳ theo thông tin được kiểm tra.
Ví dụ: đối với BCTC của đơn vò, kiểm toán viên dựa trên các chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành, còn đối với các tờ khai nộp thuế thì chuẩn
mực để đánh giá sẽ là luật Thuế,…
- Bằng chứng kiểm toán: là các thông tin để chứng minh cho ý
kiến nhận xét của kiểm toán viên. Đó có thể là các tài liệu kế toán của
đơn vò, hoặc các chứng cứ riêng của kiểm toán viên như thư xác nhận nợ
phải thu, kết quả chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho,…
- Báo cáo kiểm toán là văn bản trình bày ý kiến của kiểm
toán viên về sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực đã
được thiết lập. Nội dung và hình thức báo cáo phụ thuộc vào mục đích của
từng loại kiểm toán, thí dụ khi kiểm toán BCTC của một DN, kiểm toán
viên phải nêu được BCTC có được trình bày phù hợp với các chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình
tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của DN hay không?
- Kiểm toán viên: người thực hiện cuộc kiểm toán. Kiểm toán
viên phải có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc kiểm toán
đảm bảo chất lượng. Năng lực của kiểm toán viên là trình độ nghiệp vụ

được hình thành qua đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm, giúp cho kiểm toán
Trang 3
Bài giảng kiểm toán
viên có khả năng xét đoán công việc trong từng trường hợp cụ thể. Còn
sự độc lập với đơn vò được kiểm toán là yêu cầu cần thiết để duy trì sự
khách quan của kiểm toán viên và tạo được sự tin cậy của người sử dụng
kết quả kiểm toán.
2. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán.
- Trên thế giới:
Kiểm toán xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên: Từ thời
cổ đại đến trung đại, kiểm toán: chỉ giới hạn ở việc xác đònh xem liệu cá nhân
giữ trọng trách trong một tổ chức hoạt động kinh doanh hoặc trong chính phủ có
thực hiện đúng trách nhiệm và báo cáo đúng sự thật hay không?
Thời kỳ nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp, quy mô sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp tăng lên, xảy ra sự tách biệt về vốn chủ sở hữu và việc
quản lý, vì vậy người chủ sở hữu phải tăng cường kiểm tra để bảo vệ tài sản của
mình, chống nguy cơ sai phạm không chủ đích hoặc gian lận; các chủ nhà băng
khi cho vay cần sử dụng các báo cáo tài chính trung thực. Lúc này, kiểm toán
bao thường gồm tất cả hoặc gần như tất cả các nghiệp vụ được phản ánh.
Sang nửa đầu thế kỷ XX, khi quy mô các doanh nghiệp, số lượng các cổ
đông tăng lên đáng kể, mục tiêu kiểm toán đi từ sửa chữa các gian lận, sai sót
được phát hiện sang mục tiêu mới là xem xét liệu báo cáo tài chính có đưa ra
một bức tranh đầy đủ và trung thực về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và những thay đổi trong vò thế tài chính.
- Ở Việt Nam:
Kiểm toán còn rất mới, chỉ mới bắt đầu được tìm hiểu và sử dụng từ đầu
thập niên 90 của thế kỷ XX.
 1991: Ra đời công ty kiểm toán độc lập đầu tiên.
 01/1994: Ban hành qui chế hoạt động của kiểm toán độc lập.
 07/1994: Thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước.

 2004: CP ban hành Nghò đònh 105/NĐ-CP về kiểm toán độc lập.
 2005: Quốc hội thông qua Luật kiểm toán Nhà nước.
 2005: CP ban hành Nghò đònh 133/2005/NĐ-CP (Sửa đổi NĐ105)
 …
3. Bản chất kiểm toán.
- Kiểm toán là sự phát triển độc lập của chức năng kiểm tra kế toán – thành
một hoạt động độc lập theo chức năng riêng, đối tượng riêng và phương
pháp riêng, đồng thời hình thành một bộ máy tổ chức riêng.
- Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai
tài chính của một DN do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện
những công việc đó theo đúng bất cứ nghóa vụ pháp đònh có liên quan.
- Phạm vi kiểm toán:
Trang 4
Bài giảng kiểm toán
+ Kiểm toán thông tin: hướng vào việc đánh giá tình trung thực và hợp pháp
của tài liệu, còn được gọi là kiểm toán tài chính.
+ Kiểm toán quy tắc: Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các thể lệ,
chế độ, pháp luật của đơn vò được kiểm toán trong quá trình hoạt động, còn
được gọi là kiểm toán tuân thủ.
+ Kiểm toán hiệu quả: Có đối tượng trực tiếp, là sự kết hợp giữa các yếu tố,
nguồn lực trong từng loại hoạt động và hiệu quả kinh tế của các hoạt động
đó.
+ Kiểm toán hiệu năng: Loại hình này được đặc biệt quan tâm ở lónh vực
công cộng, nơi mà lợi ích và hiệu quả không còn được giữ nguyên vẹn ý
nghóa của nó như trong kinh doanh, nơi mà năng lực quản lý cần được đánh
giá toàn diện và bồi dưỡng thường xuyên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
quản lý của đơn vò được kiểm toán.
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN.
1. Chức năng kiểm tra và thẩm đònh.
Thực hiện chức năng này nhằm xem xét mức độ trung thực của tài liệu và

tính hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bản khai tài
chính thể hiện trên hai phương diện:
- Tính đúng đắn của các con số, của các thông tin đã công bố.
- Tính đúng đắn và trung thực của các biểu mẫu, sổ sách phản ánh tình hình
tài chính.
2. Chức năng xác nhận và giải tỏa trách nhiệm.
Thực hiện chức năng này, kiểm toán xác nhận thông tin và san sẻ trách
nhiệm, công việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực, cấp trên, của
các tổng công ty,… đối với cơ quan trực thuộc chòu sự chỉ đạo và giám sát.
3. Chức năng tư vấn của kiểm toán.
Sản phẩm của kiểm toán là Báo cáo kiểm toán, đưa ra những nhận xét, kết
luận về những nội dung đã được kiểm toán và kiểm toán viên phải chòu trách
nhiệm trước pháp luật về các nhận xét, kết luận và kiến nghò của mình.
Ngoài phần xác nhận hoặc chỉ ra những sai lệch, những vi phạm pháp luật, vi
phạm kinh tế trong điều hành và quản lý tài chính – ngân sách, Báo cáo kiểm
toán còn đưa ra những khuyến nghò, biện pháp để sửa chữa, khắc phục những
sai sót vi phạm và ngăn chặn không cho chúng lặp lại trong tương lai.
III. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN.
1. Phân loại theo mục đích.
1.1.Kiểm toán hoạt động.
Là việc kiểm tra và đánh giá tính hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt
động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vò.
-Tính hữu hiệu là mức độ hoàn thành các nhiệm vụ hay mục tiêu đã đề ra.
Trang 5
Bài giảng kiểm toán
-Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp
nhất.
Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một
phương án kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình
XDCB, một loại tài sản, thiết bò mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển

chứng từ trong một đơn vò… Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại
kiểm toán này. Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động rất
khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung thực,
hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh
giá thông tin có tính đònh tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc
mang nặng tính chủ quan.
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công
tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lónh vực. Kiểm toán hoạt động
phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác
nhau. Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét, đánh giá,
kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.
1.2.Kiểm toán tuân thủ.
Là việc kiểm tra và đánh giá xem đơn vò được kiểm toán có tuân thủ pháp
luật và các quy đònh (do các cơ quan có thẩm quyền và đơn vò đã quy đònh) hay
không để kết luận về sự chấp hành pháp luật và các quy đònh của đơn vò. Ví dụ:
- Kiểm toán việc tuân thủ các luật thuế ở đơn vò;
- Kiểm toán của cơ quan nhà nước đối với DNNN, đơn vò có sử dụng kinh
phí NSNN về việc chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán;
- Kiểm toán việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng đối với
đơn vò sử dụng vốn vay của ngân hàng.
Chuẩn mực để đánh giá là những văn bản có liên quan.
1.3.Kiểm toán báo cáo tài chính.
Kiểm toán báo cáo tài chính là kiểm tra và đưa ra ý kiến về sự trình bày
trung thực và hợp lý của BCTC của một đơn vò. Do BCTC bắt buộc phải được lập
theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, nên chuẩn mực và chế
độ kế toán được sử dụng làm thước đo trong kiểm toán BCTC.
Công việc kiểm toán BCTC thường do các doanh nghiệp kiểm toán
(DNKT) thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và
nhà đầu tư, cho người bán, người mua. Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ
yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường chiếm 70 - 80% công việc của các

DNKT.
Trang 6
Bài giảng kiểm toán
Kết quả kiểm toán BCTC sẽ phục vụ cho đơn vò, Nhà nước và các bên thứ
ba, như cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng,… để họ đưa ra những quyết đònh kinh tế
của mình.
2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán.
2.1.Kiểm toán nội bộ.
Là công việc kiểm toán do các KTV của đơn vò tiến hành. Kiểm toán nội
bộ chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác kế toán, tài
chính của đơn vò.
Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện cả ba loại kiểm toán nói trên tuy nhiên
thế mạnh là kiểm toán hoạt động.
Để hoạt động hữu hiệu, bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tổ chức độc
lập với bộ phận được kiểm toán. Tuy nhiên, do kiểm toán viên nội bộ là nhân
viên của đơn vò nên kết quả kiểm toán nội bộ chỉ có giá trò đối với đơn vò và
thường không đạt được sự tin cậy của những người bên ngoài.
Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ rất đa dạng và tuỳ thuộc vào quy
mô và cơ cấu tổ chức của đơn vò, cũng như yêu cầu của các nhà quản lý đơn vò.
Thông thường, kiểm toán nội bộ có thể đảm trách các lónh vực sau đây:
- Kiểm tra về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ, và
đưa ra các kiến nghò nhằm hoàn thiện chúng.
- Kiểm tra các thông tin hoạt động và thông tin tài chính.
- Kiểm tra tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kể cả quy
đònh không thuộc lónh vực tài chính của DN.
- Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy đònh nội bộ…
2.2. Kiểm toán của Nhà nước.
Là hoạt động kiểm toán do các công chức của Nhà nước tiến hành, chủ
yếu là thực hiện kiểm toán tuân thủ, chẳng hạn như xem xét việc chấp hành luật

pháp ở các đơn vò. Riêng tại các đơn vò sử dụng kinh phí của Nhà nước, kiểm
toán viên của Nhà nước có thể thực hiện kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán
BCTC. Hoạt động kiểm toán của Nhà nước được thực hiện bởi nhiều cơ quan
chức năng như cơ quan thuế, thanh tra,…
Trong các hoạt động kiểm toán của Nhà nước, lónh vực được quan tâm đặc
biệt là hoạt động của cơ quan kiểm toán quốc gia để kiểm tra về việc sử dụng
ngân sách của các cơ quan công quyền, hay việc sử dụng nguồn lực trong các dự
án, các chương trình cấp quốc gia,… Ở Việt Nam, chức năng này thuộc về Kiểm
toán Nhà nước, một cơ quan trực thuộc Quốc hội.
Điều 13, 14 Luật Kiểm toán Nhà nước (Luật số 37/2005/QH11 do Quốc
hội thông qua ngày 14/06/2005) quy đònh “Kiểm toán nhà nước là cơ quan
chuyên môn về lónh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. “Kiểm toán Nhà nước có chức năng
Trang 7
Bài giảng kiểm toán
kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ
chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước”.
2.3.Kiểm toán độc lập.
Là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc những tổ
chức kiểm toán độc lập. Họ thường thực hiện kiểm toán BCTC, và tuỳ theo yêu
cầu của khách hàng, họ còn cung cấp các dòch vụ khác như kiểm toán hoạt động,
kiểm toán tuân thủ, tư vấn kế toán, thuế, tài chính,…
Trong nền kinh tế thò trường, BCTC đã được kiểm toán tuy được nhiều đối
tượng sử dụng, nhưng người sử dụng chủ yếu là các bên thứ ba, và họ thường chỉ
tin cậy kết quả kiểm toán BCTC của kiểm toán độc lập, vì thế vai trò của kiểm
toán viên độc lập trở nên rất cần thiết và khó thể thay thế.
Điều 2 Nghò đònh số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ quy
đònh "Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và DNKT về
tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các
doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vò được kiểm toán) khi có yêu cầu của

các đơn vò này".
IV. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập:
1. Sự ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập:
Kiểm toán độc lập ra đời sau các loại kiểm toán khác song kiểm toán độc
lập lại phát triển rất nhanh chóng nhờ vào sự chuyên nghiệp và tính độc lập của
mình. Sự phát triển của kiểm toán độc lập dẫn đến sự hình thành của các công ty
kiểm toán quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và quốc gia.
- Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giớiø (Big Four): KPMG,
Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young, Pricewaterhouse Coopers.
- Ở Việt Nam, Công ty kiểm toán độc lập đầu tiên của Việt Nam
được thành lập vào tháng 5/1991 là công ty VACO (Việt Nam Auditing
Company). Cho đến nay, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán được thành lập
và hoạt động ở Việt Nam, trong đó có 4 công ty kiểm toán quốc tế nói trên.
2. Tổ chức và hoạt động của công ty kiểm toán:
* Tổ chức:
Công tác kiểm toán độc lập do các KTV độc lập thực hiện. Theo thông lệ
quốc tế, KTV có thể hành nghề theo công ty hoặc hành nghề cá nhân.
Hình thức tổ chức: các công ty kiểm toán độc lập thường được tổ chức tùy
theo pháp luật ở từng quốc gia với các đặc điểm sau:
- Chủ phải là kiểm toán viên
- Chòu trách nhiệm vô hạn
- Phải giữ tính độc lập.
Trang 8
Bài giảng kiểm toán
Hiện nay, Nghò đònh 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004, Nghò đònh
133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ chỉ cho phép thành lập DNKT
theo các hình thức: công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân. DNKT phải công khai hình thức này trong quá trình giao
dòch và hoạt động.
* Hoạt động của công ty kiểm toán: các công ty kiểm toán thường hoạt động

trong các lónh vực sau:
-Kiểm toán: chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính và đôi khi cả kiểm toán
hoạt động hay tuân thủ theo yêu cầu của khách hàng.
-Dòch vụ kế toán: như: tổ chức hệ thống kế toán cho khách hàng, giữ sổ sách,
lập báo cáo tài chính
-Tư vấn về thuế, tài chính và quản lý
3. Chuẩn mực kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp:
1.1Chuẩn mực kiểm toán:
Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về
việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. Chuẩn mực kiểm
toán còn bao gồm cả những hướng dẫn, những giải thích về những nguyên tắc cơ
bản để các kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, để đo lường và đánh giá
chất lượng công việc kiểm toán.
Về nội dung, thường bao gồm:
+ Chuẩn mực chung: về tiêu chuẩn của kiểm toán viên
+ Các chuẩn mực liên quan đến công việc kiểm toán: lập KH kiểm toán,
phân công nhân sự, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, thu thập bằng chứng
+ Các chuẩn mực liên quan đến báo cáo kiểm toán:
IAPC (International Auditing Practices Committee – Ủy Ban Thực hành
kiểm toán quốc tế) ban hành các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA –
International Standard Auditing). Các quốc gia thường xây dựng riêng hệ thống
chuẩn mực kiểm toán quốc gia.
* 38 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được Bộ Tài chính ban hành và
công bố:
Cho tới nay, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành và công bố 7 đợt với 38
CMKT sau:
- Chuẩn mực số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán
BCTC
- Chuẩn mực số 210 - Hợp đồng kiểm toán
- Chuẩn mực số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

- Chuẩn mực số 230 - Hồ sơ kiểm toán
Trang 9
Bài giảng kiểm toán
- Chuẩn mực số 240 - Gian lận và sai sót
- Chuẩn mực số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy đònh
trong kiểm toán BCTC
- Chuẩn mực số 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm
toán với lãnh đạo đơn vò được kiểm toán
- Chuẩn mực số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán
- Chuẩn mực số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh
- Chuẩn mực số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán
- Chuẩn mực số 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro
- Chuẩn mực số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ
- Chuẩn mực số 401 - Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học
- Chuẩn mực số 402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vò có sử
dụng dòch vụ bên ngoài
- Chuẩn mực số 500 - Bằng chứng kiểm toán
- Chuẩn mực số 501 - Bằng chứng kiểm soát bổ sung đối với các khoản
mục và sự kiện đặc biệt
- Chuẩn mực số 505 - Thông tin xác nhận bên ngoài
- Chuẩn mực số 510 - Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính
- Chuẩn mực số 520 - Quy trình phân tích
- Chuẩn mực số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác
- Chuẩn mực số 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán
- Chuẩn mực số 545 - Kiểm toán việc xác đònh và trình bày giá trò hợp lý
- Chuẩn mực số 550 - Các bên liên quan
- Chuẩn mực số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập
BCTC
- Chuẩn mực số 570 - Hoạt động liên tục
- Chuẩn mực số 580 - Giải trình của Giám đốc

- Chuẩn mực số 600 - Sử dụng tư liệu của KTV khác
- Chuẩn mực số 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ
- Chuẩn mực số 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia
- Chuẩn mực số 700 - Báo cáo kiểm toán về BCTC
Trang 10
Bài giảng kiểm toán
- Chuẩn mực số 710 - Thông tin có tính so sánh
- Chuẩn mực số 720 - Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã
kiểm toán
- Chuẩn mực số 800 - Báo cáo kiểm toán và những công việc kiểm toán
đặc biệt
- Chuẩn mực số 910 - Công tác soát xét BCTC
- Chuẩn mực số 920 - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục
thoả thuận trước
- Chuẩn mực số 930 - Dòch vụ tổng hợp thông tin tài chính
- Chuẩn mực số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.
1.2 Đạo đức nghề nghiệp:
1.2.1 Khái quát:
Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những quy tắc đạo đức để hướng dẫn cho
các thành viên của một nghề nghiệp nào đó ứng xử và hoạt động một cách trung
thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên độc lập thường bao gồm các nội dung
sau:
 Chính trực: thực hiện công việc một cách trung thực, thẳng thắn, bất vụ
lợi.
 Khách quan: phải công bằng, không để sự phán xét nghề nghiệp của mình
bò lệ thuộc vào người khác, nếu có mâu thuẫn ảnh hưởng đến khách quan,
từ chối kt.

 Độc lập: kiểm toán viên phải thực sự độc lập và tỏ ra độc lập, phải vô tư
khi kiểm toán.
 Bảo mật: phải giữ bí mật thông tin của khách hàng, không được sử dụng
hoặc công bố trừ khi có trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm nghề
nghiệp đòi hỏi phải công bố.
 Chấp hành các chuẩn mực nghiệp vụ trong khi tiến hành công việc.
 Trình độ nghiệp vụ: phải duy trì trình độ nghiệp vụ, chỉ được nhận làm
những phần việc mà mình có đủ khả năng.
 Đạo đức ứng xử: giữ tư cách đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh,
Tại các quốc gia, những nội dung chi tiết của đạo đức nghề nghiệp được
trình bày trong Điều lệ về đạo đức nghề nghiệp do Hiệp hội nghề nghiệp ban
hành.
Trang 11
Bài giảng kiểm toán
1.2.2 Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên theo qui đònh của pháp luật Việt
Nam:
Tại Việt Nam, Đạo đức nghề nghiệp của KTV được ban hành theo Quyết
đònh 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ tài Chính.
a. Quy đònh chung
(1) Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhằm:
- Nâng cao tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin của kế toán và
kiểm toán;
- Tạo lập sự công nhận của chủ doanh nghiệp, khách hàng và các bên liên
quan về tính chuyên nghiệp của người hành nghề kế toán, kiểm toán;
- Đảm bảo về dòch vụ kế toán, kiểm toán, thực hiện đạt các chuẩn mực
cao nhất;
- Tạo niềm tin cho những người sử dụng dòch vụ kiểm toán về khả năng
chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dòch vụ đó.
(2) Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán áp dụng cho tất
cả mọi người làm kế toán và người làm kiểm toán, gồm (đoạn 03):

- Người làm kế toán (kể cả thủ quỹ, thủ kho), kế toán trưởng, phụ trách kế
toán;
- Người có chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán đang làm
việc trong các đơn vò kế toán;
- Người có chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán đang hành
nghề trong các doanh nghiệp dòch vụ kế toán, kiểm toán;
- Người làm kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán nhà nước;
- Người khác có liên quan đến công việc kế toán, kiểm toán.
Đơn vò nhận cung cấp dòch vụ kế toán, kiểm toán, các doanh nghiệp, tổ
chức có sử dụng người làm kế toán, người làm kiểm toán phải có những hiểu biết
về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để lựa chọn và sử dụng người làm kế toán,
kiểm toán và phối hợp trong hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
(3) Nguyên tắc nền tảng của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán, gồm (đoạn 36):
a) Độc lập (áp dụng chủ yếu cho KTV hành nghề và người hành nghề kế
toán);
b) Chính trực;
c) Khách quan;
Trang 12
Bài giảng kiểm toán
d) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
e) Tính bảo mật;
g) Hành vi chuyên nghiệp;
h) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
b. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán áp dụng cho tất cả
mọi người làm kế toán và người làm kiểm toán, gồm:
(1) Tính chính trực và tính khách quan (46)
- Tính chính trực đòi hỏi phải: thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ
ràng;
- Tính khách quan đòi hỏi phải: công bằng, tôn trọng sự thật, không thành

kiến;
(Không làm việc trong môi trường phải chòu áp lực mạnh, không nên có
các quan hệ dẫn đến thành kiến, thiên vò; không nên nhận quà biếu… dẫn đến
thành kiến, thiên vò hoặc tai tiếng nghề nghiệp…).
(2) Xung đột về đạo đức (49), nảy sinh khi:
- Áp lực từ cơ quan quản lý, cấp trên , người lãnh đạo hoặc quan hệ gia
đình, quan hệ cá nhân;
- Yêu cầu làm những việc trái với CM chuyên môn;
- Xuất hiện mâu thuẫn về lòng trung thành với CM chuyên môn.
(3) Năng lực chuyên môn (55)
Năng lực chuyên môn thể hiện ở bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và liên
tục cập nhật; Không được thể hiện là có những khả năng và kinh nghiệm mà
mình không có (57)
(4) Tính bảo mật
- Đòi hỏi phải bảo mật thông tin về khách hàng, doanh nghiệp không chỉ
trong thời gian làm việc mà cả sau khi đã thôi làm việc;
- Tính bảo mật yêu cầu không được tiết lộ thông tin, kể cả không được sử
dụng thông tin để thu lợi;
- Phải bảo đảm các nhân viên dưới quyền và chuyên gia mời tư vấn cũng
phải bảo đảm nguyên tắc bảo mật;
- Chỉ được cung cấp hay sử dụng thông tin về khách hàng, doanh nghiệp
khi được khách hàng đồng ý hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, của pháp luật đòi
hỏi phải công bố.
(5) Tư vấn hoặc kê khai thuế (66)
Trang 13
Bài giảng kiểm toán
- Có quyền đưa ra các giải pháp về thuế có lợi cho khách hàng;
- Tư vấn hoặc kê khai thuế không đồng nghóa với xác nhận về thuế;
- Không được tư vấn hoặc lập tờ khai thuế khi xét thấy có gian lận, thiếu
thông tin, thông tin không chắc chắn.

(6) Áp dụng CM đạo đức nghề nghiệp khi làm việc ở các nước khác (74)
Người làm kế toán và người làm kiểm toán của Việt Nam phải thực hiện
CM đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam. Khi làm việc ở các
nước khác phải áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức của Việt Nam hoặc của nước
đến làm việc khi tiêu chuẩn đạo đức của nước nào nghiêm khắc hơn.
(7) Quảng cáo (77)
Trong các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp, người làm kế toán và
người làm kiểm toán không được sử dụng phương tiện quảng cáo làm ảnh hưởng
đến danh tiếng nghề nghiệp; không được phóng đại những việc có thể làm hoặc
dòch vụ có thể cung cấp, bằng cấp hoặc kinh nghiệm có thể có; không được nói
xấu hoặc đưa thông tin sai về DN hoặc đồng nghiệp.
c. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho KTV hành nghề và
nhóm kiểm toán độc lập
Tính độc lập (78)
(1) Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KTV. Chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu mọi KTV hành nghề cung cấp dòch
vụ kiểm toán (dòch vụ đảm bảo), doanh nghiệp kiểm toán và các chi nhánh (nếu
có) phải độc lập với các khách hàng sử dụng dòch vụ kiểm toán.
Tính độc lập bao gồm:
- Độc lập về tư tưởng: Là trạng thái suy nghó khách quan, không lệ thuộc
vào bất cứ điều gì;
- Độc lập về hình thức: Là không có các quan hệ hoặc hoàn cảnh chòu ảnh
hưởng của bên thứ 3.
Tính độc lập không bắt buộc phải hoàn toàn không có quan hệ về kinh tế,
tài chính hay quan hệ khác. Một KTV hành nghề và thành viên nhóm kiểm toán
(bao gồm: KTV hành nghề, các KTV và trợ lý kiểm toán; những người quyết đònh
mức phí kiểm toán, Ban Giám đốc và người tham gia tư vấn cho hợp đồng, người
soát xét chất lượng dòch vụ trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Khi cung cấp
dòch vụ kiểm toán phải xét đoán mọi thứ quan hệ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính
độc lập và các biện pháp bảo vệ cần phải thực hiện để làm cho nguy cơ đó giảm

xuống mức có thể chấp nhận được. Nếu nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập
không thể giảm xuống đến mức có thể chấp nhận được thì biện pháp tốt nhất là
Trang 14
Bài giảng kiểm toán
không để cho nhân viên đó tham gia cuộc kiểm toán hoặc từ chối cung cấp dòch
vụ kiểm toán đó.
Phần này đưa ra các tình huống có thể tạo ra nguy cơ ảnh hưởng đến tính
độc lập và các biện pháp bảo vệ cần thực hiện.
(2) Nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập (105).
Tính độc lập có nguy cơ bò ảnh hưởng do: Tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa,
quan hệ ruột thòt, quan hệ khác và sự đe doạ.
(3) “Nguy cơ do tư lợi” (106): diễn ra khi công ty kiểm toán hoặc thành
viên nhóm kiểm toán có thể thu được lợi ích tài chính hoặc các xung đột lợi ích
cá nhân khác với khách hàng kiểm toán, như:
- Có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp trọng yếu;
- Vay nợ, cho vay, bảo lãnh hoặc nhận quà, biếu quà, dự tiệc;
- Quá phụ thuộc vào mức phí của khách hàng đó;
- Sợ mất khách hàng;
- Có quan hệ kinh doanh chặt chẽ (mua, bán, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp
dòch vụ…);
- Có thể trở thành nhân viên của khách hàng trong tương lai;
- Phân chia phí dòch vụ hoặc chia hoa hồng…
(4) “Nguy cơ tự kiểm tra” (107) diễn ra khi:
- Cần đánh giá lại chất lượng dòch vụ kỳ trước;
- Thành viên nhóm kiểm toán trước đây đã hoặc đang là thành viên Ban
lãnh đạo của khách hàng (kể cả Kế toán trưởng);
- Thành viên nhóm kiểm toán trước đây đã là người làm ra số liệu của
Báo cáo tài chính sẽ là đối tượng của dòch vụ kiểm toán.
(5) “Nguy cơ về sự bào chữa” (108), xảy ra khi:
- Thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ dẫn đến bò phụ thuộc vào

khách hàng khi đưa ra ý kiến;
- Thành viên nhóm kiểm toán đã hoặc đang là nhân viên giao dòch bán
chứng khoán, cổ phiếu của khách hàng;
- Thành viên nhóm kiểm toán giữ vai trò là người bào chữa cho khách
hàng trong các vụ kiện hoặc tranh chấp.
(6) “Nguy cơ về quan hệ ruột thò và các quan hệ khác” (109), xảy ra khi:
Trang 15
Bài giảng kiểm toán
- Thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ ruột thòt (bố mẹ, vợ chồng, con
cái, anh chò em ruột) với thành viên Ban Giám đốc, thành viên HĐQT, Kế toán
trưởng… của khách hàng;
- Có các quan hệ khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập (như thành viên
Ban Giám đốc công ty kiểm toán trước đây đã là Thành viên Ban giám đốc của
Khách hàng;
- Nhiều năm giữ vai trò Trưởng nhóm kiểm toán (Kiểm toán viên ký báo
cáo) của một khách hàng);
- Nhận quà, dự chiêu đãi hoặc chòu sự ưu ái của khách hàng.
(7) “Nguy cơ bò đe doạ” (109), xảy ra khi:
- Bò đe doạ từ Ban Giám đốc, quan chức, cơ quan khác;
- Áp lực bò thiệt hại về kinh tế;
- Áp lực bò mất khách hàng, thu hẹp dòch vụ hoặc giảm phí.
(8) Các biện pháp bảo vệ (111): Công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán có
trách nhiệm giữ gìn tính độc lập bằng cách xem xét hoàn cảnh thực tế của các
nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏ
hoặc làm giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được.
Có 3 loại biện pháp bảo vệ:
- Do pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp quy đònh (như tiêu chuẩn, điều
kiện của KTV, yêu cầu cập nhật kiến thức hàng năm, thủ tục soát xét, kiểm tra
từ bên ngoài…);
- Các biện pháp bảo vệ của người sử dụng dòch vụ kiểm toán (như điều

kiện của nhà quản lý, thủ tục đưa ra quyết đònh lựa chọn KTV, chính sách kế
toán để lập BCTC, hệ thống kiểm soát nội bộ…);
- Các biện pháp bảo vệ do công ty kiểm toán quy đònh (như cam kết về
tính độc lập, thủ tục quy trình kiểm toán và soát xét chất lượng dòch vụ; chính
sách giám sát mức phí, các kênh báo cáo khác nhau, hoặc đột xuất thay thế
người kiểm soát chất lượng; quy chế về xin ý kiến tư vấn, chuyển đổi nhân
viên…).
Áp dụng nguyên tắc độc lập trong các trường hợp cụ thể:
(9) Lợi ích tài chính (125): là lợi ích phát sinh khi có các khoản đầu tư về
vốn, đầu tư bất động sản, chứng khoán, cổ phiếu, vay nợ, công cụ nợ khác hoặc
chòu sự kiểm soát của tổ chức, cá nhân khác; được hưởng thừa kế, nhận quà biếu,
được uỷ thác quản lý tài sản của khách hàng…
Trang 16
Bài giảng kiểm toán
(10) Nếu thành viên của nhóm kiểm toán (128) hoặc người có quan hệ ruột
thòt (Bố mẹ, vợ chồng, con, anh chò em ruột) của họ có lợi ích tài chính trực tiếp
hoặc gián tiếp trong khách hàng kiểm toán, sẽ nảy sinh “nguy cơ tư lợi” đáng kể.
Do đó, phải áp dụng biện pháp bảo vệ:
- Chuyển nhượng toàn bộ lợi ích tài chính trực tiếp trước khi tham gia
nhóm kiểm toán;
- Chuyển nhượng toàn bộ hay phần lớn lợi ích gián tiếp trước khi tham gia
nhóm kiểm toán;
- Không để người đó trong nhóm kiểm toán khách hàng đó;
- Mời thêm một KTV hành nghề không tham gia nhóm kiểm toán để soát
xét lại toàn bộ công việc hoặc cho ý kiến tư vấn khi lợi ích tài chính không đáng
kế.
- Từ chối hợp đồng kiểm toán.
(11) “Nguy cơ sinh lợi” (130) cũng nảy sinh và phải áp dụng các biện pháp
bảo vệ trên khi:
a) Công ty kiểm toán, chi nhánh công ty kiểm toán có lợi ích tài chính trực

tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp đáng kể trong khách hàng kiểm toán, hoặc
trong đơn vò có cổ phần chi phối trong khách hàng kiểm toán;
b) Thành viên Ban Giám đốc công ty kiểm toán (dù không tham gia nhóm
kiểm toán) có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong khách hàng
kiểm toán);
c) Nếu thành viên nhóm kiểm toán, công ty kiểm toán và khách hàng
cùng có lợi ích tài chính đáng kể ở một đơn vò.
(12) Vay và bảo lãnh (147)
a) Nếu công ty kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm toán vay tiền hoặc
gửi tiền một khoảng đáng kế ở Ngân hàng là khách hàng kiểm toán thì có thể
tạo ra nguy cơ do tư lợi
b) Công ty kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm toán cho Khách hàng
kiểm toán không phải là Ngân hàng vay tiền hoặc bảo lãnh vay tiền hoặc ngược
lại đi vay hoặc được bảo lãnh (trừ khi là không đáng kể).
(13) Quan hệ kinh doanh thân thiết với Khách hàng kiểm toán (152):
Nếu công ty kiểm toán, chi nhánh công ty hoặc thành viên nhóm kiểm
toán có quan hệ kinh doanh thân thiết (góp vốn liên doanh, có quyền kiểm soát,
có sản phẩm sản xuất chung, là mạng lưới tiêu thụ, phân phối sản phẩm…) với
khách hàng kiểm toán hoặc Ban lãnh đạo của khách hàng sẽ kéo theo lợi ích
thương mại và tạo ra nguy cơ tư lợi hoặc nguy cơ bò đe doạ.
Trang 17
Bài giảng kiểm toán
Biện pháp bảo vệ: chấm dứt quan hệ kinh doanh; giảm các quan hệ xuống
mức không đáng kể hoặc từ chối hợp đồng kiểm toán.
Công ty kiểm toán và nhóm kiểm toán vẫn có thể mua sản phẩm của
khách hàng kiểm toán theo các điều khoản thông thường của thò trường, trừ khi
do tính chất mua bán, qui mô hàng hoá, giá cả có ảnh hưởng đáng kể.
(14) Quan hệ cá nhân và gia đình (156):
Khi thành viên Ban lãnh đạo của công ty kiểm toán hoặc thành viên nhóm
kiểm toán có (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chò em ruột) là thành viên Ban Giám

đốc của khách hàng kiểm toán thì sẽ nảy sinh nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc
lập là đáng kể đến nỗi chỉ có thể rút thành viên khỏi nhóm kiểm toán hoặc từ
chối hợp đồng kiểm toán.
Thành viên Ban lãnh đạo công ty kiểm toán hoặc thành viên nhóm kiểm
toán có quan hệ cá nhân gần gũi với người là thành viên Ban Giám đốc của
khách hàng kiểm toán cũng tạo ra nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập.
(15) Làm việc tại khách hàng kiểm toán (163):
Khi thành viên Ban Giám đốc Khách hàng kiểm toán đã từng là thành
viên Ban Giám đốc của Công ty, chi nhánh công ty kiểm toán hoặc đã từng là
KTV của công ty kiểm toán đó, hoặc ngược lại thành viên Ban Giám đốc công ty
kiểm toán hoặc là KTV hành nghề, trước đây đã từng là thành viên. Ban giám
đốc của khách hàng kiểm toán… đều có thể tạo ra nguy cơ ảnh hưởng đến tính
độc lập.
(16) Vừa làm việc tại công ty kiểm toán, vừa làm việc tại khách hàng kiểm
toán (169)
Khi thành viên Ban Giám đốc hoặc thành viên nhóm kiểm toán đồng thời
là thành viên Hội đồng quản trò hoặc thành viên Ban Giám đốc khách hàng kiểm
toán thì sẽ tạo ra nguy cơ tư lợi và tự kiểm tra nghiêm trọng đến mức chỉ có biện
pháp rút khỏi hợp đồng kiểm toán.
(17) KTV hành nghề và thành viên Ban Giám đốc có quan hệ lâu dài với
khách hàng kiểm toán (173)
Một KTV và một thành viên Ban Giám đốc cung cấp dòch vụ kiểm toán
cho khách hàng trong nhiều năm sẽ tạo ra nguy cơ từ sự quen thuộc và phải thực
hiện biện pháp bảo vệ là luân phiên KTV và thành viên Ban Giám đốc phục vụ
một khách hàng tối đa là 3 năm và chỉ có thể luân phiên trở lại sau 2 năm.
(176) Khi công ty kiểm toán chỉ có 2 thành viên Ban Giám đốc thì ngoài
biện pháp luân phiên như trên còn phải tăng cường thêm KTV khác để rà soát
lại chất lượng cuộc kiểm toán.
Trang 18
Bài giảng kiểm toán

(177) Khi công ty kiểm toán chỉ có một Giám đốc phụ trách kiểm toán thì
sau 3 năm phải chuyển khách hàng cho công ty kiểm toán khác hoặc hợp tác với
công ty kiểm toán khác để cùng kiểm toán.
(18) Cung cấp dòch vụ tư vấn cho khách hàng kiểm toán (178)
Công ty kiểm toán được phép cung cấp nhiều loại dòch vụ tư vấn cho
khách hàng kiểm toán (như dòch vụ giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, làm
kế toán trưởng, kiểm toán nội bộ, đònh giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài
chính, tư vấn thuế, cài đặt phần mềm kế toán, tư vấn pháp luật, tuyển dụng nhân
viên…). Các dòch vụ này đều có thể ảnh hưởng đến tính độc lập, gây ra nguy cơ
tư lợi hoặc tự kiểm tra với các mức độ khác nhau. Công ty kiểm toán phải áp
dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp với từng trường hợp cụ thể sau đây:
(19) Cung cấp dòch vụ ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách
hàng (186)
Công ty kiểm toán không được cùng một năm vừa cung cấp dòch vụ ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính vừa làm kiểm toán (hoặc năm trước làm kế
toán, năm sau làm kiểm toán) cho một khách hàng.
(190) Trường hợp cung cấp dòch vụ ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
nhưng không được giao lập chứng từ gốc, không được lập các đònh khoản kế toán
hoặc quyết đònh các giao dòch cho khách hàng không niêm yết trên thò trường
chứng khoán thì có thể được làm kiểm toán với điều kiện phải áp dụng các biện
pháp bảo vệ: Người cung cấp dòch vụ kế toán này không đồng thời là thành viên
nhóm kiểm toán; Khách hàng là người phê duyệt các bút toán và chòu trách
nhiệm cuối cùng về số liệu kế toán.
(20) Cung cấp dòch vụ đònh giá cho khách hàng (194)
Công ty kiểm toán không được cùng một năm vừa cung cấp dòch vụ đònh
giá (đònh giá tài sản, đònh giá doanh nghiệp), vừa làm kiểm toán hoặc năm trước
đònh giá, năm sau làm kiểm toán cho cùng một khách hàng.
Trường hợp đònh giá các khoản mục không trọng yếu trong báo cáo tài
chính hoặc đònh giá theo các bảng giá đã quy đònh thì có thể được kiểm toán cho
khách hàng đó, với điều kiện phải áp dụng các biện pháp bảo vệ: Tăng cường

thêm một KTV khác để soát xét chất lượng cuộc kiểm toán, người cung cấp dòch
vụ đònh giá không đồng thời là thành viên nhóm kiểm toán và khách hàng là
người chòu trách nhiệm về kết quả công việc do KTV thực hiện.
(21) Cung cấp dòch vụ thuế cho khách hàng (200)
Công ty kiểm toán được cung cấp dòch vụ thuế (như xem xét việc tuân thủ
pháp luật về thuế, lập kế hoạch thuế, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về thuế…) cho
Trang 19
Bài giảng kiểm toán
cùng một khách hàng kiểm toán, trừ khi dòch vụ này làm ảnh hưởng đến tính độc
lập như mức phí tư vấn lớn làm nảy sinh nguy cơ tư lợi.
(22) Cung cấp dòch vụ kiểm toán nội bộ (201)
Dòch vụ kiểm toán nội bộ có phạm vi rộng vượt quá sự điều chỉnh của
chuẩn mực kiểm toán độc lập. Do đó, công ty kiểm toán không được vừa cung
cấp dòch vụ kiểm toán nội bộ vừa cung cấp dòch vụ kiểm toán độc lập vì sẽ nảy
sinh nguy cơ tư lợi hoặc tự kiểm tra, trừ khi áp dụng các biện pháp bảo vệ: Khách
hàng phải tự chòu trách nhiệm về kiểm toán nội bộ; Khách hàng phải có và tự
điều hành tốt hệ thống kiểm soát nội bộ; hoặc phải bố trí người cung cấp dòch vụ
kiểm toán nội bộ không đồng thời là thành viên nhóm kiểm toán độc lập.
(23) Cung cấp dòch vụ tư vấn pháp luật (213)
Trường hợp công ty kiểm toán cung cấp dòch vụ tư vấn pháp luật (như luật
sư, nhân chứng, tính toán mức bồi thường, thu thập tài liệu liên quan đến tranh
cấp pháp lý, dòch vụ hợp nhất kinh doanh…) sẽ tạo ra nguy cơ tự kiểm tra, trừ khi
áp dụng các biện pháp bảo vệ: Khách hàng là người đưa ra các quyết đònh quản
lý; bố trí người cung cấp dòch vụ và không tham gia nhóm kiểm toán; bổ sung 1
KTV khác để kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán; từ chối cung cấp dòch vụ
kiểm toán.
(24) Tuyển dụng nhân viên cao cấp cho khách hàng kiểm toán (223)
Công ty kiểm toán tuyển dụng nhân viên cao cấp (kế toán trưởng) cho
khách hàng kiểm toán có thể tạo ra nguy cơ tư lợi, sự thân thuộc và sự đe doạ.
Trường hợp này phải áp dụng biện pháp chỉ thực hiện phỏng vấn, xem xét về

chuyên môn trên cơ sở các tiêu chuẩn đònh trước, không nên thực hiện vai trò
quyết đònh.
(25) Cung cấp dòch vụ tài chính doanh nghiệp… (224)
Công ty kiểm toán có thể cung cấp dòch vụ tài chính doanh nghiệp (như
quảng bá, bảo lãnh, phát hành cổ phiếu; xây dựng chiến lược tài chính; cơ cấu
lại vốn, giới thiệu nguồn vốn đầu tư…) đều có thể xảy ra nguy cơ tự kiểm toán, sự
bào chữa. Khi các nguy cơ này là không đáng kể thì có thể thực hiện các biện
pháp bảo vệ như: Không thay khách hàng đưa ra các quyết đònh quản lý; Sử
dụng người làm tư vấn không phải là thành viên nhóm kiểm toán; không thay
mặt khách hàng thực hiện một giao dòch nào.
(26) Phí dòch vụ kiểm toán (226)
Khi tổng mức phí của một khách hàng kiểm toán chiếm phần lớn doanh
thu của công ty kiểm toán, sự phụ thuộc vào khách hàng hay nguy cơ mất khách
hàng sẽ tạo ra nguy cơ có tư lợi lớn.
Trang 20
Bài giảng kiểm toán
Các trường hợp liên quan đến mức phí kiểm toán sau đây cũng tạo ra nguy
cơ có tư lợi:
a) Phí kiểm toán không thu được sau khi đã phát hành báo cáo kiểm toán;
b) Đặt phí kiểm toán quá thấp so với kỳ trước hoặc so với mức phí của các
công ty kiểm toán khác cho cùng một khách hàng kiểm toán;
c) Đã thực hiện kiểm toán khi chưa xác đònh mức phí dòch vụ (trừ khi mức
phí do một cơ quan độc lập khác được quyền đưa ra, hoặc phí được tính theo tỷ lệ
do cơ quan Nhà nước quyết đònh…)
(27) Quà tặng và chiêu đãi (233)
Khi thành viên Ban Giám đốc công ty kiểm toán hoặc thành viên nhóm
kiểm toán nhận quà hoặc dự chiêu đãi của khách hàng (trừ khi quà là thực sự
nhỏ hoặc mời cơm thông thường) đều có thể tạo ra nguy cơ về sự thân thuộc và tư
lợi.
(28) Tranh chấp pháp lý hoặc nguy cơ xảy ra tranh chấp (234)

Khi xảy ra tranh chấp pháp lý hoặc có nguy cơ xảy ra tranh chấp pháp lý
giữa thành viên nhóm kiểm toán và khách hàng kiểm toán sẽ nảy sinh nguy cơ
có tư lợi hoặc bò đe doạ. Phải áp dụng các biện pháp: Công ty kiểm toán giải
trình với Ban lãnh đạo khách hàng; loại người có tranh chấp ra khỏi nhóm kiểm
toán; hoặc sử dụng một KTV ngoài nhóm kiểm toán để soát xét lại chất lượng
cuộc kiểm toán.
(29) Khi sử dụng chuyên gia không phải là KTV (235)
KTV được sử dụng các chuyên gia không phải là KTV (như kỹ sư, chuyên
viên kỹ thuật, nhà đòa chất…) để hỗ trợ các lónh vực khi xét thấy mình không đủ
khả năng thực hiện. Chuyên gia là người chưa có hiểu biết về đạo đức nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán. Do đó, trách nhiệm của KTV là phải đảm bảo
chuyên gia cũng phải độc lập với khách hàng kiểm toán (tức là phải thực hiện
chuẩn mực đạo đức này).
(30) Phí dòch vụ tư vấn (241)
KTV được phép thu phí dòch vụ khi cung cấp dòch vụ tư vấn cho khách
hàng. Có thể đặt giá thấp hơn công ty cạnh tranh với điều kiện: Đảm bảo chất
lượng dòch vụ; không thực hiện dòch vụ tư vấn khi chưa xác đònh mức phí.
(31) Hoa hồng (250)
Theo quy đònh của pháp luật hiện hành, dòch vụ kế toán, kiểm toán độc
lập và các dòch vụ tư vấn không được phép trả và nhận hoa hồng, kể cả không
được nhận hoa hồng để giới thiệu khách hàng cho bên thứ ba.
(32) Các hoạt động không phù hợp với nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
Trang 21
Bài giảng kiểm toán
Một KTV hành nghề không nên tham gia hoạt động kinh doanh nào khác
không phù hợp với nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để có thể giảm tính chính
trực, sự khách quan, tính độc lập hoặc danh tiếng nghề nghiệp.
(33) Tiền của khách hàng (257)
Theo quy đònh hiện hành KTV hành nghề không được giữ tiền của khách
hàng. Thành viên nhóm kiểm toán không nên trực tiếp nhận phí do khách hàng

trả, trừ khi được công ty kiểm toán giới thiệu bằng văn bản. Trường hợp này phải
để riêng tiền phí với tiền của cá nhân; phải nộp ngay vào quỹ công ty; phải hạch
toán ngay vào sổ sách công ty…
(34) Quan hệ với KTV khác (259)
KTV chỉ nên nhận dòch vụ phù hợp với khả năng, trình độ của mình. Khi
phát sinh các dòch vụ xét thấy không có khả năng thực hiện thì nên giới thiệu cho
KTV hoặc các KTV khác tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn chuyên gia phù
hợp.
(266) KTV được mời cần giữ quan hệ để tạo điều kiện cho KTV tiền
nhiệm vẫn giữ được các dòch vụ phù hợp. KTV được mời cần liên hệ với KTV
tiền nhiệm để được cung cấp thông tin liên quan để thực hiện công việc của
mình.
Trường hợp khách hàng không muốn KTV được mời liên hệ với KTV tiền
nhiệm thì phải xem xét rõ lý do.
(270) Khi có 2 hay nhiều KTV thuộc các công ty kiểm toán khác nhau
cùng cung cấp dòch vụ cho một khách hàng thì các KTV này phải có trách nhiệm
liên hệ và thông báo lẫn nhau về các vấn đề liên quan.
(271) KTV tiền nhiệm nên duy trì liên lạc và hợp tác với KTV được mời.
Khi được khách hàng đồng ý, KTV tiền nhiệm nên cung cấp cho KTV được mời
tất cả các thông tin có liên quan về khách hàng. Ngược lại, (nếu được khách
hàng đồng ý) KTV được mời cũng cung cấp cho KTV tiền nhiệm một báo cáo
bằng văn bản về các thông tin mà KTV tiền nhiệm cần. Nếu khách hàng không
đồng ý cho KTV tiền nhiệm cung cấp thông tin cho KTV được mời thì KTV được
mời không nên thực hiện hợp đồng này.
(35) Thay thế KTV (273)
Khi khách hàng yêu cầu thay thế KTV thì KTV hiện thời cần xác đònh rõ
lý do nghề nghiệp. Nếu KTV hiện thời không được khách hàng cung cấp rõ lý do
cụ thể thì KTV hiện thời không nên tự động cung cấp thông tin về khách hàng
cho KTV được mời.
Khi được khách hàng đồng ý, KTV được mời phải sử dụng hợp lý các

thông tin do KTV tiền nhiệm cung cấp (vì lý do thay thế thường là tế nhò: Có thể
Trang 22
Bài giảng kiểm toán
KTV tiền nhiệm giữ ý kiến kiểm toán, có thể do chất lượng dòch vụ, do công ty
nhỏ, phí cao…).
(279) Khi không được khách hàng đồng ý cho KTV tiền nhiệm cung cấp
thông tin cho KTV được mời thì KTV tiền nhiệm cần thông báo rõ lý do này cho
KTV được mời và KTV được mời nên từ chối hợp đồng kiểm toán trừ khi không
biết rõ lý do.
Nếu KTV được mời không nhận thông tin do KTV tiền nhiệm cung cấp
trong thời gian phù hợp thì phải gửi thư chính thức. Nếu vẫn không nhận được thư
trả lời thì đủ điều kiện thực hiện cuộc kiểm toán.
KTV tiền nhiệm nên cung cấp tài liệu, thông tin cho KTV được mời sau
khi được khách hàng đồng ý.
(36) Đấu thầu dòch vụ kiểm toán (284)
Nếu khách hàng mời thầu kiểm toán thì các KTV đủ điều kiện đều có
quyền nộp thầu. Trong hồ sơ thầu phải nói rõ là nếu trúng thầu thì cần có cơ hội
liên hệ với KTV tiền nhiệm.
(37) Quảng cáo và giới thiệu (285)
Công ty kiểm toán và KTV không được làm quảng cáo về công ty, KTV
và các dòch vụ, mà chỉ được phép trình bày, giới thiệu một cách khách quan,
đúng đắn, trung thực, lòch sự và tinh tế trên các phương tiện: Danh bạ công cộng,
báo chí, phát thanh, truyền hình, các khoá đào tạo, thông báo tuyển nhân viên, tờ
rơi, văn phòng phẩm, biển hiệu, tài liệu của khách hàng…; nghiêm cấm việc giới
thiệu:
- Tạo ra sự mong đợi giả tạo, lừa dối khách hàng;
- Ám chỉ có ảnh hưởng của cơ quan pháp luật, quan chức;
- Tự ca ngợi hoặc so sánh với KTV và công ty khác…
Công ty kiểm toán đang hoạt động ở Việt Nam không được quảng cáo ở
cả những nước khác mà luật pháp nước đó cho phép làm quảng cáo.

d. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán áp dụng cho
những người có chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán làm
việc trong các doanh nghiệp và đơn vò
(1) Xung đột về lòng trung thành (293)
Người làm kế toán, người làm kiểm toán có nghóa vụ trung thành với
người sử dụng lao động cũng như với nghề nghiệp họ được đào tạo hoặc bằng
cấp họ được xác nhận kể cả khi 2 trách nhiệm này xung đột nhau. Tuy nhiên, họ
thường ưu tiên hơn cho mục tiêu của tổ chức họ đang làm việc và tuân thủ pháp
luật.
Trang 23
Bài giảng kiểm toán
Khi nảy sinh xung đột về nghề nghiệp hoặc đạo đức nghề nghiệp, cần giải
quyết nội bộ, báo cáo với cấp trên hoặc cấp cao hơn (như đoạn 06). Khi không
thể xử lý được xung đột thì tốt nhất là xin thôi việc.
(2) Hỗ trợ đồng nghiệp (297)
KTV và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, đặc biệt là người có kinh
nghiệm và quyền lực cần quan tâm và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp
hoặc xử lý các bất đồng một cách chuyên nghiệp.
(3) Trình độ chuyên môn (298)
Khi được yêu cầu làm những việc quan trọng mà vẫn chưa được đào tạo
đầy đủ hoặc còn ít kinh nghiệm, KTV và người hành nghề kế toán cần phải có
sự trợ giúp của chuyên gia. KTV và người có chứng chỉ hành nghề kế toán cần
thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin để giữ gìn năng lực chuyên môn và
kinh nghiệm nghề nghiệp của mình phù hợp với chức danh được xác nhận.
(4) Trình bày thông tin (299)
KTV và người có Chứng chỉ hành nghề kế toán, làm kế toán, kiểm toán
nội bộ trong các doanh nghiệp cần trình bày thông tin tài chính một cách đầy đủ,
trung thực và chuyên nghiệp, đúng bản chất các giao dòch kinh tế.
4. Trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán và kiểm toán viên:
4.1 Sai phạm của kiểm toán viên:

Một quan điểm được chấp nhận phổ biến là kiểm toán viên không phải là
người đảm bảo cho báo cáo tài chính là hoàn toàn chính xác song kiểm toán viên
có trách nhiệm phải thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán hiện
hành và họ luôn phải duy trì một sự thận trọng đúng mức. Sai phạm của kiểm
toán viên có thể phân thành các mức độ:
• Sơ suất thông thường: do kiểm toán viên không thực hiện kiểm toán với sự
thận trọng nghề nghiệp đúng mức, và gây thiệt hại cho một bên nào đó.
• Sơ suất nghiêm trọng: là hành vi vi phạm do kiểm toán viên đã xem nhẹ hoặc
vi phạm chuẩn mực kiểm toán.
• Gian lận: là sự cố ý trình bày sai một vấn đề trọng yếu nhằm lường gạt và
gây thiệt hại cho một bên nào đó. (chẳng hạn: không liêm khiết )
4.2 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên:
Thông thường thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ phải chiụ trách
nhiệm pháp lý trước những đối tượng sau:
• Chòu trách nhiệm đối với khách hàng (người thuê kiểm toán báo cáo tài
chính): nếu do sơ suất mà không phát hiện được những sai phạm trọng yếu và
Trang 24
Bài giảng kiểm toán
gây thiệt hại cho khách hành thì khách hàng có quyền đòi bồi thường. (tuỳ
luật pháp từng quốc gia)
• Chòu trách nhiệm đối với người khác có quyền lợi tương đương khách hàng
(tức là những người có quyền lợi được xác đònh trong hợp đồng giữa kiểm
toán viên và khách hàng): Vd: KTV A, kiểm toán công ty B để vay tiền ngân
hàng C
• Chòu trách nhiệm đối với những người khác, chủ yếu là những người sở hữu
chứng khoán của các công ty cổ phần công cộng.
Tại một số quốc gia, ngoài trách nhiệm dân sự, kiểm toán viên còn phải chòu
trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp.
4.3 Trách nhiệm của KTV và DNKT đối với gian lận, sai sót và các
hành vi không tuân thủ pháp luật theo qui đònh của chuẩn mực kiểm toán

Việt Nam (CM 240 và CM 250):
a. Trách nhiệm của KTV và DNKT đối với gian lận, sai sót (CM 240)
a) Khái niệm:
Gian lận: Là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính
do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trò, Ban Giám đốc, các nhân viên
hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến BCTC.
Sai sót: Là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến BCTC
b) Trách nhiệm đối với gian lận, sai sót:
Trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu)
Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vò chòu trách nhiệm trực tiếp trong
việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vò thông qua
việc xây dựng và duy trì thực hiện thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ thích hợp.
Trách nhiệm của KTV và DNKT
- Khi lập kế hoạch và thực hiện thủ tục kiểm toán, khi đánh giá và báo
cáo kết quả thực hiện thủ tục kiểm toán, KTV và DNKT phải xem xét xem có
các sai phạm do gian lận hoặc sai sót gây ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
không? Như vậy, trong quá trình kiểm toán, KTV và DNKT có trách nhiệm giúp
đơn vò phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót, nhưng không phải chòu
trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vò mà họ
kiểm toán,
- Đánh giá rủi ro: Khi lập kế hoạch và khi thực hiện kiểm toán, KTV và
DNKT phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh
hưởng trọng yếu đến BCTC và phải trao đổi với Giám đốc đơn vò về mọi gian
lận hoặc sai sót quan trọng phát hiện được.
Trang 25

×