Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐỊNH LUẬT GOODSALL TRONG BỆNH RÒ HẬU MÔN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.44 KB, 14 trang )

ĐỊNH LUẬT GOODSALL TRONG
BỆNH RÒ HẬU MÔN


TÓM TẮT
Nghiên cứu tiền cứu 48 bệnh nhân (31 nam, 17 nữ) được mổ rò hậu
môn trong 12 tháng. Có 80% trường hợp lỗ rò ngoài sau vạch ngang đúng
với qui luật Goodsall, chỉ có 50% trường hợp lỗ rò ngoài trước vạch ngang
là đúng với qui luật. Các trường hợp lỗ rò ngoài tại vạch ngang có thể đi cả
về trước và sau. Đặc biệt các “đường rò dài” đều có khoảng cách ngắn hơn
3cm so với lỗ hậu môn.
SUMMARY
EVALUATION OF GOODSALL’ S RULE FOR ANAL FISTULA
Lai Vien Khach* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 6 - No 3 - 2002: 138
- 141
To examine the record of 48 patients (31 males, 17 females), who
underwent surgery for anal fistulas were prospectively study. In accordance
with Goodsall’s rule, 80 percent with an external opening posterior to the
transverse anal line had its right, only 50 percent with an external opening
anterior to the transverse anal line had fistulas that tracked in the radial
fashion liked Goodsall’s rule. An external opening on the transverse anal
line could be tracked anywhere. Especially, the “long fistulas” had under 3
centimeters from the anal verge.
Đặt vấn đe
Rò hậu môn vẫn còn là một trong những bệnh có liên quan đến nhiễm
trùng thường gặp nhất ở vùng hậu môn. Ở nước ta, theo Trịnh Hồng Sơn tại
bệnh viện Việt Đức, một bệnh viện lớn chuyên mổ đại phẫu thuật, từ 1978
đến 1995 đã điều trị phẫu thuật 461 bệnh nhân bị rò hậu môn (RHM)
(12)
.
Vị trí lỗ rò ngoài thường tương đối dễ nhận định khi có những sang


thương ở da tại vùng cạnh lỗ hậu môn, trong khi vị trí lỗ trong có thể rất khó
nhận định.
Rankin và cộng sự đã phát biểu “một trong những lý do chính khiến
cho việc điều trị bị thất bại là do nhận định sai lầm về điểm xuất phát của
bệnh”
(11)
.
* Khoa Thận Niệu – BVND 115 – Bộ Môn Niệu TTĐT-BDCBYT
Vào năm 1900, David Henry Goodsall lần đầu tiên phát biểu một định
luật về mối liên hệ giữa lỗ ngoài và lỗ trong của đường rò trong bệnh rò hậu
môn, được biết đến như là định luật Goodsall
(11)
. Tác giả Salmon cũng nêu
lên một qui tắc về liên quan giữa lỗ ngoài và lỗ trong được nhắc tới như là
qui tắc Salmon
(9)
.
Gần đây trong các tài liệu giáo khoa nước ngoài có đề cập đến phần
mở rộng của định luật Goodsall, hay còn gọi là định luật Salmon-
Goodsall
(3,4,5)
.
Trải qua thời gian, rất nhiều phẫu thuật viên cũng như bệnh nhân đã
được hưởng lợi ích từ định luật Goodsall. Cùng lúc đó các ngoại lệ cũng được
phát hiện ngày càng nhiều. Ở nước ta, số phẫu thuật viên có nghiên cứu về hậu
môn trực tràng không nhiều, các công trình nghiên cứu về rò hậu môn lại càng
ít hơn - trong khi bệnh vẫn hàng ngày hiện diện - thì việc xác định độ chính xác
của các qui tắc Goodsall trở nên thiết thực, và cần phải đặt ra.

Hình 1: Định luật Goodsall

(7)

Hình 2: định luật Salmon-Goodsall
(10)

BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Tiền cứu, cắt ngang 48 bệnh nhân được mổ rò hậu môn tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định từ tháng 5/2000 - 4/2001.
- So sánh các dữ liệu thu được sau mổ về lỗ trong và lỗ ngoài, về
hướng đi của đường rò với định luật Goodsall.
Đánh giá kết quả
- Đúng: hoàn toàn tuân theo định luật.
- Đúng một phần: đường rò theo hướng đi giống như qui luật nhưng
không có lỗ trong, hoặc lỗ trong không nằm tại đường lược, hay có nhiều
đường rò của cùng một bệnh nhân nhưng có đúng có sai.
- Sai: đường rò không theo qui luật.
KẾT QUA
Tuổi và giới
Bảng 1: Tuổi và giới.
B
ệnh
nhân
t
ần
số
Tuổi
trung bình
Tu
ổi
nhỏ nhất

Tu
ổi
lớn nhất
Phái
nam
31

38,226

19 64
Phái
nữ
17

37,235

24 54
Công

48

37,875

19 64
Số lỗ ngoài và vị trí lỗ ngoài
Bảng 2: Số lỗ ngoài và vị trí lỗ ngoài.
Số
lo
1 lỗ 2 lo 3 lo 5 lỗ 6 lo
T

ần
so
40 5 1 1 1
Tỉ
le
83,3%

10,4%

2,1%

2,1%

2,1%

Vị trí lỗ ngoài và lỗ trong
Bảng 3: Vị trí lỗ ngoài:
V

trí
Trư
ớc
vạch ngang

Sau
vạch ngang
T
ại 3
hay 9 giơ
Cộng


S

34 15 15 64
lo
T

le
53,1%

23,45%

23,45%

100%

Bảng 4: Khoảng cách từ lỗ ngoài tới hậu môn.
Kho
ảng cách
<1
cm
1-
<
2
2-<
3
3-<
4
³ 4
cm

Cộ
ng
Tần
so
1 14 27 21 1 64

Tỷ le

1,5
6%
21,
9%
42,1
9%
32,7
9%
1,5
6%
10
0%
Bảng 5: Vị trí lỗ trong
(Trong mổ tìm được 38 trường hợp có lỗ trong)
Vị T
ại
Trên

ới
trí đường
lược
đường

lược
đường
lược
T
ần
số
35

3 0
So sánh với định luật Goodsall.

* Có 12/15(80%) lỗ ngoài sau vạch ngang đúng theo Goodsall
* 50% lỗ ngoài tại mặt phẳng trước không theo Goodsall, và 8,8%
chạy về 6 giờ, có 14,75% chạy về 12 giờ.
Bảng 6: Các trường hợp lỗ ngoài tại vạch ngang
S

trường
Về
mặt
Về
mặt
Đi
thẳng
hợp phẳng
trước
phẳng
sau
10


5 4 1
BÀN LUẬN
Tuổi và Giới
Tuổi trung bình của người bệnh giới tính nam là 38, nữ giới là 37 và
của cả nhóm là 37,8 (khoảng tin cậy 95%). Tuổi nhỏ nhất là 19, cao nhất là
64, và 97,9% bệnh nhân ở độ tuổi từ 19-55 tuổi.
- Nguyễn Bá Sơn cho thấy trong số 117 bệnh nhân có đến 81,24%
bệnh nhân ở tuổi lao động
(8)
.
- F. Seow- choen và R. J. Nicholls cho biết tuổi của người bệnh
thường gặp nhất trong khoảng 30- 50 tuổi
(11)
.
- Lương Vĩnh Linh và Nguyễn Xuân Hùng thông báo các tác giả gặp
92,2% bệnh nhân có độ tuổi từ 21-60 tuổi
(6)
.
- Armando có 85% là nam trong số 102 bệnh nhân, tuổi trung bình
cho cả nhóm nghiên cứu là 34,6
(2)
.
- Giới: Tỷ lệ bệnh nhân nam so với nữ là 31/17 = 1,83 lần. Tỷ lệ này
của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ của nhiều tác giả đã công bố. Theo F. Seow-
choen tỷ lệ giữa nam và nữ rất thay đổi và có thể từ 2:1 đến 7:1
(11)
. Tuy
nhiên các tác giả đều công nhận nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Định luật Goodsall
- Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy số lỗ ngoài sau vạch

ngang chỉ khoảng một nửa của trước vạch ngang. Ngược lại Lương Vĩnh
Linh và Nguyễn Bá Sơn có số lỗ ngoài ở sau vạch ngang gấp tương đương 2
lần so với trước vạch ngang
(6,8)
.
- Tác giả Armando nghiên cứu bệnh RHM tại Philippine nhận thấy lỗ
ngoài tại trước vạch ngang thường gặp hơn sau vạch ngang (55,9 và
44,1%)
(2)
.
- Chúng tôi nhận thấy 12/15 (80%) trường hợp lỗ rò ngoài ở sau vạch
ngang ngang theo đúng tinh thần định luật Goodsall và không có trường hợp
nào rò từ sau vạch ngang chạy về trước vạch ngang. Có 50% các lỗ ngoài ở
trước vạch ngang không theo định luật Goodsall. Có 14,7% (5/34) trường
hợp lỗ ngoài ở trước vạch ngang chạy cong về 12 giờ. Có 3 (8,8%) trường
hợp lỗ ở trước vạch ngang chạy đổ về 6 giờ. Riêng các lỗ ở 9 giờ hay 3 giờ
chúng tôi không xếp vào phân biệt qui luật Goddsall đúng hay sai, và các lỗ
này có thể chạy về trước vạch ngang hoặc sau hay đi thẳng.
Đặc biệt cũng chỉ ghi nhận thấy lỗ trong chỉ ở tại đường lược hay trên
đường lược, không thấy có lỗ trong nằm dưới đường lược.
– Chúng tôi nhận thấy đường rò ở trước vạch ngang cũng có thể chạy
cong về điểm 12 giờ, và về điểm 6 giờ. Tuy vậy trong nghiên cứu này của
chúng tôi cả 3 trường hợp ở trước vạch ngang chạy về 6 giờ đều có khoảng
cách nhỏ hơn 3 cm so với lỗ hậu môn.
- W. C. Cirocco và cộng sự nghiên cứu 216 bệnh nhân bị RHM tại
bang Pennsylvania, nước Mỹ trong 8 năm (1982-1989) nhận thấy rằng 90%
số bệnh nhân có lỗ ngoài sau vạch ngang có đường rò chạy về đường giữa
sau, và chỉ có 49% số bệnh nhân với lỗ ngoài ở trước vạch ngang có đường
rò chạy hướng tâm
(1)

.
- Nguyễn Bá Sơn có 8% các trường hợp lỗ ngoài ở trước vạch ngang
chạy về điểm 6 giờ, 14% các trường hợp các lỗ ngoài ở sau vạch ngang chạy
hướng tâm theo hình nan hoa, lỗ ngoài ở 3 giờ hay 9 giờ có thể chạy vòng
cung ra sau ở điểm 6 giờ cũng có thể đi kiểu nan hoa, tác giả cũng gặp 3
trường hợp rò trước vạch ngang chạy cong về 12 giờ
(8)
.
- Lương Vĩnh Linh và Nguyễn Xuân Hùng có 23,52% lỗ ngoài tại
trước vạch ngang, 50,88% lỗ ngoài sau vạch ngang. Các tác giả kết luận
Goodsall đúng trong 91% trường hợp
(6)
.
- Armando nhận thấy 31,6% lỗ ngoài phía trước không theo qui luật,
và 11,1% lỗ ngoài phía sau không theo qui luật. Tổng kết lại tác giả nhận xét
qui tắc Goodsall đúng trong 77,5% trường hợp
(2)
.
KẾT LUẬN
Định luật Goodsall (hay Salmon-Goodsall) là qui tắc cơ bản trong
RHM, tuy nhiên cần chú ý các trường hợp ngoại lệ có thể gặp phải trong
thực tế. Trong nghiên cứu này 80% các trường hợp lỗ rò ngoài sau vạch
ngang đúng theo tinh thần của định luật, chỉ có 50% lỗ ngoài tại trước vạch
ngang là tuân theo qui luật này, đặc biệt chỉ thấy có đường rò chạy từ trước
về sau vạch ngang chứ không thấy rò chạy từ sau ra trước. Với các lỗ ngoài
tại vạch ngang thì đường rò có thể có hướng đi cả về phía trước và sau.
Khi tìm lỗ trong không thấy ở vị trí đúng như định luật thì cần thăm
dò nhẹ nhàng ở các chỗ khác, tránh thô bạo tạo nên những đường rò giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CIROCCO W.C., REILLY J. C. (1992), “Challenging the

Predictive Accuracy of Goodsall’s Rule for Anal Fistulas “, Dis Colon
Rectum, 35, pp. 537-542.
2. CRISOSTOMO A. C. (2000), “The utility of Goodsall’s
rule among Filipino patients with anal fistula”, Philippine Journal of
Surgical Specialties, Vol 55, 1, pp. 27-29
3. DOZOIS R. R. (1997), “Disorders of the anal canal”, Text
book of surgery, vol 1, pp. 1032-1044.
4. FRY R. D. (1997), “Benign diseases of the anorectum”,
Maingot’s abdominal operation, vol 2, pp.1437-1454.
5. GOLDBERG S. M., GORDON P. H., NIVATVONGS S.
(1980), “Anorectal abscess and fistula-in-ano”, Essentials of anorectal
surgery, pp.100 -127.
6. LƯƠNG VĨNH LINH, NGUYễN XUÂN HÙNG (2000),
“ Kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện giao thông I ”, Y học thực
hành, 12, tr. 47-50.
7. NGUYễN ĐÌNH HốI (1991),”Áp xe quanh hậu môn- rò
hậu môn “, Bệnh học ngoại khoa, 1, tr. 288-298.
8. NGUYễN BÁ SƠN (1991), Góp phần nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng chẩn đoán và điều trị ngoại khoa rò hậu môn, Luận an
phó tiến sĩ khoa học y dược, học viện quân y, Hà Nội.
9. NORA P. F. (1980), “ The colon, rectum, and anus”,
Operative surgery principles and techniques, 2
nd
edition, p. 525.
10. RUSSELL T. R. (1994), “Diseases of the anorectum”,
Current surgical diagnosis and treatment, pp. 695-704.
11. SEOW-CHOEN F., NICHOLLS R.J. (1992), ”Anal
fistula”, Br.J.Surg,vol 79, pp. 197-205
12. TRịNH HồNG SƠN, NGUYễN XUÂN HÙNG, Đỗ ĐứC
VÂN (1999), “Chẩn đoán và điều trị rò hậu môn hình móng ngựa”, Y

học thực hành, 2, tr.22-26

×