Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP





ĐỀ TÀI:

KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO
ẾCH THÁI LAN
(RANA TIGRINA Dubois, 1981)





NGÀNH: THỦY SẢN
KHOÁ: 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ NAM KHƯƠNG







THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2005-
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO ẾCH THÁI LAN
(RANA TIGRINA Dubois, 1981)


Thực hiện bởi


Lê Nam Khương









Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản.










Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Hùng









Thành Phố Hồ Chí Minh
-2005-


ii
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
TÓM TẮT


Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2005 đến tháng 7/2005. Ếch Thái Lan được
nuôi vỗ tại trại thực nghiệm Khoa Thuỷ Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh. Ếch được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm là 25%.

Thí nghiệm I: Kích thích sinh sản với ba phương pháp (cho ếch đẻ tự nhiên,
tạo mưa nhân tạo và tiêm LH – RHa). Kết quả cho thấy ếch bố mẹ tham gia sinh sản
đạt tỷ lệ 33,3% khi cho đẻ tự nhiên và tạo mưa nhân tạo và đạt 100% khi tiêm kích
dục tố. Tỷ lệ thụ tinh của ếch dao động từ 8% đến 88,7% khi cho đẻ tự nhiên, tạo

mưa nhân tạo và tiêm kích dục tố. Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối
của ếch không khác nhau với các phương thức cho sinh sản.

Thí nghiệm II: Tiêm chất kích thích sinh sản cho ếch với ba nghiệm thức:

Nghiệm thức 1: 40µg LH – RHa + 10mg DOM / kg ếch cái.
Nghiệm thức 2: 80µg LH – RHa + 10mg DOM / kg ếch cái.
Nghiệm thức 3: 120
µg LH – RHa + 10mg DOM / kg ếch cái.

Kết quả cho thấy ở ba liều sử dụng 40, 80 và 120µg / kg ếch đều cho kết quả
như nhau. Do đó liều sử dụng thích hợp nhất cho ếch là 40
µg / kg ếch cái. Tỷ lệ thụ
tinh, sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của ếch qua ba liều sử dụng đều
cho kết quả như nhau.



















iii
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
ABSTRACT


The study tittled “Artificial spawning of the frog (Rana tigrina)” was carried
during 2 / 2005 – 7 / 2005. The broodtock was cultured at the experimental farm of
the Faculty of Fisheries, Nong Lam University. Frog was fed pellet feed 25% protein.

Experiment 1: Stimulate spawning with 3 methods: (natural spawning, rain
stimulates spawning and hormonal stimulation using LH – RHa). The study indicated
that the spawning was successful at 33,3% for natural spawning and rain stimulates
spawning. Meanwhile LH – RHa injection resulted in 100% spawning. Fertilization
rate was in the range of 8 – 88,7% at 3 stimulating methods. Absolute and relative
fecundity rates were not significantly different in 3 stimulating methods.

Experiment 2: Trial 3 different dosages of LH – RHa .

Treatment 1: 40 μg LH – RHa + 10mg DOM / kg female frog.
Treatment 2: 80 μg LH – RHa + 10mg DOM / kg female frog.
Treatment 3: 120
μg LH – RHa + 10mg DOM / kg female frog.

The study indicated that 3 different dosages (40, 80, 120μg/kg female frog)
has the same result. Therefore, the suitable dosage for frog spawning was 40
μg/kg

female frog. Fertilization rates, absolute and relative fecundity rates were not
significantly different at 3 dosages.


















iv
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
CẢM TẠ


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.


Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể q thầy cô trong và ngoài Khoa
đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức qúi báu cho chúng tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường.

Lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến

Thầy LÊ THANH HÙNG

Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên
chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.

Con xin chân thành biết ơn cha mẹ và gia đình đã dạy bảo, lo lắng và động
viên con trong suốt cả cuộc đời.

Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cô và các bạn.
















v
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
MỤC LỤC


ĐỀ MỤC TRANG

TÊN ĐỀ TÀI i
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ii
TÓM TẮT TIẾNG ANH iii
CẢM TẠ iv
MỤC LỤC v
PHỤ LỤC VÀ DANH SÁCH CÁC BẢNG vii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH viii

I. GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài 1

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

2.1
Đặc Điểm Sinh Học Của Ếch 2


2.1.1 Phân loại 2
2.1.2 Phân bố – môi trường sống của ếch 2
2.1.3 Đặc điểm hình thái của ếch 3
2.1.4 Hệ hô hấp 3
2.1.5 Hệ bài tiết 4
2.1.6 Hệ tiêu hóa và tính ăn 4
2.1.7 Hệ sinh dục và sinh sản 4
2.1.8 Vòng đời của ếch 6
2.1.9 Sinh trưởng và phát triển 6

2.2 Thức Ăn Và Thành Phần Dinh Dưỡng Của Các Loại Thức Ăn 7

2.3 Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng Trong Sinh Sản Nhân Tạo 7
2.3.1 LH-RH (Luteinizing Hormone – Releasing Hormone) 7
2.3.2 Não thuỳ 8
2.3.3 HCG (Human Chorionic Gonadotropin) 9
2.3.4 Loại và liều lượng một số chất kích thích sinh sản dùng trong thuỷ sản 10

vi
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
2.4 Tình Hình Nuôi Ếch Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới 10
2.4.1 Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam 10
2.4.2 Tình hình nuôi ếch trên Thế Giới 10

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 12

3.1 Thời Gian Và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài 12

3.2 Vật Liệu Thí Nghiệm 12


3.3 Phương Pháp Thí Nghiệm 12

3.3.1 Nguồn gốc ếch bố mẹ 12
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 12
3.3.3 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan 13
3.3.4 Bố trí thí nghiệm sinh sản 16
3.4 Các Phương Pháp Xử Lý Số Liệu 16
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1
Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo 17
4.1.1 Kết quả nuôi vỗ ếch bố mẹ 17
4.1.2 Thí nghiệm cho ếch Thái Lan sinh sản 19

4.2
Các Hình Thức Cho Ếch Thái Lan Sinh Sản 21
4.2.1
So sánh các phương thức cho sinh sản 21
4.2.2
Sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan với liều lượng chất kích thích
sinh sản khác nhau 28

V.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36

5.1 Kết luận 36
5.2 Đề nghò 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37





vii
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
PHỤ LỤC VÀ DANH SÁCH CÁC BẢNG



PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan trong thí nghiệm 1

Phụ lục 2: Kết quả sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan trong thí nghiệm 2

Phụ lục 3

3.1
Thí nghiệm 1
3.1.1 Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ đẻ thành công
3.1.2 Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ thụ tinh
3.1.3 Kết quả phân tích ANOVA về sức sinh sản tuyệt đối
3.1.4 Kết quả phân tích ANOVA về sức sinh sản tương đối

3.2 Thí Nghiệm 2
3.2.1 Kết quả phân tích ANOVA về tỷ lệ thụ tinh
3.2.2 Kết quả phân tích ANOVA về sức sinh sản tuyệt đối
3.2.3 Kết quả phân tích ANOVA về sức sinh sản tương đối



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Loại và liều lượng kích dục tố dùng trong thuỷ sản
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ thành công trong thí nghiệm 1
Bảng 4.2 Tỷ lệ thụ tinh, sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối
trong thí nghiệm 1
Bảng 4.3 Tỷ lệ đẻ thành công trong thí nghiệm 2
Bảng 4.4 Tỷ lệ thụ tinh, sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối
trong thí nghiệm 2









viii
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH


ĐỒ THỊ

Thí nghiệm 1
Đồ thò 4.1 Tỷ lệ đẻ thành công
Đồ thò 4.2 Tỷ lệ thụ tinh

Đồ thò 4.3 Sức sinh sản tuyệt đối
Đồ thò 4.4 Sức sinh sản tương đối

Thí nghiệm 2
Đồ thò 4.5 Tỷ lệ đẻ thành công giữa các nghiệm thức
Đồ thò 4.6 Tỷ lệ đẻ thành công giữa các đợt đẻ
Đồ thò 4.7 Tỷ lệ thụ tinh giữa các nghiệm thức
Đồ thò 4.8 Tỷ lệ thụ tinh giữa các đợt đẻ
Đồ thò 4.9 Sức sinh sản tuyệt đối giữa các nghiệm thức
Đồ thò 4.10 Sức sinh sản tuyệt đối giữa các đợt đẻ
Đồ thò 4.11 Sức sinh sản tương đối giữa các nghiệm thức
Đồ thò 4.12 Sức sinh sản tương đối giữa các đợt đẻ

HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Buồng trứng ếch Thái Lan
Hình 2.2 Vòng đời ếch
Hình 2.3 Chất kích thích sinh sản dùng tiêm ếch Thái Lan
Hình 3.1 Bể composite dùng bố trí thí nghiệm
Hình 3.2 Chọn ếch đực cho sinh sản
Hình 3.3 Chọn ếch cái cho sinh sản
Hình 4.1 Bể nuôi vỗ ếch cái
Hình 4.2 Bể nuôi vỗ ếch đực
Hình 4.3 Giá thể cho ếch sinh sản
Hình 4.4 Ếch bố mẹ bắt cặp tham gia sinh sản
Hinh 4.5 Tiêm chất kích thích sinh sản cho ếch Thái Lan
Hình 4.6 Trứng ếch Thái Lan thụ tinh
Hình 4.7 Nòng nọc ếch Thái Lan mới nở







ix

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
I. GIỚI THIỆU

1.1 Đặt Vấn Đề
Khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được cải thiện và nâng
cao thì nhu cầu thực phẩm cũng phải đáp ứng theo yêu cầu phát triển của xã hội. Vì
thế ngoài thòt cá được mọi người ưa chuộng như là nguồn đạm giàu protein, ít
cholesterol thì thòt ếch cũng được người dân ưa thích, đặc biệt là trong nhà hàng,
quán nhậu,… cho nên cá và ếch được sử dụng với tỷ lệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên,
nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt nên để duy trì một nguồn cung cấp thuỷ sản
dồi dào thì việc thuần hoá các giống loài mới là điều quan trọng.

Trong các giống loài thủy sản có tiềm năng thì ếch Thái Lan (Rana tigrina) là
loài được các nhà nghiên cứu quan tâm do chúng có giá trò kinh tế, tốc độ tăng trưởng
nhanh, thòt ngon. Ếch Thái Lan được nhập vào Việt Nam trong một hai năm gần đây.
Phong trào nuôi ếch đã phát triển nên nhu cầu về con giống đặt ra rất cao. Do đó,
việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo ếch Thái Lan là vấn đề cấp thiết.

Xuất phát từ tình hình trên, để đảm bảo nguồn giống ếch Thái Lan một cách
chủ động và có hiệu quả, thì việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo ếch Thái Lan
là một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Do đó, được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO ẾCH THÁI LAN (Rana tigrina)”.


1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:

Xác đònh các thông số kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan.

Xác đònh liều lượng kích dục tố và hiệu quả trong việc cho ếch sinh sản.





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-
2-
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Ếch

2.1.1 Phân loại

Ếch Thái Lan được phân loại như sau:
Ngành : Chordata
Lớp: Amphibia
Bộ : Anura
Bộ phụ : Phaneroglossa
Họ : Ranidae
Giống : Rana

Loài : Rana tigrina (Dubois, 1981)

Tên Việt Nam: Ếch Thái Lan

2.1.2 Phân bố – môi trường sống của ếch

2.1.2.1 Phân bố

Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ếch là 25 – 30
o
C. Ếch phân bố nhiều
ở vùng nhiệt đới: Thái Lan, Đài Loan, Cuba,…Nhóm động vật ếch nhái trên thế giới
có trên 2000 loài (Phạm Trang – Phạm Báu, 1999). Ranidae là một trong những họ
lớn nhất của lớp ếch nhái, gồm 46 giống và 555 loài (Ngô Trọng Lư, 1999).

Ở Việt Nam, có khoảng 82 loài ếch nhái như ếch đồng, ếch vạch, ếch gai, ếch
cốm,…trong đó có ếch đồng (Rana rugulosa) là loài có giá trò hơn hết. Ếch thường tập
trung nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Ở Thái Lan, ếch phân bố khắp cả đất nước, hai loài Rana tigrina và Rana
rugulosa là được nuôi phổ biến. Ngoài ra, còn nhập ếch bò (Rana catesbeiana) từ Mỹ
về nuôi và nuôi chủ yếu ở phía Bắc của đất nước (Putsatee và ctv, 1995).

2.1.2.2 Môi trường sống

Ếch là loài động vật lưỡng cư, vừa sống trong môi trường nước vừa sống trên
cạn. Ếch sống khắp nơi: ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm
ướt và có nguồn nước ngọt. Ếch không ưa nước chua mặn, sợ rắn, chuột, kiến, kim
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

-3-

loại nặng, tàn thuốc lá, tàn thuốc lào và các chất độc khác (Phạm Trang –
Phạm Báu, 1999).

2.1.3 Đặc điểm hình thái của ếch

Cơ thể ếch ngắn, chân sau dài hơn chân trước, đùi to khỏe, chân sau có màng
bơi nên ếch bơi lội rất giỏi. Ở trên cạn, ếch di chuyển bằng cách thực hiện các bước
nhảy, ếch có thể nhảy liên tục hàng chục bước rất xa. Cơ thể ếch chia làm ba phần:

Đầu tương đối dẹp và rộng, miệng là một khe rộng đến mang tai nên ếch đớp
và giữ mồi dễ dàng. Trước đầu mõm, ở mặt lưng có một đôi mũi ngoài. Mắt lớn và lồi,
có ba mí, mí trên phát triển, mí dưới không cử động, mí thứ ba là một màng nhày ở
góc mắt rất linh hoạt có thể phủ kín mắt. Ở con đực khi trưởng thành xuất hiện túi âm
(Trần Kiên, 1996).

Thân ếch phủ da trần, thường xuyên ẩm ướt. Da ếch không dính liền với lớp
cơ bên dưới, da chỉ gắn liền với lớp cơ bên dưới theo một vài đường nên tạo thành
những xoang chứa đầy bạch huyết góp phần làm da ẩm ướt thích hợp với sự di
chuyển và hô hấp. Cuối thân có một lỗ gọi là lỗ huyệt (Trần Kiên, 1996).

Chi trước có bốn ngón, chi sau có năm ngón. Con đực vào mùa sinh dục thì
góc ngón chân (ngón hướng vào trong cơ thể) của chi trước có mấu lồi gọi là chai sinh
dục. Các chi sau được nối với một màng bơi rất phát triển, nhờ đó mà ếch bơi lội giỏi
(Trần Kiên, 1996).
2.1.4 Hệ hô hấp

Ếch là loài động vật lưỡng cư, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Cơ quan
hô hấp của ếch gồm hai bộ phận: da và phổi, phổi ếch là cơ quan hô hấp khi ếch sống

trên cạn, da ếch giúp hô hấp khi sống dưới nước. Da ếch có khả năng vận chuyển
51% O
2
và 86% CO
2
. Trên da ếch, có nhiều mao mạch, O
2
trong không khí hòa tan
vào chất nhầy trên da, thấm qua da vào các mao mạch, CO
2
theo con đường ngược lại
để đi ra ngoài. Do đó, nếu da ếch thiếu nước, bò khô thì ếch sẽ chết (Phạm Trang –
Phạm Báu, 1999). Ngoài ra, ếch còn có khả năng thay đổi màu sắc để thích nghi với
điều kiện môi trường sống và trốn tránh kẻ thù.

2.1.5 Hệ bài tiết

Ếch có nhu cầu nước rất lớn, do đó sự hấp thu và bài tiết rất nhanh. Thận bài
tiết nước tiểu qua ống dẫn niệu vào xoang huyệt rồi vào bóng đái. Bóng đái ếch là
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-4-

một túi lớn mỏng đổ thẳng vào xoang huyệt. Có khi trong 24 giờ lượng nước
tiểu bài tiết bằng ½ trọng lượng cơ thể. Khi gặp nguy hiểm ếch phóng nước tiểu ra
ngoài để cơ thể nhẹ nhàng và dễ dàng di chuyển (Trần Kiên, 1996).

2.1.6 Hệ tiêu hóa và tính ăn

Ếch có khe miệng rộng dẫn đến khoang miệng lớn giúp nó có thể đớp được

con mồi to. Răng ếch nhỏ hình nón có đỉnh hướng về phía sau và gắn vào xương hàm
trên. Hàm dưới và xương lá mía ở vòm miệng. Chúng giúp giữ con mồi không bò tuột
ra khỏi miệng.

Lưỡi ếch có phần trước dính vào thềm miệng và phần sau tự do hướng lưỡi về
phía trong họng. Do đó lưỡi có thể bật ra ngoài để bắt mồi. Mặt trên có chất dính do
lưỡi tiết ra.

Dạ dày ếch có cơ thành dày, ruột ngắn song tuyến tiêu hóa lại phát triển. Gan
ếch có chứa chất dự trữ đặc biệt là glycogen và tích tụ mỡ rất nhiều vào mùa hè.
Phân được đổ vào xoang huyệt rồi mới được đổ ra ngoài qua hố huyệt nằm ở cuối
lưng.

Ếch là loại ăn tạp thiên về động vật, đặc biệt là mồi phải di động. Ếch bắt mồi
thụ động, thường ngồi một chỗ quan sát con mồi di chuyển. Khi con mồi đến gần, ếch
phóng lưỡi ra rất nhanh để cuộn lấy con mồi rồi nuốt chửng. Mỗi khi nuốt con mồi to
nó phải nhắm mắt lại (Trần Kiên, 1996).
2.1.7 Hệ sinh dục và sinh sản

Sự thụ tinh của ếch là thụ tinh ngoài do ếch đực không có cơ quan giao cấu.
Ếch đực có một đôi tinh hoàn nhỏ hình bầu dục. Ếch cái có hai buồng trứng. Tinh dòch
được đổ vào ống dẫn niệu rồi vào xoang huyệt. Trứng rơi vào ống dẫn trứng rồi rơi
xuống xoang huyệt. Bám trên tinh hoàn và buồng trứng là thể mỡ màu vàng, cần
thiết cho sự phát triển của trứng (Trần Kiên, 1996).

Thời vụ sinh sản của ếch ngoài tự nhiên từ tháng 3 – 6, đôi khi đến tháng 7,
ếch thường đẻ từ 2 – 3 lứa trong năm sau những trận mưa rào, nhiệt độ nước từ 25 –
30
o
C.


Theo Phạm Trang – Phạm Báu (1999), thì sự sinh sản của ếch xảy ra vào
những cơn mưa đầu mùa, con cái khi bò kích thích sẽ đẻ trứng, con đực khi ôm con cái
cũng kòp phóng tinh lên trên để thụ tinh cho trứng. Sau khi thụ tinh trứng rơi xuống
nước và trương to dính vào nhau tạo thành màng nổi trên mặt nước. Trứng ếch hình
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-5-

tròn nhỏ hơn trứng cá chép, có hai phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu có màu
đen hướng lên trên tạo thành cực động vật, một nửa màu trắng nằm phía dưới gọi là
cực thực vật



Hình 2.1 Buồng trứng ếch Thái Lan
2.1.8
Vòng đời của ếch

Sự phát triển của ếch được chia ra các giai đoạn sau:













Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-6-


Hình 2.2 Vòng đời ếch

Tùy theo từng loài và nhiệt độ khác nhau mà thời gian biến thái và phát triển
ở từng giai đọan của ếch dài hay ngắn khác nhau.

2.1.9 Sinh trưởng và phát triển

Ếch đồng Việt Nam (Rana rugulosa): trứng ếch sau khi đẻ khoảng ba ngày thì
nở, sau ba tuần thì nòng nọc biến thái thành ếch. Sau khoảng 4 – 6 tháng nuôi thì ếch
đạt kích cỡ thương phẩm 80 – 100 gr/con (Trần Kiên, 1999).

Ếch Thái Lan (Rana tigrina): trứng thụ tinh sẽ nở sau 18 – 38 giờ, nòng nọc
biến thái khoảng 28 – 36 ngày thành ếch con và đạt kích cỡ thương phẩm 300 – 400
gr/con sau bốn đến năm tháng nuôi (Putsatee và ctv, 1995).
2.2 Thức Ăn Và Thành Phần Dinh Dưỡng Của Các Loại Thức Ăn

Thức ăn di động là thức ăn chính của ếch bao gồm: côn trùngï cánh cứng, côn
trùngï cánh thẳng ( châu chấu, cào cào, dế, chuồn chuồn); côn trùng cánh vảy (bướm,

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-7-


đặc biệt là bướm đêm); côn trùng nhiều chân (cuốn chiếu); giáp xác (tôm,
cua); thân mềm (ốc); giun đất, sâu quy (Trần Kiên, 1996).

Thức ăn tónh gồm có: cá tạp tươi sống hoặc nấu chín, thức ăn viên.

Cỡ mồi của ếch: ếch là loài động vật thích ăn mồi di động, bắt mồi có kích cỡ
phù hợp. Song bằng cách nuốt mồi và với miệng rộng nó có thể nuốt những con mồi
cỡ lớn như cua đồng hoặc con mồi có kích thước dài như giun đất (Trần Kiên, 1996).

2.3
Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng Trong Sinh Sản Nhân Tạo

Trong sinh sản nhân tạo, để chủ động trong sự chín và rụng trứng người ta
thường sử dụng các chất kích thích sinh sản (CKTSS) trên cá. Các kích dục tố này sẽ
kích thích sự rụng trứng trên các loài cá. Các chất kích thích sinh sản thường dùng
như LH-RHa, HCG, não thuỳ và một số chất khác.

2.3.1 LH-RH (Luteinizing Hormone – Releasing Hormone)

Hormone phóng thích kích dục tố (GnRH: Gonadotropin Releasing Hormone)
được tìm thấy ở vùng dưới đồi của tất cả các động vật có xương sống. GnRH đầu tiên
được khám phá năm 1970, gồm mười amino acid và cũng được biết đến như là LH-
RH.

LH-RH được dùng để gây rụng trứng ở một số loài cá nước ngọt, nước mặn ở
các nước ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới. LH-RH đã sử dụng thành công ở nhiều
nơi trên thế giới bao gồm phía Bắc và phía Nam nước Mỹ, Châu u, Châu Á, Châu
Phi và Châu c.

Đơn vò tính của LH-RHa (a: analog) là μg. LH-RHa được hòa tan trong nước

cất hoặc trong nước muối sinh lý để tiêm. Khi LH - RHa trong tủ lạnh thì bảo quản
được trong thời gian ngắn, còn trong tủ đông với nhiệt độ –20
o
C thì được bảo quản
trong thời gian dài hơn. Nhưng khi muốn sử dụng lại LH-RHa trong tủ đông thì nên
để tan ra rồi sử dụng.

Thông thường, LH – RHa dùng kết hợp với chất kháng dopamine. Dopamine
là một trong những chất truyền thần kinh (Neurotransmitter).
Hầu hết cá biển và các loài cá thuộc họ cá hồi có thể chỉ kích thích sinh sản
bằng LH-RHa đơn độc. Đối với các loài cá khác như họ cá chép, họ cá da trơn thì
dopamine giữ vai trò rất quan trọng trong việc ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy
của chúng. Vì thế việc sử dụng đồng thời LH-RHa và chất kháng dopamine mới có
hiệu quả gây rụng trứng trên các loài cá này.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-8-

Chất kháng dopamine gồm: Domperidone (DOM), pimozide, sulpiride,
Mrtoclopramide. Đơn vò của chất kháng dopamine là mg.



Hình 2.3 Chất kích thích sinh sản dùng tiêm ếch Thái Lan

2.3.2
Não thuỳ

Người ta lấy não thuỳ từ những cá thuộc loài cá chép, trắm, mè, trê, … đã
thành thục còn tươi sống. cá đã chết sau vài giờ, hoạt tính kích dục chỉ còn 50%

(Marcel, 1980). Trong trường hợp cùng thể trọng và mức độ thành thục thì não thuỳ
của cá chép cái có hoạt tính cao gấp hai lần so với não thuỳ của cá chép đực cùng
loài (Blance và Abraham, 1968).

Cá có hệ số thành thục cao, càng gần thời điểm sinh sản thì hoạt tính kích dục
của não thuỳ càng cao.

Não thuỳ cá chép được coi là loại chế phẩm kích dục tố mạnh cho nhiều loài
cá kể cả các đối tượng khác họ và cả các loài cá biển. Đơn vò tính của não thuỳ là
dose.


2.3.3 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)

HCG được phát hiện bởi Zondec và Ascheis vào năm 1927. HCG là kích dục
tố được chiết xuất từ màng đệm của nhau thai hoặc chiết xuất từ nước tiểu của phụ nữ
mang thai đầu thai kỳ. HCG có tác dụng duy trì thể vàng, bản chất là một

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-9-

glycoprotein vì thế việc chiết xuất HCG dựa vào nguyên lý tách protein tan trong
nước. HCG là loài kích dục tố dò chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá.

Ngoài các loài cá mè, cá trê, HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho cho các
loài cá khác như: cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng, cá chình, cá bơn, cá bống tượng,
cá chạch. Đơn vò tính của HCG khi sử dụng là IU/kg cá thể cái (international unit).

2.3.4 Loại và liều lượng một số chất kích thích sinh sản dùng trong thuỷ sản


Theo Ngô Văn Ngọc (2003), thì các loại chất kích thích sinh sản dùng cho cá
với liều lượng như sau:

Bảng 2.1 Loại và liều lượng kích dục tố dùng trong thuỷ sản.

Loài cá
TGHƯ
(giờ)
HCG (IU/kg
cá cái)
LH-RHa
(
μg/kg cá
cái)
Não thuỳ
(dose)
Ghi chú
(tiêm)
Mè trắng 8 - 9 1000 - 1200 20 - 1 lần
Mè hoa 8 – 9 2000 – 2500 30 – 35 - 1 lần
Cá chép 6 -7 - 10 – 20 2 1 lân
Trắm cỏ 8 – 9 - 40 – 50 5 – 6 2 lần
Trôi n Độ 8 – 9 - 30 3 – 4 1 lần
Trê phi 10 – 11 4000 - 3 – 4 1 lần
Trê vàng 12 4000 – 4500 - 4 1 lần
Thác lác 12 Liều cao 100 – 120 - 2 lần
Lăng vàng 12 5000 100 4 2 lần
Cá tra 5 – 6 4000 – 5000 - - Nhiều lần
Rô đồng 6 – 7 3500 – 4000 100 - 1 lần

Cá lóc đen 8 – 12 5000 - - 2 lần
Mè vinh 8 – 9 1000 – 1200 20 – 25 - 1 lần
Sặc rằng 6 – 7 3500 – 4000 100 - 1 lần

Chú thích: TGHƯ : Thời gian hiệu ứng.
HCG : Human Chorionic Gonadotropin.
LH-RHa : Luteinizing Hormone – Releasing Hormone
(a: analog)





Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-10-

2.4 Tình Hình Nuôi Ếch Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới

2.4.1 Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam

Trong những năm gần đây nước ta đã phát triển nghề nuôi ếch đồng, điển
hình như Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hà, Yên Phong (Hà Bắc), Tử Lộc (Hải Hưng),
Thanh Tất (Hà Tây) và ngày nay ếch Thái Lan được nuôi lan rộng đến một số tỉnh ở
miền Nam như: An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, … và một số tỉnh Miền
Đông Nam Bộ như: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, …

Thường thì nông dân nuôi theo phương pháp thủ công dân gian, nguồn giống
bắt chủ yếu ngoài tự nhiên. Sử dụng thức ăn là những loài côn trùng như sâu bọ, giun,
bướm đêm,… và các loại cá tạp.


Theo Trần Kiên (1996), có nhiều gia đình đã nuôi ếch đồng thành công như
gia đình ông Phan Bá Thình (Hà Bắc) nuôi năm 1991, ông Phạm Ngọc Xứng (Hải
Hưng)…

Tuy nhiên trên thực tế thì sản lượng ếch từ trước đến nay vẫn phụ thuộc chủ
yếu vào tự nhiên. Việc nuôi thường không đem lại hiệu quả kinh tế cao do tỷ lệ sống
thấp, sản lượng thấp, đặc biệt là vấn đề thức ăn dành cho ếch.

2.4.2
Tình hình nuôi ếch trên Thế Giới

Thái Lan đã phát triển nghề nuôi ếch trong những năm gần đây với loài ếch
Rana tigrina. Trong năm 1995 Thái Lan đã có trên 300 trại nuôi ếch với qui mô công
nghiệp. Ếch được nuôi chủ yếu trong các bể ximăng với diện tích mỗi bể là 3 x 4 x1.2
m, mực nước trong bể giữ khoảng 20 – 30 cm. Mỗi bể đều có bố trí tấm nhựa mỏng
(chiếm 1/3 diện tích bể). Trên tấm nhựa có đục nhiều lỗ thủng cho ếch nhảy lên khỏi
mặt nước và những tấm nhựa còn là nơi chứa thức ăn. Ếch được nuôi với mật độ là 60
– 80 con/m
2
. Cả nòng nọc và ếch thòt đều cho ăn thức ăn viên, hàm lượng protein
thay đổi từ 40% (nòng nọc) đến 25% (ếch lớn). Sau ba đến bốn tháng nuôi có thể đạt
300 – 400g/con cho ếch nội đòa, riêng đối với ếch nhập từ Mỹ là ếch bò (Rana
catesbeiana) thì mất sáu đến tám tháng nuôi nhưng kích cỡ lớn hơn. Hệ số thức ăn
trung bình 1.2 – 1.5 (putsee và ctv., 1996).

Ếch bò (Rana catesbeiana) được nuôi nhiều ở núi Rocky phía Đông nước Mỹ,
phía Nam và vùng Đông Bắc Mexico, phía Bắc Canada. Nhập sang những vùng mới
như là sự học hỏi, một loài động vật giải trí và diệt sâu bọ. California quan tâm đến
loài này là để thêm vào động vật. Đài Loan hy vọng ếch điều khiển côn trùng, sâu

bọ. Dần dần ếch Bò được nuôi rộng rãi nhiều nơi trên thế giới như Canada, Mexico,
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-11-

Mỹ, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Tây n Độ và các nước Đông Châu Á (John
Baker, 1998).

Ếch bò được nuôi phổ biến ở vùng Trung và Nam Mỹ như Mexico, Brazil,
Ecuado, … ếch được nuôi trong bể ximăng theo phương pháp ướt hoặc là phương pháp
khô sử dụng thức ăn viên cho ếch ăn. Năng suất có thể đạt từ bốn đến sáu kg/m
2
/vụ
cho phương pháp khô và 10 – 15 kg / m
2
/ vụ cho phương pháp ướt.

Trong thập niên 90 Đài Loan đã phát triển nuôi ếch công nghiệp với loài ếch
bản đòa (Rana tigrina pan therina, Figzinger). Nòng nọc sau khi biến thái thành ếch
con được tập cho ăn thức ăn nhân tạo với hàm lượng protein 30 – 35% đến khi đạt
kích cỡ thương phẩm. Ngoài ra Đài Loan còn nhập ếch bò Nam Mỹ (Rana
catesbeiana) để nuôi. Tuy nhiên do khí hậu có mùa đông nhiệt độ nhỏ hơn 20
o
C nên
ếch không thể phát triển quanh năm, chỉ được nuôi tám đến chín tháng (Lochen,
1990).



























Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-12-

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


3.1 Thời Gian Và Đòa Điểm


Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học
Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2005 đến tháng 7/2005.

3.2
Vật Liệu Thí Nghiệm

Ếch Thái Lan bố mẹ.

Bể composite có thể tích 500 lít.

Dụng cụ làm giá thể: rau muống, lục bình.

Cân đồng hồ điện tử 1kg.

Chất kích thích sinh sản LH – RHa, HCG,…

Chất kháng dopamine (DOM).

Một số dung cụ khác như: giá, thau, vợt, …

3.3 Phương Pháp Thí Nghiệm

3.4.1 Nguồn gốc ếch bố mẹ

Đầu 2004 nhập ếch Thái Lan về trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản nuôi thuần
hóa, sau đó nuôi vỗ thành ếch bố mẹ trong bể ximăng ở trại thực nghiệm Khoa Thủy
Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.


3.4.2
Các chỉ tiêu theo dõi

Trong quá trình sản xuất giống chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu
sau:
Tuổi thành thục và trọng lượng của ếch bố mẹ.

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-13-

Số ếch bố mẹ tham gia sinh sản
Tỷ lệ ếch bố mẹ tham gia = x 100
sinh sản (%) Tổng ếch bố mẹ bố trí thí nghiệm


Số con mới nở
Hiệu suất sinh sản tuyệt đối =
(số con / con cái) Một con ếch cái


Số con mới nở
Hiệu suất sinh sản tương đối =
(Số con / kg ếch cái) Một kg ếch cái


Số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) = x 100
Tổng số trứng



3.4.3
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan

3.4.3.1 Nuôi vỗ ếch bố mẹ

Số lượng bể ximăng được sử dụng để nuôi vỗ ếch bố mẹ là bốn bể (hai bể ếch
đực và hai bể ếch cái), với diện tích mỗi bể là 2 x 3 x 1,2 m. Ếch bố mẹ được cho ăn
bằng thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 25%.

Hằng ngày cho ếch ăn hai lần vào lúc bảy giờ sáng và năm giờ chiều. Lượng
thức ăn cho ếch bố mẹ là tối đa.
3.3.3.2 Nguồn nước cấp

Nguồn nước cung cấp cho bể sản xuất giống trong trại thực nghiệm Khoa
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh hoàn toàn là nước máy. Nước
được trữ trong bể sục khí mạnh ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng, để cho chlorine trong
nước bay hơi hết. Nếu hàm lượng chlorine còn lại trong nước sẽ làm cho trứng ếch bò
ung thối.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-14-

3.3.3.3
Thí nghiệm cho ếch sinh sản


a/ Thiết bò cho ếch sinh sản

Sử dụng chín bể composite với thể tích mỗi bể là 500 lít. Trước khi cho ếch
sinh sản phải vệ sinh bể thật sạch, cấp nước vào bể khoảng 10cm và cho rau muống
vào bể làm giá thể cho ếch đẻ bám vào, lượng rau muống chiếm 1/3 diện tích bể.




Hình 3.1 Bể composite dùng bố trí thí nghiệm

b/ Chọn ếch bố mẹ cho sinh sản

Việc chọn lựa ếch bố mẹ là rất quan trọng trong việc sinh sản . Đối với ếch
Thái Lan có thể chọn ếch bố mẹ bằng cách:

Ếch đực phải khỏe mạnh, có túi âm, ngoài ra ếch đực còn có chai sinh dục ở
gốc của ngón tay thứ nhất của chi trước, chọn những con lớn trong bầy, đang ở thời kỳ
hưng phấn sung mãn và thường xuyên kêu “ọp ọp” bền bỉ và liên tục trong nhiều
ngày.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-15-

Ếch cái phải nhẹ nhàng tránh làm dập trứng, ếch cái chọn đưa vào sinh sản là
những con có bụng lớn to phình, quan sát thấy dáng đi có vẻ chậm chạp khó khăn.
Đây là ếch cái mang trứng và trứng đã phát triển.


Hình 3.2 Chọn ếch đực cho sinh sản


Hình 3.3 Chọn ếch cái cho sinh sản


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
-16-

3.3.4
Bố trí thí nghiệm sinh sản

3.3.4.1
Thí nghiệm 1

Sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan dùng kích thích sinh sản bằng mưa nhân tạo,
tiêm chất kích thích sinh sản (LH – RHa) cho ếch và cho sinh sản tự nhiên. Bể
composite được dùng để bố trí thí nghiệm là chín bể, mỗi bể có thể tích là 500 lít.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần, thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiệm thức A: Sinh sản tự nhiên.
Nghiệm thức B: Tạo mưa nhân tạo.
Nghiệm thức C: Sinh sản nhân tạo bằng tiêm LH – RHa.

3.3.4.2
Thí nghiệm 2

Sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan dùng kích thích sinh sản là tiêm chất kích

thích sinh sản (LH – RHa) cho ếch với liều lượng khác nhau. Thí nghiệm bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên, với ba nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần.

Nghiệm thức A: 40
μg LH – RHa.
Nghiệm thức B: 80
μg LH – RHa.
Nghiệm thức C: 120μg LH – RHa.

LH – RHa được phối hợp với DOM liều lượng 10mg / kg ếch cái.

3.4 Các Phương Pháp Xử lý Số Liệu

Số liệu thu thập từ trọng lượng ếch bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở được xử lý
bằng Microsoft excel để tính giá trò trung bình và thiết lập bảng ANOVA được sử
dụng để so sánh sự khác nhau giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm và giữa các đợt
sinh sản. Sử dụng phần mềm Statgraphics 7.0 để xử 1ý.



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

×