Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bùi Sỹ Tiêm - Một trí thức chân chính của dân tộc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.08 KB, 7 trang )

Bùi Sỹ Tiêm - Một trí thức chân
chính của dân tộc


Bùi Sỹ Tiêm (1690-1733) người tỉnh Thái Bình, đỗ Tiến sĩ năm 25
tuổi, làm quan thanh liêm, cương trực. Trước thời buổi vận nước rối ren, ông
đã dâng sớ điều trần đòi cải cách do đó đã bị chúa Trịnh cách chức. Về quê,
ông mở trường dạy học, nêu tấm gương sáng về nhân cách một sĩ phu hết
lòng vì nước.
Bùi Sỹ Tiêm sinh năm Canh Ngọ (1690) tại xã Kinh Lũ, tổng Bình
Cách, huyện Đông Quan (nay là thôn Kinh Hào, xã Đông Kinh, huyện Đông
Hưng, tỉnh Thái Bình). Thuở nhỏ học tại quê nhà, nổi tiếng thông minh.
Năm 1706 Bùi Sỹ Tiêm được lên Thăng Long theo học thầy Thám Hoa họ
Vũ đang giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Cùng thi thố với hơn 1.000 thí
sinh ở Quốc Tử Giám vào nhiều kỳ, lần nào Bùi Sỹ Tiêm cũng được xếp ở
bảng với những người đứng đầu. Sau khi về quê chịu tang mẹ, ông tiếp tục
lên Kinh học, và năm 1715 thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng Giáp). Tháng
10-1715, ông được gọi vào Kinh giữ chức Hàn lâm viện Hiệu Lý, cuối năm
thăng chức Hiến sát sứ Sơn Tây coi viện hình án. Năm 1720 thăng chức
Đông Các hiệu thu, năm 1727 thăng Đông Các học sĩ, năm 1729 giữ chức
Đốc đồng xứ Thái Nguyên, năm 1730 thăng chức Hoằng Tín Đại phu, Thái
Thường tự khanh. Khi được vua giao cho soạn bài ký lên tấm bia khắc tên
20 vị đỗ Tiến sĩ khoa ất Mùi (1715), Bùi Sỹ Tiêm đã khẳng định cái tâm
nguyện của người làm quan: "Phải nghiêm khắc đối với mình, giữ vững đức
thanh liêm và phẩm chất trong trắng, làm quan trong triều phải chính trực,
trung hậu và đem đạo đức nhân nghĩa giúp vua Nếu lòng thay, dạ đổi, lời
nói và việc làm không ăn khớp với nhau, chỉ nghĩ đến danh tước, tiền của,
mưu tính về quyền lợi còn hay mất, hơn hay thiệt, bề ngoài vuông mà bề
trong tròn, việc làm trái với điều đã học và xa rời đạo lý, bôi nhọ danh tiết,
bôi xấu sĩ phong thì mọi người sẽ chỉ vào tên mà chê trách. Dư luận rất
nghiêm, nghìn năm rõ rệt, có đáng sợ không ".


Bước đường công danh của Bùi Sỹ Tiêm như vậy là hết sức thuận lợi,
nhưng ông không bằng lòng với những kết quả đạt được, mà khi cần thiết đã
thể hiện một nhân cách và bản lĩnh khá đặc biệt. Năm 1731, ông can đảm
dâng sớ đề nghị cải cách xã hội và vì việc làm đó bị bãi chức đuổi về quê.
Bùi Sỹ Tiêm sống vào cuối thế kỷ 17 và nửa đầu thế kỷ 18 là thời kỳ
chế độ phong kiến Việt Nam đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng trầm
trọng. Ngay từ đầu thế kỷ 16, nhất là sau khi Lê Hiển Tông mất (1504), xã
hội Đại Việt mất dần cảnh thịnh trị, kinh tế bắt đầu sa sút, đời sống nhân dân
trở nên cùng khổ. Lợi dụng tình trạng sa đọa của chính quyền trung ương,
các phe phái phong kiến theo nhau nổi dậy tranh giành quyền lợi, bọn quan
lại trong triều cũng như ngoài địa phương mặc sức nhũng nhiễu nhân dân,
một số tướng lĩnh có công với nhà Lê cũng tranh chấp lẫn nhau suốt trong
thời gian dài.
Trong bối cảnh đó, phong trào nông dân khởi nghĩa phát triển mạnh
mẽ, lan tràn khắp miền xuôi cũng như miền núi, có lần tiến thẳng vào Thăng
Long, vua tôi nhà Lê phải bỏ chạy vào Thanh Hóa. Cuộc đấu tranh của nông
dân thời đó đã góp phần vào cuộc khủng hoảng chính trị đang làm lung lay
đến tận gốc rễ nền thống trị của nhà Lê. Năm 1527, Mạc Đăng Dung bức
vua Lê phải nhường ngôi đã kéo theo tình trạng đất nước bị chia cắt, hết
chiến tranh giữa Nam triều (nhà Lê) với Bắc triều (nhà Mạc) đến chiến tranh
giữa Đàng Ngoài (họ Trịnh lấy danh nghĩa nhà Lê) với Đàng Trong (họ
Nguyễn). Chiến tranh phong kiến kéo dài gây ra bao cảnh đau thương, chết
chóc, đẩy hàng chục vạn trai tráng vào cảnh phải chém giết lẫn nhau vì
quyền lợi ích kỷ của các dòng họ, lại còn tàn phá mùa màng, gây nên nhiều
trận đói khủng khiếp xảy ra trong nhiều năm. Kết quả là sau hơn nửa thế kỷ
đánh nhau, ở Đàng Trong (họ Nguyễn) làm chủ cả một vùng đất rộng lớn từ
phía nam dải Hoành Sơn (Đèo Ngang) đến Mũi Cà Mau. Còn ở Đàng Ngoài,
từ đầu tháng 5-1593, tuy vua Lê (Thế Tông) được họ Trịnh rước từ Thanh
Hóa về Thăng Long, nhưng thực tế quyền hành đều nằm trong tay họ Trịnh.
Quan lại bấy giờ được tuyển chọn chủ yếu theo con đường khoa cử,

nhưng không được chặt chẽ như thế kỷ 15. Hình thức "bảo cử" với hàng loạt
vụ việc tiêu cực được chúa Trịnh nhiều lần sử dụng. Chúa Trịnh lại còn định
lệ cho dân nộp thóc hay tiền để được bổ dụng Tri phủ hay Tri huyện. Điều
đó đã dẫn đến tình hình: "Bấy giờ quan chức nhũng lạm, phức tạp, một lúc
cất nhắc bổ dụng đến hơn 1.000 người, làm quan cầu may, viên chức thừa
thãi, không còn phân biệt gì cả (Đại Việt sử ký toàn thư).
Do những hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài trong nhiều năm,
cộng thêm là sự phát triển tự phát của chế độ tư hữu về ruộng đất, lại thêm
hạn hán rồi lụt lội, dẫn tới nạn đói gần như thường trực đối với người nông
dân đồng bằng Bắc Bộ. Đã vậy, chế độ tô thuế của nhà nước phong kiến
không ngừng gia tăng đè nặng lên đầu, lên cổ nông dân các địa phương.
Chính Phủ Chúa năm 1731 đã buộc phải nhận xét: "Dân nghèo ngày một
xiêu dạt dần, cùng khốn quá lắm, thiếu thuế tích lũy lâu năm. (Lịch triều
hiến chương loại chí). Thượng thư Bộ Binh là Nguyễn Quán Nho cũng có
nhận xét là bọn lại dịch "chỉ tránh việc nặng, tìm việc nhẹ, ăn hiếp người
nghèo, che chở nhà giàu". Năm 1718 chúa Trịnh buộc phải kêu lên rằng
"kiện cáo rối beng, không bao giờ hết phí tổn ngày một thêm, oán giận
ngày càng nặng".
Từ cuối thế kỷ 17 sang đầu thế kỷ 18, nông dân nhiều nơi đã nổi dậy
"vây đánh các thành ấp, triều đình không thể nào ngăn cấm được".
Phong trào nông dân trên đà phát triển dâng cao kéo dài hàng chục
năm và đã quy tụ lại thành một số cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Danh
Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật. Những người
cầm đầu các cuộc khởi nghĩa này thuộc nhiều thành phần khác nhau, người
là trí thức nho học, người là quan lại nhỏ, người là nông dân nghèo, có người
thuộc dòng dõi nhà Lê, lôi cuốn không chỉ hàng vạn nông dân miền xuôi ở
các tỉnh Đàng Ngoài mà còn cả hàng vạn nhân dân các dân tộc ít người miền
núi.
Trước tình hình trong triều, ngoài nội rối ren như vậy, ngày 27-6-
1831, Bùi Sỹ Tiêm viết một bài Khải dâng lên chúa Trịnh bày tỏ những suy

nghĩ của mình, mong cứu vãn nguy cơ đang sụp đổ của một triều đại. Bài
Khải của ông gồm 10 điều:
1. Tăng cường tôn phù vua Lê để làm tiêu tan những điều xấu gở.
2. Cấm dứt việc luồn lọt xin xỏ để nêu gương tốt.
3. Nâng cao đời sống nhân dân để giữ vững mệnh mạch nước nhà.
4. Cẩn thận về chính lệch đối với quân sĩ để tướng tá nghiêm túc.
5. Hạn chế quan chức để bớt phiền nhiễu.
6. Bỏ nhân viên thừa không cần thiết để đỡ nạn bóc lột.
7. Đính chính văn thể để khích lệ nhân tài.
8. Nêu rõ thể lệ hình án để việc xử kiện được sáng suốt.
9. Điều tra kỹ trong quan lại để biết kẻ ngay gian.
10. Phân biệt rõ các dân tộc để ngăn ngừa bọn trinh thám nước ngoài.
Nội dung 10 điều Khải mà Bũi Sỹ Tiêm dâng lên chúa Trịnh xuất phát
từ thực tiễn đen tối của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 18. Đó là những yêu
cầu lớn của thời đại cần được giải quyết mới bảo đảm cho chính quyền Lê -
Trịnh tồn tại, xã hội ổn định, đất nước vượt qua cơn khủng hoảng. Việc làm
của Bùi Sỹ Tiêm dâng Khải đề nghị tiến hành một số cải cách xã hội khẳng
định ông là một nhà nho thật sự yêu nước, vô cùng gắn bó với vận mệnh của
đất nước, số phận nhân dân, đã ngày đêm trăn trở về những phương sách cứu
nước, giúp dân; và vượt lên trên tất cả là nhân cách và bản lĩnh của người trí
thức chân chính bất chấp sự ràng buộc của đạo lý Nho giáo.
Những đề nghị cải cách xã hội đúng đắn của Bùi Sỹ Tiêm không được
chấp nhận vì lẽ các điều ấy: "Phần lớn trái ý người chấp chính (người thay
vua nắm quyền) và quyền thần yếu nhân, nhiều kẻ không bằng lòng" (Đại
Việt sử ký toàn thư). Chúa Trịnh xem đến cả giận, ra lệnh đoạt quan chức
của Bùi Sỹ Tiêm, đuổi về quê. Lê Trọng Thứ, một triều thần liều đứng ra
can gián: "Bùi Sỹ Tiêm không có tội gì" cũng bị hạ lệnh phạt giam vào ngục.
Về quê được ít lâu, Bùi Sỹ Tiêm mở trường dạy học với mong muốn
đem hết tài năng của mình truyền dạy cho học trò, hy vọng họ sẽ tiếp nối
được ý chí của thầy. Sau đó, triều đình Lê - Trịnh đã ba lần vời ông trở lại

làm quan, nhưng ông đều từ chối. Bùi Sỹ Tiêm mất năm 1733 khi mới 44
tuổi, đang ở độ tuổi chín của tài năng và nhân cách. Ông đã để lại cho đời
một tấm gương tiết tháo lẫm liệt, một vị quan thanh liêm chính trực, đầy
lòng trung nghĩa, dám đấu tranh vì lẽ phải, dám liều mình vì công việc, vì
dân vì nước.

×