Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm gì khi “vượt tiêu chuẩn” của nhà tuyển dụng? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.73 KB, 4 trang )

Làm gì khi “vượt
tiêu chuẩn” của nhà
tuyển dụng?



Do một số điều kiện khách quan bạn muốn tìm những công việc dưới trình
độ của mình. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cho rằng họ không đủ khả năng để
thuê người với trình độ cao hơn yêu cầu. Vậy làm sao để thuyết phục họ?

Hãy thực hiện một số lời khuyên sau:

1. Thừa nhận nỗi lo lắng của bạn

Duncan Mathison, đồng tác giả cuốn sách “Sự thật về thị trường việc làm
ẩn” đưa ra lời khuyên: “Hãy thành thật với nhà tuyển dụng rằng bạn cũng lo
lắng công việc có thể không phù hợp. Nhưng bạn sẽ cố gắng hết sức để thích
nghi và cam kết mang đến những thành tích nổi trội nhờ trình độ học vấn
cũng như khả năng cao của bạn”. Chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ không lỡ từ
chối một ứng viên đầy tiềm năng và sẵn sàng cống hiến như vậy.

2. Không “nặng” về vấn đề tiền bạc

Tiền lương là một vấn đề khiến nhà tuyển dụng “đau đầu” khi quyết định có
nên tuyển một người có trình độ cao hơn mong muốn như bạn hay không.
Rõ ràng mức lương cao ở vị trí cao không phù hợp với tình hình hiện tại. Do
đó, bạn cần giải toả nỗi lo này của họ bằng cách linh hoạt về vấn đề tiền
lương. Hãy thuyết phục rằng bạn làm việc vì muốn thử thách bản thân với
những điều mới mẻ. Tất nhiên, bạn cũng không nên đề nghị một mức lương
như “làm việc miễn phí”.


3. Phân tích lợi thế của bạn

Hãy phân tích cho nhà tuyển dụng thấy rõ những điểm tích cực (cả tiêu cực
nhưng ít ) khi thuê một người có trình độ cao hơn yêu cầu như bạn. Những
lập luận chặt chẽ và lợi ích thấy rõ trước mắt sẽ khiến nhà tuyển dụng bị
thuyết phục.

4. “Tấn công” bằng những thành tựu của bạn

Kathryn Sollmann, người sáng lập một mạng lưới của nữ nhân viên, khuyên:
“Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn tự hào về thành công của mình ra sao và
nhấn mạnh rằng chúng là những kinh nghiệm quý giá để bạn có thể làm tốt
công việc. Địa vị, thăng tiến không còn là mục tiêu hàng đầu của bạn. Điều
bạn muốn là được cống hiến cho một công ty giàu tiềm năng và có sức hấp
dẫn”.

5. Khiêm tốn

Dù là người có trình độ cao, từng đảm nhận những vị trí cao nhưng bạn cần
thực tế với hiện tại. Ba hoa về trình độ xuất sắc với khả năng lãnh đạo siêu
việt… chỉ khiến nhà tuyển dụng chắc chắn không tuyển dụng bạn. Hãy
khiêm tốn. Manthison gợi ý: “Ví dụ, hãy nói rằng bạn từng là một người
quản lí nhưng hiện tại muốn tìm một công việc mang tính thực hành nhiều
hơn thay vì chỉ đạo, giao việc cho nhân viên”.

6. Nói rằng bạn muốn học hỏi

Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn muốn tìm hiểu, học hỏi thêm về
lĩnh vực của mình và cách tốt nhất để thực sự lĩnh hội được thông tin là bắt
đầu từ dưới lên.


7. Cam kết

Có thể nhà tuyển dụng không tin một người có trình độ cao như bạn lại
muốn làm việc ở vị trí thấp hơn. Để giải quyết sự nghi ngờ này, bạn hãy cam
kết làm việc cho công ty ít nhất 2 năm. Đó chính là lời thuyết phục hùng hồn
nhất và khiến nhà tuyển dụng mở lòng chấp nhận bạn.

×