Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.79 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở mọi quốc gia đặc biệt là những nước
đang phát triển như Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài góp một phần không nhỏ
vào tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay, đặc biệt sau sự kiện
Việt Nam gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chú ý tới thị trường
Việt Nam và triển vọng về một dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất
lớn. Vì vậy, vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay đang được rất nhiều người quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và
thực tiễn nói trên, việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và hợp lí. Chính
vì vậy, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” cho
bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận của em tập trung vào nghiên cứu những thành tựu và những
mặt hạn chế trong vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai
đoạn từ năm 1986 đến năm 2006 nhằm mục đích làm rõ thực trạng thu hút và sử
dụng vốn đầu tư nước ngoài ở việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến
nay và đề ra những giải pháp nâng cao sức thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư nước ngoài sau khi Việt nam ra nhập WTO.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những phương pháp nghiên cứu kinh tế cơ
bản như: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng khoa học và các
phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh và tổng hợp.
Đề tài gồm có ba phần:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về đầu tư nước ngoài.
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ
năm 1986 đến năm 2006.
Chương III: Các giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài
sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
1
CHƯƠNG I:


NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI.
I, khái niệm về vốn đầu tư nước ngoài.
FDI là một trong hai hình thức đầu tư quốc tế gồm: đầu tư nước ngoài gián
tiếp(PFI viết tắt của portfolien Foreign Investment) và đầu tư nước ngoài trực
tiếp (FDI viét tắt của Foreign Direct Investment ). Trong hai hình thức đầu tư,
hình thức đầu tư nước ngoài trực tiếp được các nhà đầu tư chú trọng hơn.
Xoay quanh khái niệm FDI, có nhiều quan điểm đưa ra:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: “FDI là khoản đầu tư nước ngoài vào một
doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nắm giữ một phần nhất định trong
doanh nghiệp. Theo đó, các công ty con của một công ty đa quốc gia là
một dạng đặc biệt của FDI.”
- Trong luật đầu tư được quốc hội thông qua trong kì họp thứ VIII
ngày29/11/2005, khái niệm cụ thể về FDI không được đưa ra nhưng có
thể khái quát qua các khái niệm liên quan: đầu tư là gì?, đầu tư nước
ngoài là gì?, đầu tư trực tiếp là gì?.
+ “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình
hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy
định của luật này."
+ “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt đọng đầu tư.”
+ “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và
tham gia quản lí hoạt động đầu tư.”
Qua ba khái niệm nêu trên, FDI có tthể được hiểu là việc nhà đầu tư nước
ngoài bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình, hợp pháp để tiến
hành hoạt động đầu tư và có tham gia hoạt động quản lí đầu tư.
Qua những khái niệm đã trình bày, FDI thực chất là việc nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vốn, tài sản, công nghệ, kinh nghiệm quản lí vào một
quốc gia khác và tham gia trực tiếp vào hoạt động tổ chức, điều hành, quản
lí dự án nhằm thu lợi ích kinh tế.

2
II,Quan điểm của nhà nước Việt Nam đối với vốn đầu tư nước ngoài
qua các Văn Kiện Đại Hội Đảng từ năm 1986 đến nay.
1.Quan diểm của nhà nước về vai trò của vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc coi nội lực là yếu tố quyết định trong sự nghiệp phát
triển kinh tế, xây dựng đất nước, vai trò quan trọng của ngoại lực đặc biệt là
vốn đầu tư nước ngoài liên tục được nhấn mạnh và nêu cao qua các văn
kiện đại hội đảng từ năm 1986 đến nay:
- Vai trò tích cực của vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện trong văn kiện
đại hội đảng VI năm 1986: “Chúng ta hoan nghênh những tổ chức kinh
tế của nước ngoài quan hệ trực tiếp với các tổ chức kinh tế Việt Nam để
mở rộng quy mô hợp tác, thoả mãn lợi ích của cả hai bên, theo chính
sách và luật pháp nước ta.”
- Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được nhấn mạnh. Văn kiện
đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được
khuyến khích phát triển và là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế
Việt Nam.”
- Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài một lần nữa được khẳng định trong
văn kiện đại hội đảng X năm 2006: “các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam được
đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh.”
Như vậy, cùng với quá trình phát triển của đất nước, vai trò của vốn đầu
tư nước ngoài dần được khẳng định trong nhận thức và đường lối lãnh đạo
của đảng và nhà nước Việt Nam.
2. Quan điểm của nhà nước Việt Nam và hệ thống pháp luật về thu hút và
sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.
a, quan điểm của nhà nước về thu hút và sử dụng vốn đâù tư nước ngoài.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước
việt nam luôn nêu cao việc tranh thủ và sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tư
nước ngoài. Văn kiện đại hội đảng VIII năm 1991 dã khẳng định: “Tranh

thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài.”
Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc thu hút và sử
dụng vốn đầu tư nước ngoài đạt kết quả tốt. văn kiện đại hội đảng IX năm
2001 chỉ rõ nỗ lực của nhà nước nhằm xoá bỏ sự phân biệt giữa doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài: “ nghiên cứu để tiến tới áp
dụng một khung pháp luật thống nhất chung cho doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp nước ngoài.”
3
Văn kiện đại hội đảng X năm 2006 tiếp tục khẳng định thiện chí của
chính phủ việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài: “tạo điếu kiện cho
đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng
lãnh thổ phù hợp với cam kết quốc gia của ta. Đa dạng hoá hình thức và cơ
chế đầu tư để thu hút mạnh nguồn lực các nhà đầu tư nước ngoài... bảo đảm
tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách
đầu tư nước ngoài.”
Việc thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư nước ngoài nằm trong
chính sách đối ngoại của chính phủ Việt Nam. Đại hội đảng X tháng 4 năm
2006 khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam: “thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,hoà bình, hợp tác và phát triển. Chính
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc
tế. Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác
quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin câỵ của các
nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc
tế và khu vực.”
Nhìn chung, trong những năm gần đây nhà nước Việt Nam luôn coi
trọng việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
b, hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu
tư nước ngòai.

Nhất quán với chủ trương sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài,

chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật về vốn đầu tư nước
ngoài kể từ năm 1986 tới nay.

Hệ thống luật về đầu tư nước ngoài liên tục được hoàn thiện qua các luật
được ban hành: luật đầu tư nước ngoài năm 1987, luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 1996, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước
ngoài năm 2000, luật khuyến khích đầu tư năm 1998 và luật đầu tư được
quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
Những luật này thể hiện nhiều chính sách mới và sự thay đổi quan điểm
phù hợp với tình hình thực tế của chính phủ Việt Nam :
- Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 khuyến khích các nhà đầu tư khai thác
dịch vụ, đầu tư theo chiều sâu, chú trọng các dự án sản xuất hàng hoá
thay thế nhập khẩu.
- Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 thể hiện sự tiến bộ hơn khi ưu tiên các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các nghành xuất khẩu, các vùng sâu
vùng xa, các vùng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt luật này cho phép thực
4
hiện phân cấp cho các uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và một số ban ngành quản lí cấp giấy phép đối với các
dự án đầu tư.
- Luật đầu tư được quốc hội thông qua vào ngày 29/11/2005 đưa ra các
điều khoản ưu đãi hơn, mở rộng hơn các lĩnh vực cho phép đầu tư nước
ngoài và đặc biệt luật này tiến hành phân cấp triệt để ở các tỉnh thành,
địa phương mà không phải là một số thành phố, ban ngành như luật đầu
tư nước ngoài năm 1996 quy định.
5
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM
2006.

I. Những thành tựu VN đạt được trong việc thu hút và sử dụng vốn
đàu tư nước ngoài.
1. Những thành tựu trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI.
Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1987
nhưng chỉ sau năm 1988, dòng vốn FDI mới bắt đầu đổ vào Việt Nam. Vì
vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những thành tựu vốn FDI đạt được trong
giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2006.
Thứ nhất, FDI vào Việt Nam tuy có nhiều biến động nhưng nhìn chung
là có xu hướng tăng lên đặc biệt là trong những năm gần đây. Tính đến
tháng 10 năm 2006, Việt Nam đã mở rộng hợp tác với 76 quốc gia và vùng
lãnh thổ.Tình hình thu hút và sủ dụng vốn FDI được khái quát trong bảng
dưới đây:
Năm 1988-
1990
1991-
1995
1996-
2000
2001-2005 2006
Số vốn cam
kết(tỷ
USD)
1,5 16,24 20,6 18,899 10,2
Số vốn
thực hiện
(tỷ USD)
không
đáng kể
7,513 10 13,84 4,1

Bảng 1.1 tình hình thu hút và thực hiện vốn FDI từ năm 1988 đến năm
2006
( số liệu tổng hợp từ nguồn bộ kế hoạch và đầu tư và cục đầu tư nước
ngoài)
Phân tích bảng 1.1 cho thấy:
- Trong giai đoạn đầu từ năm 1988 đến năm 1990, các nhà đầu tư còn xa
lạ với Việt Nam nên số vốn đăng kí thấp, số vốn thực hiện hầu như
không đáng kể.
- Giai đoạn 1991-1995: số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng cả về vốn
đăng kí lẫn vốn thực hiện.
6

×