Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.51 KB, 19 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU:
Với việc coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là một
bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, sau
20 năm thu hút đầu tư (1988-2007), VN đã gặt hái được những thành công
ngoài mong đợi.
Một trong những yếu tố cơ bản làm nên sức hút về ĐTNN trong 20 năm
qua, là chủ trương nhất quán của Chính phủ VN trong việc coi ĐTNN là một
bộ phận hữu quan của nền kinh tế. Đặc biệt, Luật Đầu tư nước ngoài được
ban hành từ năm 1987 và Luật Đầu tư chung hợp nhất Luật ĐTNN và Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước năm 2005 đã tạo ra sự thống nhất trong hệ
thống pháp luật về đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử
giữa các nhà đầu tư.
Cùng với Luật Đầu tư, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp
luật tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, trở ngại trong hoạt động của ĐTNN,
tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, Chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ DN trong
xây dựng hạ tầng cơ sở, như đường giao thông, hệ thống cấp/thoát nước, hoàn
chi phí ứng trước xây dựng đường điện tới chân hàng rào, giảm giá, phí tiến
tới quy định một giá điện, nước, cước viễn thông, vận tải... cho DN FDI nhằm
giảm chi phí đầu vào, giúp tăng năng lực cạnh tranh.
Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, song ĐTNN thời gian qua
cũng bộc lộ những điểm cần hoàn thiện để đạt mục tiêu thu hút mạnh mẽ hơn
nguồn vốn này. Một trong những điểm mấu chốt là cần hoàn thiện tư duy kinh
tế.
Những vấn đề đặt ra cho nhà nước và các cơ quan có liên quan cũng như
các doanh nghiệp trong nước về thực trạng và những giải pháp cho tình hình
hiện nay đang được dư luận quan tâm. Vì vậy em chọn đề tài này để nghiên
cứu với mục đích muốn hiểu rõ hơn được phần nào về đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam.
1
Đây là một vấn đề rộng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, dù rất cố
gắng tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu nhưng với kiến thức còn hạn chế nên bài


nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mọng nhận được
sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo… đã hướng dẫn em rất nhiệt tình
trong quá trình nghiên cứu.
2
PHẦN NỘI DUNG:
1. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 đã
tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực
tiếp tại Việt Nam. Trước đòi hỏi của thực tế và sự góp ý của các nhà đầu tư
nước ngoài, Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần
sửa đổi vào những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo ra một môi trường đầu tư
thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư
vào những mục tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế
trọng điểm của đất nước.
Bằng việc cho ra đời Luật đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 (cùng
có hiệu lực từ 1/7/2006) Chính phủ Việt Nam đã tạo ra bước tiến dài trong
việc điều chỉnh, cải tiến để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài như được quyền đầu tư kinh doanh tất cả những gì pháp luật không
cấm, thay vì chỉ được làm những việc cơ quan Nhà nước cho phép. Nguyên
tắc này được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước từ năm 2000,
nay được áp dụng chung cho cả khu vực nước ngoài.
Ngoài ra việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà
đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức
thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông
xuống ngang bằng mức giá tại các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được
đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo
hiểm, kinh doanh siêu thị… do vậy đã tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn

hơn.
Những biện pháp cải cách trên đã trở thành một trong những yếu tố quan
trọng góp phần khôi phục và tăng nhanh nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam
3
trong năm 2005. FDI tăng nhanh trở lại còn do các nguyên nhân quan trọng
khác như sự ổn định về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng; nền kinh tế
tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao; công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị
trường tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh; mức sống của người dân được nâng
cao góp phần làm tăng mức cầu nội địa; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
được đẩy mạnh, uy tín và thương hiệu của các loại hàng hóa sản xuất tại Việt
Nam trên các thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.
2.Nổi bật hiệu quả cuả đầu tư nước ngoài:
Tính đến thời điểm này năm ngoái cả nước thu hút hơn 15 tỷ USD
vốn đầy tư trực tiếp nước ngoài và dự kiến năm nay sẽ thu hút trên 16 tỷ USD
gấp rưỡi so với lượng vốn trên 10 tỷ USD của năm 2006. Điểm nổi bật trong
thu hút đầu tư nước ngoài năm nay là có nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc
gia có thương hiệu mạnh trên thế giới đầu tư vào nước ta với số vốn lớn hơn;
các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao như: điện tử, luyện kim, các ngành
dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…sau 1 năm gia nhập WTO, thu hút
ĐTNN của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với 20,3 tỉ USD
vốn đăng ký. Đây là một kết quả thực sự nổi bật.
FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Hiện có trên 8.590 dự án của
81 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 83,1 tỉ USD, trong đó vốn
thực hiện đạt 29,2 tỷ USD. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp
16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất
công nghiệp của cả nước.
Tác động cụ thể của dòng vốn FDI là đã tạo ra các khu công nghiệp tập
trung. Hiện nay cả nước có trên 150 khu công nghiệp - khu chế xuất, dự kiến
đến năm 2015 sẽ thành lập mới thêm 115 khu công nghiệp và mở rộng 27 khu
công nghiệp.

Rõ ràng FDI đã tạo ra những khu công nghiệp tập trung để các doanh
nghiệp nước ngoài và Việt Nam vào sản xuất tại đó, thay vì những nhà máy
công nghiệp trước đây nằm rải rác trong các thành phố. Giá trị sản xuất công
nghiệp của các khu công nghiệp trên cả nước chiếm khoảng 30% tổng giá trị
4
sản xuất công nghiệp cả nước. Vì là khu công nghiệp tập trung nên thủ tục
cấp phép tại các khu công nghiệp hoàn thiện hơn theo cơ chế một cửa, đơn
giản và hạ tầng cũng như dịch vụ hải quan thuận tiện.
Một thành công nữa là Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào
kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá
trị sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia
(TNCs) trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí
uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là
11,09 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước.
Các tập đoàn này đầu tư vào các lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế của Việt Nam. Ví dụ như trong lĩnh vực dầu khí có BP,
Statoil, ConocoPhilips, Petronas, Chevron; điện năng lượng có BP, EDF,
Tokyo Electric, AES; ôtô-xe máy có Honda, Toyota, DaimlerCrysler,
Yamaha...; điện tử có Sony, Matsushita, Samsung, Toshiba, Cannon...
3.Thực trạng và triển vọng:
3.1 Tình hình FDI từ 1988 đến 2006
Tính chung, giai đoạn 1988-2006, cả nước hiện có 6.813 dự án đầu tư
nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 60 tỷ USD. Đến nay đã có
76 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước
châu Á chiếm 67% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn
đăng ký và các nước châu Mỹ chiếm 29% tổng vốn đăng ký. Riêng 5 nền kinh
tế dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Nhật Bản, han, Hồng Kông
và Singapore đã chiếm 60,6% tổng vốn đăng ký.
Về cơ cấu đầu tư, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thu hút nhiều dự án
đầu tư nhất, chiếm 67,5% về số dự án và trên 62% tổng vốn đầu tư, tiếp theo

là lĩnh vực dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp.
Những thành phố lớn ở các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa
phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể, TP.Hồ Chí Minh chiếm
gần 30,2% số dự án và 23,4% tổng vốn đăng ký; Hà Nội chiếm 11,11% số dự
5
án, 16,74% tổng vốn đăng ký; Đồng Nai chiếm 11,45% số dự án và 15% tổng
vốn đăng ký; Bình Dương chiếm 18,44% số dự án, gần 10% tổng vốn đăng
ký. Hình thức đầu tư chủ yếu các các dự án đầu tư vào Việt Nam là 100% vốn
nước ngoài, chiếm trên 76%; các dự án liên doanh chiếm 20,6%, số còn lại
được thực hiện theo hình thức hợp doanh, Công ty cổ phần và Công ty quản
lý vốn.
3.2 Kết quả của năm 2006-2007
Năm 2006 ghi nhận một con số kỷ lục. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký
vào Việt Nam đạt 10 tỷ USD – cao nhất trong suốt gần 2 thập kỷ qua, kể từ
khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. FDI thu hút
năm 2006 tăng hơn 49,1% so với năm 2005, và vượt 57% kế hoạch đầu năm
đề ra. Kết quả này là con số cao nhất từ trước đến nay, vì kỷ lục cũ là năm
1996 khi FDI vào Việt Nam đạt mức 8,6 tỷ USD. Hơn cả mong đợi, đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 không chỉ là sự hồi phục mạnh mẽ mà
thực sự đã có bước đột phá ngoạn mục.
Trong số vốn thu hút, vốn cấp mới đạt 7,839 tỷ USD với 833 dự án được
phép; vốn tăng thêm 2,632 tỷ USD. Bên cạnh đó, mức vốn đưa vào thực hiện
đạt 4,1 tỷ USD, tăng 18,7%. Quy mô các dự án mới có mức vốn bình quân đạt
9,4 triệu USD tăng cao hơn so với năm 2005 là 4,6 triệu USD/dự án. Bà Rịa-
Vũng Tàu là địa phương dẫn đầu về số vốn cấp mới với 1,69 tỷ USD chiếm
22,39% số vốn đầu tư cả nước, trong đó chỉ riêng dự án thép Posco đã có mức
vốn 1,12 tỷ USD. TP.Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 1,3 tỷ
USD. Đặc biệt, Hà Tây từ vị trí 34 năm ngoái vươn lên chiếm vị trí thứ 3 của
Bình Dương với 17 dự án và 805 triệu USD. Bình Dương đứng thứ 4 và
Quảng Ngãi đứng thứ 5. Phân theo nguồn đầu tư, Hàn Quốc dẫn đầu chiếm

31,9% số vốn cấp mới, Hồng Kông đứng thứ 2 với 15% vốn cấp mới, Nhật
Bản đứng thứ 3 với 10,3%, Mỹ chiếm vị trí thứ 4 với 9,5% số vốn cấp mới.
Trong con số 10 tỷ USD đăng ký năm 2006, có tới gần 2,4 tỷ USD vốn
tăng (chiếm gần ¼ tổng vốn) từ các dự án đã hoạt động tại Việt Nam, trong
6
đó nhiều dự án tăng vốn lần thứ hai. Điều này minh chứng thuyết phục cho
nhận xét rằng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải là một “làn sóng
thời thượng”. Các doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam và nhận thấy
những cơ hội và họ đã quyết định tăng quy mô vốn tại thị trường này. Song
song với số vốn cấp mới, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng
24,2% so với năm trước, cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.
Thu hút vốn FDI năm 2006 đã đánh dấu một bước chuyển mới về chất
mà cụ thể chúng ta đã thu hút được nhiều dự án lớn của các Tập đoàn xuyên
quốc gia có công nghệ cao. Lần đầu tiên Việt Nam có những dự án công
nghiệp lớn trên 1 tỷ USD (Công ty Thép Osco 1,126 tỷ USD) và lần đầu tiên
chúng ta thu hút được những dự án công nghệ cao như dự án đầu tư sản xuất
chíp điện tử của Intel với số vốn gần 1 tỷ USD. Nhiều Tập đoàn công nghiệp
lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư sản xuất cho cả khu vực,
đưa Việt Nam tham gia vào chu trình sản xuất mang tính toàn cầu của các Tập
đoàn lớn.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh, khu vực doanh nghiệp FDI cũng tiếp
tục đạt mức tăng trưởng cao, với doanh thu trong năm nay ước đạt 29,4 tỷ
USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu
(trừ dầu thô) đạt khoảng 14,6 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ, nếu tính cả
dầu thô ước đạt 22,6 tỷ USD, chiếm trên 57% giá trị xuất khẩu của cả nước.
Năm 2006, sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI tăng 19,5%, tăng
cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước. Riêng giá trị sản
xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất
ước đạt 14 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2005. Các doanh nghiệp có vốn FDI
cũng nộp ngân sách nhà nước đạt 1,26 tỷ trong năm 2006, tăng 17,3% so với

năm 2005 và tạo việc làm cho trên 1,12 triệu lao động trực tiếp, chưa kể đến
số lao động gián tiếp.
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài là rất tốt.
7

×