Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ năng phỏng vấn _Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.35 KB, 6 trang )

Kỹ năng phỏng vấn _Phần 2
4. Tiêu chuẩn tuyển dụng mẫu – Cơ sở để tập trung sự chuẩn bị
Nếu bạn đáp lại mội quảng cáo tuyển dụng, nhiều khả năng là những câu
bạn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn có liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến các tiêu chuẩn tuyển chọn được tóm tắt trong mẫu quảng cáo
hoặc bản mô tả công việc. Nếu bạn có cơ hội tìm được một bản mô tả
đầy đủ về công việc hoặc bản các yêu cầu tuyển dụng trước khi đến
phỏng vấn, thì hãy cố gắng nắm rõ vì chúng có thể giúp bạn định hướng
cho các câu hỏi mà bạn chuẩn bị.

4.1. Kỹ năng quản trị hành chánh
• Có khả năng phát triển hiệu quả các kế hoạch ngắn cũng như dài hạn
với các bước thực
hiện và lịch trình cụ thể. Tiên phong lập danh sách công việc theo thứ tự
ưu tiên và thực hiện những công việc ưu tiên cao trước.
• Theo dõi những chi tiết quan trọng.
• Sử dụng một hệ thống để quản lý thời gian một cách hiệu quả.
• Sử dụng nhiều công cụ/phương pháp khác nhau để thường xuyên kiểm
tra, tổ chức tiến trình công việc, cập nhật thông tin và duy trì một hệ
thống sắp xếp, lưu trữ thông tin, dữ liệu hiệu quả.

4.2. Kỹ năng quản lý tài chính
• Có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và chuẩn bị ngân sách.
• Có khả năng phân tích chi phí cho các sự kiện và hội nghị chuyên đề.

4.3. Kỹ năng giao tiếp – Nói và viết
• Thể hiện khả năng nghiên cứu tổng thể, chuyên sâu, nhất là trong môi
trường kinh doanh.
• Chứng tỏ khả năng viết báo cáo bao gồm khả năng đánh giá, phân tích
chi tiết và đề xuất.
• Có khả năng viết các bài báo, ấn phẩm quảng cáo cung cấp nhiều thông


tin và đầy tính
thuyết phục.
• Giao tiếp tốt với chính quyền và những người đứng đầu doanh nghiệp.
• Biết lắng nghe và tự kiểm tra xem mình hiểu được bao nhiêu phần.
• Thông báo cho những người có liên quan về các thông tin quan trọng
(những dự án, quyết định, xu hướng, lịch trình )

4.4. Kỹ năng nhận thức
• Sử dụng một phương pháp có hệ thống để thu thập và phân tích thông
tin.
• Dành thời gian xem xét các lựa chọn trước khi đi đến quyết định.
• Làm việc hiệu quả với các thông tin về tài chính và định lượng.

4.5. Kỹ năng tổ chức sự kiện
• Chứng tỏ khả năng lên kế hoạch, các kỹ năng tổ chức sự kiện với kết
quả tài chính khả quan.

4.6. Kỹ năng quan hệ xã hội
• Xây dựng các mối quan hệ vững chắc với người khác trong và ngoài tổ
chức.
• Tôn trọng quan điểm, ý tưởng và cảm nghĩ của người khác.
• Tìm cách giải quyết xung đột bằng cách xác định nguyên nhân của vấn
đề để tìm ra giải
pháp.
• Không thoái lui trước những cuộc chạm trán.

4.7. Động lực cá nhân
• Niềm đam mê khởi nghiệp.
• Sẵn sàng dành thêm giờ để công việc được hoàn tất.
• Cố gắng vượt qua những chướng ngại và rào cản.

• Chủ động xin ý kiến phản hồi của mọi người về thành tích công việc
của mình.
Tham khảo phụ lục để biết được những tiêu chuẩn tuyển dụng mẫu mà
người phỏng vấn sử dụng trong ghi nhận ý kiến của họ và những gì bạn
thể hiện trong suốt buổi phỏng vấn.

5. Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Ngày càng nhiều nhà tuyển dụng đang dùng một chiến lược được gọi là
”cách đặt câu hỏi dựa trên hành vi” khi phỏng vấn ứng viên. Những câu
hỏi mang tính hành vi được nhằm mục đích để ứng viên kể chuyện ngắn,
ngăn những câu trả lời mang tính lý thuyết, tránh việc dẫn dắt ứng viên,
đồng thời làm cho phù hợp với các tiêu chuẩn tuyển dụng đã định trước.
Người phỏng vấn sẽ dò xét hành vi của ứng viên để xác định xem họ có
đáp ứng được những tiêu chuẩn đã được chọn từ lựa trước hay không.
Nhiều nhà tuyển dụng kết hợp cả hai loại: câu hỏi dựa trên hành vi và
câu hỏi truyền thống .

Câu hỏi 1 (Về học vấn)
• Bạn đã tham gia khóa học nào thích hợp với vị trí này?
• Cho chúng tôi biết ngắn gọn về khóa học bạn vừa mới hoàn thành.
• Bạn đã làm thế nào để cân bằng giữa việc học và các hoạt động ngoại
khóa?
• Bạn cảm thấy sao về kết quả học tập của mình?
• Hãy mô tả về vấn đề lớn nhất bạn gặp phải với việc học của mình. Bạn
đã giải quyết nó bằng cách nào?
• Bạn dựa vào đâu để xác định ngành học cho mình?

Câu hỏi 2 (Về công việc)
• Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?
• Bạn biết gì về công ty và ngành nghề kinh doanh của chúng tôi?

• Sao bạn lại chọn ngành nghề này?
• Bạn quan tâm đến điều gì nhất khi lựa chọn một công việc?
• Bạn đã làm gì để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này?
• Vì sao bạn muốn làm cho công ty chúng tôi?

×