Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Luận văn : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN part 7 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.02 KB, 19 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105

tác hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa. Chú trọng đầu
tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như chè, hình thành các vùng rau,
hoa, dược liệu có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến; Phát
triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng
phương pháp nuôi công nghiệp quy mô lớn, tập trung, gắn với chế biến sản
phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.
Bốn là, Tạo việc làm cho người lao động nông thôn gắn phát triển nông
nghiệp với du lịch sinh thái, bảo vệ tài nguyên đất, nước, môi trường sinh thái.
Năm là, Tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên cơ sở phân bố
lại cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của thành phố Thái Nguyên, tăng
tỷ trọng lao động phi nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân nông thôn. Đảm bảo nâng dần tỷ trọng cơ cấu giá trị sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng cơ cấu
giá trị sản xuất NLN.
3.2. Những căn cứ, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu để tạo việc làm
cho ngƣời lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
3.2.1. Những căn cứ chủ yếu để tạo việc làm cho ngƣời lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
Dự báo và tính toán các cân đối lớn để tạo việc làm cho người lao động
nông thôn ở thành phố Thái Nguyên được dựa từ các căn cứ sau đây:
- Căn cứ vào thực trạng việc làm của người lao động nông thôn ở thành
phố Thái Nguyên 3 năm qua [19], [22], [24].
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2010 [21]; các kết quả nghiên cứu về lao động – việc làm
trong các ngành các lĩnh vực trên địa bàn Thành phố [18], [20], [23], dựa vào
khả năng tự tạo việc làm của người lao động nông thôn và các khả năng hỗ trợ
của Trung ương, của tỉnh Thái Nguyên và các tổ chức khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


106

- Dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ và khả năng đưa tiến bộ
khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo việc làm cho người lao
động nông thôn.
- Dựa vào thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, trong vùng,
trong tỉnh, nhất là khả năng phát triển dịch vụ du lịch của tỉnh Thái Nguyên
trong những năm tới đây để tạo việc thêm việc làm cho người lao động nông
thôn ở thành phố Thái Nguyên.
- Khả năng khai thác và sử dụng tốt nguồn nhân lực cũng như các nguồn
lực khác tại chỗ để tạo việc làm cho người lao động nông thôn.
- Khả năng phát triển các ngành, các lĩnh vực như: NLN, công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
3.2.2. Định hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới
Định hướng lâu dài trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông
thôn ở thành phố Thái Nguyên là đảm bảo cho người lao động đến tuổi lao động,
có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều được làm việc; thực hiện các
biện pháp tích cực giúp đỡ người lao động nông thôn chưa có việc làm nhanh
chóng có việc làm, từng bước giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh
tế và giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện sự công
bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng lao động cho nông dân
thông qua các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với hoạt động
đào tạo nghề.
3.2.3. Mục tiêu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố
Thái Nguyên trong thời gian tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107

Trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực và lợi thế phấn đấu giải quyết việc

làm cho người lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên với các mục tiêu
trong thời gian tới là:
- Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn lên 85%.
- Hàng năm tạo việc làm cho 800 – 1.000 lao động nông thôn thông qua
các hình thức như: vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo
nghề, giới thiệu lao động nông thôn cho các khu công nghiệp trong và ngoài
thành phố
- Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt từ 6 triệu đồng trở lên.
- Đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 4,5%
và khoảng 1% vào năm 2020.
- Phát triển kinh tế các ngành nghề để tạo thêm việc làm cho lao động
nông thôn.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng từ 5%/năm.
- Nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua các hình thức giáo
dục – đào tạo:
+ Giữ vững kết quả đạt được về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
THCS, thực hiện chương phổ cập giáo dục THPT. 100% trẻ em trong độ tuổi
được đến trường, 70% phòng học các trường phổ thông được kiên cố, 50% số
trường học đạt chuẩn quốc gia.
+ Củng cố trung tâm đào tạo, trung tâm giáo dục thường xuyên hiện có,
đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ở các cơ sở để đảm
bảo xây dựng một xã hội học tập.
- Ổn định và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc
phòng – an ninh.
3.3. Một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn
ở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới

Dân số nông thôn ở thành phố Thái Nguyên chiếm gần 1/3 dân số toàn
thành phố, trong đó thu nhập của dân cư nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, diện tích đất canh tác dần bị thu hẹp do đó sẽ làm cho tình trạng thừa
lao động, thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Hiện nay, khu vực nông thôn ở
thành phố Thái Nguyên còn nhiều tiềm năng khai thác rất cần đến nguồn lực
con người. Để tránh lãng phí nguồn lao động và khai thác tiềm năng, tận dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nông thôn, giảm sức ép về việc làm, tăng thời
gian sử dụng lao động nông thôn thành phố cần có những giải pháp nhất định
tạo điều kiện để người lao động nông thôn có việc làm. Tạo việc làm cho
người lao động không những giảm lao động dư thừa và thời gian nhàn rỗi mà
còn tạo thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế – xã hội, là điều
kiện để nâng cao mức sống của dân cư và người lao động đồng thời ổn định,
an ninh chính trị xã hội. Để tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động
nông thôn, thành phố Thái Nguyên cần có những giải pháp trong giai đoạn
tới, cụ thể là:
3.3.1. Phát triển kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho
ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
3.3.1.1. Việc làm của người lao động nông thôn trong ngành trồng trọt
Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất hiện có.
Thâm canh là con đường đúng đắn, là phương thức canh tác tiên tiến trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109

sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích
canh tác. Đối với các nước tiên tiến, quá trình thâm canh đồng thời là quá
trình giải phóng lao động nông nghiệp, còn đối với thành phố Thái Nguyên
cũng như nước ta quá trình thâm canh lại lá quá trình thu hút lao động. Thực
tế cho thấy đầu tư lao động sống cho thâm canh lúa ở thành phố Thái Nguyên
vẫn đng có hiệu quả. Với cơ chế khoán khoán sản phẩm, người lao động thực
hiện phương châm “lấy công làm lãi” đã đầu tư lao động sống nhiều hơn để

làm đất kỹ, gieo mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, đúng thời vụ, làm
cỏ nhiều lần, tưới tiêu tốt, bón phân tốt theo nhu cầu sinh trưởng của cây lúa
đã góp phần tăng đáng kể năng suất và sản lượng. Đặc biệt đối với các hộ
nghèo, do vốn ít, các khâu khác trong quy trình kỹ thuật không được thực
hiện chặt chẽ, nên khả năng tăng năng suất lúa còn rất lớn. Nếu thực hiện các
khâu trên có thể tăng năng suất lúa gấp 1,5 – 2 lần (Bảng 3.1).
Mở rộng diện tích gieo trồng là một trong những hướng quan trọng để
tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên mỗi
vùng có điều kiện tự nhiên nhất định, do vậy mỗi địa phương trong các vùng
nông thôn của thành phố cần từng bước bố trí lại cơ cấu cây trồng, cụ thể là:
- Cây lương thực: Đầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa năng suất,
chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ canh tác hiện đại
nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Ngoài cây lúa, phát triển các loại
cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn… tại các vùng đất bãi.
Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110

- Cây thực phẩm: Mở rộng diện tích gieo trồng các loại rau, đậu thực
phẩm, chú trọng phát triển những loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao và
cho sản phẩm hàng hóa như: Cà chua, hành hoa, khoai tây, ớt ngọt, dưa chuột,
ngô bao tử và một số cây làm nguyên liệu hàng hóa cho công nghiệp chế biến
và xuất khẩu… Hình thành các vùng cây thực phẩm tập trung chuyên canh,
sản xuất theo công nghệ cao, hiện đại, trồng trong nhà kín, che chắn gió,
sương muối. Xây dựng vùng rau sạch trong khu vực nội thị tại các phường
Quang Vinh, phường Túc Duyên, phường Cam Giá…
- Cây công nghiệp: Mở rộng diện tích trồng chè đặc sản Tân Cương và
các xã phía Tây lên 1.420,46 ha, chuyển sang đàu tư sản xuất thâm canh để có
thể đạt giá trị bình quân 100 – 150 triệu đồng/ha; Cải tạo vườn tạp để trồng
các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Cam, mít, bưởi,… Chú trọng

cung cấp các loại cây giống chất lượng cao cho các hộ gia đình. Tổng diện
tích đất cây ăn quả trên địa bàn thành phố vào khoảng 1.500 ha năm 2010.
- Hoa, cây cảnh: Phát triển đa dạng các chủng loại hoa, kết hợp với các
trung tâm của tỉnh và Trung ương, xây dựng các điểm ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật, cung cấp các giống hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Trước mắt
tập trung vào một số cây hoa truyền thống như: Cúc, hồng, quất, đào…; sau
đó nghiên cứu trồng các loại cây mới như: Hoa đồng tiền Thái Lan, hải
đường, trà, phong lan, địa lan… Hình thành các vùng trồng hoa, cây cảnh
chuyên canh đạt giá trị 50 triệu đồng/ha canh tác trở lên với các loại giống
đảm bảo chất lượng ở các xã Tích Lương, xã Lương Sơn và một số phường,
xã khác. Kết hợp trồng hoa, cây cảnh với xây dựng mô hình làng sinh thái, tạo
các điểm du lịch, tham quan thưởng ngoạn ở ngoại thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111

- Cây lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có, nhất là rừng phòng
hộ; đầu tư trồng các cây dược liệu có giá trị cao; phát triển tài nguyên rừng
gắn với du lịch sinh thái và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Bảng 3.2: Dự kiến kết quả sản xuất cây ăn quả TPTN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112

Đến năm 2010 diện tích gieo trồng đạt 10.631,82 ha, trong đó cây lương
thực là 7.647,40 ha chiếm 71,93% tổng diện tích đất gieo trồng; cây thực
phẩm là 883,27 ha chiếm 8,31%; cây công nghiệp ngắn ngày là 680,68 ha
6,40%; cây công nghiệp dài ngày là 1.420,46 ha chiếm 13,36%.
Giá trị sản xuất cây ăn quả đến năm 2010 cần đạt được: Nhãn, vải là
16.241,47 triệu đồng; Cam, quýt, bưởi là 16.296,29 triệu đồng; Dứa là
4.210,33 triệu đồng; Na 9.163,06 là triệu đồng; Chuối là 5.220,66 triệu đồng
và một số cây ăn quả khác giá trị sản xuất cần đạt đến năm 2010 là 6.187,62

triệu đồng. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng cũng được tăng lên
(Bảng 3.2).
Như vậy, việc đầu tư lao động sống cho sản xuất nông nghiệp cũng như
việc cải tạo đồng ruộng, làm cỏ nhiều lần, bón phân đúng kỹ thuật… để tăng
khối lượng sản phẩm vẫn cần tăng thêm lao động sống. Đó là biện pháp để
tăng thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân. Xu
hướng này tuy ngược với quy luật phổ biến của các nước trong quá trình đưa
nông nghiệp đi lên sản xuất lớn theo hướng CNH, HĐH nhưng lại phù hợp
với nền nông nghiệp, nông thôn nước ta. Vì vậy, ở nông thôn thành phố Thái
Nguyên còn có khả năng thâm canh tăng năng suất lao động mà lao động dư
thừa còn lớn, ngành nghề chậm phát triển, thì xu hướng tăng chi phí lao động
sống là hướng đi có hiệu quả cần được nghiên cứu và vận dụng.
Thu nhập của người nông dân còn thấp do đó để mở rộng diện tích gieo
trồng cần có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; đầu tư
thủy lợi bảo đảm nguồn nước tưới tiêu; các chính sách thích hợp về thuế nông
nghiệp và phân phối sản phẩm đặc biệt là các khoản cho tăng vụ. Những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113

chính sách của Nhà nước cho họ niềm tin vào quá trình sản xuất mà họ phải
đầu tư sức lao động, thời gian và nguốn vốn của bản thân họ.
Bảng 3.3: Dự kiến kết quả sản xuất ngành chăn nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114

3.3.1.2.Việc làm của người lao động nông thôn trong ngành chăn nuôi
Do khả năng đầu tư của hộ nông dân có hạn, diện tích lúa vụ ba không
tăng nên vô hạn. Do vậy phát triển chăn nuôi là biện pháp quan trọng để tăng
thu nhập và tăng thêm việc làm cho nông dân. Để thực hiện giải pháp này cần
ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò thịt, đàn lợn; đảm bảo cung cấp giống có

chất lượng cao; phát huy hình thức chăn nuôi gia cầm trong hộ gia đình; tăng
nhanh số lượng gia súc gia cầm hàng hóa (Bảng 3.3).
- Đàn lợn: Giữ vững tốc độ phát triển đàn lợn, tổ chức vận động nhân
dân đưa vào sản xuất các giống lợn siêu nạc, đàn lợn nái giống để cung cấp
con giống thương phẩm cho các hộ gia đình. Tổng đàn lợn đạt khoảng 14.045
con vào năm 2010 và 20.000 con vào năm 2020.
- Đàn bò: Trước mắt tập trung phát triển đàn bò thịt, tiến tới nuôi bò sữa,
bò sinh sản. Phối hợp với trạm truyền giống tỉnh tạo ra đàn bò lai có chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao. Nuôi thí điểm bò sữa theo mô hình 5 – 10 con,
sau nhân ra diện rộng. Xây dựng các khu chăn nuôi bò tập trung ở các xã. Đến
năm 2010 tổng số đàn bò đạt khoảng 1.300 con.
- Đàn trâu: Tuyển chọn con đực có tầm vóc lớn để lai tạo đàn trâu thịt có
chất lượng cao. Đến năm 2010 tổng đàn trầu đạt 1.746 con.
- Đàn gia cầm: Chú trọng phát triển gia cầm theo mô hình trang trại nhỏ
(quy mô khoảng 1.000 con), nuôi các loại gia cầm có chất lượng cao như gà
ri, gà nương phượng, ngan Pháp… đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và vệ sinh
thực phẩm. Đến năm 2010 tổng đàn gia cầm đạt khoảng 249.834 con.
Phát triển chăn nuôi, đến năm 2010 ngành chăn nuôi đạt 140.849,4 triệu
đồng chiếm 22,66% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Bảng 3.4).
Tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi qua chế biến công nghiệp trên cơ sở
phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng các khu giết mổ tập trung, bảo đảm an
toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm. Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115

sữa, lợn thịt và gà chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các
khu công nghiệp, đô thị và phục vụ du lịch.
Bảng 3.4: Dự kiến kết quả sản xuất ngành nông nghiệp TPTN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116


3.3.1.3.Việc làm của người lao động nông thôn trong lĩnh vực công nghiệp
chế biến
Việc làm của người lao động nông thôn trong lĩnh vực công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm, đồ uống theo hướng đa dạng hóa:
- Công nghiệp chế biến gia súc, gia cầm: Đầu tư mở rộng, đổi mới công
nghệ, nâng công suất chế biến thịt đông lạnh lên 4.000 tấn/năm của Công ty
cổ phẩn chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu. Công ty này đóng vai trò
nòng cốt trong chế biến thịt gia súc, gia cầm. Hướng tới liên doanh, liên kết
mở rộng tại các xã trong thành phố.
- Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gạo, ngô, củ: Đầu tư cho các
doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình sản xuất các loại sản phẩm đa dạng như:
miến, bánh đa, bánh đa nem, bột các loại, bánh kẹo các loại…; đầu tư dây
chuyền sản xuất mì ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền…
- Chế biến các loại đồ uống: Đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất bia
công suất lên 25 triệu lít/năm, đầu tư dây chuyền đóng họp, dây chuyền sản
xuất rượu, nước giải khát các loại…
- Chế biến các sản phẩm rau, quả cao cấp; bảo quản hoa… phục vụ xuất khẩu.
- Áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư để
phát triển sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, trước hết là nghề thủ công mỹ
nghệ truyền thống, các cơ sở chế biến nông sản và hàng tiêu dùng quy mô
nhỏ, đáp ứng yêu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu. Phát triển một số ngành
nghề ở địa bàn nông nghiệp và ngoại thành, các cơ sở xay xát, chế biến lương
thực, thực phẩm, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp,
tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, trực tiếp tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho dân cư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117

Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn có thể tạo việc làm cho người lao

động nông thôn trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ nông
nghiệp như:
- Di chuyển dần các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ra khu vực ngoại
thành của Thành phố để lao động nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm vì
phần lớn ngành sản xuất vật liệu xây dựng là lao động thủ công sản xuất gạch,
ngói, khai thác đá và khai thác cát sỏi.
- Đầu tư phát triển các sản phẩm mới như đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê
tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa… nhằm thu hút lao động nông thôn được đào
tạo nghề có việc làm.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp hiện có nhằm
nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở, tăng cường đầu tư hệ thống sản
xuất giống cây trồng, vật nuôi, hệ thống chợ…
3.3.2. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả nhằm
tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể
thay thế. Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm đảm bảo việc
làm cho người lao động nông thôn, tăng thu nhập, ổn định kinh tế chính trị và
xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn có tác dụng quyết định đến sự thành công
của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Vì vậy đối
với thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tới cần thiết phải điều chỉnh lại
quy hoạch sử dụng đất đai với định hướng tạo việc làm cho người lao động
nông thôn.
Tiếp tục thực hiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất và ổn định đời sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118

Để đảm bảo đạt được các mục tiêu tạo việc làm cho người lao động nông
thôn trong thời gian tới, mặc dù diện tích đất NLN luôn có xu hướng giảm
nhưng đến năm 2010 quy hoạch sử dụng đất phải đạt được: diện tích đất nông

nghiệp 8.013,28 ha, chiếm 45,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố;
đất lâm nghiệp 2.863,72 ha chiếm 16,17%; đất chuyên dùng 4.477,90 ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119

Bảng 3.5: Dự kiến tình hình đất đai của Thành phố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120

chiếm 25,29%; đất dân cư 1.569,87 ha chiếm 8,87%; đất khác 677,51 ha
chiếm 3,83% và đất chưa sử dụng giảm xuống còn 105,23 ha chiếm 0,59%.
Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng
chủ yếu là 53,38% mà phần lớn là trồng cây lương thực, đất chè 1.420,46 ha
chiếm 17,73%, đất vườn tạp 965,07 ha chiếm 12,04%, đất trồng cây lâu năm
970,84% chiếm 12,12%, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 379,58 ha
chiếm 4,47% (Bảng 3.5).
Chính sách đất đai có liên quan đến ruộng lúa, màu, trình độ canh tác
và hiệu quả sản xuất, thời gian sử dụng lao động. Nếu chỉ giao khoán mà
buông lỏng quản lý trong việc sở hữu và sử dụng đất thì chắn chắn chính sách
đất đai sẽ không phục vụ đúng yêu cầu ổn định sản xuất, đảm bảo việc là cho
người lao động và đời sống nhân dân. Do trình độ sản xuất của người lao
động nông thôn còn hạn chế, cho nên khi giao quyền sử dụng đất cho họ phải
gắn liền với công tác khuyến nông, khuyến lâm, có như vậy mới giúp được
người lao động nông thôn ổn định việc làm, sản xuất đúng hướng và đất đai
sẽ được khai thác tốt hơn.
Đất đai cần được sử dụng hết và mọi diện tích đất đai đều được bố trí
sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất vừa nâng
cao năng suất cây trồng vật nuôi và vừa giữ gìn bảo vệ độ phì của đất.
3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở thành phố Thái Nguyên
nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả

Theo tính toán, dự kiến dân số nông thôn ở thành phố Thái Nguyên đến
năm 2010 có khoảng 67.575 người, trong đó dân số NLN là 54.229 người
chiếm 80,25% bình quân tăng 1,14%/năm. Giai đoạn 2007 – 2010 số người
bước vào tuổi lao động tiếp tục tăng ở mức cao, bình quân trên 1.400 – 1.600
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121

người mỗi năm do vậy việc làm trở thành áp lực lớn ở nông thôn thành phố
Thái Nguyên (Bảng 3.6). Nhu cầu lao động nông nghiệp sẽ ngày càng giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122


Bảng 3.6: tình hình nhân khẩu và lao động nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123

do diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; do yêu cầu của ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để tăng
năng suất, tăng sản phẩm hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
nông nghiệp nên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp không những giải quyết vấn đề
việc làm trước mắt mà còn thực hiện chiến lược CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn nói riêng và CNH, HĐH thành phố nói chung.
Để tạo việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn cần
tiến hành các giải pháp sau:
3.3.3.1. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu
kinh tế, cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Trước hết, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động so cho

phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực NLN theo hướng đa
canh, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng. Hình thành nền nông nghiệp hàng hóa
lớn, trên cơ sở điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn; đưa nhanh
tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Cần quy
hoạch các vùng chuyên canh, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
cho phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ nông thôn với phương châm đưa công nghiệp gắn với
các vùng nguyên liệu, với thị trường nông thôn, tạo sự liên kết gắn bó giữa
công nghiệp với nông nghiệp và thu hút lao động dư thừa trong nông thôn.
Trước mắt cần tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến sử dụng
nguyên liệu tại chỗ như: chè, rau quả; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
lao động như sản xuất vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, cơ điện nông

×