Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ năng lãnh đạo: Phỏng vấn nhân viên xin thôi việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.56 KB, 4 trang )

Kỹ năng lãnh đạo: Phỏng vấn nhân viên xin thôi việc
Thời nay, xu hướng nhân viên đổi chỗ làm, hay "đứng núi này,
trông núi nọ" ngày càng phổ biến. Trong khi, đối với các doanh
nghiệp thì tuyển được nhân viên giỏi nghề, thạo việc đã rất khó
nhưng để giữ được họ còn khó hơn. Vậy nên, phỏng vấn nhân
viên xin thôi việc cần có sự lưu tâm và cách nhìn nhận xác đáng
từ phía những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Thông thường, ai đó đi xin việc đều phải trải qua một vài lần
phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Có thể nói, đây là công việc
thường thấy đối với bộ phận nhân sự ở các doanh nghiệp và
phỏng vấn đầu vào luôn được coi là chuyện đương nhiên, thậm
chí đôi khi còn là thủ tục "bắt buộc". Nhưng ngược lại, khi nhân
viên nộp đơn xin thôi việc hoặc muốn chuyển sang cơ quan khác
thì dường như không mấy ai được phỏng vấn lại với mục đích
tìm hiểu một cách nghiêm túc và cẩn trọng xem vì sao người ấy
muốn ra đi, và điều gì sẽ khiến họ ở lại.
Mục đích của những cuộc phỏng vấn nhân viên trước khi vào
làm việc tại một cơ quan, doanh nghiệp là để tìm kiếm được
người có năng lực và phù hợp với yêu cầu công việc của chính
đơn vị đó. Nhưng khi nhân viên đã vượt qua được những kỳ thi
sát hạch ở nhiều cấp và chính thức được vào làm việc tại một
doanh nghiệp rồi thì mọi chuyện mới bắt đầu phát sinh. Trải qua
quá trình làm việc và thời gian "tìm hiểu nhau" giữa đôi bên, sẽ
có hai tình huống xảy ra. Có thể, nhân viên ấy hoàn toàn đáp
ứng được những yêu cầu cũng như thử thách trong công việc và
bản thân họ cũng cảm thấy hài lòng với điều kiện làm việc, chế
độ đãi ngộ hoặc sẽ ngược lại. Khi ấy, điều đáng nói ở đây là
nhân viên lại không thấy thỏa mãn với công việc đang làm và
không muốn tiếp tục "chung sống" với doanh nghiệp đó nữa.
Nếu nhân viên thực sự có năng lực và làm được việc nhưng vẫn
muốn "chạy nước rút" thì làm thế nào? Và câu hỏi được đặt ra


cho lãnh đạo doanh nghiệp là tại sao lại có chuyện như vậy? Lúc
đó, kẻ ra đi thường hay bị coi là kẻ "phản bội" hoặc nhẹ nhàng
hơn thì nhận được câu: "Chúc cậu may mắn!". Quả thực dù gì đi
nữa, khi phải chia tay nhau cũng là điều đáng tiếc, nhưng sẽ là
tốt hơn khi hai bên đều có sự tôn trọng lẫn nhau và không
ngoảnh mặt làm ngơ. Sẽ thật tuyệt vời và có lợi cho doanh
nghiệp, nếu người lãnh đạo và nhân viên muốn ra đi có thể ngồi
lại với nhau để làm một cuộc phỏng vấn nghiêm túc giống như
khi tuyển người ta vào làm. Nếu làm được việc này và biết cách
tiếp nhận, xử lý thông tin một cách hợp lý, thì đối tượng được
hưởng "lợi" chính là người sử dụng lao động. Đây phải được coi
là cơ hội thực sự quý giá để người lãnh đạo cơ quan sẽ có dịp
lắng nghe những lời "nói thẳng, nói thật", những suy nghĩ và
đánh giá về doanh nghiệp mình từ phía người lao động, giúp cho
việc quản trị nhân sự nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói
chung của người lãnh đạo sẽ hiệu quả và hợp lý hơn.

×