Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Luận văn : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN part 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.91 KB, 16 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

40
Với địa hình như trên, trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần bố
trí các loại đất, đặc biệt là đất ở, đất xây dựng công trình lớn và đất nông
nghiệp sao cho phù hợp, để hạn chế được bất lợi do tác động của thiên nhiên
như xói mòn, rửa trôi, úng lụt
2.1.1.3. Khí hậu
Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với
2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít
từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27
0
C, tổng tích ôn 8.000
0
C,
nhiệt độ tối cao trung bình 27,2
0
C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,2
0
C; tháng
7 là tháng nóng nhất (28,5
0
C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,6
0
C). Số giờ
nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm
2
.


- Chế độ mưa: Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa. Mùa mưa trùng với mùa lũ nên
thường gây úng lụt cho vùng thấp của huyện.
- Lượng bốc hơi: Trung bình năm đạt 985,5mm; trong năm có 5 - 6 tháng
lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.
2.1.1.4. Chế độ thuỷ văn
Chế độ thủy văn, các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu
vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu. Có
thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn.
- Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu
thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất
vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình quân mỗi năm có từ 1,5 - 2 trận lũ, năm nhiều
có 4 trận lũ xuất hiện.
- Chế độ mùa cạn: Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng
(từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

41
chỉ đạt 1,5 - 2,0% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất
và sinh hoạt trên địa bàn huyện.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên tự nhiên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000,
huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi (Pb), diện tích 2.348ha, phân bố chủ yếu ven 2
hệ thống sông Cầu và sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Đắc Sơn, Thành
Công, Nam Tiến, Vạn Phái, Tiên Phong, Tân Phú, Thuận Thành và Trung
Thành.
- Đất phù sa không được bồi, diện tích 1.148ha, chủ yếu phân bố ở

các xã vùng thấp như Đồng Tiến, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành và
Trung Thành.
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pp), diện tích 273ha, phân bố ở
2 xã Trung Thành và Thuận Thành.
- Đất phù sa ngòi suối, diện tích 360ha, phân b ố ở Đắc Sơn và Vạn Phái.
Bốn loại đất trên có độ dốc nhỏ hơn 3
0
và tầng dày trên 110cm.
- Đất bạc màu (B), diện tích 2.539ha, phân bố ở các xã Đắc Sơn, Nam
Tiến, Đồng Tiến, Tiên Phong.
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), diện tích 11.251ha, phân bố nhiều ở các
xã phía Tây và Bắc huyện như Phúc Tân, Bình Sơn, Phúc Thuận, Thành
Công, đất có độ dốc cao, tầng đất mỏng.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), diện tích 3.619ha, phân bố ở phía Tây
sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái. Đất có độ dốc
cao, tầng mỏng.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), diện tích 2.944ha, phân bố rải rác
vùng đồi bát úp, thuộc các xã Phúc Thuận, Đắc Sơn, Nam Tiến. Đất có độ dốc
< 15
0
, tầng đất dày 50-70cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

42
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), diện tích 384ha, đất có tầng
dày trên 70cm, độ dốc < 8
0
.
- Đất dốc tụ (D), diện tích 3.330ha, phân bố rải rác các xã trong huyện.

Đất có tầng dày > 10cm, độ dốc < 8
0
.
Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng
biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100cm, rất thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên
toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất sản xuất cơ sở hạ
tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy, ngành nông nghiệp chuyển
hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao. Đất đỏ
vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đấu nâu vàng trên phù sa cổ
có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết có độ dốc > 25
0
. Đây là
các diện tích mà trong quy hoạch cần lưu ý bố trí cây trồng và áp dụng các công
nghệ sử dụng đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi.
* Tài nguyên nước
+ Tài nguyên nước mặt: Phổ Yên có nguồn nước mặt phong phú với 2
hệ thống sông sau:
- Hệ thống sông Công: Bắt nguồn từ vùng núi Bá Lá, huyện Định Hoá,
chảy theo chân núi Tam Đảo, qua hồ Núi Cốc gặp sông Cầu tại Phù Lôi,
huyện Phổ Yên, đoạn chảy qua huyện dài 68km (không kể các nhánh suối).
Lưu vực của sông đến Phù Lôi khoảng 950km
2
, lượng nước đến bình quân
693 triệu m
3
/năm. Sông Công là nguồn nước mặt quan trọng cho sản xuất
nông nghiệp cho các xã vùng cao và vùng giữa của huyện.
- Hệ thống sông Cầu: Sông bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn), chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái

Nguyên, Phú Bình gặp sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên, chiều dài sông
qua huyện khoảng 17,5km. Đây là con sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, diện
tích lưu vực 3.480 km
2
, lượng nước đến bình quân 2,28 tỷ m
3
/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

43
Hệ thống sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã phía Dông và phía
Nam huyện như Đồng Tiến, Tiên Phong, Tân Hương, Đông Cao, Tân Phú và
Thuận Thành. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung,
huyện Phổ Yên nói riêng.
+ Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trên đ ịa bàn huyện
Phổ Yên có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện nay, việc khai thác sử dụng
nguồn nước ngầm chưa nhiều.
* Tài nguyên rừng
Theo s ố liệu tổng kiểm kê năm 2005, diện tích rừng của huyện là 7.367,75ha
(chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất 5.222,62ha; rừng phòng
hộ 2.145,13ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo, tre,
mai (tập đoàn cây nhóm 4-6).
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong 3 năm qua (2004-2006), nền kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu mà Đại hội Đảng đã đề ra. Qua bảng 2.1, cho thấy
nền kinh tế tăng trưởng trong 6 năm đạt rất cao (12,23%) - vượt 2% so với mục
tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung của tỉnh Thái Nguyên (8,9%). Tổng GDP
trên địa bàn huyện năm 2006 gấp 1,6 lần năm 2001 (theo giá cố định).

Đi sâu vào phân tích tốc độ tăng trưởng từng ngành cho thấy, thời kỳ
2004-2006 đánh dấu sự bứt phá của ngành công nghiệp và dịch vụ, đây cũng
là thế mạnh tiềm tàng của huyện sẽ phát huy trong tương lai. Ngành nông
nghiệp cũng giữ tốc độ tăng trưởng ổn định, nhỉnh hơn tốc độ tăng trưởng
ngành nông nghiệp của cả tỉnh.





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

44
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 BQ
1. Tổng GDP (giá cố định)
Tr.đ
464.126
525.854
599.473

- Nông lâm nghiệp, thủy sản
Tr.đ
235.923
244.810
273.327

- Công nghiệp xây dựng
Tr.đ
136.551

169.250
190.417

- Dịch vụ
Tr.đ
91.652
111.794
135.729

2. Tăng trưởng kinh tế
%
12,8
13,3
14,00
12,23
- Nông lâm nghiệp, thủy sản
%
5,94
3,77
11,65
5,59
- Công nghiệp xây dựng
%
22,64
23,95
12,51
20,16
- Dịch vụ
%
18,4

21,98
21,41
20,09
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2007)
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh t ế huyện Phổ Yên
trong 3 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Sau 3 năm, nông nghiệp
từ 55,65% (năm 2004) giảm còn 49,55%, cơ cấu công nghiệp đã tăng từ
26,06% lên 29,44%. Ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng thể hiện vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Đây cũng là nhân tố tác động rất
mạnh vào công tác quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới.

Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
1. Tổng GDP (giá cố định)
Tr.đ
590.672
725.435
845.030
- Nông lâm nghiệp, thủy sản
Tr.đ
328.691
374.740
418.497
- Công nghiệp xây dựng
Tr.đ

153.431
209.034
248.911
- Dịch vụ
Tr.đ
108.00
141.661
177.622

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

45
2. Cơ cấu GDP
%
100
100
100
- Nông lâm nghiệp, thủy sản
%
55,65
51,66
49,52
- Công nghiệp xây dựng
%
26,06
28,81
29,46
- Dịch vụ
%
18,24

19,53
21,02
(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 27)
2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp có mức tăng trưởng khá và ổn định (4,8%).
Giá trị sản xuất (giá cố định) năm 2006 đạt 337,2 tỷ đồng; tăng 10% so với
năm 2004. Khu vực kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. Sau đây là một số chỉ
tiêu phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2004-2006 huyện Phổ Yên:
- Ngành trồng trọt: Chiếm tỷ lệ cao (63,49%) trong sản xuất nông
nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1%/năm. Theo số liệu thống kê, diện
tích canh tác cây hàng năm giảm nhẹ, nhưng diện tích gieo trồng lại tăng do
tăng được vụ. Hệ số sử dụng đất năm 2004 là 2,2; đến năm 2006 tăng lên 2,32.
Trong cây hàng năm thì diện tích gieo trồng lúa cả năm liên tục tăng. Năm
2006, diện tích lúa cả năm là 10.090ha, năng suất bình quân đạt 40,2 tạ/ha và
sản lượng đạt 46,62 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 384 kg/năm,
vượt ngưỡng an ninh lương thực (300 kg/người/năm). Đây là điều kiện thuận
lợi để Phổ Yên chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá.
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu
ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên giai đoạn 2004-2006
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
BQ
(%)
1. Tổng giá trị SX (giá cố định)
Tr.đ
307.385
319.557
337.229
4,80

- Trồng trọt
Tr.đ
196.31
218.144
228.013
5,10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

46
- Chăn nuôi
Tr.đ
108.252
97.812
104.560
3,57
- Dịch vụ
Tr.đ
2.797
3.551
4.656
19,4
2. Cơ cấu (giá hiện hành)
%
100
100
100

- Trồng trọt
%

64.10
65,59
63,49

- Chăn nuôi
%
34.80
33,02
34,97

- Dịch vụ
%
1.10
1,37
1,54

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên)
Chè là cây công nghiệp quan trọng của huyện. Năm 2006, diện tích chè
đạt 1.400ha, sản lượng chè búp đạt 9.000 tấn. Tuy nhiên, chất lượng chè của
huyện chưa cao do giống cũ thoái hoá và chưa đầu tư thâm canh.
Diện tích cây ăn quả đạt 1.670 ha, tăng 220 ha so với năm 2004, trong
đó chủ yếu là vải, nhãn. Sản lượng cây ăn quả các loại đạt trên 12 ngàn tấn
(năm 2006). Cây ăn quả là thế mạnh của các xã vùng nông nghiệp phía Tây
huyện.
Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày gồm lạc, đậu tương hầu như ổn định
ở diện tích 850 - 900 ha mỗi loại cây.
- Ngành chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao
(34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%). Đây là một tỷ trọng
tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn nuôi

theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản
xuất chính. Việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại là hướng đi đúng
đắn của ngành nông nghiệp Phổ Yên.
- Dịch vụ nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng nhỏ (1,54%), nhưng tốc độ tăng
trưởng bình quân những năm qua khá mạnh (19,4%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

47
- Ngành lâm nghiệp: Trong thời gian qua, ngành lâm nghiệp huyện Phổ
Yên có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 5,75%/năm
trong thời kỳ 2004-2006. Sản xuất lâm nghiệp đã dịch chuyển theo hướng từ
khai thác sang lâm nghiệp xã hội, lấy lâm sinh làm gốc. Cơ cấu giá trị sản
xuất đã chuyển dịch tăng tỷ trọng khâu chăm sóc bảo vệ, khoanh nuôi và
trồng rừng; giảm tỷ trọng khai thác.
- Ngành thủy sản: Sản xuất thuỷ sản của huyện còn nhỏ bé, chỉ chiếm
2% trong tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp, tốc độ tăng
trưởng đạt 5,45%/năm. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là khai thác cá
thịt với sản lượng năm 2006 đạt 620 tấn.
* Khu vực kinh tế công nghiệp:
Trong thời kỳ 3 năm 2004-2006 đã thu hút được 12 dự án đầu tư vào
địa bàn với vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng, trong đó tiêu biểu là Công ty TNHH
Chế biến Thực phẩm và Đồ uống Vĩnh Phúc, Công ty Mani, Nhà máy Gạch
Tuynel, Nhà máy Giấy Trường Xuân, Công ty Chè Bắc Sơn đều đi vào sản
xuất cho sản phẩm mới. Năm 2006, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá cố
định) đạt gần 300 tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp
tăng bình quân 22,2% trong thời kỳ 2004 -2006. Riêng công nghiệp do huyện
quản lý, năm 2006 giá trị sản xuất đạt 115 tỷ VNĐ, tốc độ tăng rất cao: đạt
46,6%/năm so với cùng kỳ (tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2004-2006 bình quân
22,2%/ năm). Nhìn chung, ngành công nghiệp huyện Phổ Yên thời gian qua

đã có những bước đột phá, đạt mức tăng trưởng cao, ngày càng thể hiện được
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

48

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu sản xuất công nghiệp huyện Phổ Yên
thời kỳ 2004-2006
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006
Tăng
(%)
1. Tổng giá trị sx (giá 1994) Tỷ đ 179,8 223,4 300,0 22,2
Trong đó: huyện quản lý Tỷ đ 44,6 66,6 115,0 46,6
2. Một số sản phẩm chủ yếu
- Cát sỏi 1000m
3
78 90 100
- Gạch nung Tr.viên 43 60 70
- Đồ mộc thành phẩm M
3
46 50 51
- Xay xát 1000tấn 450 540 550
- Hàng mây tre đan 1000SP 3.200 3.600 3.700
(Nguồn: Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ Phổ Yên lần thứ 27)
* Khu vực dịch vụ:
Năm 2006, toàn huyện có trên 1.600 cơ sở kinh doanh thương mại,
trong đó quốc doanh 6 cơ sở, ngoài quốc doanh 16 cơ sở, còn lại là các cơ sở

của hộ cá thể. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 2006 đạt 181,4 tỷ đồng
(tăng 23,15%/năm), trong đó ngoài quốc doanh đạt 44,3 tỷ đồng (tăng
22,8%/năm), doanh nghiệp quốc doanh đạt 87,1 tỷ đồng (tăng 23,5%/năm).
2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
* Thực trạng phát triển đô thị:
Trong 3 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị
hoá ở các đô thị diễn ra mạnh mẽ. Nhiều công trình công cộng, nhà ở được
xây dựng, bộ mặt đô thị được đổi mới. Diện tích dất đô thị toàn huyện năm
2007 là 655,7 ha, bình quân đất đô thị 496 m
2
/người, đất ở tại đô thị 45,5
m
2
/người (mức bình quân chung của tỉnh lần lượt là 561 m
2
/người và 64,9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

49
m
2
/người). Hệ thống đô thị của huyện gắn liền với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội, chính trị, văn hoá và là nơi đặt bộ máy quản lý hành chính của chính
quyền huyện và thị trấn, được phân bố khá hợp lý trên địa bàn huyện. Tuy
nhiên, do lịch sử để lại nên hiện nay, quy mô đô thị còn nhỏ, bộ mặt đô thị
còn nhiều bất cập do công tác thiết kế hầu hết thả nổi, hạ tầng còn ở mức
thấp, nhất là hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước. Đây là tình hình chung ở
hầu hết các đô thị trong cả nước, không riêng ở Phổ Yên.
* Thực trạng phát triển khu vực nông thôn:

Tổng dân số sống trong khu vực nông thôn năm 2006 là 121.000
người, với 28.236 hộ trên địa bàn 15 xã của huyện. Diện tích đất ở bình quân
1 hộ là 308,2 m
2
, thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (405,5 m
2
/hộ).
Trong những năm qua, kinh tế nông thôn có bước phát triển nhanh theo
hướng tăng ngành nghề và dịch vụ. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát
triển, kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học,
trạm xá được đầu tư cải thiện đáng kể. Bộ mặt nông thôn được phát triển theo
hướng đô thị hoá. Tuy nhiên, việc xây dựng ở nông thôn cũng cần được quản
lý để tránh phá vỡ cảnh quan, môi trường làng xã truyền thống.
2.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên: trục QL3 dài 13 km
chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam. Từ trục QL3 này là các
đường xương cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư.
Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba
Hàng - Tiên Phong, đường tỉnh lộ 261 từ thị trấn Đại Từ đi qua Phúc Thuận,
thị trấn Ba Hàng nối sang Điềm Thuỵ (Phú Bình). Từ QL3 đi Chã và từ
đường 261 đi Thành Công, các tuyến này hiện cơ bản đã được dải nhựa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

50
Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km. Trong phong trào
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hoá
theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên

chủ yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km.
Có 2 tuyến giao thông thuỷ thuộc 2 hệ thống sông: sông Công (đoạn
qua địa bàn huyện dài 68 km) và sông Cầu (dài 17 km).
Trong những năm qua, phong trào làm đường giao thông nông thôn đã
mang lại những kết quả thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - dân sinh, cải
thiện đời sống của nhân dân. Tuy vậy, mạng lưới giao thông vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển cao trong thời gian tới, nhất là các xã vùng cao,
vùng xa. Vì vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần nguồn kinh phí
lớn đầu tư cho giao thông nông thôn.
* Thuỷ lợi:
Công trình đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn là Hồ Suối
Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo. Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm
lớn, nhỏ. Kênh hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18 km đã được kiên
cố hoá, kênh nháp cấp 2 và 3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 36km kênh chính,
23 km kênh nhánh tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công,
Vạn Phái. Trong 3 năm qua đã bê tông hoá được 250 km kênh mương nội
đồng, xây dựng thêm được một số trạm bơm dầu, bơm điện. Từ kết quả của
công tác thuỷ lợi đã đưa diện tích 2 vụ lên gần 4.000 ha.
* Giáo dục đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Phổ Yên trong 3 năm qua đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục
THSC vào tháng 12/2003, sớm 1 năm so với kế hoạch. Đây là nhân tố quan
trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

51
Phổ Yên luôn là đơn vị dẫn đầu trong công tác xây dựng trường chuẩn
quốc gia. Hiện nay đã có 19 trường học được công nhận đạt chuân (trong đó
có 2 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 1 trường THCS). Song song với sự

phát triển nhanh về quy mô giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục của
huyện cũng được nâng lên rõ rệt.
* Y tế: Phổ Yên là huyện có hệ thống y tế tương đối hoàn chỉnh. Toàn
huyện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế với tổng số 160
giường bệnh, 1.671 cán bộ y tế. Trong 3 năm qua, công tác chăm sóc bảo vệ
sức khoẻ nhân dân đã đạt được những kết quả đáng kể được nhân dân ghi
nhận. Hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế được củng cố và từng bước
phát huy hiệu quả. Đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo có trình độ chuyên môn
sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật có hi ệu quả, tạo được tín nhiệm với người
dân.
* Văn hoá, thể dục - thể thao:
Trong 3 năm qua, khi mức sống của dân cư được nâng lên một bước thì
đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể thông
qua các hoạt động tại các xã, thị trấn và các phương tiện nghe nhìn. Hiện nay
gần 100% dân số được xem truyền hình.
Công tác văn hoá thông tin, hoạt động báo chí tuyên truyền và thể dục
thể thao được quan tâm chỉ đạo nên đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tổ chức
nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn huyện.
* Năng lượng, bưu chính viễn thông:
Hiện nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới
quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%. Mạng lưới điện hiện còn bộc lộc những
bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của huyện khá hoàn chỉnh.
Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn, sóng điện thoại di

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

52
động phủ 13/15 xã, thị trấn. Theo đó, số máy điện thoại cố định và di động

tăng nhanh, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc thuận lợi, phục vụ nhu cầu sản
xuất và dân sinh của cộng đồng dân cư trong huyện.
2.1.2.6. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
* Dân số:
Dân số trung bình toàn huyện năm 2006 là 139.961 người, với 34.990
hộ gia đình (bình quân 4,35 người/hộ), dân số thành thị chiếm 9,35%, dân số
nông thôn chiếm 90,47%.
Mật độ dân số toàn huyện là 540 người/km
2
(toàn tỉnh 309 người/km
2
).
Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều trên địa bàn huyện. Dân cư tập trung
khá đông ở các thị trấn và ở những nơi thuận lợi giao thông đi lại. Thị trấn Ba
Hàng có mật độ dân số cao nhất huyện (3.681 người/km
2
), rồi đến thị trấn Bắc
Sơn (2.056 người/km
2
). Trong khi đó, các xã vùng cao có mật độ dân cư t hấp
hơn như Phúc Tân (92 người/km
2
) và Phúc Thuận (237 người/km
2
).
Tốc độ tăng dân số bình quân trong 3 năm (2004 - 2006) là 1,82%, mỗi
năm bình quân tăng khoảng 1.350 người. Như vậy, vấn đề việc làm và đất ở
cần được lưu ý trong phương án quy hoạch.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

53

Bảng 2.5. Dân số, lao động của huyện Phổ Yên giai đoạn 2004-2006
Chỉ tiêu ĐVT
2004
2005
2006
So sánh (%)
Tốc độ
phát
triển
BQ
(%)
Số
lượng

cấu
(%)

Số
lượng

cấu
(%)
Số
lượng

cấu
(%)
05/04 06/05
1. Khẩu
Người
135.005
100
137.479
100
139.961
100
101,83
101,81
101,82
1.1 Khẩu NN
Người
119.953
88,85
121.380
88,29
123.604
88,31

101,19
101,83
101,51
1.2. Khẩu phi NN
Người
15.052
11,15
16.099
11,71
16.357
11,69
106,96
101,60
104,24
2. Hộ
Hộ
31.420
100
31.734
100
34.990
100
101,00
110,26
105,53
2.1. NN nghiệp
Hộ
27.960
88,99
28.236

88,98
30.788
87,99
100,99
109,04
104,94
2.2. Hộ phi NN
Hộ
3.460
11,01
3.498
11,02
4.202
12,01
101,10
120,13
110,20
3. Lao động

91.086
100
91.652
100
91.784
100
100,62
100,14
100,38
3.1. Lao động trong ngành NL, TS


69.528
76,33
68.198
74,41
67.581
73,63
98,09
99,10
98,24
3.2. LĐ trong ngành công nghiệp, XD

10.222
11,22
11.230
12,35
11.357
12,57
110,74
101,92
105,70
3.3. LĐ trong ngành TMDV

11.336
12,45
12.134
13,24
12.666
13,80
107,04
104,38


4. Một số chỉ tiêu khác










4.1. Bình quân nhân khẩu/hộ
Người/hộ
4,30

4,33

4,00




4.2. Bình quân nhân khẩu NN/hộ NN
Người/hộ
4,29

4,30

4,01





4.3. Bình quân lao động NN/hộ NN
LĐ/hộ
2,49

2,42

2,20




4.4. Mật độ dân số
Ng/km
2
526

536

545




4.5. Diện tích đất NN/hộ NN
Sào/hộ
12,41


12,29

11,07




4.6. Diện tích đất NN/LĐ NN
Sào/LĐ
4,99

5,09

5,04




(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2007)
53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

54
* Lao động, việc làm và mức sống:
Năm 2006, toàn huyện có 91.784 lao động trong đ ộ tuổi (chiếm 66%
tổng dân số của huyện), trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế được phân bố như sau:
+ Lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản là 67.581

người, chiếm 73,63%.
+ Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng
11.537 người, chiếm 12,57%.
+ Lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ 12.666 người, chiếm
13,8%.
Trong những năm qua, huyện đã chú ý và giải quyết việc làm bằng
nhiều hình thức khác nhau nên số lao động thiếu việc làm ngày càng giảm.
Tuy nhiên, việc này cần được tiếp tục có các biện pháp để đảm bảo đủ việc
làm cho tất cả người lao động trong huyện.
Cùng với sự phát triển của cả nước và tỉnh Thái Nguyên, đời sống của
nhân dân huyện Phổ Yên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên mức thu nhập
ở các ngành kinh tế rất khác nhau. Những người hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ thường có thu nhập cao hơn (công nghiệp có thu nhập
1 - 1,4 triệu đồng/người/tháng, dịch vụ từ 0,7 - 1,0 triệu đồng/người/tháng),
trong khi thu nhập ngành nông nghiệp thấp hơn nhiều (khoảng 280-300 ngàn
đồng/người/tháng)
2.1.2.7. Tình hình sử dụng đất
Diện tích đất nông nghiệp năm 2006 là 12.271,77 ha, chiếm 47,81%;
do quá trình đô thị hoá, sự phát triển của công nghiệp nên diện tích đất nông
nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, bình quân từ năm 2004-2006 diện
tích đất nông nghiệp giảm 0,9%. Diện tích đất 1 vụ vẫn còn nhiều, chủ yếu là
phần diện tích đất ở những vùng gò đồi, vùng cao không có điều kiện tưới
tiêu, sử dụng với mục đích chủ yếu để trồng sắn, khoai lang. Tuy nhiên từ

×