Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Luận văn : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN part 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.68 KB, 16 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24
- Các nước Đông Nam Á (khối ASEAN) là những nước tiến hành công
nghiệp hoá chậm. Vào những năm của thập kỷ 50 và 60, các nước ASEAN
đều thực hiện chiến lược "sản xuất thay thế nhập khẩu". Song, hiệu quả của
chiến lược này rất thấp làm hạn chế phát triển kinh tế, bởi các nước đã không
hoà nhập được vào nền kinh tế thế giới, không khai thác được tư bản đầu tư
nước ngoài dẫn đến tình trạng lạm phát, giá cả tăng mạnh làm cho kinh tế,
chính trị, xã hội bất ổn định. Trước tình hình đó các nước ASEAN đã nhanh
chóng lựa chọn chuyển đổi chiến lược "sản xuất thay thế nhập khẩu" sang
"sản xuất hướng về xuất khẩu"[19,24-25], và đã nhanh chóng đưa nền kinh tế
ổn định và phát triển. Mặc dù các nước này tiến hành công nghiệp hoá chậm
nhưng kinh tế trang trại cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên loại hình phổ biến vẫn
là kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. Hơn nữa do dân số đông dẫn tới quy mô
diện tích bình quân 1 trang trại ở các nước này thấp: Ở Philippin là 3,6 ha;
Indonexia 3,7 ha, Thái Lan 4,2 ha và Malaysia từ 1,2 - 4,5 ha [26].
1.1.3.2. Ở Việt Nam
* Quỏ trỡnh đô thị hóa
Cựng với quỏ trỡnh phỏt triển của đất nước, quá trỡnh đô thị hóa ở Việt
Nam diễn ra một cách lâu dài, liên tục, đó là quá trỡnh tập trung dân cư vào
các đô thị, mở ra mạng lưới đô thị trên quy mô lớn. Trong những năm gần
đây, quá trỡnh đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến
đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xó hội, kiến trỳc trờn phạm vi cả nước.
Nếu như năm 1998 cả nước mới có khoảng 400 thị trấn thỡ nay tăng
lên khoảng 560 hơn thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số trung
bỡnh của một thị trấn khoảng 2.000 - 30.000 thỡ nay dao động trong khoảng
từ 2.000 - 50.000 người. Tỷ lệ dân phi nông nghiệp ở thị trấn phổ biến ở mức
30- 40% vào những năm 90 thỡ nay tăng lên khoảng 50 - 60%.


Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam cũn được thể hiện ở sự gia tăng dân số
đô thị, từ 12,7 triệu người năm 1989 tăng nhanh lên 15 triệu người năm 1995
(chiếm 20% dân số cả nước) và đến năm 1999 có khoảng 17,9 triệu người là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

25
dân cư đô thị, chiếm 23,45% dân số. Dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở các
thành phố lớn như Hà Nội (khoảng 3 triệu người), Tp Hồ Chí Minh (khoảng 5
triệu người), Hải Phũng và Đà Nẵng (trên 1 triệu người).
Mặc dự trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra
khá nhanh tuy nhiên nếu so với thế giới thỡ Việt Nam vẫn là nước kém phát
triển, quy mô các đô thị cũn nhỏ, kiến trỳc đô thị chưa thật đẹp do đất nước đó
phải chịu nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, lại có xuất phất điểm
thấp, đi lên từ nông nghiệp lạc hậu.
Tóm lại, phát triển đô thị hoá ở Việt Nam, được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn trước năm 1954, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, củng cố các
thành phố cũ, mở rộng và phát triển các thành phố mới: năm 1872 Hải Phòng
còn là một làng chài, đến năm 1933 đã trở thành một Thành phố Cảng sầm
uất; Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng dân số đột ngột từ năm
1943. Thời kỳ này, công nghiệp đã phát triển nhưng còn rất yếu.
- Giai đoạn từ năm 1954 đến 1990 được chia làm 2 thời kỳ. Từ năm
1954 đến 1975, tốc độ đô thị hoá của Việt Nam đã phát triển nhưng còn
chậm; tuy nhiên cũng đã phần nào đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Từ năm 1975 đến 1990, nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng
trì trệ. Vì vậy, đô thị hoá hoá diễn ra chậm.
- Giai đoạn từ năm 1990 trở lại đây, đô thị hoá của Việt Nam phát triển
mạnh. Năm 1990, cả nước mới có 500 đô thị lớn, nhỏ; đến năm 2000 đã tăng
lên tới 649 đô thị; đến năm 2003 số đô thị đã lên tới 656. Dân số đô thị tăng
từ 11,87 triệu người (năm 1986 chiếm 19,30% dân số cả nước) lên 13 triệu

người (năm 1990 chiếm 20,75% dân số cả nước; năm 2000 chiếm 25%; năm
2002 chiếm 25,3%, dự báo năm 2010 là 33% và đến năm 2020 sẽ là 45%. Các
khu công nghiệp cũng phát triển mạnh, năm 1991 mới có 1 khu công nghiệp
mới; nhưng đến năm 2003 cả nước đã thành lập thêm 82 khu công nghiệp [2].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

26
Cùng với sự gia tăng dân số, đất đô thị cũng tăng từ 0,2% tổng diện tích đất tự
nhiên của quốc gia (năm 1999) lên 1% (năm 2003). Nhiều diện tích đất nông,
lâm nghiệp chuyển thành đất đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông. Cụ
thể diện tích một số cây trồng đã giảm mạnh: diện tích lúa giảm từ 7666300
ha năm 2000 xuống 7.443.800 ha năm 2004; mía giảm từ 302.300 ha năm
2000 xuống còn 287.000 ha năm 2004; thuốc lá giảm từ 24.400 ha năm 2000
xuống còn 18.800 ha năm 2004…
Như vậy, đô thị hoá hoá ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực
diễn ra chậm hơn, song cũng như các nước trong khu vực đó là: sự gia tăng tỷ
lệ dân số đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; chuyển dịch cơ cấu kinh
tế (nhiều ngành, nghề mới xuất hiện, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ) tăng
tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp; kết cấu hạ tầng cơ sở; văn hoá xã hội;
môi trường sinh thái đều thay đổi theo.
* Đô thị hoá với phát triển nông nghiệp
Các giai đoạn Đô thị hoá của Việt Nam phụ thuộc căn bản vào cơ chế
quản lý nền kinh tế. Điều này đã và đang tác động tới sự phát triển thăng trầm
của nông nghiệp Việt Nam thể hiện qua các giai đoạn:
- Giai đoạn trước năm 1960
Sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải
cách ruộng đất, với mục đích người cày có ruộng. Trên 83% diện tích canh
tác trước kia nằm trong tay địa chủ, phú nông nay đã được chia cho nông dân.
Cách làm này đã giải phóng được sức sản xuất khỏi những trói buộc của các

quan hệ phong kiến đã có ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc tới sự phát triển sản
xuất. Có ruộng, người dân đã nức lòng mang hết sức mình chăm lo cho mảnh
ruộng của chính mình. Chỉ trong thời gian ngắn (1954 - 1959), nông nghiệp
nước ta đã phát triển về mọi mặt: giá trị tổng sản lượng nông nghiệp miền Bắc
tăng 35% (bình quân tăng 7% năm); giá trị sản lượng trồng trọt tăng 29%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

27
(bình quân tăng 5,8% năm); riêng lúa, diện tích tăng 17%, năng suất tăng 49%
(từ 14,3 ta/ha lên 21 ta/ha) [65]. Năm 1959 sản lượng lương thực đạt 5,6 triệu
tấn con số mà từ trước và cả chục năm sau (1961 - 1971) chưa năm nào đạt
tới. Được làm chủ mảnh đất của mình, các hộ nông dân nhanh chóng xác lập
mối quan hệ hiệp tác giản đơn để giúp nhau cùng sản xuất, khắc phục những
khó khăn mà bản thân một hộ rất vất vả hoặc không làm được. Họ đã hiệp tác
tư liệu sản xuất, sức kéo, lao động chỉ trong vòng 4 năm, số tổ đổi công đã
có từ 15 vạn (1955) lên 25 vạn (1958) [56].
Ở giai đoạn này, phát triển KTNH trong bối cảnh người nông dân vừa
thoát khỏi ách bót lột (chủ yếu làm thuê cho địa chủ), từ chỗ không có ruộng
đất phải đi làm thuê, làm rẽ đến khi được chia đất, được làm chủ mảnh đất của
mình, mọi người phấn khởi, hăng say lao động sản xuất thúc đẩy nông nghiệp
phát triển. Tuy nhiên do mới thoát khỏi cảnh đói nghèo nên người nông dân
chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho chính mình,
chưa quan tâm tới sản phẩm trao đổi. Hơn nữa, đất nước mới giành được độc
lập, nền kinh tế xã hội đang ở giai đoạn hồi phục, lực lượng sản xuất hết sức
thấp kém. Vì thế sản xuất nông nghiệp vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên là
chính, KTNH ở giai đoạn này phát triển chủ yếu là tiểu nông sản xuất tự cấp,
tự túc, chưa có sản phẩm trao đổi, KTHH chưa phát triển.
- Giai đoạn từ năm 1960 - 1980
Là thời kỳ xuống dốc nhất của nền kinh tế nước ta bởi sự yếu kém của

kinh tế hợp tác xã, hơn nữa thời kỳ này cả nước có chiến tranh (1965 - 1975).
Việc tiến hành cải cách ruộng đất đã gieo vào lòng dân niềm tin và
phấn khởi trong sản xuất, thì chỉ 2 năm sau (1959 - 1960) phong trào hợp tác
hoá đã ồ ạt đưa các hộ nông dân vào hợp tác xã (HTX) bằng con đường làm
ăn tập thể nhằm mục đích đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Mặc dù với danh nghĩa tự nguyện, song thực chất chúng ta đã sử dụng
mọi sức ép bằng cả chính trị và kinh tế. Chỉ trong 2 năm, miền Bắc đã căn bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

28
thực hiện xong phong trào hợp tác hoá, 4.400 HTX được thành lập với 2,4
triệu hộ chiếm 85,8% tổng số hộ nông nghiệp và 76% ruộng đất [56]; số hộ cá
thể còn lại không đáng kể và luôn bị sức ép bởi HTX. Kể từ đây, kinh tế nông
hộ đã hoàn toàn phụ thuộc kinh tế tập thể. Đúng như tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung ương tháng 7 năm 1961 đề ra chủ
trương: "Phải chú trọng phát triển kinh tế HTX là chủ yếu "[5], [56]. Việc
sản xuất và điều hành lao động đều có "tập thể lo", nên đã phát sinh nhiều bất
hợp lý trong sản xuất: hiện tượng rong công phóng điểm "cha chung không ai
khóc" dẫn tới sản xuất sút kém nghiêm trọng; nhiều mâu thuẫn đã phát sinh:
mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất do đó sản xuất lại càng kém hiệu quả; mọi việc thực hiện theo
kế hoạch cứng nhắc, thiếu đồng bộ từ trên xuống dưới dẫn tới sản xuất trì
trệ, dậm chân tại chỗ. Thu nhập thấp, đời sống nhân dân hết sức chật vật làm
cho người dân thiếu tin tưởng với HTX. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã đưa ra
nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng, nhiều cuộc vận động lớn như cuộc vận
động "tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý cơ sở, đưa nông nghiệp đi lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa"[6] với những giải pháp lớn nhằm phát triển
nông nghiệp nhưng cũng không sao thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Kết
quả sản xuất ở giai đoạn này thể hiện trên bảng 1.3, 1.4 và 1.5.

Bảng 1.3. Chỉ số phát triển giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
1960
1975
1980
1,0
1,3
1,57
1,0
1,27
1,59
1,0
1,34
1,55
(Nguồn: [63], [65])

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

29
Bảng 1.4. Chỉ số phát triển diện tích và sản lượng một số cây trồng chính
Năm
Lúa
Ngô
Chè
Cao su
Cà phê
DT

SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
1960
1975
1980
1,0
1,08
1,12
1,0
1,15
1,28
1,0
1,18
1,27
1,0
1,13
1,69
1,0
2,26
2,58
1,0
2,47
2,95

1,0
0,75
0,81
1,0
0,31
0,58
1,0
0,74
1,52
1,0
2,13
1,91
(Nguồn: [63], [65])
Bảng 1.5. Chỉ số phát triển số đầu gia súc
Năm
Trâu

Lợn
1960
1975
1980
1,0
1,0
1,05
1,0
0,77
0,68
1,0
1,91
1,35

(Nguồn: [63], [65])
Những số liệu trên cho thấy, mặc dù 20 năm nhưng sản xuất hầu như
dậm chân tại chỗ, gia tăng không đáng kể hoặc có những sản phẩm còn giảm.
Hậu quả làm cho đời sống nhân dân đói khổ, họ không còn tin HTX, thờ ơ với
sản xuất tập thể. Bởi vì phần thu chủ yếu từ kinh tế tập thể không đủ đảm bảo
cho mức sống cơ bản. Lương thực bình quân đầu người giai đoạn 1961 - 1965
là 304 kg, giai đoạn 1966 - 1975 là 258 kg, giai đoạn 1976 - 1980 là 200 kg
[12], [65]. Nhìn chung, kinh tế tập thể chỉ lo được cho các hộ nông dân 60% -
70% về lương thực, 20% - 30% về chi tiêu[56], cho nên các hộ nông dân phải
tìm mọi cách vật lộn với cuộc sống bằng kinh tế phụ mà chủ yếu là phần đất
5% do HTX để lại cho hộ phát triển kinh tế phụ gia đình. Với phần đất quá
nhỏ bé ấy, nhưng các hộ đã dồn hết công tâm, trí lực nên nhiều hộ đã đạt kết
quả cao trong sản xuất. Ngay từ những năm 1970, trên đất 5% có những hộ đã
đạt năng suất lúa 90 ta/ha thì năng suất của tập thể chỉ đạt 20,8 tạ/ha và hệ số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

30
sử dụng ruộng đất 5% gấp 2-2,5 lần ruộng đất của HTX, đã đem lại thu nhập
ở các nông hộ tới 70%-75% (lớn hơn phần thu nhập của kinh tế tập thể) [56].
Song, do đất 5% quá nhỏ bé nên khôn g thể giải quyết được tình trạng thiếu
lương thực triền miên, và hàng năm Nhà nước đã phải nhập khoảng 2 triệu tấn
lương thực (năm 1976 nhập 1,2 triệu tấn, năm 1980 nhập 2 triệu tấn) [12].
Sự yếu kém của kinh tế tập thể khởi đầu từ năm 1965, và càng bộc lộ rõ
vào giai đoạn 1976 - 1980 (sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975).
Việc triển khai HTX được thực hiện trên phạm vi cả nước, đến tháng 7 năm
1980 toàn miền Nam đã xây dựng được 1518 HTX và 9530 tập đoàn sản xuất,
đưa 35,6% hộ nông dân vào con đ ường làm ăn tập thể, nhưng sản xuất lại
càng có chiều hướng giảm. Năm 1980 diện tích canh tác so với năm 1978
giảm 9,4 vạn ha, sản lượng lương thực giảm 4,1 vạn tấn. Trước tình hình

đó, hàng loạt HTX và tập đoàn sản xuất tan rã. Đến cuối năm 1980, miền
Nam chỉ còn 3732 tập đoàn sản xuất và HTX[81]. Đến lúc này, sự suy
giảm và kém hiệu quả của kinh tế tập thể đã khẳng định trên phạm vị cả
nước, dẫn tới khủng hoảng toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế.
Phát triển kinh tế nông hộ giai đoạn này cho thấy kinh tế nông hộ phụ
thuộc hoàn toàn vào cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung của Nhà nước.
HTX trực tiếp điều hành mọi hoạt động của kinh tế nông hộ từ sản xuất đến
phân phối thu nhập. Về danh nghĩa kinh tế nông hộ không còn là bộ phận
kinh tế cơ bản của nông nghiệp vì họ không có tư liệu sản xuất (kể cả ruộng
đất), họ chỉ còn 5% đất mà tập thể để lại phát triển kinh tế phụ. Song do kinh
tế tập thể quá yếu kém, nên mặc dù sản xuất trên đất 5% nhưng họ vẫn đem
lại nguồn thu tới 70% cho kinh tế gia đình. Vì thế kinh tế nông hộ vẫn tồn tại
nhưng sản xuất hàng hoá của nông hộ bị tê liệt hoàn toàn.
- Giai đoạn từ năm 1981 - 1987
Trước nguy cơ nền kinh tế khủng hoảng toàn diện và bế tắc, nhiều địa
phương đã tự ngấm ngầm giải quyết cách làm mới 'khoán chui", "khoán gọn"

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

31
thực chất là khoán sản phẩm cuối cùng tới nhóm và người lao động (là tiền đề
của "khoán 100"). Kết quả cho thấy, những nơi đó sản xuất tăng nhanh cả về
năng suất cũng như hiệu quả đầu tư. Trước thực tiễn đó, ngày 13 tháng 1 năm
1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100 CT/TW quyết
định "khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động" [1]. Sự ra đời
của Chỉ thị 100 đã khẳng định hướng đi đúng đắn trong nông nghiệp. Đến
tháng 3 năm 1982 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã khẳn g
định tính đúng đắn của Chỉ thị 100 và nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục
hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Tiếp theo là
nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhằm tập trung giải quyết những vướng

mắc trong nông nghiệp. Khoán 100 thực sự được bà con nông dân khắp nơi
ủng hộ, mọi người đã chí thú tận tâm tới sản phẩm khoán của mình. Kết quả
từ 1981 - 1985 sản lượng lương thực tăng 20,7%, năng suất tăng 23,8%, diện
tích cây công nghiệp tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2% đàn lợn tăng 22,1 %,
tổng sản lượng lương thực tăng bình quân năm 5%; lương thực bình quân đầu
người tăng qua các năm từ 268 kg (1980) lên 304 kg (1985) [64].
Tuy nhiên, sự gia tăng của đầu tư làm tăng sản lượng, thực chất chỉ có
thể phát huy ở chừng mực nhất định (nếu như không có sự tác động tích cực
của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng các cơ sở hạ tầng), cho nên sau 5 năm
thực hiện khoán 100 thì việc tăng đầu tư cho sản xuất không còn hiệu quả
nữa, thậm chí có xu hướng giảm dần. Hơn nữa, giá cả vật tư giai đoạn này
tăng nhanh hơn nhiều so với giá nông sản, sản lượng nhận khoán ngày một
tăng, chế độ thu mua quá nặng nề, các khoản đóng góp cho xã hội quá lớn;
đồng thời, các khâu (5 khâu) mà HTX đảm nhận thực hiện quá ẩu, không tôn
trọng quy trình kỹ thuật: cày đất "lỏi", cấp nước, phun thuốc không kịp thời
Dẫn tới thu nhập của người dân giảm sút rõ rệt. Hậu quả làm cho người nông
dân chán nản, các nơi nhiều hộ đã trả lại ruộng khoán, kết quả sản xuất bị đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

32
đốn, hiện tượng khê đọng sản phẩm quá nhiều ở các địa phương. Sản lượng
lương thực năm 1986 so với 1985 giảm 2%, năm 1987 so với 1985 giảm 4,7%,
dẫn tới bình quân lương thực đầu người giảm: năm 1985 đạt 304 kg, năm 1986
là 301 kg và năm 1987 chỉ còn 280,8 kg [58], [64, 41], gây nên tình trạng thiếu
lương thực, nạn đói xảy ra ở nhiều vùng vào tháng 3 năm 1987 và tháng 3 năm
1988.
Phát triển kinh tế nông hộ ở giai đoạn này cho thấy:
+ Việc đổi mới cơ chế quản lý nếu đem lại quyền lợi thiết thực cho
người nông dân, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ nói riêng và nền

nông nghiệp nói chung.
+ KTNH vẫn không phát triển, vì kinh tế nông hộ vẫn hoàn toàn phụ
thuộc cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Nhà nước.
- Giai đoạn từ năm 1988 đến nay
Trước nguy cơ nền kinh tế suy giảm trầm trọng, đời sống nhân dân hết
sức khó khăn, một lần nữa người nông dân mất hết lòng tin với kinh tế tập
thể, trong bối cảnh này, một số địa phương như Hải Phòng, Vĩnh Phú đã tiến
hành giao hẳn đất cho hộ nông dân sử dụng: họ có quyền tự chủ trong sản
xuất kinh doanh trên mảnh đất của mình, kết quả đem lại rất khả quan. Với
kinh nghiệm thực tiễn đó, ngày 5 tháng 4 năm 1988 Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết 10 "về đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp"[8]. Nghị quyết phản ánh nhiều vấn đề quan trọng đánh giá những mặt
yếu kém trong công tác quản lý nông nghiệp như: phát triển chưa đồng bộ,
nhiều chính sách còn sai lầm, công tác tổ chức nhiều bất hợp lý (cồng kềnh,
quan liêu, kém hiệu quả ); đồng thời phản ánh những vấn đề đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp với mục đích "giải phóng sức lao động trong nông
nghiệp, tổ chức lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa tiến bộ
kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp"[8]; sau đó được hoàn thiện thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

33
Nghị quyết 6 (VI) [7] và Nghị quyết 5 (VII) [4] của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng "tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn" đã tạo ra
những thay đổi căn bản trong tư duy và nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế
nông hộ và kinh tế HTX. Nội dung đổi mới được thể hiện:
+ Thừa nhận kinh tế n ông hộ là bộ phận kinh tế cơ bản của nông
nghiệp, nông thôn.
+ Hộ gia đình nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định,
lâu dài (15 - 20 năm).

Kể từ đây, kinh tế nông hộ mới được Đảng và Nhà nước công nhận là
bộ phận kinh tế cơ bản của xã hội, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu
dài- có nghĩa là Nhà nước đã tạo cho kinh tế nông hộ có được mọi điều kiện
cần thiết để phát triển KTNH. Mọi nguồn lực đã được khơi thông hợp với
nguyện vọng của người nông dân, họ đã dồn hết công sức làm giàu cho gia
đình, cho xã hội trên mảnh đất của chính mình. Chỉ trong một thời gian ngắn
nông nghiệp nước ta đã hồi phục và phát triển, đặc biệt về lương thực, từ chỗ
hàng năm phải nhập 1-2 triệu tấn thì năm 1989 ta đã bắt đầu xuất khẩu lương
thực và không ngừng gia tăng qua các năm [3], [52].
Tóm lại, phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá ở nước
ta qua các giai đo ạn cho thấy
+ Mặc dù có những bước thăng trầm, nhưng KTNH đã khẳng định
được vai trò, vị trí trong sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta.
+ Phát triển kinh tế nông hộ, đặc biệt phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá cần có sự can thiệp của Nhà nước. Song những can thiệp phải phù
hợp với ý nguyện của đông đảo nhân dân sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
nông hộ nói riêng cũng như nền nông nghiệp nói chung, còn những can thiệp
không xuất phát từ lợi ích của người lao động, mang tính chất áp đặt sẽ cản
trở, thậm chí còn làm suy giảm mọi mặt trong nông nghiệp, nông thôn cũng
như toàn nền kinh tế xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

34
+ Sự phát triển kinh tế nông hộ phụ thuộc từng điều kiện, hoàn cảnh
của nền kinh tế xã hội. Vì thế sự hoàn thiện về cơ chế quản lý, việc ban hành
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phải đảm bảo tính đồng bộ, kịp
thời phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Như vậy đụ thị húa là một quỏ trỡnh tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi địa
phương trong qua trỡnh phỏt triển. Đó là một hiện tượng kinh tế xó hội, làm

thay đổi trật tự sắp xếp vùng nông thôn và là sự tăng trưởng thực sự và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý. Cú nhiều xu hướng đô thị hóa
khác nhau phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi địa
phương cần căn cứ vào đặc điểm của mỡnh mà lựa chon xu hướng phát triển
phù hợp.
Trong quỏ trỡnh đô thị hóa, đất đai là một yếu tố vô cùng quan trọng,
có ảnh hưởng lớn đến tốc độ cũng như kết quả của quá trỡnh đô thị hóa và
ngược lại, đô thị hóa cũng có những tác động không nhỏ tới vấn đề sử dụng
đất. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do đô thị hóa mang lại khiến cho cơ cấu
đất đai cũng vỡ thế mà cú sự chuyển dịch theo. Đó không chỉ là sự chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế, mà cũn là sự chuyển dịch
giữa nội bộ cỏc ngành, giữa cỏc mục đích sử dụng.
Quỏ trỡnh đô thị hóa ở địa phương tuy muộn hơn so với các địa
phương khác trong cả nước và có xuất phát điểm thấp s o với thế giới song
cũng bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Bộ mặt kinh tế xó hội của
địa phương đó cú những thay đổi đáng kể, mục đích, chế độ sử dụng đất cũng
có sự thay đổi và ngày càng phong phú hơn. Đũi hỏi phải cú những nghiên
cứu, đánh giá về đô thị hóa và những ảnh hưởng của nó nhằm có được những
chính sách hợp lý trong sử dụng quỹ đất, trong phát triển kinh tế xó hội trờn
con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

35
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, sự vật không ngừng vận
động và phát triển từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp và có tính lịch
sử. Vì thế việc nghiên cứu đề tài được chúng tôi xem xét đặt trong bối cảnh

chung của thế giới, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam (sự phát triển kinh tế văn
hoá, xã hội, chủ trương chính sách ); kinh nghiệm của các nước, Việt Nam
(các giai đoạn lịch sử, xu hướng phát triển các loại hình nông hộ) để từ đó đưa
ra luận cứ phát triển kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá cụ thể ở
vùng ven TP Thái Nguyên.
- Phương pháp thống kê, toán kinh tế
Được sử dụng để phân tổ, lựa chọn vùng, điểm, hộ điều tra nhằm đảm
bảo tính khách quan, phản ánh trung thực các số liệu điều tra; sử dụng bảng
tính Excel chương trình Lindo để tính toán số liệu.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Ngoài những phương pháp trên, để đảm bảo tính chính xác, tăng độ tin
cậy các chỉ tiêu nghiên cứu, ngoài việc điều tra số liệu ở các hộ, chúng tôi
tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành, những tài liệu đã được công bố,
những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài giúp cho việc
nghiên cứu phong phú hơn, sâu sắc hơn.
1.4.2. Các phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu
- Thu thập tài liệu đã công bố (tài liệu thứ cấp)
Là việc tập hợp các tài liệu liên quan đến đề tài đã được công bố từ các
cơ quan thống kê các cấp, các báo cáo tổng kết công tác hàng năm của các cơ
sở sản xuất, kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan Trên cơ sở
những tài liệu đã có, chúng tôi cập nhặt những vấn đề phục vụ cho từng nội
dung của đề tài: bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin
chung của vùng nghiên cứu nhằm hệ thống hoá tài liệu vùng nghiên cứu, làm
cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.
- Điều tra số liệu ban đầu (tài liệu sơ cấp)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

36
Để đảm bảo tính trung thực, tính chính xác của số liệu điều tra, chúng

tôi tiến hành như sau:
Chọn xã, phường nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan của tài liệu
điều tra, trước khi chọn hộ, chúng tôi chọn xã Tân Phú (thuần nông), xã
Trung Thành (bán nông nghiệp), thị trấn Ba Hàng (dịch vụ).
Chọn hộ: phải đảm bảo tính khách quan, đại diện cho các mô hình sản
xuất ở từng tiểu vùng (nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ ).
Từ số hộ đã được xác định ở các tiểu vùng, chúng tôi tập hợp danh sách
ở các xã, thị trấn cho từng tiểu vùng, loại trừ những hộ không thuộc các tiêu
thức trên, rồi chọn theo phương pháp máy móc (khoảng cách tổ).
Chỉ tiêu điều tra hộ: để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh
tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu, thu nhập, chi phí, đất đai, lao
động, giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ, văn hoá của chủ hộ, được thu thập
theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản (phần phụ biểu) để
phân tích.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
+ Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): được tính bằng lượng từng loại
sản phẩm nhân với đơn giá (tính theo giá cố định năm 1994).
n
GO = ∑ P
i
Q
i

i=1
GO: giá trị sản xuất, Pi: giá sản phẩm thứ i, Qi: lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): là các khoản chi phí
nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất tạo ra sản phẩm.
IC = ∑Cij × IC: Chi phí trung gian
Cij: chi phí nguyên, vật liệu thứ i cho sản phẩm j (i = 1,n; j =1,m)
+ Giá trị gia tăng (VA -Value Added): phần giá trị tăng thêm sau khi

lấy giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.
VA = GO - IC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

37
VA: giá trị gia tăng
+ Thu nhập hỗn hợp (MI - Mixed Income): phần còn lại sau khi lấy giá
trị gia tăng trừ các khoản lệ phí thanh toán và khấu hao.
MI = VA - (T + FF + Am)
MI: thu nhập hỗn hợp, T: các khoản thuế, FF: phí tài chính
Am: khấu hao tài sản cố định
- Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu:
GO/IC, VA/IC, MI/IC, GO/LĐ, VA/LĐ, MI/LĐ để biết hiệu quả sử dụng
vốn, lao động của từng hộ ở từng vùng trong sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ tiêu GO/IC là giá trị sản xuất tính theo chi phí trung gian. Chỉ tiêu
càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao.
+ Chỉ tiêu VA/IC: giá trị gia tăng tính theo chi phí trung gian, là giá trị
tăng thêm so với chi phí trung gian của hộ. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu
quả sản xuất càng cao.
+ Chỉ tiêu MI/IC là khoản thu nhập hỗn hợp trong sản xuất kinh doanh
của hộ so với chi phí trung gian. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất
càng cao.
+ Chỉ tiêu GO/LĐ là giá trị sản xuất của hộ chia cho số lao động của hộ.
Chỉ tiêu này cho biết giá trị sản xuất do 1 lao động của hộ tạo ra trong năm.
Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của hộ càng cao.
+ Chỉ tiêu VA/ LĐ là giá trị gia tăng của hộ chia cho số lao động của
hộ. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của hộ càng cao.
+ Chỉ tiêu MI/LĐ là thu nhập hỗn hợp của hộ chia cho số lao động của
hộ. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của hộ càng cao.

- Ngoài các chỉ tiêu trên, chúng tôi còn sử dụng các chỉ tiêu giá trị sản
phẩm hàng hoá, tỷ suất hàng hoá để đánh giá kết quả SXHH của hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

38
+ Giá trị sản phẩm hàng hoá (GV - Goods Value) là phần giá trị sản
phẩm của hộ đem bán hoặc trao đổi trên thị trường (không tính phần sản
phẩm mà hộ để lại tiêu dùng cho sinh hoạt, làm giống).
n
GV = ∑ P
i
Y
i

i=1
GV: Giá trị sản phẩm hàng hoá.
Y
i
: Khối lượng sản phẩm hàng hoá thứ i
P
i
: Đơn giá sản phẩm thứ i
+ Tỷ suất hàng hoá (TSHH) là giá trị sản phẩm hàng hoá so với tổng giá
trị sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ.
Giá trị sản phẩm hàng hoá
TSHH (%) = ––––––––––––––––––––––––– × 100
Tổng giá trị sản phẩm
Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ mức độ đóng góp sản phẩm của hộ cho xã
hội càng nhiều, trình độ sản xuất hàng hoá của hộ càng cao.


×