Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận vấn đề sử dụng Ure trong bảo quản thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.29 KB, 12 trang )

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG URE TRONG BẢO QUẢN THỦY SẢN
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Urê có công thức hóa
học: CO(NH
2
)
2
, là một
chất đạm vô cơ dùng làm phân bón trong nông nghiệp.
Độ đạm của urê khá cao, trên 45%.Vì vậy, nó có giá trị
dinh dưỡng rất lớn để tăng lượng đạm cho cây trồng.Lợi
dung đặc điểm này nên nhiều nơi đã lạm dụng nó để bón thúc cho lúa và cây
trồng quá mức dẫn đến làm tăng lượng nitrat trong sản phẩm thu hoạch
được.
Nó vốn không phải là hóa chất bảo quản thực phẩm nhưng lại
được nhiều người lợi dụng để để bảo quản thịt, cá được tươi lâu.
Loại phân bón này được dùng rất rộng rãi, giá thành rẻ.Hơn nữa, khi Urê
hòa tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh môi
trường xung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy ngăn cản khả năng hoạt
động của vi sinh vật. Một số người buôn bán đã lợi dụng tính chất này để
bảo quản thịt, cá được tươi lâu. Người kinh doanh đã lạm dụng và sử dụng
sai mục đích, đặc biệt trong việc bảo quản thực phẩm và để tăng độ đạm của
nước mắm, nước chấm, hậu quả là làm hại sức khỏe cho người tiêu dùng.
Một số ngư dân khi đánh bắt xa bờ, dùng tàu thuyền có công suất nhỏ (độ
vài chục CV), không có ngăn lạnh, cũng dùng Urê để ướp cá bảo quản 2-3
ngày đêm vì không tốn chi phí lớn nếu phải mang theo nước đá.
Đáng ngại hơn nữa trong mấy năm gần đây đã có nhiều người kinh doanh
thực phẩm, thủy hải sản tươi sống sử dụng phân urê trộn với đá để ướp lạnh
hoặc xát trực tiếp vào thịt, cá để bảo quản thực phẩm, có thể gây ngộ độc
cho người tiêu dùng.Thực trạng này đang diễn ra hết sức phổ biến và là vấn
đề nhức nhối buộc người dân cũng như những nhà chức trách phải lên tiếng.


II- NỘI DUNG
1-TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG URE GÂY HẠI TRONG BẢO QUẢN
THỦY SẢN
Urê là một loại phân bón hóa học được dùng trong nông nghiệp để tăng
lượng đạm cho cây trồng.Tuy nhiên, loại phân bón này được dùng rất rộng
rãi, giá thành rẻ, nên nhiều nơi đã lạm dụng nó để làm hóa chất bảo quản
thực phẩm.Đặc biệt,việc sử dụng ure để bảo quản các sản phẩm thủy sản
đang ngày càng phổ biến.
2.VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG URE TRONG BẢO QUẢN
THỦY SẢN
Urê có công thức hóa học: CO(NH
2
)
2
, là một chất đạm vô cơ, dùng
làm phân bón trong nông nghiệp. Độ đạm của Urê khá cao, trên 45%,lại
được dùng rất rộng rãi,giá thành rẽ vì vậy nó có giá trị dinh dưỡng cho
cây trồng. Thế nhưng, một số người đã lạm dụng và sử dụng sai mục
đích, đặc biệt trong việc bảo quản thực phẩm và để tăng độ đạm của nước
mắm, nước chấm,….
Loại hóa chất cực kỳ lợi hại, ướp vào cá tôm vừa giữ được màu sắc tươi
nguyên, vừa giữ thịt chúng không bị rã khi rửa trong nước, hiện được dùng phổ
biến chính là urê.Nó dươc mệnh danh là “thần dược”
Khi Urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh
môi trường chung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy mà thịt cá được tươi
lâu. Thông thường, ngư dân khi đánh bắt xa bờ, dùng tàu thuyền có công
suất lớn, mang theo đá lạnh để bảo quản hải sản. Thế nhưng, với những ghe
đánh cá loại nhỏ (độ vài chục CV), không có ngăn lạnh. Nếu mang theo
nước đá, sẽ làm tăng tải trọng, nhất là thêm một chi phí quá lớn. Vì vậy một
số ngư dân đã dùng Urê để ướp cá và có thể bảo quản 2-3 ngày đêm mà chi

phí không tốn bao nhiêu!
Ure cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình làm tăng độ đạm của nước
mắm.Thí dụ có loại nước mắm đang lưu hành, không rõ xuất xứ mà ghi chất
lượng 60 độ đạm! Trong thực tế, nếu “chượp cá” (muối cá) với thời gian 18
tháng, thì khi “kéo” ra mới chỉ có nước mắm 50 độ đạm. Nhưng nếu làm
như thế thì không kinh tế.
Ngày nay, các nhà chế biến nước mắm chỉ “chượp cá” độ 7-8 tháng và khi
kéo ra chỉ cho nước mắm 40 độ đạm là cao (loại 1).
Nếu “chượp cá” tiếp thêm một thời gian 5-6 tháng nữa thì có nước mắm
dưới 25 độ đạm (loại 2).
Một số nhà chế biến nước mắm đã tìm cách tăng độ đạm bằng phương pháp
thêm urê! Với kỹ thuật vi sinh mới, sử dụng nhiều phụ gia và chưng cất, nên
thời gian chế biến đã rút ngắn lại, thu được nước mắm 50 độ đạm, nhưng
nước mắm này thiếu vị thơm, lại có vị ngọt của đường hóa học, thường là
Xyclamat mà Bộ Y tế đã cấm sử dụng trong thực phẩm.
Với nước mắm thiếu độ đạm trên thực tế, người ta còn bảo quản bằng cách
dùng chất diệt vi sinh vật như Natri benzoat (muối của axit benzoic) để bảo
quản sản phẩm lâu hơn .Trong nước mắm có Urê nhưng không phải do con
người đưa vào từ đạm vô cơ mà thực chất nó là đạm Urê có sẵn trong thực
phẩm thuỷ sản.Theo PGS Phạm Gia Hụê, Viện Dinh dưỡng cho biết: “Việc
sinh ra urê trong quá trình sản xuất nước mắm là hiện tượng bình thường và
urê này không gây hại cho sức khoẻ.

Theo ông,liều phơi nhiễm ure ước lượng cho người là khoảng 3g/ngày. Theo
đó, lượng urê thường trực có trong cơ thể mỗi người trưởng thành là khoảng
7g, lượng urê đưa thêm vào mỗi ngày khoảng 3g, tổng cộng khoảng 10g. Tài
liệu giải thích: Giả sử, một ngày 1 người ăn 20-30ml nước mắm có khá
nhiều urê (1g/100ml) tức là ăn vào 0,2-0,3g urê/ngày. Cộng với 10g urê có
sẵn trong cơ thể và cơ thể thải ra đến 35g urê/ngày, như vậy urê không bị
tích lũy. Ông Huệ cũng cho biết thêm, nhiều tổ chức quốc tế cũng đã kết

luận: “Urê không có quan ngại về sức khỏe, urê an toàn, không cần thử
nghiệm thêm”.
3.MỘT SỐ HÓA CHẤT PHỔ BIẾN
 Metamidophos. Đây là hóa chất có tên biệt dược thường dùng là
Monitor.Theo bác sĩ Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn văn
phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN -
cho biết Monitor là tên thương mại của loại thuốc trừ sâu có tên
gọi Metamidophos. Đây là loại thuốc trừ sâu có gốc phosphor rất
độc với thần kinh và các cơ quan nội tạng. Monitor có thể gây ngộ
độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng. Loại thuốc trừ sâu
này đã bị cấm sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ năm
2000.
 Endosulfan(chất cấm) là 1 loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm chất gốc clo
hữu cơ gây độc thần kinh thuộc nhóm thuốc trừ sâu gốc cyclodiene .
Có dạng kem màu nâu đất, phản ứng dưới dạng tinh thể hoặc dạng
“bông tuyết”, có mùi giống như mùi của nhựa thông nhưng không
cháy . Là một chất có độc tố cao, làm ức chế các chất nội tiết và bị
cấm sử dụng Endosulfan được sản xuất bởi Bayer Cropscience_một
công ty hóa dược phẩm, trụ sở chính được đặt tại Leverksen, Bắc
Rhine-Westphalia, Đức ; Makhteshim-Agan ; dưới sự kiểm soát bởi tổ
chức HIL (Hindustan Insecticides Limited) . Endosulfan được bán
trên thị trường với các tên thuong mại : Thiodan, Thionex, Phaser và
Benzoepin .
Do có khả năng gây độc cao,nhất là trong quá trình tích lũy sinh
học,đồng thời cũng là chất gây ô nhiễm môi trường nên trong công
ước Stockholm đã có khuyến cáo trong việc sử dụng và sản xuất lọai
chế phẩm này .
 Tại hội nghị về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở TPHCM cuối
tháng 3/2007 vừa qua, Bộ Y tế cũng cảnh báo thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) cấm sử dụng trên rau là Endosulfan và Monitor

 Pyrethroid, Fipronil, Dithiocarbamate, một số loại lân hữu cơ và
Carbendazim.Là những loại hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử
dụng cũng phát hiện dư lượng quá mức cho phép khá cao thuốc
 Urê là một loại phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, không phải
là hóa chất bảo quản thực phẩm. Đây là loại hóa chất có tác dụng kìm
hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ (chỉ 4.500-5.000đ/kg)
nên không ít người kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tươi sống đã
dùng phân urê để bảo quản thực phẩm. Thủy hải sản khi được bôi
hoặc tẩm urê sẽ nhìn như còn mới, dễ đánh lừa người tiêu dùng là
thực phẩm còn tươi.
 Với những hóa chất BVTV được phép sử dụng nếu dư lượng cao quá
mức cho phép cũng có thể gây độc hại cho sức khỏe nhưng ở mức độ
nhẹ hơn.
4.TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT(URE) TRONG BẢO QUẢN
THỦY SẢN
Lợi dụng những đặc điểm của ure là một chất đạm vô cơ. Độ đạm khá
cao, trên 45% được dùng rất rộng rãi, giá thành rẻ.Hơn nữa, khi Urê hòa
tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy làm lạnh môi
trường xung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy ngăn cản khả năng
hoạt động của vi sinh vật.Người kinh doanh đã lợi dụng tính chất này để
bảo quản thịt, cá được tươi lâu,để tăng độ đạm của nước mắm, nước
chấm, hậu quả là làm hại sức khỏe cho người tiêu dùng

Lâu nay, chuyện ướp hàn the để giữ tôm, cá tươi lâu đã trở thành thói quen của
người buôn bán. Thế nhưng, bây giờ chuyện đó đã xưa rồi. Loại hóa chất cực
kỳ lợi hại, ướp vào cá tôm vừa giữ được màu sắc tươi nguyên, vừa giữ thịt
chúng không bị rã khi rửa trong nước, hiện được dùng phổ biến chính là urê.
"Thần dược" này phổ biến đến mức hầu như mọi người trong ngành đều ít nhiều
biết đến và sử dụng
Khi ăn phải các loại thịt cá, hải sản có chứa dư lượng phân urê cao tới một

mức nào đó, người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau
bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều lần rất nguy hiểm. Còn nếu ăn
phải thường xuyên, nay một ít, mai một ít, về lâu dài người ăn sẽ bị ngộ độc
mạn tính, với các dấu hiệu mất ngủ kéo dài, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, giảm
trí nhớ, v.v
Sở dĩ người ta dùng phân bón urê trong bảo quản thịt, cá, hải sản vì nó có
tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nên có khả năng kéo dài thời
gian bảo quản, giữ thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối, nhưng tác hại của
việc lạm dụng phân bón này rất lớn. Những thịt, cá, được bảo quản bằng
phân bón urê sau đó dù có được rửa đi rửa lại bao nhiêu lần vẫn không loại
bỏ được hết các dẫn suất độc hại của urê đã ngấm sâu vào trong thực phẩm.
Để khách hàng không phát hiện được việc làm bất hợp pháp này, trước khi
đem bán nhà hàng đã ngâm nước rửa thật kỹ những thịt, cá được bảo quản
bằng urê nên nhiều người không biết vẫn mua về dùng. Nhưng đến khi chế
biến, nấu lên mới nhận thấy mùi khó chịu bốc lên từ thực phẩm. Món ăn
không những mất hương vị, khó ăn mà còn có nhiều chất độc, không chỉ
amoniac mà có cả axit cyanuric và axit cyanic là những chất độc rất nguy
hiểm. Cũng vì vậy pháp luật nước ta đã nghiêm cấm sử dụng phân bón urê
trong bảo quản thực phẩm
Tuy cho đến nay chúng ta chưa có thống kê về những trường hợp bị ngộ độc
cấp do sử dụng phân bón urê bảo quản thực phẩm nhưng rõ ràng đây là một
việc làm có hại cho sức khỏe con người càng được nghiêm cấm kịp thời nếu
không hậu quả sẽ khôn lường.
Nói đến urê nhiều người còn xem thường cho rằng chất này không độc hại
lắm vì trong cơ thể con người thường xuyên vẫn có urê. Đúng, trong cơ thể
chúng ta vẫn có một lượng urê nhất định, nhưng đấy là loại urê nội sinh,
khác hẳn với urê trong phân bón. Lượng urê thường trực trong cơ thể người
trưởng thành có khoảng 7g, ngoài ra hằng ngày cơ thể vẫn tiếp nhận khoảng
3g urê qua thức ăn. Như vậy tổng cộng lượng urê thường xuyên có trong cơ
thể khoảng 10g, trong đó trong máu có 0.6 - 1.8 và khoảng 3g trong nước

tiểu. Urê cũng có trong nước bọt và mồ hôi.
Tuy hằng ngày cơ thể vẫn sản sinh và tiếp nhận thêm urê nhưng chất này
không bị tích lũy trong cơ thể vì khả năng đào thải urê của cơ thể khá lớn.
Nói chung, loại urê nói trên hầu hết là urê nội sinh, số lượng rất nhỏ nên
không gây tác hại đến sức khỏe. Nhưng nếu là loại urê được bổ sung từ bên
ngoài vào dưới dạng phân bón urê để bảo quản thực phẩm và làm tăng thêm
độ đạm của sản phẩm thì khác hẳn. Loại urê này rất có hại cho sức khỏe con
người chúng ta phải cảnh giác.
Sử dụng urê để ướp cá dẫn đến hàm lượng urê trong nước mắm cao là một
phần, một phần vì nó sẽ tạo ra dư lượng một chất có thể chiếm oxy của hồng
cầu, hoặc kết hợp với các axit amin trong ruột tạo các chất có nguy cơ với
sức khỏe. Nhưng có thể vấn đề này còn bị lơ là vì chúng ta ăn nước mắm ít.
Tất nhiên chưa có ai công bố giới hạn urê trong nước mắm là bao nhiêu,
nhưng ăn nhiều chắc chắn là có hại. Cá biển được bày bán tại các chợ ở
TP.HCM thường được ướp phân urê
Các bà nội trợ mỗi khi đi mua rau, củ, quả đều rất thích chọn những loại
thật xanh bóng mượt, no tròn. Mua thủy hải sản lại hay chọn loại cứng,
mang còn đỏ tươi Tuy nhiên, thực tế tại một số chợ ở TP.HCM thì các loại
thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều hóa chất cấm, độc hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Trần Văn Ký cho biết thủy hải sản đã bị tẩm phân urê thì dù rửa hay
nấu chín cũng không thể loại bỏ được do nó đã ngấm sâu vào trong thịt.
Với thủy hải sản, nên chọn mua loại được bảo quản tốt (trong hệ thống cấp
đông, tủ lạnh có nhiệt độ dưới 5oC, hoặc bảo quản trong đá mạt (đá bào nhỏ)
phủ kín). Còn cá bảo quản ở chợ bằng mấy cục nước đá to chỉ là hình thức
bảo quản cho có lệ, không ngăn chặn được thực phẩm hư hỏng nên người ta
thường sử dụng phân urê để bảo quản.

Theo Chi cục QLCL - BVNLTS TP.HCM, hiện tượng sử dụng các chất cấm, đặc
biệt là urê để tẩm ướp, bảo quản thủy sản đang rất phổ biến
.

Urê là hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, oxy và hydro. Urê sử dụng trong công
nghiệp sản xuất chất dẻo, phân hóa học, tăng hương vị thuốc lá; sử dụng trong
các sản phẩm da liễu cục bộ trong y học. Trong cơ thể người, nếu lượng urê quá
mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn
thần kinh nếu kéo dài có thể làm chuyển da sang màu xám.
Theo kết luận của Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, có
tới 18% mẫu cá, tôm nuôi trồng bị nhiễm kháng sinh có khả năng gây hại
cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên 38% mẫu cá, mực khai thác từ biển bị
nhiễm phân urê trong tổng số 110 mẫu thủy sản được lấy mẫu xét nghiệm tại
chợ Bình Điền. Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM cũng
khẳng định: Thực tế, thủy sản đã bị nhiễm kháng sinh từ khâu nuôi trồng,
còn phân urê hiện được sử dụng phổ biến trong việc bảo quản hải sản trên
các tàu đánh bắt.
Ông Đặng Ái Việt, Chi cục trưởng Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản TP.HCM cho biết: "Qua kiểm tra chợ Bình Điền, Chi cục chủ yếu phát
hiện các loại sản phẩm thủy sản tẩm ướp bằng phân urê. Trước đây, các chủ
tàu chủ yếu dùng đá để bảo quản thuỷ sản thì nay đã được thay thế bằng
phân urê để giảm giá thành"
.
Trong vệ sinh an toàn thực phẩm Urê cũng nổi cộm thành một vấn đề mang
tính y tế cộng đồng. Thời gian qua, qua xét nghiệm giám sát, qua những
cuộc điều tra cho thấy người buôn bán sử dụng urê để ướp cá tương đối
nhiều. Từ đó khi tiến hành xét nghiệm nước mắm, thì kết quả cho thấy hàm
lượng urê trong nước mắm cũng khá cao. Tại Khánh Hòa cũng có tình trạng
như vậy. Người hướng dẫn dư luận do không nắm chắc kiến thức hoặc muốn
hấp dẫn dư luận nên đã vội đưa ra thông tin nhanh đến nổi ở Mỹ người ta
cũng biết rất nhanh. Đài truyền thanh nước ngoài cũng đưa tin ngay về vấn
đề urê. Nước mắm Nha Trang cũng có lúc đã bị tẩy chay tại một số tỉnh tại
Việt Nam.
Người sản xuất và buôn bán có xu hướng dùng urê để bảo quản cá và các loại

thủy sản lớn để giữ độ tươi và hấp dẫn. Tương tự, vừa qua rộ lên câu chuyện
đâu đâu cũng có formol trong thực phẩm. Nhất là qua những đợt kiểm tra có sử
dụng kit chẩn đoán nhanh. Suy nghĩ rằng vấn đề formol là có thật, nhưng tại sao
nhiều thế, những người sản xuất nhỏ có lợi gì trong việc này, khi sản phẩm của
họ nhiều khi chỉ có khoảng một chục ký bún ngày nào cũng tiêu thụ hết thì việc
gì phải bảo quản bằng formol? Kit chẩn đoán nhanh mặc dù nhạy nhưng có
chính xác không? Với tư duy như vậy Viện Pasteur Nha Trang tiến hành phân
tích formol trong gạo sau khi ngâm nước (nguyên liệu làm bún). Kết quả cho
thấy vẫn có formol. Như vậy formol có thể hình thành trong sản phẩm tinh bột khi
chế biến. Vấn đề ở đây là hàm lượng ngưỡng bao nhiêu là vừa phải. Vấn đề là ở
chổ khi có dư luận, phải tiến hành phân tích, xem xét từ nhiều khía cạnh khác
nhau và tư duy khoa học
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho gia đình, người tiêu
dùng cần lưu ý: mua thịt cá phải chọn lựa kỹ lưỡng, phải rữa thật sạch trước khí
chế biến; riêng nước mắm và các loại nước chấm khác, nên mua những sản
phẩm có uy tín trên thị trường, có số đăng ký chất lượng, nhãn hiệu và đặc biệt
không ham rẻ!
5.BIỆN PHÁP
 sử dụng dụng cụ test tại chỗ, có thể cho kết quả trong vòng vài giờ song
các cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình đặt mua.
 Tập trung tuyên truyền,thay đổi ý thức của người đánh bắt thủy hải sản,
người buôn bán để triệt tiêu việc dùng hóa chất bảo quản.
 Ở một khía cạnh khác, hiện nay hệ thống pháp lý để xử phạt hành vi dùng
hóa chất cấm để ướp tẩm còn khá chung chung và nhẹ (phổ biến là 3 - 5
triệu đồng/hành vi, cá biệt 10 - 15 triệu đồng/.
 hạn chế tác hại của việc lạm dụng urê trong bảo quản thực phẩm, các
bà nội trợ khi mua thịt, cá, hải sản cần kiểm tra, quan sát kỹ, chỉ mua
những thực phẩm đảm bảo, kiên quyết không mua những loại nghi
ngờ có bảo quản urê.
 Khi chọn lọc và chế biến cần chú ý phân biệt mùi amoniac tự nhiên

trong thực phẩm mới biến chất (thường có ít, bốc hơi rất nhẹ) với mùi
amoniac từ urê bốc lên mạnh khi đun nóng. Nếu phát hiện thấy đã
mua nhầm phải thực phẩm được bảo quản bằng phân bón urê nên loại
bỏ không dùng nữa vì Với thủy hải sản, nên chọn mua loại được bảo
quản tốt (trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh có nhiệt độ dưới 5oC, hoặc
bảo quản trong đá mạt (đá bào nhỏ) phủ kín). Còn cá bảo quản ở chợ
bằng mấy cục nước đá to chỉ là hình thức bảo quản cho có lệ, không
ngăn chặn được thực phẩm hư hỏng nên người ta thường sử dụng
phân urê để bảo quảnăn cũng mất ngon mà còn có.
 Người tiêu dùng có thể phân biệt các loại cá có bảo quản bằng Urê nhờ
những hiện tượng và trạng thái cảm quan sau:
 *. Bên ngoài trông thịt cá có vẻ tươi bình thường, thịt vẫn rắn chắc, mang
cá đỏ hồng; nhưng khi luộc chín thì thịt bở, vị hơi đắng hoặc có vị lạ.
 *. Nếu thử bằng giấy pH, độ pH của thịt cá có giá trị lớn hơn 8 (tính kiềm),
không có mùi lạ; Nếu pH khoảng 5-6 (tính axít) thực phẩm có mùi lạ
III-KẾT LUẬN
Urê là loại hóa chất không được phép sử dụng để bảo quản thực phẩm, tác
hại của nó không lường trước được. Với hàm lượng nhỏ có thể gây ngộ độc
thực phẩm, nếu tích lũy lâu ngày có thể gây ung thư .
Riêng chất Natri benzoat cung làm ảnh hưởng trong sự hình thành Prôtein
cho cơ thể. Sở dĩ vậy là vì khi Natri benzoat bị thủy phân trong quá trình
tiêu hóa sẽ sản sinh axit benzoic và chính chất này đã làm cho chất
Glycien, cần cho sự tổng hợp Prôtêin bị mất đi.Nhưng nếu con người biết sử
dụng hợp lí thì nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và nó sẽ là một
hóa chất an toàn nếu con người không lạm dụng nó.
IV-TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang web:http//www.google.com.vn

×