Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

6 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trính xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.94 KB, 62 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi cơ chế nền kinh tế thị trường ra đời, đặc
biệt nền xây dựng cơ bản, một nền sản xuất vật chất, cho toàn xã hội đang phải
đối mặt với nhiều kho khăn để kinh doanh có hiệu quả, cạnh tranh và đứng vững
trên thị trường thì các doanh nghiệp phải biết tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá
thành sản phẩm và có được lợi nhuận.
Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản
phẩm.Hạch toán đúng hợp lí chi phí sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác
quản lí chi phí giá thành, góp phần quản lí tốt tài sản vật tư, lao động, tiền lương
và tiền vốn của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm, trong quá trình thực tập tại Công ty Đầu tư và Xây lắp
Sông Đà em đã viết báo cáo thực tập về đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành công trính xây lắp ”
Báo cáo thực tập gồm 3 phần như sau:
Phần I: Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà.
Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
lắp Sông Đà.
Phần III: Đánh giá thực trạng về công tác hạch toán kế toán tại Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ
I .Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Sông Đà


Tên tiếng Anh : Song Da Investment and Construction Joint Stock
Company
Tên viết tắt : Sông Đà IC
Địa chỉ : 202 Quang Trung - TP Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
Điện thoại : (84 - 4) 2 112 918
Fax : (84 - 34) 3 820 461
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà tiền thân là chi nhánh Công ty
Xây dựng Sông Đà II tại Sơn La, được thành lập tháng 6 năm 1996 với nhiệm
vụ chính là xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng; xây dựng thủy lợi bao
gồm: đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu; xây lắp đường dây và trạm biến
thế điện đến 220kV; sản xuất và lắp đặt kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công
trình; sản xuất kinh doanh vật tư và vật liệu xây dựng.
Ngày 20 tháng 1 năm 2000 Chi nhánh Công ty xây dựng Sông Đà II tại
Sơn La được đổi tên thành xí nghiệp Xây dựng Sông Đà 2.04 trực thuộc Công ty
Xây dựng Sông Đà II theo quyết định số 16/TCT-TCLĐ của Tổng công ty Xây
dựng Sông Đà.
Ngày 26 tháng 3 năm 2002 Xí nghiệp Xây dựng Sông Đà 2.04 được đổi
tên thành xí nghiệp Sông Đà 2.04 trực thuộc Công ty Sông Đà 2 theo quyết định
số 09/TCT-TCLĐ của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tổng công ty
Sông Đà trong việc đổi mới và sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 29
tháng 4 năm 2004, công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Sông Đà được thành lập
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
theo Quyết định số 709/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc chuyển
xí nghiệp Sông Đà 2.04 trực thuộc Công ty Sông Đà II - Tổng công ty Sông Đà
thành công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà. Ngày 20 tháng 05 năm
2004, Công ty được sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh lần đầu với số Vốn điều lệ 7.000.000.000 đồng.

Vốn điều lệ theo đăng kí kinh doanh : 50.000.000.000
Vốn điều lệ thực góp đến thời điểm 15/10/2007 : 36.500.000.000
2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
a. Lĩnh vực kinh doanh:
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0303000173 thay đổi lần thứ 3 do
sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 29 tháng 3 năm 2007. Ngành nghề
kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Sông Đà:
- Đầu tư kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị
- Đầu tư kinh doanh các công trình thủy điện vừa và nhỏ
- Xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng
- Xây lắp công trình giao thông, thủy điện, công trình hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp, các công trình cấp thoát nước; xây lắp các công trình đường dây
và trạm biến thế đến 500kV
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc
thiết bị
Trong hơn 10 năm ra đời và phát triển, công ty đã hoạt đông sản xuất kinh
doanh với sự tham gia của hơn 530 cán bộ công nhân lành nghề, giàu kinh
nghệm trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư giỏi, tâm huyết với
nghề.
Bên cạnh đó còn có các trang thiết bị tiên tiến hiện đại của nhiều nước trên
thế giới. Từ đó công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ của Tổng công ty giao phó và
luôn sẵn sàng tiếp nhận những công trình quan trọng trong và ngoài nước. Công
ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn như: Nhà máy thủy điện Thác Bà
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
(Yên Bái), Nhà máy thủy điện Sông Đà (Hòa Bình), Nhà máy Xi măng Bút Sơn
(Nam Hà). Đó là những nhân tố quan trọng giúp công ty vững vàng trong việc
nhận thầu và tiếp tục hoàn thành các công trình với chất lượng cao. Hiện nay
công ty đang tiến hành thi công nhiều công trình trong và ngoài nước như:

- Công trình thủy điện Nậm La - CHDCND Lào
- Công trình Thủy Điện Quỳnh Nhai - Sơn La
- Công trình Thủy Điện Tú Lệ - Sơn La
- Công trình thủy điện Tan Thành - Yên Bái
- Công trình thủy điện Hố Hô - Quảng Bình.
b. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Là công ty xây dựng cho nên sản phẩm của Công ty mang những nét đặc
trưng riêng của ngành xây dựng. Đó là những công trình dân dụng với công
nghệ quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài, khối thi công được
tiến hành hầu hết ngoài trời, do vậy quy trình sản xuất cũng rất phức tạp.
Sơ đồ 01:quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần đầu và Xây lắp
Sông Đà
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty:
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
4
Bước 1: Tìm hiểu thị trường, tìm kiếm chủ
đầu tư
(khách hàng), xây dựng các mối quan hệ
Bước 2: Đàm phán, kí kết hợp đồng thi công
Bước 3: Lập biện pháp thi công, lập kế hoạch
huy động nhân lực, máy móc và tài chính
Bước 4: Tiến hành thi công
Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm cho
khách hàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ chế một cấp. Đứng đầu
là Giám đốc, tiếp theo là các phòng ban: phòng Tổ chức hành chính; phòng kinh
tế, kế hoạch, kỹ thuật; phòng vật tư cơ giới; phòng tài chính kế toán. Dưới
phòng ban là các tổ sản xuất và đội công trình.
Sơ đồ 02:Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy tổ chức của công ty:
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
5
Đội
công
trình I
Trạm trộn
bê tông
Tổ kinh
doanh
vật tư
Giám đốc
Phó giám đốc I Phó giám đốc II
Phòng
Tổ chức
- Vật tư
Phòng k.tế,
kế hoạch,
đầu tư
Phòng
Quản lý
kĩ thuật
Phòng
Tài chính
kế toán
Đội
công
trình II
Đội

công
trình III
BĐH
Thủy
điện Hố

Đội
cơ giới,
cơ khí
sửa
chữa
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soátHội đồng quản trị
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty; quyết
định những vấn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định; thông qua các báo
cáo tài chính hàng năm, ngân sách tài chính năm tới.
- Hội đồng quản trị: có toàn quyền nhân danh công ty quyết định, thực hiện
các quyền nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông
- Ban kiểm soát : Là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng
Quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và
thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, báo cáo trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông.
- Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.Giám đốc là người điều
hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Phòng tổ chức - vật tư: thực hiện các công việc như: công tác tổ chức; công
tác đào tạo; công tác thi đua, khen thưởng; công tác hành chính văn phòng...
- Phòng kinh tế - kế hoạch - đầu tư: thực hiện các công việc như: xây dựng kế

hoạch SXKD của Công ty; thiết lập chiến lược tiếp thị, quản lý vật tư; công tác
đầu tư, công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị.
- Phòng quản lý kĩ thuật: thực hiện các công việc như: quản lý kĩ thuật, chất
lượng và tiến độ công trình; nghiên cứu, hướng dẫn và hỗ trợ ứng dụng công
nghệ, quản lý về an toàn bảo hộ lao động.
- Phòng tài chính - kế toán: là bộ phận giúp giám đốc tổ chức bộ máy tài
chính - kế toán - tín dụng; kiểm soát các hoạt động kinh tế - tài chính.
4. Kết quả kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây:
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chêch lệch
+ ( - ) Tỷ lệ %
Tổng giá trị tài sản 37.382.424.866 75.422.363.788 38.039.938.922 101.75
Doanh thu thuần 27.890.822.561 36.334.586.984 8.443.764.423 30.27
Lợi nhuận từ hoạt động
SXKD
1.681.747.955 5.381.051.119 3.699.303.164 219.96
Lợi nhuận trước thuế 1.683.747.955 5.406.051.119 3.722.303.164 224.04
Lợi nhuận sau thuế 1.448.037.241 4.649.203.962 3.201.166.721 221.07
Nhìn chung, tổng giá trị tài sản năm 2007 tăng gần như gấp đôi so với năm
2006 (101.75%). Doanh thu thuần năm 2007 so với năm 2006 tăng gần 8,5 tỷ.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận trước thuế năm 2007
tăng mạnh do một số công trình lớn đã được quyết toán. Năm 2006 và 2007
công ty được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế
tương đối cao, năm 2007 là 4.649.203.962đ.
II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp
Sông Đà
1.Tổ chức bộ máy kế toán:

Để quản lý tốt hoạt động SXKD, quản lý và sử dụng tốt tài sản, công ty sử
dụng hình thức kế toán tập trung.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
Sơ đồ 03: mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 6 người.Trong đó:
- Kế toán trưởng: Giúp Giám Đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ
công tác tài chính- kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán trong Công ty.
- Phó kế toán trưởng : Thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác tài chính
kế toán khi kế toán trưởng đi vắng, nhập các dữ liệu từ các chứng từ gốc ban
đầu, lập báo cáo thuế và theo dõi các khoản phải nộp NSNN.
- Kế toán công nợ nội bộ, thanh toán: Theo dõi thanh toán nội bộ, các khoản
giảm trừ nội bộ, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, thanh toán với người bán.
- Kế toán công nợ khách hàng, vật tư, TSCĐ: Theo dõi việc kí kết, thực hiện
thanh lý các hợp đồng xây lắp, các hợp đồng mua bán vật tư và tình hình tăng
giảm TSCĐ, việc trích và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
8
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Nhânviên
kế toán
công nợ nội
bộ,
thanh toán
Nhânviên
kế toán
công nợ
khách hàng,

vật tư,
TSCĐ
Nhân viên
kế toán
tiền lương,
BHXH
kiêm
thủ quỹ
Nhân viên
kế toán
tiền mặt và
tiền gửi
ngân hàng
Kế toán các đội, tổ SX
(Nhân viên kinh tế đội)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
- Kế toán tiền lương và BHXH kiêm thủ quỹ: Theo dõi và tính tiền lương,
các khoản trích theo lương, các chế độ được hưởng của công nhân viên.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tiền mặt trên TK 111 và
tiền gửi ngân hàng trên TK 112, kiểm tra theo dõi tạm ứng, thanh quyết toán cho
chủ công trình.
- Nhân viên kinh tế đội: Làm nhiệm vụ thu thập toàn bộ chứng từ phát sinh
trong tháng để gửi về phòng kế toán của Công ty.
2. Tài khoản sổ sách
Hiện nay, Công ty Cổ phần và Đầu tư Sông Đà đang áp dụng hình thức kế
toán Nhật kí chung dựa trên phần mềm kế toán SAS ( Sông Đà Accounting
System).
Sơ đồ 04: Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :

Ghi cuối kì :
Đối chiếu :
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
9
Chứng từ gốc
Sổ Nhật kí chung
Sổ Cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ tổng hợp
chi tiết
Sổ kế toán chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
Tóm tắt quy trình luân chuyển chứng từ:
- Hàng ngày, tháng hoặc quý các đội công trình phải tập hợp toàn bộ chứng
từ liên quan đến công việc của mình sau đó gửi lên phòng kế toán. Căn cứ vào
các chứng từ gốc nhận được hàng ngày, kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
của các chứng từ đó, đồng thời tiến hành phân loại chứng từ và lập danh sách
chứng từ.
- Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán định khoản ghi vào “ Nhật kí chung
”, những chứng từ liên quan đến đối tượng cần thiết phải hạch toán chi tiết để
ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng từ sổ chi tiết kế toán ghi vào sổ
tổng hợp chi tiết.
- Định kì từ 3 - 5 ngày căn cứ vào các định khoản kế toán để ghi trên sổ “
Nhật kí chung ”, kế toán tiến hành chuyển số liệu vào Sổ cái. Mỗi tài khoản cấp
1 đều được mở riêng một Sổ cái.
- Cuối kì căn cứ vào số liệu trên Sổ cái, kế toán lập bảng cân đối tài khoản để
kiểm tra và theo dõi số phát sinh, số dư của các tài khoản đồng thời ghi các bút
toán điều chỉnh. Từ đó kế toán căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối tài khoản và

Bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tài chính.
- Những công việc trên đều được thực hiện trên máy tính. Kế toán chỉ việc
nhập số liệu của chứng từ vào máy tính. Máy tính sẽ tự động lên các sổ và tính
ra số dư cuối kì cũng như kết quả sản xuất kinh doanh.
3. Tài khoản vận dụng và chế độ kế toán
Hệ thống chế độ kế toán của doanh nghiệp tuân theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Một niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ 01/ 01 và kết thúc vào
ngày 31/ 12 của năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
- Chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tại thời điểm hạch toán.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức kế toán Nhật ký chung thực hiện
trên máy tính.
- Tình hình trích lập các khoản dự phòng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
lắp Sông Đà lập các khoản dự phòng tuân theo thông tư số 64 ngày 15/ 09/ 1997
về việc hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, công nợ
khó đòi.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ
I. Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây lắp Sông Đà:

Mục tiêu của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh
là thu được lợi nhuận. Để đạt được điều đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh
các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí đầu vào nhất định. Chi phí đó là
toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết
khác biểu hiện bằng tiền, tính cho một thời kì nhất định. Và doanh nghiệp xây
lắp cùng không nằm ngoài quy luật đó.
Tổ chức kế toán chi phí tính giá thành một cách khoa học, hợp lý và đúng
đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. Việc
tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở
từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao
động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện phấn đâu
tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện
quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh.
Việc tập hợp chi phí ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà thực
hiện dựa trên những chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công
trình. Để quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất, tạo điều kiện cho việc tập hợp
chi phí Công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công
dụng của chi phí như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết
tạo ra sản phẩm xây lắp như vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu…
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền công, tiền lương và các
khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lý đội, các
khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các khoản khấu hao máy thi công,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế,chi phí nhân công cho bộ phận công nhân vận hành
máy thi công và chi phí khác phục vụ cho hoạt động của xe máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí liên quan đến công tác

quản lý và phục vụ chung trong quá trình xây lắp như Chi phí vật liệu, Chi phí
dịch vụ mua ngoài và Chi phí bằng tiền khác.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Lắp Sông Đà sử dụng phương pháp tập hợp
chi phí sản xuất trực tiếp (chi phí khấu hao máy thi công, TSCĐ…thì sử dụng
phương pháp phân bổ gián tiếp). Theo phương pháp này thì các chi phí liên quan
trực tiếp đến đối tượng nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Với các
chi phí liên quan đến nhiều dự toán không tập hợp trực tiếp được thì đến cuối kỳ
hạch toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức hợp lý.
Đối tượng tính giá thành tại công ty là các hạng mục công trình được hoàn
thành. Khi đó giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp chính là toàn bộ chi phí
phát sinh có liên quan trực tiếp tới công trình, hạng mục công trình trong quá
trình thi công.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được trình bày trong
chuyên đề này là công trình thủy điện Hố Hô - Quảng Bình.
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp,
vì vậy việc hạch toán đúng và đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi
công, đảm bảo tính chính xác về giá thành cả toàn công trình xây dựng cũng như
phản ánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu đối với mỗi công trình, hạng mục
công trình thi công.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà, chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp bao gồm:
. Chi phí nguyên vật liệu chính như gạch, sỏi, sắt thép, xi măng…
. Chi phí nguyên vật liệu phụ như sơn, vôi ve…
. Chi phí vật liệu kết cấu như kèo, cột…
Khi có hợp đồng thi công, tùy từng khối lượng và tính chất của từng công

trình, hạng mục công trình, phòng kế toán triẻn khai theo hình thức giao kế
hoạch hay giao khoán gọn cho các đội thi công công trình. Phòng kinh tế - kế
hoạch - kĩ thuật
và phòng vật tư cơ giới căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công công trình, hạng mục
công trình để dự toán khối lượng xây dựng theo từng loại công việc. Từ đó,
phòng kế hoạch căn cứ vào khối lượng dự toán công trình, tình hình sử dụng vật
tư, lực lượng trang thiết bị… để đưa ra định mức thi công và sử dụng nguyên vật
liệu. Định mức vật liệu là vật liệu chính, phụ, vật liệu kết cấu cần cho việc xây
lắp. Bộ phận kỹ thuật thi công công trình căn cứ vào bản vẽ thi công và khối
lượng công việc thực hiện theo tiến độ yêu cầu cấp vật tư cho thi công công
trình.
Trong quá trình thi công, các đội công trình căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi
công để tính toán khối lượng cần thiết và khi có nhu cầu về vật tư thì các đội lập
yêu cầu cung ứng vật tư có xác nhận của đội trưởng gửi lên phòng kinh tế kế
hoạch và phòng kế toán. Kế toán căn cứ vào yêu cầu cung ứng và định mức chi
phí vật tư của công trình, sẽ lập phiếu xuất kho vật tư , thủ kho căn cứ vào phiếu
xuất kho hợp lệ để xuất vật tư. Hoặc đội lập giấy đề nghị tạm ứng gửi lên Giám
đốc, phòng kinh tế kế hoạch xét duyệt. Sau khi giám đốc kí duyệt giấy được
chuyển đến phòng tài chính kế toán để tạm ứng tiền mua. Khi hoàn thành các
thủ tục kế toán thanh toán sẽ lập phiếu chi. Đến cuối tháng hoặc định kì, nhân
viên kinh tế đội tập hợp chứng từ phát sinh như: hóa đơn GTGT, chứng từ vận
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
14
Giá mua
ghi trên
hóa đơn
Giá thực tế vật
tư xuất dùng
công trình
= -+

Chi phí thu
mua
(vận chuyển..)
Khoản giảm trừ
(giảm giá hàng bán,
chiết khấu thương
mại…)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
chuyển…chuyển lên phòng kế toán. Kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp lập
giấy thanh toán tạm ứng.
Vật tư công ty sử dụng để thi công công trình bao gồm: vật tư từ kho của
Công ty, vật tư Công ty mua xuất thẳng tới công trình và vật tư giao cho đội tự
đảm nhiệm. Việc nhập xuất vật tư được thực hiện thông qua thẻ kho của Công ty
do phòng vật tư - cơ giới quản lý. Thủ kho có trách nhiệm quản lý số lượng nhập
xuất kho. Nếu vật tư mua được xuất thẳng tới công trình thì đội trưởng (đội phó)
thi công kí xác nhận thay thủ kho, sau đó được chuyển tới phòng vật tư và
phòng kế toán để lên thẻ kho và sổ kế toán.
 Đối với vật tư Công ty mua xuất thẳng tới công trình và vật tư do đội tự
mua thì giá vật tư thực tế được tính như sau:
 Đối với vật tư được xuất từ kho của Công ty thì giá thực tế của vật tư xuất
kho được tính theo phương pháp bình quân di động.
Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là giấy
tạm ứng, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…Trên
chứng từ xuất kho, mọi vật liệu xuất dùng đều phải ghi rõ tên công trình, hạng
mục công trình và có đầy đủ chữ kí theo quy định. Hoặc các đơn vị khi xin tạm
ứng đều phải ghi rõ đầy đủ các nội dung và kí duyệt của giám đốc. Khi xuất kho,
thủ kho ghi rõ số thực xuất lên phiếu xuất kho rồi ký giao cho người vận chuyển
(nhân viên đội), vật liệu chuyển tới đội, người nhân kiểm tra và kí xác nhận, giữ
phiếu làm chứng từ đối chiếu.
Nếu công ty mua vật tư chuyển thẳng tới công trình thì chứng từ là “ biên

bản bàn giao vật tư ” giữa người cung ứng và người phụ trách đội thi công(lập 2
liên, mỗi bên giữ 1 liên). Các đội thi công tập hợp chứng từ nộp lên phòng kế
toán vào cuối tháng (hoặc định kì).
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
Nếu vật tư do đội tự mua thì chứng từ là hóa đơn GTGT. Cuối tháng hoặc
định kì, nhân viên kinh tế đội tập hợp hóa đơn gửi lên phòng kế toán để làm
chứng từ thanh toán.
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Lao động là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là yếu tố
cơ bản quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Chi phí lao động là một trong
những chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm xây lắp. Do đó việc hạch
toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong
việc tính lương, trả lương kịp thời, chính xác cho người lao động đồng thời góp
phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương của công ty mà quan trọng hơn
cả là việc hạch toán đúng, đủ sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm xây lắp từ đó
nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản tiền lương, tiền công được trả theo số
ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng thi công công trình, số
ngày công bao gồm cả lao động chính, phụ; cả công tác chuẩn bị, kết thúc thu
dọn hiện trường thi công. Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm
xây lắp của công ty bao gồm:
- Lương chính của công nhân trực tiếp thi công
- Lương làm thêm ngoài giờ
- Lương ngoài các khoản phụ cấp lương
- Lương phụ
- Các khoản trích theo lương.
Hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà áp dụng 2 hình thức
trả lương bao gồm hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương

khoán. Hình thức trả lương thời gian được áp dụng cho cán bộ quản lý đội, cán
bộ đội và áp dụng trong trường hợp những công việc không thể định mức được
hao phí nhân công mà phải tiến hành công nhật. Lương khoán áp dụng cho công
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
nhân trực tiếp thi công xây dựng các công trình theo từng khối lượng công việc
hoàn thành và khoán gọn công việc.
- Hình thức trả lương thời gian căn cứ vào cấp bậc, số ngày công làm việc thực
tế trong tháng.
Công thức tính: TL
TG
= ML
TG
x N
X
Trong đó: TL
TG
: Tiền lương thời gian
ML
TG
: Mức lương thời gian
N
X
: Số ngày làm việc thực tế
Cơ sở để trả lương theo thời gian là “Bảng chấm công”. Bảng này dùng để
theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhận viên. Bảng này do từng đội,
từng tổ, phòng ban ghi theo quy định về chấm công, cuối tháng nộp cho phòng
kế toán tài chính để tính lương và chi lương.
- Hình thức trả lương khoán

Đây là hình thức trả lương chủ yếu của Công ty vì nó đem lại hiệu quả cao.
Hiện nay, trong quy định về công tác tổ chức lao động, Giám đốc công ty đề ra
yêu cầu: Đầu tiên các đội sau khi nhận công trình phải huy động lực lượng công
nhân trong danh sách đội quản lý. Đội chỉ được phép thuê ngoài trong trường
hợp cần thiết. Trước khi thuê phải tính toán cụ thể về khối lượng công việc, đơn
giá và thời gian thuê.Sau đó thông qua Phòng hành chính và Phòng kinh tế - kế
hoạch - kĩ thuật rồi đưa lên Giám đốc duyệt.
Tiền lương trả theo hình thức này tùy vào khối lượng công việc hoàn thành
mà trả theo cá nhân hoặc theo nhóm.
Công thức tính: TL = ĐG x N
X

Trong đó: TL

: Tiền lương phải trả
ĐG : Đơn giá tiền lương
N
X
: Số ngày làm việc thực tế
Đơn giá tiền lương do phòng Kinh tế - kế hoạch - kĩ thuật tính toán dựa trên
hợp đồng giao khoán, nhật trình xe máy thi công. Phòng Tài chính kế toán sẽ
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
dựa vào số ngày làm việc thực tế của từng công nhân và tính ra tiền lương phải
trả.Tiền lương này có thể trả cho công nhân khi khối lượng công việc hoàn thàn,
không nhất thiết phải trả theo tháng.
Về các khoản trích theo lương như: Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn:
- Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ

quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các loại phụ cấp. Tỷ lệ trích BHXH là
20%, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% còn lại do người lao động
đóng góp trừ vào thu nhập. Quỹ BHXH dùng để chi tiêu trong trường hợp lao
động ốm đau, thai sản…
- Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) cũng được hình thành như quỹ BHXH nhưng tỷ
lệ trích là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất, 1% do người lao động
đóng góp
trừ vào thu nhập. Quỹ này sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa
bệnh, thuốc chữa bênh…
- Kinh phí công đoàn tỷ lệ trích là 2% theo tiền lương thực tế của người lao
động và tính vào chi phí sản xuất.Trong đó 1% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên,
1% để lại chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công là các loại xe, máy chạy bằng động lực (điện, xăng dầu, khí
nén…) được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như máy trộn
bê tông, cần cẩu, máy xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc…Các phương tiện thi công
Công ty có thể tự trang bị hoặc thuê ngoài.
Chi phí máy thi công bao gồm cả tiền khấu hao máy, tiền thuê máy, lương
công nhận điều khiển máy, chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch, các chi phí vật
liệu phụ, nhiên liệu…phục vụ trực tiếp cho hoạt động của máy.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà thực hiện việc xây lắp theo
phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
bằng máy, nên trong giỏ thành xõy lắp cũn cú khoản mục chi phớ sử dụng mỏy
thi cụng.
Chi phớ sử dụng máy thi công gồm hai loại chi phí là chi phí thường xuyên
và chi phí tạm thời.
- Chi phí thường xuyên gồm: các chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường

xuyên cho quá trỡnh sử dụng mỏy thi cụng như chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ,
các chi phí vật liệu phụ khác; tiền lương của công nhân điều khiển và công nhân
phục vụ máy thi công; tiền khấu hao TSCĐ là xe máy thi công; các chi phí về
thuê máy, chi phí sử chữa thường xuyên xe máy thi công.
- Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc
lắp, thỏo, vận chuyển, di chuyển mỏy và cỏc khoản chi phớ về những cụng trỡnh
tạm phục vụ cho việc sử dụng mỏy thi cụng như lán che máy ở công trường, bệ
để máy ở khu vực thi công.
Cỏc chi phí thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng
mỏy thi cụng trong kỳ cũn chi phớ tạm thời khụng hạch toỏn một lần vào chi
phớ sử dụng mỏy thi cụng mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các
công trỡnh tạm hoặc theo thời gian thi cụng trờn cụng trường (thời gian nào
ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ).
Đối với máy thi công của công ty thì những máy lớn như cần cẩu, máy đào,
máy đóng cọc…là do công ty quản lý. Các đội có nhu cầu sử dụng máy cần lập
kế hoạch sử dụng thông qua Phòng kinh tế - kế hoạch và Giám đốc duyệt, được
đội vật tư cơ giới theo dõi. Đối với các loại máy nhỏ như máy trộn vữa, máy
đầm đất…công ty giao cho đội tự quản lý. Chi phí máy thi công sử dụng cho
công trình nào thì phân bổ cho công trình đó.
Xe, máy thiết bị được sử dụng thi công hạng mục nào thì được tiến hành trích
khấu hao vào chi phí sản xuất của công trình đó. Trường hợp trong kì xe, máy
thi công được sử dụng cho nhiều hạng mục thì khoản trích khấu hao xe, máy sẽ
được phân bổ vào chi phí sử dụng máy thi công của các công trình, hạng mục
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
công trình liên quan căn cứ vào số ca xe, máy thực hiện thi công. Phương pháp
trích khấu hao xe, máy thi công mà hiện nay Công ty đang áp dụng là phương
pháp khấu hao đường thẳng:
4. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong quá trình thi công
công trình nằm ngoài 3 khoản mục chi phí kể trên. Những chi phí này chiếm tỷ
trọng không lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nhưng chúng không thể thiếu
trong quá trình thi công xây lắp. Chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên phân
xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch
vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ công trình.
Do các công trình thường đơn chiếc, ở cách xa nhau nên chi phí sản xuất
chung của công trình nào thì được tập hợp cho công trình đó. Trường hợp chi
phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, kế toán tiến hành phân bổ chi
phí sản xuất chung cho các công trình theo chi phí nhân công tiêu hao cho công
trình đó.
5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
a. Kế toán tập hợp chi phí
 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà được tiến hành khi các công trình, hạng
mục công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sở các bảng tính toán tập hợp chi
phí, phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử
dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải
thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
20
Mức khấu hao
trung bình năm
của xe, máy
=
Nguyên giá của xe, máy
Thời gian sử dụng của xe, máy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì
Để tính được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao

trong kì, cần phải xác định được chi phí sản xuất tính cho khối lượng xây lắp dở
dang cuối kì. Do đặc điểm của ngành xây lắp, thời gian thi công kéo dài, giá trị,
quy mô sản phẩm xây lắp lớn. Vì vậy việc xác định giá trị khối lượng xây lắp dở
dang cuối kì phụ thuộc vào phương thức bàn giao, thanh toán khối lượng xây lắp
dở dang giữa xí nghiệp với chủ đầu tư hoặc người giao thầu
Nếu Công ty và bên chủ đầu tư (hoặc người giao thầu) thỏa thuận bàn giao
thanh toán một lần khi toàn bộ khối lượng xây lắp hoàn thành thì ở kỳ tính giá
thành không có sản phẩm dở dang cuối kì và do đó chi phí sản phẩm dở dang
bằng không. Giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thànhđược
xác định trên cơ sở tổng cộng các chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công
đến khi hoàn thành ở các thẻ tính giá thành.
Nếu Công ty và bên chủ đầu tư (hoặc người giao thầu) thỏa thuận thanh toán
theo từng giai đoạn xây lắp thì sản phẩm dở dang cuối kì chính là những hạng
mục công trình, khối lượng xây lắp chưa hoàn thành, chưa đạt đến điểm dừng kĩ
thuật hợp lý, hoặc đã hoàn thành, đã đạt đến điểm dừng kĩ thuật hợp lý nhưng
chưa được nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán. Khi trong kì có khối
lượng xây lắp hoàn thành, bàn giao và thanh toán, đại diện phòng kinh tế kế
hoạch cùng cán bộ sẽ tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng xây lắp dở dang
cuối kì, đồng thời đánh giá mức độ hoàn thành theo thiết kế dự toán để lập Biên
bản kiểm kê giá trị dở dang cuối kì.
Trong trường hợp này, chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp
dở dang cuối kì được xác định như sau:
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
21
=
Giá thành thực
tế khối lượng
xây lắp hoàn
thành bàn giao
Chi phí thực tế

khối lượng xây
lắp dở dang đầu

-+
Chi phí thực tế
khối lượng xây
lắp phát sinh
trong kì
Chi phí thực tế
khối lượng
xây lắp dở
dang cuối kì
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
b. Kế toán tính giá thành
 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
được xác định là từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn
thành quy ước được nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán. Đối với
công trình Hố Hô - Quảng Bình, đối tượng tính giá thành được xác định là toàn
bộ công trình hoàn thành.
 Kì tính giá thành:
Việc tính giá thành chỉ được thực hiện ở một kì nhất định gọi là kì tính giá
thành. Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà kì tính giá thành là thời
gian có sản phẩm xây lắp hoàn thành được chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu và
chấp nhận thanh toán.
 Phương pháp tính giá thành
Căn cứ vào kết quả của biên bản kiểm kê giá trị dở dang cuối kì và chi phí
sản xuất tập hợp, kế toán tổ chức tính giá thành theo công thức cơ bản sau:
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
22

Chi phí sản xuất
thực tế của khối
lượng xây lắp
dở dang cuối kì
Chi phí thực tế
khối lượng
xây lắp phát
sinh trong kì
Chi phí khối
lượng xây lắp
hoàn thành trong
kì theo dự toán
Chi phí khối lượng
xây lắp dở dang
cuối kì theo dự
toán tính theo mức
độ hoàn thành
=
Chi phí thực
tế khối lượng
xây lắp dở
dang đầu kì
x
+
Chi phí khối lượng
xây lắp dở dang
cuối kì theo dự
toán tính theo mức
độ hoàn thành
+

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
II. Kế toán chiphí sản xuẩt và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
 Chứng từ sử dụng:
- Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng
- Phiếu chi
- Hóa đơn GTGT, bảng tổng hợp hóa đơn GTGT
- Phiếu xuất kho
 Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết, Sổ cái TK 621
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng :
 TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”
 Kết cấu TK 621
+ Bên nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp.
+ Bên có: - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động
xây lắp trong kỳ vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Trị giá nguyên vật liệu thực tế xuất dùng không hết nhập lại kho.
c. Phương pháp hạch toán
- Nguyên vật liệu mua về xuất thẳng sử dụng hoạt động xây lắp
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đượckhấu trừ
Có TK 141, 111, 112, 331…
- Nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tập hợp trong kì sang
TK 154 để tính giá thành
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng

23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
 Chứng từ sử dụng:
- Bảng thanh toán lương
- Bảng tổng hợp thanh toán lương
- Bảng phân bổ tiền lương các công trình
 Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết, Sổ cái TK 622
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng :
 TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp ”
 Kết cấu TK 622
+ Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình thi công công trình
bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương.
+ Bên có: - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động
xây lắp trong kỳ vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
c. Phương pháp hạch toán
- Ghi nhận số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân viên
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả ngươig lao động
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên số tiền lương, tiền công của công
nhân trực tiếp sản xuất (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu)
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (19%)
Có TK 3382 - Trích kinh phí công đoàn (2%)
Có TK 3383 - Trích bảo hiểm xã hội (2%)
Có TK 3384 - Trích bảo hiểm y tế (15%)

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lê Thị Thuý Tình –KT3K36
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nhân công tập hợp trong kì sang TK
154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
 Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng
- Bảng phân bổ khấu hao
 Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết, Sổ cái TK 623
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng :
 TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công ”
 TK 623 có 6 tài khoản cấp 2
+ TK 6231 “ Chi phí nhân công ” : dùng để phản ánh lương chính, phụ, các
khoản phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy phục
vụ thi công.
+ TK 6232 “ Chi phí vật liệu ” : dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu , vật liệu
khác phục vụ xe, máy thi công.
+ TK 6233 “ Chi phí dụng cụ sản xuất ” : dùng để phản ánh công cụ dụng cụ
lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công.
+ TK 6234 “ Chi phí khấu hao máy thi công ” : dùng để phản ánh chi phí
khấu hao xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
+ TK 6237 “ Chi phí dich vụ mua ngoài ” : dùng đẻ phản ánh chi phí dịch vụ
mua ngoài như sửa chữa, bảo hành, chi phí điện nước…
+ TK 6238 “ Chi phí bằng tiền khác ” : dùng để phản ánh các chi phí bằng

tiền phục vụ cho hoạt động xe, máy thi công.
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thuý Hằng
25

×