Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tự ý dùng thuốc - Rước họa vào thân ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.82 KB, 5 trang )

Tự ý dùng thuốc - Rước
họa vào thân

Tự ý dùng thuốc là sử dụng thuốc để tự chữa một chứng bệnh nào
đó không cần đến sự chẩn đoán y khoa, không cần đến sự chỉ dẫn của
thầy thuốc về cách dùng, liều lượng, thời gian dùng thuốc và sự nguy
hại có thể xảy ra của thuốc
Việc sử dụng đơn thuốc của người khác để tự chữa bệnh khi thấy triệu
chứng bệnh của người đó na ná giống chứng bệnh của mình thì cũng là tự ý
dùng thuốc.
Thực tế, khi bị cảm, nhức đầu, đau nhức mình mẩy sơ sơ, khi bị ho,
khó ngủ, khi bị táo bón hoặc đầy bụng, ợ chua, ăn uống khó tiêu một số
người có lúc tự ý dùng thuốc không sao tránh khỏi.
Việc tự ý dùng thuốc trong một số trường hợp có thể không đưa đến
sự nguy hại nào. Các bệnh ở trên là nhẹ hiểu theo nghĩa: bệnh không đưa
đến sự xáo trộn trầm trọng và kéo dài các chức năng của cơ thể, không có
những tổn thương thực thể đáng kể. Cơ thể với sự trợ giúp của người bạn tốt
là thiên nhiên, có thể tự hồi phục nếu được nghỉ ngơi, bồi dưỡng và ngủ đầy
đủ. Tự ý dùng những thuốc "thông thường", thuốc "bán không cần đơn", nếu
dùng đúng có thể làm giảm các triệu chứng gây khó chịu đối với cơ thể làm
cơ thể hồi phục, cải thiện nhanh hơn. Nhưng việc tự ý dùng thuốc không chỉ
luôn luôn dừng lại ở điều tốt đẹp. Nó có thể trở thành "sự lạm dụng thuốc
một cách tự ý", có thể đưa đến các tác hại không lường trước được. Thực tế
cho thấy, ở các bệnh viện không hiếm các trường hợp bệnh nhân được đưa
đến cứu cấp vì ngộ độc thuốc, vì dị ứng do tự ý dùng thuốc. Và trong số này,
có nhiều trẻ em bị ngộ độc, dị ứng do các bậc cha mẹ đã "tự ý dùng thuốc
chữa bệnh cho trẻ".
Do đó, đối với chủ quan của thầy thuốc và những người đã được đào
tạo chuyên môn về thuốc thì tốt nhất là không nên tự ý dùng thuốc.
Tự ý dùng thuốc có thể đưa đến nguy hại vì những lý do sau đây:
Triệu chứng bệnh thường phức tạp và có thể lừa dối chúng ta: Cùng là


một triệu chứng nhưng nguyên nhân gây bệnh có thể nhiều, và chỉ có chẩn
đoán y khoa của thầy thuốc mới xác định chính xác. Ví dụ: nhức đầu là biểu
hiện của khá nhiều bệnh, trong đó có thể là một bệnh tiềm ẩn mạn tính, tăng
huyết áp, do ăn uống kém, thậm chí do mắt làm việc nhiều bị mỏi mệt cần
phải nghỉ ngơi. Một người cao tuổi bị vết lở loét ở mắt cá chân, có thể do:
máu chảy không đều do giãn tĩnh mạch, lao da, giang mai tiến triển, đái tháo
đường, viêm xương
Đối với những bệnh phức tạp, việc tự ý dùng thuốc có thể làm che lấp
triệu chứng nhưng bệnh vẫn phát triển đi đến chỗ khó chữa, hoặc che lấp
triệu chứng cấp cứu ngoại khoa thì thật là nguy hiểm như người sử dụng
thuốc chống co thắt làm giảm đau khi bị đau bụng, đau bụng khỏi, tưởng
lầm là hết bệnh nhưng thực tế bệnh vẫn đang tiến triển và hậu quả nguy
hiểm không sao lường được do chậm trễ trong việc mổ cấp cứu các bệnh gây
đau bụng như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, viêm vòi trứng, có thai ngoài tử
cung
Dùng loại thuốc nguy hiểm để chữa bệnh nhẹ: Đã có trường hợp
người bị cảm sơ sài nhưng lại dùng kháng sinh cloramphenicol (tifomycin),
dùng thường xuyên hậu quả là sau một thời gian bị "thiếu máu bất sản" và bị
tử vong.
Phản ứng của thuốc với cơ thể rất đa dạng tùy theo cơ địa của mỗi
người: Có thứ thuốc người này dùng thì không sao nhưng ở người khác thì
trở thành nguy hiểm. Điển hình là penicillin, vitamin B1. Một số người nếu
tự ý sử dụng kháng sinh penicillin, thuốc chứa vitamin B1 có thể bị dị ứng,
đặc biệt nếu tiêm có thể bị sốc phản vệ gây tử vong.
Sử dụng thuốc là sử dụng con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng
cách thì đó là thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh, nếu sử dụng không
đúng đó là chất độc gây tai biến thậm chí làm thiệt mạng. Như thuốc
corticoid (trước đây còn gọi là thuốc "hột dưa") nếu dùng đúng là thuốc
chống viêm rất tốt nhưng một số người tự ý dùng bừa bãi để trị đau nhức,
thậm chí dùng như thuốc bổ tổng quát (do kích thích làm ăn ngon miệng và

giữ nước lại trong cơ thể làm tăng cân) và dùng lâu ngày bị các tai biến hết
sức đáng tiếc. Ngay như vitamin, có thứ nếu lạm dụng thì không còn là
vitamin (sinh tố) nữa mà như có người nói, nó trở thành lethamin (tử tố). Thí
dụ như vitamin D dùng đúng là thuốc trị còi xương nhưng dùng quá liều thì
nó lại gây tiêu xương.
Trong cuộc đời, có lúc chúng ta không sao tránh khỏi việc dùng thuốc.
Phải xem việc này là bất đắc dĩ và để tránh nguy hại, xin nhớ rằng:
- Uống thuốc thì nguy cơ sẽ nhiều hơn là không uống thuốc. Và tiêm
thuốc thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp bội.
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và có sự hiểu biết tối thiểu về cách
dùng, liều lượng, tính năng của thuốc. Không ngần ngại hỏi dược sĩ tại nhà
thuốc về các điều này hoặc đọc kỹ bảng hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Hoàn toàn không tự ý mua dùng các thuốc "chỉ bán theo toa của bác
sĩ".
- Không dùng thuốc trong thời gian quá lâu, từ tháng này sang tháng
kia.
- Quan tâm đến chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất
hơn là dùng đến thuốc chứa vitamin và chất khoáng.
- Nếu có điều gì nghi ngờ về bệnh của mình thì phương cách khôn
ngoan nhất và có thể kinh tế nhất là tìm đến cơ sở y tế, thầy thuốc.
- Đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, tuyệt đối không tự ý dùng
thuốc. Đối với phụ nữ cho con bú, trẻ em nói chung, người cao tuổi, tốt hơn
hết vẫn là dùng thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

×