Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vai trò của thuốc biphosphonat trong điều trị các bệnh lý xương khớp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.13 KB, 4 trang )

Vai trò của thuốc biphosphonat trong
điều trị các bệnh lý xương khớp


Biphosphonat là các thuốc tổng hợp có cấu trúc tương tự
pyrophosphat vô cơ, một thành phần tạo nên xương. Các biphosphonat
được chia thành hai nhóm lớn: nhóm biphosphonat không có amin
(etidronat, clodronat, tiludronat) và nhóm các amino - biphosphonat
(alendronat, pamidronat, ibandronat, risedronat, zoledronat.
Biphosphonat là thuốc gì?
Biphosphonat là các thuốc tổng hợp có cấu trúc tương tự
pyrophosphat vô cơ, một thành phần tạo nên xương. Các biphosphonat được
chia thành hai nhóm lớn: nhóm biphosphonat không có amin (etidronat,
clodronat, tiludronat) và nhóm các amino - biphosphonat (alendronat,
pamidronat, ibandronat, risedronat, zoledronat.
Đặc tính sinh học
Biphosphonat đường uống hấp thu thấp qua đường tiêu hóa, với tỷ lệ
3%. Sự hấp thu bị suy giảm nếu thuốc được sử dụng với thức ăn hay bia
rượu. Xương hấp thu nhanh chóng 50% lượng biphosphonat đưa vào. Phần
còn lại được thận bài tiết sau vài giờ. Hợp chất biphosphonat vẫn còn tồn tại
nhiều tuần trên bề mặt xương trước khi chuyển hóa thành xương. Nó còn tồn
tại trong xương nhiều năm và dần dần được bài tiết.
Cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng của thuốc trên khung xương hiện nay đã được làm
sáng tỏ. Đích tác dụng chung của các biphosphonat là các hủy cốt bào. Các
thuốc này gắn kết chặt chẽ lên bề mặt khoáng hóa và được thực bào bởi các
hủy cốt bào trong quá trình tiêu xương. Kết quả là các hủy cốt bào bị mất
chức năng và chết theo chương trình. Biphosphonat làm giảm số lượng hủy
cốt bào hoạt động; ức chế sự gắn hủy cốt bào vào bè xương (do mất bờ bàn
chải); kìm hãm hoạt tính của hủy cốt bào đang hoạt động do làm ức chế sản
xuất men tiêu thể, gây cảm ứng cho hiện tượng chất theo chương trình của


hủy cốt bào. Ngoài ra các biphosphonat còn gián tiếp kích hoạt các tế bào
tạo xương. Các thuốc này cho phép ngăn cản quá trình tiêu xương, tức là
làm giảm mất xương, và khi làm tăng khoáng hóa xương thì làm tăng độ bền
của xương. Bằng sự lấp đầy khoang tạo xương, quá trình kháng hóa thứ phát
được cải thiện và tỷ lệ chu chuyển xương giảm xuống.
Trường hợp nào nên dùng?
Biphosphonat là thuốc được chỉ định rộng rãi trên bệnh nhân bị loãng
xương (sau mãn kinh, sau dùng corticoid kéo dài). Hiện nay có 3 thuốc
biphosphonat là alendronat (fosamax), risedronat (actonel) và ibandronat
(boniva) được Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ FDA cho phép điều trị
loãng xương, nhưng ở Việt Nam chỉ có alendronat có mặt trên thị trường
dược phẩm. Chỉ định thường gặp thứ hai của biphosphonat là điều trị các
trường hợp ung thư di căn xương. Trong bệnh đa u tủy xương, một dạng ung
thư máu gây tổn thương xương nghiêm trọng gây tăng canxi máu, thuốc
được dùng để làm giảm đau xương, giảm nguy cơ loãng xương và hạ canxi
máu. Một số dạng tổn thương xương thứ phát sau các bệnh máu cũng có thể
điều trị bằng biphosphonat. Đó là trường hợp hoại tử xương do thalassemia
và bệnh bạch cầu thể tủy do thuốc có tác dụng độc với tế bào. Thuốc cũng
được ứng dụng để điều trị bệnh tạo xương bất toàn, hay còn gọi là xương
thủy tinh và bệnh Paget xương. Chỉ định khác nữa của thuốc là điều trị u
nguyên bào thần kinh.
Tác dụng phụ
Thuốc có rất ít tác dụng phụ như viêm thực quản. Biphosphonat
đường tiêm như pamidronat, acid zoledronic có thể có tác dụng phụ như sốt,
khó chịu, đau cơ bắp trong 10-20% các trường hợp. Thuốc cũng không sử
dụng trên bệnh nhân suy thận nặng do thuốc thải qua đường thận. Hoại tử
xương hàm rất hiếm gặp trên bệnh nhân uống liều thấp biphosphonat.
Lưu ý khi sử dụng
Biphosphonat dạng uống nên uống vào buổi sáng 30 phút trước khi ăn
với một cốc nước đầy và ngồi thẳng ít nhất 30 phút cho đến khi ăn sáng để

làm giảm thiểu nguy cơ kích ứng và loét niêm mạc thực quản. Dùng đường
uống cách quãng hay truyền tĩnh mạch giúp cải thiện sự tuân thủ và chấp
nhận điều trị. Uống alendronat mỗi tuần một lần có vẻ an toàn hơn uống
hằng ngày.

×