Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dùng thuốc trong tiêu chảy cấp và bệnh tả potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.97 KB, 7 trang )

Dùng thuốc trong tiêu chảy
cấp và bệnh tả

Hiện trong nhiễm khuẩn tiêu chảy cấp có 15% do phẩy khuẩn tả.
Bài viết trọng tâm đề cập đến thuốc, cách dùng trong bệnh tả, sau đó
mới nói đến các tiêu chảy nhiễm khuẩn khác.
Thuốc và cách dùng trong bệnh tả
Tả do phẩy khuẩn tả Vibrio- Cholerae cổ điển, Vibrio-Cholerae týp
ElTor gây ra. Tỷ lệ tử vong trước đây rất cao 72% (vụ dịch năm 1927). Sau
này nhờ các phác đồ điều trị mới giảm xuống nhiều: 4,1% (vụ dịch năm
1964).
Độc tố hiện chưa khẳng định dứt khoát là nội độc tố (xuất hiện khi vi
khuẩn dung giải) hay ngoại độc tố (vi khuẩn tiết ra) hoặc cả hai. Khó có kết
quả xét nghiệm nhanh phẩy khuẩn tả khi mắc. Dựa vào triệu chứng để nhận
biết, phân loại bệnh, dùng thuốc.
Thời kỳ khởi phát: khó xác định, hầu hết bệnh bắt đầu là bước ngay
vào thời kỳ toàn phát: tiêu chảy, nôn. Có thể có sốt nhẹ, gai rét trên một số
rất ít người. Thời kỳ toàn phát: có 3 dấu hiệu rất rõ: tiêu chảy (phân toàn
nước không có máu), nôn, mất nước điện giải (do cùng lúc vừa tiêu chảy vừa
nôn). Nếu là tả điển hình thì phân không có máu, không có sốt (là dấu hiệu
phân biệt với lỵ trực khuẩn, nhiễm Salmonella và sốt rét ác tính thể tả). Bù
nước, điện giải là quan trọng nhất để cứu sống người bệnh. Căn cứ vào 4 độ
mất nước có cách bù khác nhau:
Truyền dịch: Trong 30 phút đầu ở người lớn, 60 phút đầu ở trẻ em
phải truyền được một lít. Tốc độ: Nếu huyết áp hạ thì 1lít truyền cho người
lớn trong 90 phút và trẻ em trong 120 phút. Dung dịch truyền: Natri chlorua
0,9%. Khi có toan máu phải truyền thêm dung dịch natri bicarbonat 0,14%
theo tỷ lệ 1/1.
Độ I: Mất nước từ từ (tiêu chảy, nôn nhẹ) khát nước, thân nhiệt bình
thường, huyết áp không tụt. Điều trị ở nhà. Bù dịch bằng dung dịch oresol.
Mỗi gói pha trong 1lít nước đun sôi để nguội. Trong 24 giờ: người lớn dùng


1-2 gói, trẻ em dùng 1/2 -1 gói
Độ II: Tiêu chảy, nôn nhiều. Khối lượng cơ thể giảm từ 3-5%. Da
khô, nhăn nheo, mắt trũng, môi tím tái. Huyết áp thấp, tối đa chỉ trên
80mmHg. Mạch nhanh trên 100lần/phút. Điều trị tại trạm y tế xã. Phải
truyền dịch nếu người bệnh không uống được hoặc số lần tiêu chảy tăng
nhanh. Cần truyền dung dịch điện giải kết hợp uống oresol.
Độ III: Tiêu chảy, nôn rất nhiều lần. Khối lượng cơ thể giảm 10-15%,
huyết áp thấp nhưng còn có thể đo được. Mạch nhanh và rất nhỏ. Vô niệu,
tím tái, da bọc xương, thân nhiệt giảm. Tiến triển bệnh lệ thuộc vào: truyền
kịp thời và đủ số lượng. Vì vậy phải truyền ở tất cả tĩnh mạch: cả hai chân,
hai tay, hai bên cổ với tốc độ tối đa.
Độ IV: Huyết áp không đo được. Mạch nhanh và nhỏ rất khó bắt, da
bọc xương. Truyền dịch khẩn trương như độ III. Phải chú ý toan huyết
(truyền phối hợp natri chlorid 0,9% và natri bicarbonat 0,14% theo tỷ lệ 1/1).
Truyền dịch bảo đảm tốc độ. Khi truyền mà thấy huyết áp tăng dần,
mạch bắt được là có hiệu quả. Tiếp tục truyền nhưng giảm tốc độ. Truyền
cho đến khi huyết áp và mạch trở lại mức bình thường. Sau đó tiếp tục
truyền và uống oresol trong 24 giờ nữa.
Kháng sinh: Dùng tetracyclin, cần dùng thật sớm. Liều trong 24 giờ,
người lớn: 40mg/kg thể trọng, trẻ em: 10-15mg/kg thể trọng. Chia làm 4 lần
uống trong ngày. Chỉ dùng 3-4 ngày. Dùng tetracyclin là đủ. Không cần
dùng kháng sinh khác.
Thuốc trong tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp

Khi nhiễm khuẩn, mỗi ngày đi ngoài trên 3 lần hoặc tối thiểu là 200g
phân kéo dài dưới 14 ngày gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp (TCNKC).
Khoảng 50% trường hợp TCNKC là do virut và chỉ giới hạn trong 24 giờ,
chỉ cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, chữa triệu chứng, bệnh sẽ khỏi trước
khi tìm nguyên nhân, không cần làm xét nghiệm. Khoảng 50% trường hợp
TCCNK còn lại thường kèm theo sốt, có máu hoặc mủ trong phân là do

nhiễm khuẩn. Các tác nhân gây ra các triệu chứng có khi không đặc trưng.
Dựa vào lâm sàng hoặc cần thiết thì làm xét nghiệm. Khi đã xác định đúng
tác nhân gây bệnh thì phải dùng kháng sinh đặc hiệu. Nếu chỉ căn cứ vào
một số triệu chứng không đầy đủ, tự ý dùng thuốc không đúng, bệnh không
khỏi, gây kháng thuốc, đôi khi còn lây lan thành dịch. Nên khởi đầu bằng
một kháng sinh thông thường, nếu không đáp ứng chuyển sang dùng ngay
kháng sinh mạnh. Cách dùng thận trọng này giúp tránh kháng thuốc, tiết
kiệm chi phí, dành kháng sinh dự trữ (để dùng đến khi cần đến)
Thuốc chữa triệu chứng: Quyết định cho việc cứu sống người bệnh.
+ Bù nước và chất điện giải: Trường hợp mất nước, chất điện giải
chưa nhiều, dùng dung dịch uống oresol. Trường hợp mất nước, chất điện
giải nhiều phải dùng dung dịch tiêm truyền natri chlorua 0,9% hay dung dịch
ringer lactat. Không chỉ bù đủ lượng mà còn phải bù kịp thời. Bù không kịp
thời cho hiệu quả kém, thậm chí tử vong. Nhưng cũng không truyền thừa,
truyền quá nhanh, vì sẽ gây rối loạn do thừa, hay gây sốc
+ Dùng thuốc trợ tim mạch: Truyền dịch đã giúp ổn định tim mạch.
Chỉ dùng khi cần thiết.
Các kháng sinh đặc hiệu:
+ Nhiễm Escherichia Coli: Với các chủng E. Coli thông thường, dùng
bactrim, berberin.Trường hợp bị kháng, dùng fluoroquinolon. Với trường
hợp E. Coli sinh độc tố shiga (0157: H7), không dùng kháng sinh vì chúng
làm tăng sự phóng thích độc tố, gây chứng tán huyết - urê huyết cao.
+ Nhiễm Salmonella: Các chủng Salmonella thông thường (gọi chung
là S.non-typhi) hay bị nhiễm vào thức ăn. Chỉ khi nhiễm một lượng lớn, sinh
ra đủ độc tố mới gây nhiễm độc. Biểu hiện dữ dội (đau quặn bụng, đi ngoài
nhiều lần, sốt). Nhưng khi tách khỏi nguồn lây (thức ăn) thì bệnh không
nặng thêm. Chỉ dùng thuốc chữa triệu chứng. Với người khỏe mạnh, không
cần thiết dùng kháng sinh. Với trẻ nhỏ tuổi, người già nếu cần thì dùng
bactrim, nếu bị kháng dùng fluoroquinolon.
+ Nhiễm Shigella: Rất phổ biến, có thể dùng bactrim, negram (acid

nalixidic), berberin. Trường hợp bị kháng, dùng fluoroquinolon.
+ Nhiễm campylo - bacter: Nhiễm do dùng thịt gia cầm chưa nấu
chín. Với người còn khả năng miễn dịch, dùng erythromycin, nhưng phải
sau 4 ngày, triệu chứng mới giảm. Nếu erythromycin bị kháng, dùng
fluoroquinolon.
+ Nhiễm virut: Hay gặp nhất là nhiễm Rotavirus (ở trẻ nhỏ) và một số
trường hợp nhiễm Norovirus ở trong các gia đình (nhiều hơn ở người lớn).
Có thể phát thành dịch nhưng không nguy hiểm. Chỉ cần dùng thuốc chữa
triệu chứng.
Điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp thường ít ngày. Vì thế độc tính của
thuốc ít thể hiện. Tuy nhiên cần lưu ý bactrim gây bí tiểu tiện, sỏi niệu,
fluoroquinolon gây hại các khớp xương chịu lực. Người có thai 3 tháng đầu
thai kỳ nên tránh dùng các thuốc này, trẻ em cần thận trọng khi dùng
bactrim, nên tránh dùng fluoroquinolon.

×