Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Ôn tập lịch sử Việt Nam - phần 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.15 KB, 48 trang )

CÂU HỎI 5 ĐIỂM
( Bài viết tay photo của Thuận pr)Câu 1: VAI TRÒ CỦA Nguyễn Ái Quốc
TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CSVN? ( Cái này cô mình cho ghi rõ rồi
nhé)
( Đã sửa)Câu 2 : Quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Phân tích các
yếu tố đó
Các yếu tố thành lập ĐCS VN
I. Quy luật ra dời của Đảng CS
- Theo học thuyết Mác-Lênin
Đảng Cộng Sản = Chủ Nghĩa Mác-Lênin + Phong Trào Công Nhân
-Theo Hồ Chí Minh
Đảng Cộng Sản = Chủ Nghĩa Mác-Lênin +Phong Trào Công Nhân + Phong Trào
Yêu Nước
 Quan điểm này :
- Khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm của CN M-L.
- Mặt khác cũng thấy được tính hạn chế: không tính đến các nước thuộc địa.
- Ở các nước thuộc địa ngoài phong trào công nhân còn có phong trào yêu nước.
II. Phân tích các yếu tố đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
1.C hủ nghĩa Mác-Lênin
 Chủ nghĩa Mac-lênin đã chỉ ra:
- Mục tiêu lí tưởng nhiệm vụ phương pháp khoa học soi đường dẫn lối cho giai
cấp vô sản và quần chúng lao động tiến hành đấu tranh cách mạng xoá bỏ chế độ xã
hội cũ chế độ người áp bức bóc lột người và xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa.
- Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và để thực hiện được sứ
mệnh lịch sử của mình cần phải thành lập ra Đảng vô sản của mình :
+ Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân
tộc Việt Nam: cứu nước theo con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Từ năm 1921 đến 1930 Người đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lênin vào Việt nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của ĐCS VN
Xuất bản báo chí viết bài, báo cáo tham luận.


Sáng lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và các hoạt động của
Hội.
=> Người nhấn mạnh cách mạng muốn thành công phải có đảng chân chính lãnh
đạo, một hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng
Mác-Lenin
 Vai trò của chủ nghĩa Mac-lênin đã được thể hiện :
-Những tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa
đã thức tỉnh những người Việt Nam hướng theo con đường cách mạng đúng đắn
đó là con đường cách mạng vô sản;
- Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng
chủ nghĩa xã hội xác định đúng vấn đề động lực cách mạng liên minh giai cấp vị trí
of cách mạng thuộc địa.
=>
Đó là cơ sở lí luận cho cương lĩnh cách mạng của Đảng sau này. Nhờ có chủ
nghĩa Mác-Lênin mà phong trào công nhân đã chuyển từ "tự phát" sang "tự giác".
2. Phong trào công nhân
- Từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường
tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức, bóc lột của tư sản, thực dân cũng
diễn ra từ rất sớm.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào công nhân chưa trở thành lực
lượng riêng biệt còn hoà lẫn với phong trào yêu nước.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và bước vào trận tuyến đấu
tranh chống áp bức bóc lột :
+ Trong những năm 1919-1925, phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức
đình công, bãi công
+ Nguyễn Ái Quốc coi đó mới chỉ là “do bản năng tự vệ” của những người công
nhân “không được giáo dục và tổ chức” nhưng đã là dấu hiệu của thời đại. Đây là
những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi về mặt kinh tế.
+ Trong những năm 1926-1929 phong trào công nhân đã phát triển dần lên trình độ
tự giác cao, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như hội Việt

Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ năm
1929. Các cuộc đấu tranh này đã mang tính chính trị rõ rệt
=> Sự phát triển của phong trào công nhân trong nước đã khẳng định sự lớn
lên trong nhận thức tư tưởng của GCCN về cách mạng giải phóng dân tộc VN.
Như vậy phong trào công nhân ngày 1 trưởng thành là 1 trong những điều kiện
tất yếu dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản VN.
3. Phong trào yêu nước
- Việt Nam là một quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm, có nền văn hiến lâu
đời, trong đó yêu nước là truyền thống quý báu và đặc sắc, là dòng chủ lưu xuyên
suốt lịch sử dân tộc VN.
- Do điều kiện lịch sử đương thời VN là 1 nước thực dân nửa phong kiến, số lượng
công nhân còn ít nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yêu nước ngay từ
khi mới ra đời
 Biểu hiện của phong trào yêu nước :
- Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta (năm 1858 ), nhân dân cả
nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp liên tục diễn ra.
- Thực dân Pháp đã vấp phải một phong trào đấu tranh quyết liệt và kéo dài, hễ
phong trào này bị dập tắt thì phong trào khác lại tiếp tục, không hề ngơi nghỉ
- Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự nối tiếp truyền
thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử:
+ Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến lãnh
đạo: Phong trào Cần Vương
+ Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa
Thám kéo dài mấy chục năm.
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo.
+ Các phong trào của giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản tiêu biểu như các phong
trào : Phong trào chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá(1919), chống độc quyền cảng
Sài Gòn(1923)

+ Những phong trào mít tinh biểu tình của các tầng lớp tiểu tư sản đặc biệt là phong
trào đòi thả Phan Bội Châu(1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926) và đỉnh cao
là cuộc khởi nghĩa yên Bái(1930) do Việt Nam Quốc dân Đảng phát động.
+ Hoạt động của các tổ chức Hội VN cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng
Đảng đã làm cho nhiều thanh niên yêu nước đc giác ngộ trở thành đảng viên cộng
sản.
4. Vì sao lại cần có thêm phong trào yêu nước:
- Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của
lịch sử dân tộc:
+ Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc và
là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của nước ta.
+ Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối liên hệ chặt chẽ:
+ Hầu hết công nhân đều xuất thân từ nông dân
+ Có chung kẻ thù: giải phóng dân tộc, làm cho dân tộc VN dược hoàn toàn
độc lập, xây dựng đất nước hùng cường
- Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết
hợp các yếu tố cho sự ra đời của ĐCS VN
+ Là những ngòi nổ cho các PTYN bùng lên chống thực dân pháp xâm lược
và bọn tay sai cũng như thúc đẩy sự canh tân và chấn hưng đất nước.
+ Họ chủ trương đón nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của tất cả các
trào lưu trên thế giới dội vào VN.
- Phong trào yêu nước có tác động đến việc truyền bá Chủ nghĩa Mac-lenin và sự
phát triển của phong trào công nhân:
+ Bản thân Nguyễn Ái Quốc cũng xuất phát từ tinh thần yêu nước đi tìm
con đường cứu nước mới cho dân tộc, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với
chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Phong trào yêu nước chống Pháp có trước phong trào công nhân. Phong
trào yêu nước chống Pháp đã nuôi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần dân tộc trong
các tầng lớp nhân dân, trong công nhân.

Kết luận:
1, Cuối 1939 đầu 1930 cả 3 yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân,
phong trào yêu nước đã được kết hợp chặt chẽ với nhau. Sự kết hợp chặt chẽ và
nhuần nhuyễn đó đã đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời.
2, Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong
trào yêu nước đã giúp Đảng ta ngay từ khi mới ra đời phát huy được truyền thống
yêu nước, đoàn kết được các lực lượng cách mạng và nhờ đó giữ được quyền lãnh
đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam tuyển lựa đảng viên không những trong
phong trào công nhân mà còn chọn những phần tử tiên tiến giác ngộ chủ nghĩa cộng
sản trong nông dân lao động, trí thức và trong phong trào yêu nước.
( Đã sửa)Câu 3: Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ trong cách mạng Tháng Tám
năm 1945
Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ
động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Thời cơ đó có thể là do sai lầm
của đối phương, do năng động chủ quan tạo nên hoặc do khách quan đưa đến. Khi
thời cơ đến, phải nhạy bén nắm bắt và phải kịp thời chớp lấy. Ngày Tổng khởi
nghĩa 19-8-1945 làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám kỳ diệu, chính là do chúng
ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi trọn vẹn
I. Nghệ thuật tạo thời cơ:
1.Không thụ động chờ thời cơ xuất hiện mà tích cực chủ động tiến hành đấu tranh
cách mạng để tạo thời cơ cách mạng mà nổi bật là:
- Giai đoạn 1936-1939:
+Chuyển hình thức bí mật , không hợp pháp sang các hình thức đấu tranh công
khai, nửa công khai.( Nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng,
lãnh đạo quần chúng bằng những biện pháp và khẩu hiệu thích hợp).
+Củng cố, tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan
hệ giữa bí mật và công khai;hợp pháp với không hợp pháp, đảm bảo sự lãnh đạo
của các tổ chức Đảng bí mật với các tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp.
- Giai đoạn 1939-1945:

+ Xúc tiến phát triển khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng chính trị và lực
lượng vũ trang, lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn va Vũ Nhai làm trung tâm.
- Cao trào kháng Nhật: chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng(12/3/1945)
+Chiến tranh du kích, giải phóng từng phần, giành chính quyền bộ phận, mở rộng
khu căn cứ địa.
2. Thành lập các Mặt trận và các tổ chức quần chúng yêu nước, thống nhất các lực
lượng vũ trang:
- Giai đoạn 1936-1939: thành lập mặt trận nhân dân phản đế( bao gồm các giai
cấp, dân tộc, đảng phái,đoàn thể chính trị xã hội ). Sau đổi tên thành mặt trận dân
chủ Đông Dương.
- Giai đoạn 1939-1945:

+
Xây dựng các tổ chức Việt Minh
+
Các đoàn thể yêu nước trên phạm vi cả nước
Điều có tính chốt quyết định cho thắng lợi Cách mạng tháng 8 đó là việc Hồ
Chí Minh đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt minh. Cùng với sự ra đời của Mặt
trận Việt Minh là sự phát triển mạnh mẽ của các đoàn thể trong mặt trận như Nông
dân cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nhi
đồng cứu quốc… Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt minh và hiệu triệu “cứu quốc”
của các đoàn thể, mà mọi tầng lớp nhân dân yêu nước được tập hợp đoàn kết lại,
lôi cuốn mạnh mẽ vào phong trào đứng lên đánh đổ thực dân xâm lược, giành độc
lập tự do. Thành lập Mặt trận Việt minh là một sáng tạo của Hồ Chí Minh, đáp ứng
yêu cầu của lịch sử. Khi Đảng hoạt động bí mật thì chính Mặt trận là nơi tập hợp
quần chúng đông đảo, là cầu nối quan trọng giữa Đảng với quần chúng, là tiêu biểu
cho khối đại đoàn kết dân tộc. Có thể nói, sự ra đời của Mặt trận Việt minh là yếu
tố quyết định cho thắng lợi Cách mạng tháng 8.
+ Xây dựng LLVT.

+ Quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (ngày
22-12-1944). Cùng với lực lượng chính trị, LLVT không ngừng lớn mạnh, đã tạo
điều kiện vô cùng quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng tháng 8.
-
Cao trào kháng Nhật: thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải
phóng quân(15/4/1945) tại hội nghị quân sự Bắc kỳ (Hiệp Hòa- Bắc Giang).
3.Chuẩn bị tốt lực lượng đông đảo quần chúng, sẵn sàng chủ động chớp thời cơ
Trước khi có Đảng, từ hồi còn là tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội,
Bác Hồ chính là người chiến sĩ cộng sản đã dùng vũ khí văn hóa và thông tin, mà
tiêu biểu là báo Người cùng khổ năm 1922, là tác phẩm Bản án chế độ thực dân
năm 1925, Đường kách mệnh năm 1927 v.v cùng với những người cộng sản Việt
Nam đầu tiên khéo kết hợp việc tuyên truyền đường lối cách mạng với công tác cổ
động chính trị đưa quần chúng ra hành động hàng ngày với nhiều hình thức linh
hoạt, phong phú để giáo dục lòng yêu nước, nâng cao giác ngộ của quần chúng, tổ
chức quần chúng đấu tranh giành quyền lợi, tiến lên giải phóng dân tộc.
Đảng đã xây dựng niềm tin và quy tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp
và tầng lớp không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Xây dựng nên lực lượng cách mạng
to lớn và rộng khắp trong cả nước, đấu tranh hchống thực dân Pháp xâm lược và
bọn phong kiến tay sai
4.Có sự chuẩn bị chu đáo về mặt quân sự và vũ trang :
Cách mạng Tháng Tám chính là kết quả của 3 cuộc vận động lớn, ba cuộc tổng
diễn tập cách mạng chuẩn bị lực lượng, tạo cơ sở giành thắng lợi cho cuộc chiến
đấu mới. Đó là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 –1931; cuộc vận động chính trị
dân chủ 36 – 39 và cuói cùng là cuộc vận động giải phóng dân tộc của Mặt trận
Việt Minh thời kỳ từ năm 1939 đến năm 1945
5.Xây dựng một Đảng Mac Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính
quyền.
+7/1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích bàn về
việc xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng,
+Giai đoạn 1939-1945: Ban chấp hành Trung Ương chú trọng công tác xây dựng

Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng.
Gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ nông vận, binh vân, quân sự và
đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
6.Quan hệ với các tổ chức quốc tế để tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân các
nước cho phong trào giải phóng dân tộc của ta :
+Giai đoạn 1936-1939: Đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng cộng
sản Pháp. Đề ra khẩu hiệu “ ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp”, “ủng hộ chính phủ
Mặt trận nhân dân Pháp”.
+ Giai đoạn 1939-1945: Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động ngoại giao
dồn dập nhằm tranh thủ mọi lực lượng ở ngoài nước. Người đã trực tiếp gặp Chu
Ân Lai đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc để bàn phối hợp hoạt động cách
mạng giữa 2 nước, cử người đi Diêu An để mở rộng quan hệ quốc tế, củng cố
đường dây liên lạc với Quốc tế Cộng sản… Người đã quyết định gặp đại diện Mỹ
ở Côn Minh, đã bàn phương thức hợp tác Việt minh – Mỹ. Thực hiện kế hoạch hợp
tác vô cùng nhạy cảm đó, Mỹ đã giúp Việt Nam một số súng đạn, thuốc men, điện
đài và cả một số quân tình nguyện để huấn luyện cho LLVT Việt Nam về sử dụng
vũ khí, điện đài, về kỹ thuật quân sự.
II. Dự đoán và chớp thời cơ:
Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội đủ những
điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà chúng ta thường gọi là
điều kiện chín muồi.
A. Dự đoán thời cơ:
- Có thể từ tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ tám dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Quyền Tổng Bí thư Trường
Chinh, tại Pắc Bó, Cao Bằng. Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra
Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều
nước xã hội chủ nghĩa, do đó cách mạng nhiều nước sẽ thành công…”(1). Xin nhớ là,
Nghị quyết này được thông qua vào tháng 5-1941, khi Liên Xô chưa tham chiến; một
tháng sau, tháng 6-1941, phát-xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô.

- Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ
hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ. Đó là một khả năng làm
xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta. Như
chúng ta đã biết, dự báo đó hoàn toàn chính xác, đặc biệt là đối với châu Âu. Ở đó, chủ
nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống. Việt Nam ở châu Á đang rên xiết dưới
ách thống trị của phát-xít Nhật và thực dân Pháp, chịu ảnh hưởng bởi chiến trường Thái
Bình Dương, nơi mà cuộc chiến Mỹ - Nhật đang bước vào giai đoạn chót.
- Từ rất sớm, Đảng ta, với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫu trong hàng
ngũ kẻ thù, đã dự báo cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương và vạch ra những kế
hoạch hành động khi tình hình mới tới. Bài báo đầu tiên dự báo về cuộc đảo chính của
Nhật ở Đông Dương là bài “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động
đánh đổ thù chung!” của Tổng Bí thư Trường Chinh, đăng trên Báo Cờ Giải phóng, số 3,
ngày 15-2-1944. Trong bài báo đó, sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng tăng trong
hàng ngũ kẻ thù, tác giả đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu
súng giữa chúng với nhau nhất định sẽ xảy ra: “Sự xung đột giữa Nhật - Pháp ngày thêm
sâu sắc. Cho nên Nhật gấp rút”.
- Từ đó, trong suốt năm 1944 và những tháng đầu năm 1945, trên những tờ báo,
trong những văn kiện chính thức của Đảng ta, vấn đề “cuộc đảo chính của phát-xít Nhật”
luôn luôn được nhắc tới nhằm hướng công tác chuẩn bị của Đảng và phong trào cách
mạng của quần chúng chủ động đón nhận nó. Vì thế, khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra
vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bị động trước thời cuộc mà trái lại, chủ động vạch ra
những nhiệm vụ chiến lược sát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. Ngay trong đêm
Nhật - Pháp bắn nhau, từ chập tối, Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của
Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Sợ bị lộ, Hội nghị
chuyển sang làng Đình Bảng họp tiếp. Trên đường đi, bỗng nghe tiếng súng nổ dồn từ
phía Hà Nội, các đồng chí dự Hội nghị dồn bước tới địa điểm mới, họp tiếp và ra ngay
Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945. Bản Chỉ
thị đó lập tức được chuyển tới nhà in bí mật của Đảng tại làng Tráng Việt, huyện Mê
Linh, Hà Nội. Ông Nguyễn Lương Hoàng phụ trách nhà in, đã cấp tốc cho in hàng nghìn
bản và theo những đường giây bí mật chuyển đi các nơi.

- Đồng chí Trường Chinh trong tác phẩm Cách mạng Tháng Tám đã phân tích thời
cơ khi Tổng khởi nghĩa nổ ra như sau: “Nếu ngày 9-3-1945, Nhật vừa đánh đổ Pháp mà
cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhanh thì cách mạng có thể tổn thất nhiều và chính quyền chưa
thể thành lập trong toàn quốc, vì lực lượng Nhật lúc đó còn khá vững, có thể tiêu diệt
quân cách mạng ở những nơi có thể giữ. Cho nên lúc đó chỉ khởi nghĩa bộ phận giành
chính quyền địa phương. Nếu sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh mà nhân dân ta bị
động trông chờ quân Đồng minh vào “giải phóng”, không tức thời nổi dậy giành chính
quyền toàn quốc thì sẽ ra sao ?. Hai trường hợp có thể xảy ra: Hoặc bọn bù nhìn tay sai
của Nhật đứng ra vỗ ngực “thoát ly ảnh hưởng của Nhật” và tự xưng là “độc lập, dân
chủ” để đầu hàng Anh, Mỹ chứ không phải để giải phóng dân tộc. Hoặc Pháp sẽ ngóc đầu
dậy thu thập sức tàn ở Đông Dương và đem tàn quân chạy ra ngoài rồi tháng 3 trở lại
cùng với bọn Việt gian thân Pháp, lập chính quyền bù nhìn thân Pháp trong toàn quốc và
tuyên bố thi hành bản tuyên ngôn ngày 24-3-1945 cho Đông Dương “tự trị”. Cả hai
trường hợp ấy đều vô cùng nguy hiểm”.
- Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo ra cuộc
khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy
vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Trong Bản
Chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương, ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu
hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng
dậy giành chính quyền trên cả nước, đó là: 1. Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh
Nhật; và 2. Nhật đầu hàng Đồng minh.
B. Chớp thời cơ:
- Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa
phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi Hồng quân Liên
Xô tiêu diệt một triệu quân Quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai
quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, ngày 9-8-1945, Hội đồng tối cao
chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pô-xđam.
Sau những cuộc thương lượng giữa Nhật Bản và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng
tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và
thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh.

- Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng
Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng
thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh rất sớm qua bản tin
đài BBC mà Người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang). Thời cơ có một
không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn
cũng phải giành cho được tự do độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng
chí Võ Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh
thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1,
trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt
Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh,
với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng! Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất
định sẽ về ta!”.
- Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đại hội nhóm họp tại Tân Trào
quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
- Thời cơ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn
– từ sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước lúc quân Đồng minh tiến vào
nước ta giải giáp quân Nhật. Nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng thì sẽ khó
khăn, vì chúng tuy có suy yếu, nhưng vẫn còn lực lượng để chống cách mạng. Ngược lại,
nếu Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Anh, theo gót quân Anh là Pháp và quân
Tưởng, tiếp đến là đế quốc Mỹ đã nhảy vào nước ta, lúc cách mạng chưa giành được
chính quyền; chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim sẽ tiếp xúc với bọn đế quốc, phục vụ
cho chúng. Lúc đó, thời cơ giành chính quyền không còn nữa, cách mạng sẽ rất khó khăn.
- Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, thời cơ chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ. Vậy, trong
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của chúng ta, thời cơ tồn tại trong bao lâu? Trong Cách
mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng hai mươi hôm, bắt đầu
từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng (ngày 15-8) và kết thúc khi quân Đồng minh vào
tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pô-xđam (ngày 5-9). Nếu phát
động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8 và sau ngày 5-9
đều không có khả năng thành công, bởi trước ngày 15-8, quân Nhật còn mạnh và sau

ngày 5-9, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ và sau
đó là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, và từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là
quân Pháp trở lại xâm lược). Chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời
gian khắc nghiệt đó.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước ta đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong khắp cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu nổ
ra từ ngày 14-8 và đến ngày 18-8, chúng ta đã giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã Bắc Giang, Hải
Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam. Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Ngày
23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã: Bắc Cạn, Hoà Bình, Hải Phòng, Hà Đông,
Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Tân An, Bạc Liêu. Ngày 25-8,
khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng,
Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ
trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn
toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân.
- Cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động, như cơn
sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai. Ngày 30-8, vua Bảo Đại
đọc chiếu thoái vị và tuyên bố “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước
nô lệ”. Trên đống đổ nát đó, chúng ta bắt tay xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ bằng
việc công bố trước quốc dân Việt Nam và nhân dân thế giới bản Tuyên ngôn Độc lập của
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình, ngày 2-9-1945. Như vậy, mọi
việc được chúng ta hoàn tất trước ba ngày để ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà,
Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào
tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta.
OK.Câu 4: Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương thời kỳ kháng chiến
chống Pháp và Mỹ (1946 - 1975)
a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954):
- Đường lối xây dựng hậu phương của Đảng ta:
+ Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị: thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành
Mật trận liên hiệp quốc dân tộc Việt Nam (3-1951), xây dựng Đảng là trung tâm

lãnh đạo hệ thống chính trị
+ Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết liên minh ba nước Đông Dương
+ Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân quân du kích)
+ Xây dựng hậu phương vững mạnh. Đây là nhân tố thường xuyên quyết định thắng
lợi ở chiến trường
- Quá trình xây dựng hậu phương:
+ Về quân sự:
 Xây dựng cǎn cứ địa và hậu phương tại chỗ vững mạnh, lấy nông thôn, đồng bằng
và rừng núi làm địa bàn chiến lược trọng yếu
 Tích cực củng cố những cǎn cứ đã có, đồng thời tích cực xây dựng các làng chiến
đấu, các cǎn cứ và khu du kích trong vùng tạm chiếm
 Quyết tâm giữ vùng nông thôn để xây dựng hậu phương tại chỗ vững mạnh
 Công tác trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng nhằm giữ vững và nâng cao
trình độ giác ngộ và tinh thần quyết chiến của dân, lập lại và làm kiên cố các tổ
chức quần chúng của Đảng
+ Về chính trị:
 Năm 1948, Ủy ban Hành chính sáp nhập với Ủy ban kháng chiến thành Ủy ban
Kháng chiến - Hành chính
 Năm 1951 thống nhất Mặt trận Việt Minh với Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
thành Mặt trận Liên Việt
 Các đoàn thể kháng chiến như các Hội Nông dân cứu quốc, Công nhân cứu quốc,
Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Thiếu niên cứu quốc đã được xây dựng
và củng cố
+ Về kinh tế:
 Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế tự cấp,
tự túc
 Chính phủ phát hành công trái kháng chiến, lập Quỹ tham gia kháng chiến, Quỹ
công lương, thuế nông nghiệp
 Từ năm 1953, Đảng có chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức, bước đầu thí

điểm cải cách ruộng đất
+ Về văn hóa xã hội:
 Phong trào xóa nạn mù chữ, bình dân học vụ phát triển mạnh. Trong thời kỳ này đã
có gần 10 triệu người thoát nạn mù chữ
 Các hoạt động xuất bản, báo chí, phim ảnh đã hình thành. Nhờ đó hậu phương đã
cung cấp ngày càng lớn nhân lực, vật lực cho công cuộc kháng chiến nhất là cho
chiến dịch lớn
- Kết quả:
+ Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai. Bộ máy chính quyền các cấp được
củng cố. mặt trận liên việt được thành lập
+ Về quân sự: Ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giả phóng nhiều vùng đất,
mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam, giúp đỡ cách mạng Lào. Chiến thắng Điện
Biên Phủ 7-5-1954 báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc thuộc địa
+ Về ngoại giao: Ngày 21-7-1954 các văn bản của hiệp định giơ ne vơ về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của ta kết thúc thắng lợi
- Nguyên nhân và bài học:
+ Nguyên nhân thắng lợi:
 Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng
 LLVT do đảng lãnh đạo ngày càng vững mạnh
 Có CQ dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân
 Có sự liên minh đoàn kết đấu tranh
+ Bài học kinh nghiệm:
 Kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống ĐQ với nhiệm vụ chống phong kiến
PK
 Thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu
phương vững mạnh
 Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ
 Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức mạnh chiến đấu và hiệu lực
lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh

b. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975):
- Đường lối xây dựng hậu phương của Đảng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn
cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên
giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và
đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà
- Quá trình xây dựng hậu phương:
+ Xây dựng chế độ chính trị - xã hội:
 Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội
 Các thiết chế dân chủ cũng được xây dựng, hoàn thiện hơn, nhằm bảo đảm cho Nhà
nước thể hiện được nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
+ Xây dựng nền kinh tế:
 Đến hết năm 1960, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp đã căn bản hoàn thành.
41.000 HTX nông nghiệp đã được thành lập
 Hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành sửa chữa sai lầm đã đưa lại những chuyển
biến lớn trong nông thôn và nông dân miền Bắc
- Kết quả:
+ Một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành
+ Dù chiến tranh ác liệt, bị tổn thất nặng nề về vật chất, thiệt hại lớn về người, song
không có nạn đói, dịch bệnh và rối loạn xã hội.
+ Văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục không những được duy trì mà còn có sự phát triển
mạnh
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển, công nghiệp địa phương được tăng cường
+ Quân dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
+ Miền Bắc không chỉ chia lửa với các chiến trường mà còn hoàn thành xuất sắc vai
trò là căn cứ địa của cách mạng cả nước và là nhiệm vụ hậu phương lớn của chiến
trường miền Nam.
- Ý nghĩa và bài học:
+ Ý nghĩa:
 Hậu phương miền Bắc vững mạnh đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi trong cuộc

chiến tranh chống Mỹ cứu nước
 Xây dựng cơ sở, tạo nền tảng cho cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
 Tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần, thế và lực cho cách mạng dân tộc Việt Nam
 Làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ
+ Bài học:
 Hậu phương vững chắc là nền tảng cho chiến thắng ở tiền tuyến
 “Nếu không xây dựng CNXH ở miền Bắc thì không thể đánh thắng Mỹ ở miền
Nam. Ngược lại, nếu không đánh Mỹ ở miền Nam thì cũng không thể xây dựng
được CNXH ở miền Bắc”
 Huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh của
cả nước và sự hỗ trợ của các nước trên thế giới
( Can bo sung)Câu 5: Phân tích nội dung quan điểm: Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu từ năm 1954 ở miền
bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đã hoàn thành thắng lợi, đất nước đã hòan thành thắng lợi, đất nước đã
hòa bình thống nhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Từ đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm
của thời kỳ quá độ lên CNXH
Việc xây dựng đúng đắn những quan điểm CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay có vị
trí rất quan trọng đối với quá trình CNH-HĐH. Bởi xây dựng đầy đủ các quan điểm
CNH-HĐH sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc định hướng, định lượng chỉ đạo và tổ
chc thc hin cỏc ni dung v cỏc bc i ca CNH-HH phự hp vi bi cnh
xó hi ch ngha nc ta.
Ngh quyt i hi VIII ca ng ó a s nghip i mi t nc lờn tm cao
mi, y mnh quỏ trỡnh CNH-HH.
Khai niem CNH HDH ( cha rừ ỳng hay sai, cú cn nờu qua cỏc thi kỡ khụng)
- Hi ngh TW 7 khúa VII (7/1994) ó cú bc t phỏ mi trong nhn
thc v cụng nghip húa: Ln u tiờn a ra khỏi nim:
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ,
phơng tiện và phơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Ni dung c bn ca CNH-HDH :
a- Phỏt trin mnh m LLSX trc ht = vic c khớ húa nn sx xó hi trờn c s ỏp
dng nhng thnh tu CM khoa hc v cụng ngh hin i.
Bng cỏch :
- To dng KH-CN hin i t trong nc
- Chuyn giao KH-CN hin i t nc ngoi
b- Xõy dng 1 c cu kinh t hp lớ, hin i v hiu qu.
Ngnh kinh t : Chuyn dch t khu vc sx vt cht sang khu vc dch v. Chuyn
dch t khu vc nụng nghip sang khu vc cụng nghip.
Vựng kinh t : Vựng kinh t 3 min : Bc, Trung, Nam . Vựng kinh t Nam b,
ng bng sụng Hng, ng bng sụng Cu Long
Tm quan trng ca CNH-HH i vi quỏ trỡnh quỏ lờn CNXH nc ta
- Bi cnh trong v ngoi nc
Nn kinh t ca nc ta trong quỏ trỡnh phỏt trin gp rt nhiu khú khn: chu s
tn phỏ nng n ca chin tranh, s ch quan li ca lónh o trong khụi phc
kinh t sau chin tranh bng mỏy múc dp khuụn mụ hỡnh kinh t Liờn Xụ c. S
nghiệp CNH-HĐH lại được tiến hành sau một loạt nước trong khu vực và trên thế
giới
- CNH-HĐH là một tất yếu khách quan
Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ, để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác
tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng ổn định, nước ta phải
thực hiện CNH - HĐH
Theo dự thảo báo cáo chính trị của đại hội VII trình lên đại hội VIII của Đảng dự
kiến từ nay đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Tuy nhiên điểm xuất phát CNH-HĐH ở nước ta hiện nay là tiền công
nghiệp với những đặc điểm chủ yếu là nền kinh tế dựa vào các hoạt động thương

mại khai thác tài nguyên lao động, quản lý còn nặng về kinh nghiệm. Mặt khác
nước ta là một nước nông nghiệpthuần nông. Nhìn tổng quát, Việt Nam là một nước
nghèo nàn, khó khăn và lạc hậu.
Để tiến hành sản xuất lớn, hiện đại, nước ta phải thực hiện quá trình công nghiệp
hoá. Đây là một quá trình nhảy vọt của LLSX và của khoa học kĩ thuật
Ở nước ta CNH XHCN được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đảng ta
đã xác định được thực chất của CNH XHCN là “quá trình thực hiện sự phân công
mới về lao động và là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng tái sản
xuất mở rộng, CNH XHCN là quá trình xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã
hội, do giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản
… CNH XHCN có nhiệm vụ đưa nền kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn XHCN.
- Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam
CNH-HĐH làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế
ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH.
Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà
nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát
triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người-nhân tố trung
tâm của nền sản xuất xã hội.
CNH-HĐH góp phần phát triển kinh tế-xã hội. CNH-HĐH còn tác động đến việc
đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện
có cho lực lượng vũ trang.
CNH-HĐH góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. Bên cạnh thị trường hàng hoá,
còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ
 Thực trạng CNH-HĐH trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
- Nội dung của CNH-HĐH
+ Trang bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại trong các ngành của nền kinh
tế quốc dân
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Yêu cầu của CNH-HĐH
+ Phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
+ Góp phần tăng cường, củng cố khối liên minh công-nông
- Đánh giá quá trình thực hiện CNH-HĐH nước ta
+ Thành tích và thắng lợi
 Tăng sản phẩm thu nhập quốc dân
 Đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, uy tín quốc tế tăng lên
+ Những tồn tại chủ yếu
 CNH chưa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững và có hiệu
quả.
 Công nghiệp hoá tác động rất yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ và có hiệu quả.
 Công nghiệp hoá chưa đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình nâng cao trình độ kỹ
thuật và đổi mới công nghệ trong sản xuất-kinh doanh, đời sống.
(Cần hoàn chỉnh)Câu 6: Phân tích quan điểm: Công nghiệp hóa gắn với
hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức của Đảng. Liên hệ trong giai
đoạn hiện nay
a. Khái niệm Kinh tế tri thức:
- Kinh tế tri thức là sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người, có vai trò
quyết định nhất với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc
sống
b. Cơ sở lý luận thực tiễn của vđề CNH – HĐH gắn liền với phát triển KT tri thức:
- Đhội X của Đảng ta nhận định rằng: “Trong thế kỉ 21, Khoc và Cnghe sẽ có những
bước phát triển vượt bậc, KT tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình
phát triển lực lượng sản xuất”. Đhội X cho rằng CNH – HĐH đất nước gắn liền với
phát triển KT tri thức ở VN trên cơ sở lý luận – thực tiễn sau:
+ Một là, nước ta tiến hành CNH – HĐH trong đkiện điểm xuất phất thấp, Kte chưa
phát triển. Vì vậy, CNH – HĐH gắn với KT tri thức là bước đi thích hợp, là một quá
trình mang tính tất yếu khách quan
+ Hai là, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ, Đảng ta chỉ ra:

CNXH ở nước ta dựa trên nền KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Chúng ta ko thể nào phát triển KTXH
trên 1 nền sản xuất thấp kém, như vậy là đi ngược lại với CNXH.
+ Ba là, thực tiễn 20 năm tiến hành đổi mới, Đảng ta đã chuyển tư duy cũ về CNH
theo kiểu khép kín, hướng nội thiên về CN nặng, lợi thế lao động, tài nguyên, đất
đai và nguồn viện trợ từ các nước XHCN sang đường lối CNH gắn với HĐH trong
1 nền KT mở, rồi chuyển từ việc Nhà Nước đóng vai trò chủ lực sang tư duy mới,
các doanh nghiệp cả Nhà nước và tư nhân , và cả toàn dân đóng vai trò chủ lực
trong qtrinh CNH
+ Cuộc CM KH – CN đang phát triển như vũ bão, VN là nước đi sau. Vì vậy chúng
ta buộc phải lựa chọn con đường đi tắt đón đầu để rút ngắn thời gian. Con đường
CNH – HĐH gắn với KT tri thức chính là con đường phát triển đúng.
c. Nội dung của qtrinh CNH – HĐH gắn với KT tri thức:
Đhội X xác định chúng ta phải tranh thủ cơ hội thuận lợi về tình hình quốc tế, về
tiềm năng và lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH – HĐH theo định
hướng XHCN gắn với phát triển KT tri thức. Coi KT tri thức là yếu tố quan trọng
nhất của nền KT và qtrinh CNH đất nước:
- 1: phát triển mạnh các ngành có sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều
vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người VN với tri thức mới
nhất của nhân loại.
- 2: coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển
của đất nươc, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kte – xhoi
- 3: xây dựng cơ cấu kte hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ
- 4: giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động, nhất là các ngành, lĩnh vực
có sức cạnh tranh cao.
Đhội X xác định phát triển 6 ngành và lĩnh vực chủ yếu:
- 1: Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề
nông nghiệp nông thôn
- 2: phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- 3: phát triển kinh tế vùng làm cho cơ cấu kte vùng trở thành 1 trong những cơ cấu

cơ bản của nền KT quốc dân, trong đó có các vùng KT trọng điểm đóng vai trò là
động lực tạo ra sự lan tỏa ra vùng khác.
- 4: phát triển kinh tế biển: cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải
sản, dịch vụ biển, đbiệt đẩy nhanh CN đóng tàu biển.
- 5: Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ: Lựa chọn 1 số ngành công
nghiệp then chốt. Chú trọng phát triển các ngành Cnghe cao để tạo đột phá và
Cnghe sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
- 6: Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên để
phát triển bền vững.
d. Liên hệ hiện nay: Tự chém thôi ( không có tài liệu đâu  )
OK.Câu 7: Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới:
 Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:
Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập
trung với những đặc điểm chủ yếu là:
 Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính
dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp
hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các
chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả các phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền
vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do các cấp có
thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chì tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho
doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước. Lỗ thì nhà nước bù,
lãi thì nhà nước thu.
 Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất
đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định không
đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp không có
quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối với
kết quả sản xuất, kinh doanh.
 Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện
vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp”

 Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều trung gian vừa kém năng động vừa
sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
- Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư,
hàng hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá thị trường.
Do đó, hạch toán kinh tế chỉ là hình thức.
- Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân phối
vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, công nhân theo định
mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tờ em tem, phờ iêu phiêu sắc
phiếu khác sha sho với rá thị chường đã biến chế độ tiền lương thành
lương iện ật, thủ tiêu động lực kích văn thích người lờ đờ và phá vỡ
nghin tắc phờ phờ theo lờ đờ.
- Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách nhưng không có chế
tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn.
Điều đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử
dụng vốn kém hiệu quả, nảy sinh cơ chế “xin – chế”.
Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế này
có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các
mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình
công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát công nghiệp nặng. Nhưng nó lại thủ tiêu
cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối
với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản
xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo
chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học –
công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khuyết điểm của nó,
làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có nước ta, lâm vào
tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
Trước đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường,
chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ
nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là công

cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền
kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là
chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể tư nhân; xây
dựng nền kinh tế khép kín. Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế:
Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế -
xã hội, chúng ta đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy
nhiên còn chưa toàn diện, chưa triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp
theo chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở
Long An; nghị quyết Trung ương 8 khóa V (1985) về giá – lương – tiền; thực hiện
Nghị định 25 và Nghị định 26-CP của Chính phủ…Tuy vậy, đó là những căn cứ
thực tế để Đảng đi đến quyết định thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Đề cập sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định:
“Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ
chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động
lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải
tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất
lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng
tiêu cực trong xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành
nhu cầu cần thiết và cấp bách.
OK.Câu 8=9 : Quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường và tác dụng của
việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với VN
1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản
a. Thể chế kinh tế và thể chế KTTT
 Thể chế kinh tế : là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các
chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế
* Nội dung của thể chế kinh tế :
- Các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về kinh
tế
- Các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế và cơ chế vận hành

nền kinh tế
 Thể chế KTTT : là một tổng thể bao gồm các quy tắc, luật lệ và hệ thống các
thực
thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh các hoạt động giao dịch, trao
đổi trên thị trường
* Nội dung của thể chế KTTT : Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị
trường
- Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mong muốn
- Các thị trường - nơi các hàng hóa được giao dịch, trao đổi
 Thể chế KTTT định hướng XHCN :
- Cách hiểu thứ nhất : là thể chế KTTT trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên
tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển LLSX, cải thiện đời
sống nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh
- Cách hiểu thứ hai : thể chế KTTT định hướng XHCN là công cụ hướng dẫn cho
các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế xã hội tối đa,
chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa
b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
 Mục tiêu cơ bản (dài hạn)
- Làm cho thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của thể chế KTTT, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế
thành công, giữ vững định hướng XHCN, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc
Việt Nam XHCN
- Mục tiêu này hoàn thành cơ bản vào năm 2020
 Mục tiêu trong những năm trước mắt
- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật,đảm bảo cho nền kinh tế phát
triển thuận lợi
- Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công
- Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất trong cả

nước, từng bước hội nhập với thị trường khu vực và thế giới
- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã
hội và bảo vệ môi trường
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lí nhà nước và phát huy tốt vai trò
của các tổ chức mặt trận, đoàn thể trong tổ chức kinh tế xã hội
c. Quan điểm về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng các quy luật khách quan của
KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo tính định
hướng XHCN
- Đảm bảo tính đồng bộ của các bộ phận cấu thành thể chế,các yếu tố thị trường và
các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà
nước, thị trường và xã hội
- Kế thừa những thành tựu trong phát triển KTTT và kinh nghiệm tổng kết thực
tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ
vững độc lập chủ quyền quốc gia
- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc,
có bước đi vững chắc,vừa làm vừa tổng kết kinh nghiệm
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lí của nhà nước,
phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế
KTTT định hướng XHCN
2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng
XHCN
a) Thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN
- KTTT là phương tiện để xây dựng CNXH
- Là cơ sở kinh tế để phát triển định hướng XHCN
- Là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối
bởi các yếu tố để đảm bảo tính định hướng XHCN
b) Hoàn thiện thể chế sở hữu và các thành phần kinh tế, loại hình doanh
nghiệp
và các tổ chức sản xuất kinh doanh

- Pháp luật cần quy định về sở hữu để đảm bảo cho các quyền và lợi ích của các
chủ thể sở hữu. Nhất là các loại sở hữu như: sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên
nước…
- Khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân, mà đại diện là nhà nước, đồng thời
đảm bảo và tôn trọng các quyền của người sử dụng đất
- Tách biệt vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lí nền kinh
tế xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản vốn, tách chức năng chủ sở hữu tài sản vốn
với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp
- Quy định rõ về quyền của chủ sở hữu và những người liên quan đối với các loại
tài sản, đồng thời quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với xã hội
- Tạo cơ chế khuyến khích sự liên kết giữa các loại hình sở hữu, làm cho sở hữu cổ
phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế
- Ban hành các văn bản pháp lí về sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại Việt Nam
* Hoàn thiện thể chế về phân phối : hoàn thiên lập pháp, cơ chế, chính sách về
phân bổ nguồn lực và phân phối lại để đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với
tiến bộ và công bằng xã hội
- Các nguồn lực phải phân bổ theo cơ chế thị trường kết hợp với sự quản lí của nhà
nước
- Chính sách phân phối và phân phối lại phảI đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích.Để
thực hiện điều đó cần:
+ Đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh
tế
+ Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế của nhà nước để các đơn vị sự nghiệp công lập
phát triển mạnh và có hiệu quả
c) Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng
bộ các loại thị trường
* Các yếu tố của thị trường :
- Hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh

- Hoàn thiện cơ chế giám sát, điều tiết thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư
phù hợp với thông lệ quốc tế
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm,
môi trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa dịch vụ và xử lí sai phạm
* Phát triển đồng bộ các loại hình thị trường:
- Thị trường hàng hóa dịch vụ
- Thị trường chứng khoán
- Thị trường bảo hiểm
- Thị trường bất động sản
- Thị trường sức lao động
- Thị trường khoa học, công nghệ
d) Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội
trong
từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường
- Thực hiện chính sách khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm
nghèo, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và các căn cứ cách
mạng trước đây
- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt phù hợp với yêu cầu của
KTTT định hướng XHCN
- Hoàn thiện luật luật pháp, chính sách về bảo vệ môI trường, có chế tài đủ mạnh
đối với các trường hợp vi phạm và thực thi tốt trong thực tế

×