Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số giống mai phổ biến hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.36 KB, 5 trang )

ản tin
Một số giống mai phổ biến hiện nay

I/ Các giống Mai chuyên dùng để ghép
Có nhiều giống, mỗi giống có số cánh và kích
thước hoa khác nhau. Hiện có 8 giống thường
dùng làm giống ghép là mai giảo lá mỏng, mai
giảo lá gai, mai huỳnh tỷ, mai 100 cánh
, mai cam, mai thau,
mai trắng lá cẩm thạch và mai xanh. Ngoài ra còn có một
số giống được sử dụng như mai kem, mai trắng Miến Điện,
mai trắng lá xanh.
1.1/ Mai giảo lá mỏng
Là giống được ưa chuộng nhất hiện nay, chiếm hơn 95%
tổng số cây mai ghép. giống mai này sinh trưởng khoẻ, ổn
định, chống chịu sâu bệnh khá. Cành màu nâu, phân nhánh
mạnh, chiều dài mỗi lóng khoảng 3 – 1 cm. Lá có màu
xanh, phiến lá to và mỏng, mép lá hình răng cưa. Hoa nở
màu vàng tươi, cánh hoa thẳng, xếp thành 2 lớp.
1.2/ Mai giảo lá gai
Là giống đột biến từ mai giảo lá mỏng. giống này sinh
trưởng khoẻ, ít sâu bệnh. Cành to, ít phân nhánh. Mắt lá
thưa, chiều dài mỗi lóng từ 1 – 2 cm. Lá cứng, màu xanh
đậm, phiến lá to và dày, gân lá lộ rõ, mép lá có nhiều răng
cưa. Mầm sinh thực to tròn, nụ hoa cứng, cuống nụ mập.
Hoa nở vàng tươi, cánh thẳng.
1.3/ Mai Huỳnh tỷ
Đặc điểm cành nâu, to, mập, có rất nhiều mầm bên nhưng
khả năng phân cành và chống bệnh kém. Mắt lá khít, lá
cứng dày, gân lá nổi rõ. Hoa màu vàng, 24 cánh xếp thành
3 lớp.


1.4/ Mai 100 cánh
Được phát hiện ở Bến Tre, là giống có hình dáng hoa rất
đặc biệt nên được nhiều người sưu tập, cành nhỏ, nâu đen,
lá nhỏ, bề mặt lá bóng, dễ nhận biết. Nụ hoa hình cầu,
cuống hoa yếu, dễ rụng. Hoa màu vàng, số lượng cánh hoa
hơn 100 cánh, cánh hoa xếp thành nhiều lớp như hoa cúc,
kích thước hoa giảm dần từ lớp dưới lên lớp trên, cánh hoa
chi chít, dày đặc. Nhị và nhụy hoa thoái hoá, giống này
không hình thành trái và hạt. Hiện nay, Mai 100 cánh
không còn được ưa chuộng vì hoa thưa (do dễ rụng), hoa
quá nhiều cánh, không có nhị và nhụy làm mất vẻ đẹp tự
nhiên và mùi hương của hoa.
1.5/ Mai cam
Cành nhỏ, màu nâu đen. Lá nhỏ, gân lộ rõ.
Mầm sinh thực khi phát động hình thành 6 – 7 nụ, nụ có
màu xanh ánh cam. Nụ hoa khoẻ, ít rụng, nở đều, hoa màu
cam đậm, 5 – 7 cánh.
1.6/ Mai thau
Cành mập, màu nâu sáng, mắt lá thưa, lá to. Nụ hoa khoẻ,
cuống hoa dài, hoa to, màu cam lợt, 5 – 8 cánh. Do mắt lá
thưa, ít mầm sinh thực nên hoa trổ thưa. mai thau thường
được ghép chung với mai vàng và mai cam làm cây ghép 3
màu.
1.7/ Mai trắng lá cẩm thạch
Cành mập, cành và mầm sinh thực khi còn non có màu
trắng. Lá non màu trắng, phiến lá mỏng, lá già màu xanh
đốm trắng. Nếu cây sinh trưởng trong mát sẽ có tán lá màu
trắng. Cây có sức sống kém, dễ nhiễm bệnh. Một cây mai
trắng từ lúc ghép đến lúc có hoa nở đẹp phải mất 3 năm.
Hoa màu trắng, 5 – 10 cánh. Đây là giống mai trắng phổ

biến nhất hiện nay.
1.8/ Mai xanh (Phước mai)
Giống Phước mai có kiểu hoa rất lạ, cánh hoa màu xanh,
hình dạng như lá non nhưng do sinh trưởng kém, hoa dễ
rụng nên không được ưa chuộng. Hiện nay, rất ít vườn mai
có giống này.
II/ Các giống mai dùng làm gốc ghép
2.1/ Mai tứ quí
Đây là giống mai cùng họ với mai vàng, tên khoa học là
Ochna atropurpurea. Mai tứ quí thường cho bộ rễ lồi rất
đẹp, nhiều nhánh, hoa trổ quanh năm. Hoa màu vàng,
thường có 5 cánh, lá đài màu xanh. Khi cánh hoa rụng th
ì lá
đài chuyển dần sang màu đỏ. Do đặc tính ra hoa ở đầu
cành, hoa hình thành trên nhánh non, nên có thể cắt tỉa cây
lúc 45 ngày trước Tết để có cây mai tứ quí trổ hoa nhiều
vào dịp Tết.
Mai tứ quí được xem như là nguồn nguyên liệu làm gốc
ghép tốt nhất so với các giống khác. Vì, cành ghép trên gốc
mai này thường sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh, hoa to, bền
và đẹp.
2.2/ Mai châu
Hoa to, 5 – 10 cánh, cánh nhọn màu vàng. Thân có lớp vỏ
dày nên cành ghép mọc khoẻ.
2.3/ Mai sẻ
Hoa màu vàng, 5 cánh, kích thước hoa nhỏ, mật độ hoa
dày đặc trên cành. Thân có lớp vỏ mỏng nên lúc còn non,
cành ghép dễ bị rơi ra khỏi than khi gặp gió mạnh.
2.4/ Mai rừng
Mai mọc hoang tại các vùng rừng núi. Thân có lớp vỏ

dày. Rễ trụ đâm sâu trong đất, ít rễ cám. Tỉ lệ khi trồng gốc
ghép thường cao hơn các loại gốc ghép khác do gốc mai
rừng thường bị cắt rễ cái, bầu đất thường bị vỡ, rễ cám ít,
dễ bị đứt.
KS. Lê Thị Nghiêm

×