Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Câu chuyện bảo hành: Cửa hàng cần lắm sự cảm thông doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.74 KB, 9 trang )

Câu chuyện bảo hành: Cửa hàng cần lắm sự cảm
thông
Đi bảo hành đồ công nghệ, khách hàng than khổ
còn nhà phân phối cũng chẳng thể làm khác.
Câu chuyện bảo hành sản phẩm máy tính tại thị
trường Việt Nam còn nhiều nhức nhối, nhưng dư luận
mới chỉ nhìn nhận nó dưới con mắt khách hàng, quên
mất rằng phía người bán, cửa hàng cũng khó xử
không kém mỗi lần phải từ chối hay làm khó thượng
đế của mình.

Nhà sản xuất kém nhiệt tình, cửa hàng đành bó
tay



Nhà phân phối, cửa hàng hay đại lý chỉ đóng vai trò
trung gian chuyển tiếp, đưa sản phẩm tiếp cận người
tiêu dùng cuối. Dù muốn tốt cho khách hàng nhưng
họ chẳng thể làm khác những quy định khắt khe của
nhà sản xuất về chính sách tiếp nhận, bảo hành thiết
bị.

Chính vì quy định mỗi hãng một khác nên mới sinh
chuyện, sao tôi mua sản phẩm này, cửa hàng X sẵn
sàng đổi mới ngay khi gặp trục trặc còn mua món
hàng kia tại cửa hàng Y, lại chỉ được sửa chữa khắc
phục. Người dùng không mấy khi để ý tới nhà sản
xuất, khi sản phẩm hỏng, cửa hàng, đại lý luôn bị “ăn
vạ” đầu tiên.




Thậm chí, ngay cả khi hãng thoáng tay sẵn sàng đổi
mới hàng trong 6 tháng đầu, đền đồ tương đương nếu
một lỗi bảo hành 3 lần không xong… thì cũng không
nhiều nhà phân phối dám áp dụng triệt để, thông
thường, thời gian cam kết đổi mới sẽ rút ngắn lại.

Tìm hiểu về vấn đề ngày, GameK được biết, dù chấp
nhận trả bảo hành hàng mới cho nhà phân phối nhưng
toàn bộ chi phí nhập, thuế xuất, phía Việt Nam đều
phải chịu. Một hai món hàng có thể nhỏ, nhưng lâu
ngày cộng dồn chi phí lớn vô cùng. Đấy cũng là cái
khó của những người buôn bán, bởi trong mọi trường
hợp, lợi ích kinh doanh luôn phải đặt lên hàng đầu
còn nguy cơ sản phẩm lỗi vẫn khó tránh khỏi.

Chưa kể, khi bán ra những mặt hàng công nghệ cao
như tai nghe, bo mạch chủ, card đồ họa… nếu rủi
may hỏng hóc thì phía nhà phân phối cũng khó có thể
tự sửa chữa, trình độ nhân lực có hạn, công cụ thiếu
thốn. Lỗi to hay nhỏ đều phải gửi qua hãng chờ khắc
phục, thời gian nhanh cũng phải cả tháng trời. Khách
hàng bực mình vì chờ đợi, đại lý cũng khốn khổ vì bị
cằn nhằn…

Khách hàng quái chiêu, quy định buộc phải thắt
chặt




Khi đi bảo hành, ai nấy đều tỏ ra khù khờ, chẳng biết
tại sao con RAM này chết, bàn phím kia hỏng, nhưng
câu chuyện thật sự thì chỉ có người trong cuộc mới
hiểu.

Người dùng không phải trong nghề giờ cũng thuộc
lòng vô số chiêu “giết” đồ không để lại giấu vết, tất
cả nhằm lợi dụng chính sách bảo hành nương nhẹ của
nhà sản xuất để trục lợi. Chính vì thế, không phải bất
cứ mặt hàng nào, người bán cũng dám cam kết đổi
mới sản phẩm trong vòng 6 tháng, hoặc áp dụng
chính sách bảo hành dài hơi cho khách hàng.



Seagate từng rất thoáng khi chấp nhận chính sách bảo
hành toàn cầu tại Việt Nam, sản phẩm không mua tại
nhà phân phối trong nước vẫn có thể đem đến bảo
hành khi gặp trục trặc. Trong mọi trường hợp, hãng
cũng luôn đổi ổ cứng mới để làm đẹp lòng người
dùng.

Câu chuyện sẽ chẳng có gì nếu các tay buôn hàng
xách tay không nhập hàng ồ ạt, cũ mới có cả, giá
thành lại luôn tốt hơn hàng chính hãng, khách hàng
thấy rẻ chẳng tội gì không mua vì khi hỏng hóc vẫn
được hãng đổi ngay hàng mới. Kết qủa bán hàng
trong nước tụt giảm thê thảm, nhà phân phối kêu trời
còn các lái buôn hàng ngoài hả hê ra mặt.




Thậm chí, khi biết dòng ổ cứng dung lượng 80GB đã
ít được sản xuất, hãng thường đổi hẳn lên loại 160GB
mà chẳng đòi thêm chi phí, khách hàng lại tìm đủ
cách để “bảo hành bằng được” loại 40GB, 80GB mua
đã lâu của mình.

Sự khôn ngoan quá mức của người dùng buộc hãng
phải thắt chặt lại các quy định, đưa thêm các điều
kiện từ chối bảo hành vào chính sách cam kết. Sự
việc xem ra cũng phải đành cảm thông. Có lẽ, đây
cũng chính là lý do mà nhiều thương hiệu lớn lại
không áp dụng chính sách bảo hành toàn cầu tại tất cả
các thị trường.

Câu chuyện bảo hành kể mãi chẳng hết điều để bàn
nhưng có lẽ ở một mức độ nào đó, thượng đế cũng
nên hiểu và thông cảm với những người làm nghề
kinh doanh chân chính.

×