Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tìm hiểu "phong cách" đặt tên CPU Sandy Bridge của Intel pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.46 KB, 9 trang )

Tìm hiểu "phong cách" đặt tên CPU Sandy
Bridge của Intel
Cùng tìm hiểu về cách đặt tên chip của Intel trong
năm 2011.
Như các bạn đã biết, Intel luôn được coi là "ông lớn"
trong lĩnh vực sản xuất các bộ vi xử lý cho máy tính.
Điều đó được thể hiện qua sự đa dạng trong các sản
phẩm của Intel. Cụ thể, hãng đã đưa ra các sản phẩm
hướng đến thị trường người dùng phổ thông, khách
hàng tầm trung và cả cho những nhu cầu cao cấp.
Nhưng chính sự đa dạng sản phẩm của Intel đã khiến
cho khách hàng phải đau đầu khi đứng trước quá
nhiều model ở dùng một dòng sản phẩm.

Và nếu không phải là một người am hiểu về lĩnh vực
này, bạn sẽ không khỏi cảm thấy bối rối khi đứng
trước một danh sách các sản phẩm như: core i3-530,
i3-540, i5-600, i5-700, i7-800 hay i7-900. Đó là
còn chưa kể các dòng Dual Core hay Core 2 Duo đều
có một loạt các model cho riêng mình. Chỉ còn một
vài tháng nữa là “phát súng” mang tên Sandy Bridge
của intel chính thức rền vang. Đó là thời điểm đầu
năm 2011 khi mà các sản phẩm mới của Intel lên kệ.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn cách phân
biệt các dòng chip của Intel trong năm 2011.



Trong dòng sản phẩm mới của mình, Intel vẫn giữ
nguyên các thương hiệu Core i3/i5/i7 nhưng các số
hiệu đằng sau có sự thay đổi. Cụ thể số “2” dùng để


chỉ đây là thế hệ thứ 2 của các dòng sản phẩm intel
i3/i5/i7. Số “600” là mã số của sản phẩm (tương tự
như dòng Core i trước đây). Cuối cùng là ký tự dùng
để phân biệt các dòng cùng mã với nhau (K,S,T).

Ví dụ Intel Core i7-2600K là dòng sản phẩm với hệ
số nhân mở qua đó bạn có thể dễ dàng OverClock
(OC). Ngược lại, Intel Core i7-2600S sẽ bị khóa hệ
số nhân do đó bạn sẽ không thể OC các dòng sản
phẩm này. Nhưng bù lại thì công suất tiêu thụ của
dòng chip này chỉ có 65W, ít hơn các sản phẩm dòng
K (95W). Bên cạnh đó các sản phẩm với ký tự cuối
cùng là T là phiên bản rất tiết kiệm điện với công suất
tiêu thụ chỉ 35 hoặc 45W.



Intel Core i7

Tại dòng Core i7 cao cấp, Intel có các model như i7-
2600K, i7-2600S và phiên bản bình thường là i7-
2600. Tốc độ của các phiên bản này là từ 2.8 cho đến
3.4 GHz và đều có tốc độ 3.8 GHz khi mở chế độ
TurboBoost(TB).



Intel Core i5

Các model ở dòng sản phẩm i5 rất nhiều bởi lẽ chiến

lược chính của Intel là nhắm nhiều hơn đến phân
khúc các khách hàng tầm trung với nhu cầu giải trí
hoặc đồ họa ở mức trung bình. Trong đó, các dòng
như i5-2500K, 2500 hay 2500S có tốc độ từ 2.7 đến
3.3 GHz và 3.7GHz khi bật TB nhưng riêng i5-2500T
thì chỉ có 3.3 GHz do đây là phiên bản tiết kiệm điện
(ký hiệu T ở sau).



Intel Core i3

Các dòng sản phẩm i3 gồm có i3-2100, i3-2120 và
i3-2100T. Đây là dòng sản phẩm hướng đến thị
trường người dùng phổ thông nên chỉ có 2 nhân và
tốc độ từ 2.5 cho đến 3.3GHz và không hỗ trợ công
nghệ TB.



Ngoài những chip xử lý phiên bản dành cho máy tính
để bàn, Intel còn có các phiên bản dành cho máy tính
xách tay với kí tự kết thúc là “M”. Cấu trúc tên các
chip cho laptop cũng giống với máy tính để bàn
vàchỉ khác nhau về mã số của các model. Một chú ý
khá quan trọng là tất cả các dòng chip cho laptop đều
hỗ trợ công nghệ Hyper-Thearding trong
khi đó desktop thì có 2 chip Core i5-2500 và i5-2400
không hỗ trợ công nghệ này.




Lịch trình lên kệ của các bộ xử lý Sandy Bridge sẽ
bắt đầu từ Q1 năm 2011 cho đến Q3 năm 2011. Giá
bán chính thức vẫn chưa được công bố.



Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã có cái
nhìn ban đầu về các sản phẩm của “vũ khí” Sandy
Bridge của Intel. Đây sẽ là cơ hội để các bạn lên đời
cho desktop của mình để chống lại những “sát thủ”
phần cứng như Crysis 2 sắp ra mắt.

×