CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI
I. lịch sử hình thành và phát triển:
1) lịch sử hình thành:
Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi là một doanh nghiệp nhà nước
thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam thuộc bộ công nghiệp.
Tên giao dịch quốc tế: VIGATEXCO.
Trụ sở chính của công ty tại: Số 2 Trường Chinh P. Tây Thạnh
Quận Tân Phú .TP.HCM.
Giấy phép kinh doanh số: 102756 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư
TP.HCM cấp.
E_mail: detthangloi @ yahoo.com
Website: http: // www. Thangloi.com.
Điện thoại: (08) 8153044
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi là hai công ty thành
lập trước năm 1975:
♣ Công Ty Dệt Sợi Việt Nam (VINATEXCO) thành lập năm 1958.
♣ Công Ty In Nhuộm Vải Sợi Việt Nam (VINATEXFICO) thành lập năm 1960.
2) Quá trình phát triển:
Năm 1978 Nhà Máy Dệt Thắng Lợi xây dựng thêm một nhà máy kéo sợi trang
thiết bị do hãng SACM (Pháp) chế tạo.
Năm 1989 xây dựng thêm nhà máy với trang thiết bị do hãng Tuki của Nhật
chế tạo.
Ngày 29/12/2000 căn cứ công văn số 632/CV-QTL-VP về việc công ty xin đổi
tên . Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã đồng ý cho công ty đổi tên thành Công Ty
Dệt May Thắng Lợi, tháng 12/2000 công ty được chứng nhận SA_8000.
Công ty đã xây dựng xong Nhà Máy May V liên doanh với Hàn Quốc có diện
tích và qui mô lớn hơn. Sau 10 năm đổi mới và chuyển hướng phát triển, công ty đạt
được những thành công nhất định về chất lượng lao động, số lượng, điều kiện lao
động và chất lượng sản phẩm cụ thể như: Công ty được chứng nhận ISO_9002 và
SA_8000. Qua đó ta thấy công ty có sự chuyển hướng nhanh và gặt hái được những
thành công nhất định.
Công ty sản xuất với dây chuyền khép kín trong nghành dệt_may với 10 nhà
máy.
Nhà máy may I
Nhà máy may II
Nhà máy may III
Nhà máy may IV
Nhà máy may V
Nhà má in nhuộm
Nhà máy dệt
Nhà máy kéo sợi số I
Nhà máy kéo sợi số II
Xí nghiệp nghiệp vụ
Công ty được tách ra và được gọi với tên mới là Công Ty May Quốc Tế
Thắng Lợi với chức năng duy nhất là may. Hiện nay công ty sản xuất với dây chuyền
sản xuất gồm 3 xí nghiệp:
Xí nghiệp may I
Xí nghiệp may II
Xí nghệp may IV
II. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty:
1) Chức năng:
Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi với chức năng sản xuất, gia công
các sản phẩm may mặc cho khách hàng trong và ngoài nước, bênh cạnh đó công ty
còn nhập khẩu một số mặt hàng may mặc nhằm làm phong phú hơn sản phẩm may
mặc ở thị trường trong nước, nhằm đáp ứng thị hiếu và sự lựa chọn của khách hàng.
2) Nhiệm vụ:
Luôn luôn thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Trên cơ sở sản xuất kinh
doanh có hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước bằng cách
nộp đầy đủ các khoản thuế.
Liên kết với các thành phần kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học kỹ
thuật với các nước góp phần vào việc tổ chức, cải tạo, năng cao năng suất sản xuất…
Mở rộng sản xuất, đáp ứng ngày càng nhiầu hàng hoá cho xã hội, không
ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổ chức xuất khẩu các sản phẩm may
mặc sang nước ngoài.
Thực hiện chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên và người lao động:
luôn quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ văn hoá và nghiệp vụ cho cán
bộ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho người lao động.
3) Lĩnh vực hoạt động của công ty:
Công ty bao gồm các loại sản phẩm:
Mặt hàng may mặc: các sản phẩm may mặc đáp ứng cho sự lựa chọn và thị
hiếu của khách hàng như: áo sơ mi, áo jacket, quần áo trẻ em, quần áo thể
thao, pijima, đầm, áo gối, vỏ chăn, áo bao nệm, quần áo bảo hộ lao động.
Mặt hàng vải như: katê, nỉ, gabardia, simily, supper brassco, kali, polyme…
Mặt hàng sợi gồm: sợi visco, sợi 100% cotton, sợi 100% polyeste, sợi bông.
Các mặt hàng của công ty không những tiêu thụ trong nước mà còn mở rộng
sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Châu Mỹ, Châu Âu và các nước
Asian.
Công ty thường xuyên sản xuất các sản phẩm mới nhằm đáp ứng thị hiếu của
khách hàng.
Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi có nhiều Xí Nghiệp
nhưng em chỉ đi chuyên sâu vào Xí Nghiệp May I:
III. Giới thiệu về Xí Nghiệp May I:
1) Lịch sử hình thành, phát triển của Xí Nghiệp May I:
Xí Nghiệp May I được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
1/8/1989.
Trong thời kì đầu chủ yếu sản xuất áo sơ mi xuất khẩu sang thị trường Liên
Xô.
Do trình độ tay nghề công nhân còn hạn chế, năng suất cũng như chất lượng thấp
không đủ đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật công nghệ nên sản phẩm sản xuất ra
không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Xí Nghiệp May I sản xuất theo 2 ca sáng, chiều với 20 dây chuyền may cùng
với số công nhân trên 900 người.
Năm 1997 do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất nên thành lập thêm Xí Nghiệp May II
trên cơ sở đưa thiết bị và nguồn nhân lực từ Xí Nghiệp May I sang, từ đó cho đến nay
Xí Nghiệp May I chỉ còn sản xuất một ca.
Để phát triển và nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân nên Xí Nghiệp May I
tổ chức các lớp quản lí chất lượng, điều hành sản xuất cho một số cán bộ quản lý chất
lượng tích luỹ kinh nghiệm, do vậy khả năng tay nghề của công nhân ngày càng được
nâng cao. Bênh cạnh đó, Xí Nghiệp May I còn đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị
nhằm phục vụ cho việc sản xuất vì thế mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng cả trong lẫn ngoài nước.
2) Qui mô của Xí Nghiệp May I:
Xí Nghiệp May I có 12 chuyền may.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ lực sản xuất các mặt hàng theo đơn
giá FOB của công ty.
Trong lĩnh vực tiêu thụ: các loại sản phẩm của Xí Nghiệp May I sản xuất ra
chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Á, Châu Âu,…
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và gia công ở thị trường trong và
ngoài nước.
Tăng cường phát triển nghành may trên địa bàn TP.HCM, mở rộng thị trường
tiêu thụ.
Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, nâng cao
trình độ tay nghề cho người lao động để sản phẩm sản xuất ra ngày một hoàn thiện và
đạt chất lượng hơn.
Hiện nay tất cả các qui trình sản xuất của Xí Nghiệp May I tập trung trên mặt
bằng 2.146 m
2
. Trong đó bao gồm:
o Văn phòng làm việc 126 m
2
.
o Xưởng sản xuất: 133 m
2
.
o Tổng số lao động hiện nay: 900 người.
3) Sơ đồ qui trình sản xuất tại Xí Nghiệp May I:
Đơn đặt hàng Xuất kho
Đánh giá, phân tích Nhập kho
Thiết kế mẫu theo yêu cầu Đóng thùng
Kiểm hàng, duyệt KCS
Tính định mức NPL, Thành phẩm
lập nhu cầu cung ứng
ỦI,gấp, vô bao
Lập kế hoạch sản xuất
KCS chuyền
Nhận nguyên phụ liệu
Cắt chỉ, may
Cân đối nguyên phụ liệu
KTchuyền, may
Tác nghiệp cắt, cấp phát theo qui trình CN
vật tư cho tổ sản xuất
Ủi, ép keo, đánh số
Bộ phận chuẩn bộ SX, thiết kế
bảng hướng dẫn sử dụng NPL, Cắt
bảng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trả vải cắt Giác sơ đ ồ
IV.Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp:
1) Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi là một công ty lớn, để dể dàng trong việc
quản lý và sản xuất nên công ty chia ra thành nhiều xí nghiệp nhỏ, mỗi xí nghiệp có
một bộ máy kế toán riêng. Do đó công ty đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế
toán phân tán.
Sơ đồ tổ chức kế toán phân tán:
2) Chức năng và nhiệm vụ các nhân viên tại Xí Nghiệp May I:
Giám đốc : Nguyễn Quang Diệu.
Phó giám đốc: Nguyễn Ngọc Hải
Nguyễn Thị Thu Mỹ.
Chủ tịch công đoàn: Lê Văn Biền.
Cán bộ mặt hàng: Nguyễn Thị Vân Anh
Vũ Thị Tuyết Hà
Nhân viên nhân sự : Nguyễn Ngọc Tuyết.
Kế hoạch sản xuất: Phạm Thị Ánh Minh.
Kế toán tiền lương: Huỳnh Thị Diễm Hằng.
Kế toán kiêm thủ quĩ: Phan Thị Gái.
3) Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
Công ty áp dụng hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng
hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán, nhằm phục vụ cho việc xác
lập báo cáo tài chính cũng như phục vụ cho việc kiểm tra từng loại sản phẩm, nghiệp
vụ.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào nhật kí sổ cái, sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng nhân viên kế toán tiến hành cộng sổ, lập bảng tổng
hợp chi tiết của từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với nhật kí sổ cái.
Mọi sai sót phát hiện trong quá trình kiểm tra đối chiếu số liệu
các bảng tổng hợp chi tiết và cộng bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế toán
Đơn vị kế toán
Đơn vị báo sổ Đơn vị kế toán trực
và báo cáo tài chính.
4) Sơ đồ hình thức chứng từ ghi sổ:
Chú thích:
Ghi hàng tháng:
Ghi hàng ngày (định kì) :
Quan hệ đối chiếu:
5) Hệ thống tài khoản tại doanh nghiệp:
Công ty cổ phần may quốc tế thắng lợi hiện đang sử dụng các tài khoản sau:
TK 111: “Tiền mặt”.
TK 112: “Tiền gửi ngân hàng”.
TK 113: “Thuế GTGT khấu trừ”.
Chứng từ gốc
Sổ quĩ Sổ chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài
khoản
Báo cáo kế toán
Sổ đăng
kí
Bảng tổng hợp chi tiết
TK 141: “Tạm ứng”.
TK 142: “Chi phí trả trước”.
TK 151: “Hàng mua đang đi trên đường”.
TK 152: “Nguyên liệu, vật liệu”.
TK 153: “Công cụ, dụng cụ”.
TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
TK 155: “Thành phẩm”.
TK 156: “Hàng hoá”.
TK 157: “Hàng gửi đi bán”.
TK 159: “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.
TK 211: “Tài sản cố định hữu hình”.
TK 214: “Hao mòn tài sản cố định”.
TK 333: “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước”.
TK 314: “Khoản tiền gửi mua ứng trước”.
TK 334: “Phải trả công nhân viên”.
TK 411: “Nguồn vốn kinh danh”.
TK 431: “Qũi khen thưởng phúc lợi:.
TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
TK 512: “Doanh thu nội bộ”.
TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”.
TK 531: “Hàng hoá bị trả lại”.
TK 532: “Giảm giá hàng bán”.
TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”.
TK 627: “Chi phí sản xuất chung”.
TK 711: “Thu nhập khác”.
TK 811: “Chi phí khác”.
TK 911: “Xác định kết quả kinh doanh”.
V.Tổ chức bộ máy quản lý của Xí Nghiệp May I:
1) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Xí Nghiệp May I:
2) Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban:
♣ Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc:
Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của nhà
máy, bên cạnh đó còn chỉ đạo trực tiếp những công việc sau:
Uỷ quyền cho phó giám đốc giải quyết công việc của nhà máy
khi giám đốc vắng mặt.
Điều hành sản xuất theo kế hoạch, lên kế hoạch sản xuất cho
công ty, tổ chức quản lý nhân sự.
Thực hiện kí kết các hợp đồng trong và ngoài nước.
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KỸ
THUẬT
PHÒNG KẾ
HOẠCH
NGHIỆP VỤ
KCS
May
mẫu
Lập sơ
đồ tác
nghiệp
cắt
Qui
trình
ĐM
CM
Kế
toán
LĐ
TL
Thốg
kê vật
tư
Kế
hoạch
sản
xuất
Cán
bộ
mặt
hàng
Cắt C1,
C2
C3,
C4
C5,
C6
C7,
C8
C9,
C10
C12,
C14
Tổ
hoàn
thành
Hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty có
liên quan đến kinh doanh sản xuất.
Được quyền phân công công việc cho phó giám đốc, nhân viên
nghiệp vụ, chuyền trưởng, tổ trưởng……
Chỉ đạo các phòng ban, chức năng trong việc sử dụng nguyên
phụ liệu sản xuất đảm bảo cho tiến độ giao hàng.
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc:
Thay mặt giám đốc xử lý công việc khi giám đốc vắng mặt.
Trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất tại xí nghiệp.
Trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật trong công tác quản lý kỹ thuật
phục vụ cho việc sản xuất của xí nghiệp.
Phó giám đốc làm trợ lý cho giám đốc, giúp giám đốc quản lý
và điều hành xí nghiệp.
Chịu trách nhiệm đàm phán với khách hàng kí đơn đặt hàng cho
xí nghiệp.
♣ Văn phòng công ty:
Chịu trách nhiệm xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của
công ty trình duyệt.
Xây dựng, ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm cho các tổ chức của công ty và xây dựng các qui chế, nội
quy về mặt quản lý.
Thường xuyên theo dõi bổ sung các chế độ quản lý và chính
sách để phù hợp với qui định mới của nhà nước.
♣ Phòng kinh doanh:
Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và sản xuất kĩ thuật
tài chính hàng năm.
Giao kế hoạch sản xuất, kĩ thuật hàng năm, hàng quí cho các
đơn vị trực thuộc một cách đồng bộ. bao gồm các mặt hàng, số
lượng định mức, tiêu chuẩn kĩ thuật, tiến độ cung cấp bán thành
phẩm và giao nộp sử dụng.
Cung ứng toàn bộ cho sản xuất và tiêu thụ cho các đơn vị trực
thuộc.
Quyết toán sản phẩm và các hạng mức cho nhà máy.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, hoạt động kinh doanh 6
tháng và cả năm của công ty, báo cáo tình hình thực hiện của
công ty theo qui định.
Xây dựng và ban hành các định mức về lao động, tiền lương để
làm cơ sở cho tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp trả lương cho cán bộ
và công nhân viên.
Xây dựng và ban hành tổng quĩ lương, các qui chế trả lươngtheo
qui định của nhà nước.
♣ Phòng kế hoạch nghiệp vụ đầu tư:
Bộ phận kế toán:
Thực hiện toàn bộ những công tác liên quan đến kế toán, thống
kê thông tin kinh tế và hạch toán ở nhà máy theo cơ chế của
công ty.
Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong việc đề ra kế hoạch
và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán tại xí
nghiệp.
Trách nhiệm kiểm soát kinh tế.
Thường xuyên theo dõi, cung cấp kịp thời cho lãnh đạo nhà máy
những thông tin kinh tế cần thiết.
Bộ phận kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho xí nghiệp.
Tham mưu, giúp đỡ ban lãnh đạo xí ngiệp trong lĩnh vực kế
hoạch tổng hợp nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu cho xí nghiệp.
Tổng hợp số liệu sản xuất.
Bộ phận tổ chức lao động tiền lương:
Tham mưu cho ban lãnh đạo xí nghiệp trong các lĩnh vực như:
Phân bổ tiền lương tính chho nhân viên, người lao động.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
Tổ chức bộ máy quản lý.
Thực hiện chế độ bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên và người
lao động.
Bố trí cán bộ, lao động.
♣ Bộ phận hành chính:
Thực hiện nhiệm vụ tiếp khách và hướng dẫn đưa khách đến nơi
làm việc tại các phòng ban.
Thực hiện quản lý phương tiện vận chuyển và xây dựng cơ bản.
Phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người lao động,
thực hiện khám chữa bệnh.
Đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ quân sự, phòng cháy chữa
cháy.
Vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.
♣ Bộ phận vật tư:
Tổ chức việc thực hiện cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, phụ
liệu và tiêu thụ hàng hoá cho xí nghiệp.
Bảo quản, kiểm tra chất lượng vật tư, số lượng, thiết bị của
khách hàng và nhà thầu phụ cung cấp.
Cung ứng thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp.
Tiếp nhận thông tin văn bản từ phòng kế hoạch.
Cung cấp nguyên vật liệu, vật tư, phụ liệu và tiêu thụ hàng hoá
cho xí nghiệp.
Bộ phận vật tư là một nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lý của xí
nghiệp.
♣ Bộ phận KCS:
Với nhiệm vụ kiểm tra chất lượng bán thành phẩm cắt trước khi
đưa vào sản xuất.
Được quyền yêu cầu quản lý kĩ thuật chấn chỉnh khắc phục các
dạng lỗi phát sinh.
♣ Phòng kỹ thuật công nghệ:
Thuộc hệ thống quản lý của xí nghiệp.
Thiết kế mẫu rập cho sản xuất.
Thực hiện may mẫu theo yêu cầu của khách hàng.
Triển khai nghiên cứu công nghệ sản xuất để đề xuất phương án
sản xuất phù hợp.
Tham mưu cho lãnh đạo về mặt kỹ thuật trong đàm phán ký kết
hợp đồng.
Thường xuyên theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh về mặt kỹ
thuật.
♣ Tổ cơ điện:
Hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ tình hình điện_cơ trong
xí nghiệp.
♣ Cân đối vật tư: Làm yêu cầu nhập nguyên phụ liệu, làm chứng từ xuất hàng.
♣ Phòng kế hoạch thị trường:
Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng, đàm phán kí kết thực hiện các
hợp đồng, gia công lập kế hoạch sản xuất, phân bổ hàng hóa
đầy đủ và kịp thời.
♣ Phòng quản trị chất lượng sản phẩm:
Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm và đề xuất các biện
pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm đảm bảo chất lượng và đáp
ứng được các nhu cầu khách hàng.
♣ Các nhà máy thành viên:
Mỗi nhà máy có một giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng giám
đốc công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy
mình quản lý.
Trong quá trình làm việc các phòng ban có quan hệ qua lại chặt
chẽ với nhau.
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm:
1) Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát
sinh gắn liền với quá trình sản xuất .
Chi phí sản xuất phát sinh liên tục, khách quan, đa dạng, theo từng loại hình
sản xuất.
Chi phí sản xuất thực tế thường được thu thập sau khi quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất thực tế thường được thu thập sau khi quá trình sản xuất.
Nói cách khác chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền mà doanh
nghiệp phải tiêu dùng trong sản xuất và ttiêu dùng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
2) Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.
3) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện bằng tiền của lao
động sống và lao động vật hoá, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan
hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những đặc điểm khác
nhau về phạm vi hình thành được thể hiện như sau:
Chi phí sản xuất gắn liền với những thời kì nhất định, giá thành gắn với môt
loại sản phẩm, công việc nhất định.
Chi phí sản xuất kinh doanh không gồm chi phí phải trả, chi phí sản xuất phát sinh ở
kì nào thì ta ghi nhận luôn kì đó. Giá thành sản phẩm chứa đựng cả một kì này.
Giá Chi phí Chi phí sản xuất Chi phí Các khoản
thành = sản xuất + phát sinh - sản xuất - giảm
sản phẩm DD ĐK trong kì DDCK chi phí
4) Mục tiêu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Cung cấp thông tin về chi phí sản xuất làm cơ sở để xác định chi phí sản xuất
dở dang, giá thành sản phẩm, phục vụ cho việc lập báo cáo sản xuất theo qui định.
Thông tin chi phí sản xuất thực tế giúp doanh nghiệp kiểm tra và đánh giá tình hình
thực hiện dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm so sánh với chi phí sản xuất
thực tế phát hiện những chênh lệch phát sinh gây lãng phí nguồn lực của doanh
nghiệp.
Cung cấp thông tin về kết quả của từng quá trình sản xuất.
5) Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
tuỳ theo yêu cầu và mục đích của công tác quản lý. Tuy nhiên, chi phí sản xuất
thường được phân chia theo các tiêu thức sau:
a) Phân loại theo nội dung kinh tế:
Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, vật liệu,
nhiên liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm các yếu tố như: chi phí
nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ
tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác sử dụng vào sản xuất.
Chi phí về nhân công bao gồm các chi phí về tiền lương, các khoản trích theo
lương phải trả cho người lao động trong quá trình sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận biết các chi phí này giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn
tổng mức dịch vụ có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ
trao đổi, cung ứng với các đơn vị cung cấp tốt hơn.
Các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất bao gồm thiệt hại do ngừng sản
xuất, thiệt hại do sản phẩm hỏng.
Các chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí chưa được phản ánh ở trên đã
trực tiếp chi bằng tiền, cách phân lại này nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán
về chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo
cáo tài chính.
b) Phân loại theo khoản mục giá thành:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử
dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và cá
khoản tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những khoản chi phí sản xuất liên
quan đến việc phục vụ cho việc chế tạo ra sản phẩm phục vụ cho việc quản lý sản
xuất trong phạm vi các phân xưởng sản xuất.
6) Phân loại giá thành sản phẩm:
Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất,
dựa trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi suốt cả kì kế
hoạch, được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kì
trước và các định mức, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở đánh giá tình
hình thực hiện giá thành và kế hoạch hạ giá thành của đơn vị.
Giá thành định mức: là loại giá thành được tính trước khi bước vào sản
xuất và được hoàn thiện trong quá trình sản xuất. Nó luôn thay đổi phù hợp với sự
thay đổi định mức chi phí đạt đựơc trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. Nó
là thước đo để xác định kết quả tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất.
Giá thành sản xuất: là loại giá thành đựơc xác định sau khi đã hoàn thành
quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh do bộ phận
kế toán tính trên cơ sở chi phí sản xuất thực tế và sản lượng sản phẩm sản xuất thực
tế.
7) Phân loại theo cơ cấu chi phí tạo nên gía thành:
Giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ là giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp.
II.Nội dung cơ bản:
1) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất thực tế.
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm qui trình
công nghệ, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm…đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất có thể được xác định là những phân xưởng, đơn đặt hàng, qui trình công
nghệ, sản phẩm, công trường thi công.
2) Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần
tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Đối tượng tính gía thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ
hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ.
Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành
chính xác.
Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá
thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, đơn đặt hàng…
- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ứng với nhiều đối tượng tính giá
thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản
phẩm.
- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính
giá thành sản phẩm như trong các qui trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều
công đoạn.
3) Kì tính giá thành sản phẩm:
Là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính
giá thành sản phẩm, kì tính giá thành có thể được xác định khác nhau:
Hàng tháng ở những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Quí hoặc năm ở những doanh nghiệp xây lắp.
Khoảng thời gian theo từng thời vụ, quí, năm ở những doanh nghiệp nông
nghiệp.
Khoảng thời gian thực hiện, kết thúc và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản
phẩm, tính kết quả ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng.
III. Tập hợp chi phí sản xuất thực tế:
Tập hợp chi phí sản xuất thực tế là giai đoạn đầu của qui trình hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, chi phí sản xuất đựơc tập hợp
theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Cụ thể:
Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất
như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp.
Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất, thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối
tượng chịu chi phí theo công thức sau:
Để đánh giá chính xác trách nhiệm của các trung tâm trong doanh nghiệp, cần lựa
chọn tiêu thức phân bổ chi phí hợp lý dựa trên cơ sở chi phí được phân bổ phải là
những chi phí đã thực sự sử dụng và tạo ra doanh thu ở bộ phận đó.
Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, có những chi phí được tập hợp ở từng đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất chưa thực sự là chi phí thực tế. Do đó, những chi phí
này cần phải được điều chỉnh giảm chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất. Phương pháp điều chỉnh có thể ghi giảm trực tiếp chi phí bằng
bút toán đảo ( ghi ngược lại Nợ Có) hoặc điều chỉnh bằng bút toán âm ( ghi đỏ) chi
phí đã tập hợp ở từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Sơ đồ hạch toán:
154
SDĐK
621 1528
(1) (4)
Mức Hệ số Tiêu thức phân bổ
phân bổ = phân bổ x của từng
chi phí chi phí đối tượng
Hệ số Tổng chi phí SX phát sinh trong kì
phân bổ =
chi phí Tổng tiêu thức phân bổ
622 1388, 111
(2) (5)
627 155, 157, 632
(3) (6)
SPS NỢ SPS CÓ
SDCK
(1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
(2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
(3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(4) Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất.
(5) Thu bồi thường thiệt hại từ sản xuất.
(6) Sản phẩm hoàn thành nhập kho (155), gửi thẳng đi bán thông qua kho (157), bán
trực tiếp tại xưởng (632).
1) Chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp:
a. Khái niệm:
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
trực tiếp sản phẩm. (621) và là thành hần chính cấu thành nên sản phẩm, chi phí
nguyên vật liệu được tập hợp cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong
trường hợp không tập hợp riêng cho từng đối tượng một, kế toán phải thực hiện việc
phân bổ cho từng
đối tượng một theo các tiêu thức như; số lượng sản phẩm, khối lượng, trọng lượng.
Chi phí Tổng chi phí NVL
nguyênvật liệu cần phân bổ Tiêu thức
phân bổ cho loại = x sản phẩm
sản phẩm I Tổng tiêu thức loại i
lựa chọn
Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho nguyên vật liệu, phiếu nhập kho nguyên vật liệu.
Tài khoản sử dụng: TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Đây là tài khoản tạm thời không có số dư cuối kì, tài khoản này được mở chi tiết cho
từng đối tượng chịu phí ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Nội dung ghi chép:
Bên nợ: trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
b. Phương pháp hạch toán:
152 621 154
(1)
( ) (3a) ( ) (4)
111, 112, 331
(2)
133
(1) Xuất vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
(2) Mua nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm thông qua kho.
(3a) Vật liệu thừa cuối kì này để lại xưởng ghi bút toán âm (-) sau kì kế toán sau lập
lại bút toán này nhưng ghi dương (+).
(4) Vật liệu thừa cuối kì này nhập trả kho.
2)Chi phí nhân công trực tiếp:
a.Khái niệm:
Là chi phí chi cho lao động căn cứ vào kết quả lao động để thực hiện sản
xuất trực tiếp sản phẩm.
b. Phương pháp hạch toán:
334 622 154
(1) (5)
335
(3) (2)
338
(4)
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp.
(2) Trích trước tiền lương nghĩ phép cho công nhân trực tiếp.
(3) Tiền lương nghĩ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh.
(4) Trích các khoản theo lương theo qui định.
(5) Cuối kì kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sang tài khoản
154.
3)Chi phí sản xuất chung:
Mức trích Tổng tiền lương nghĩ phép Tổng tiền lương
tiền lương = của công nhân trực tiếp x công nhân trực
nghĩ phép sản xuất theo kế hoạch tiếp sản xuất thực
tế
a.Khái niệm:
Là những chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình trực tiếp sản xuất sản phẩm
bao gồm các chi phí tiền lương của nhân viên quản lý xưởng, chi phí vật liệu xuất
dùng để bảo trì máy móc thiết bị, chi phí công cụ, dụng cụ sử dụng trong quá trình
sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho
quá trình sản xuất như điện, nước,…
Chứng từ sử dụng:phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng chấm công, sổ theo dõi
công tác, phiếu xuất công cụ dụng cụ, bảng khấu hao tài sản cố định, hoá đơn giá trị
gia tăng.
Tài khoản sử dụng: TK 627 “ chi phí sản xuất chung”: Đây là tài khoản tạm thời
không có số dư cuối kì, dùng để tập hợp những chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Nội dung ghi chép:
Bên nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì.
Bên có: ghi giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí sản xuất chung về tài
khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm.
b.Phương pháp hạch toán:
334, 338 627 632
(1) (6)
152 154
(2) (7)
153, 142, 242
(3)
214
(4)
111, 112, 331
(5)
133
(1) Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận phân xưởng.
(2) Nguyên vật liệu xuất dùng để bảo trì máy móc thiết bị tại xưởng.
(3) Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng sản xuất.
(4) Khấu hao cho phân xưởng sản xuất.
(5) Các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất.
(6) Một số chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất vượt định mức không được tính
vào giá thành.
(7) Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.
chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp (622) trong trường hợp
không tách riêng cho từng đối tượng, doanh nghiệp cũng thực hiện phân bổ như chi
phí nguyên vật liệu.
4) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì:
a. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp:
Điều kiện áp dụng: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp chiếm một tỉ trọng từ 70 % trở lên trong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản
phẩm dở dang qua các kì ít biến động.
Phuơng pháp tính: Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang
cuối kì phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí xem như đã sử dụng hết
trong kỳ và được tính vào chi phí sản phẩm hoàn thành. Tùy thuộc vào đặc điểm, yêu
cầu quản lý của từng loại chi phí nguyên vật liệu trong chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp có thể tính chi phí sản xuất dở dang bằng những công thức khác nhau.
Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu của qui trình sản
xuất, tham gia trong sản phẩm dở dang và thành phẩm cùng một mức độ, thì được
tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kì theo công thức như sau:
b. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng hoàn thành
tương đương:
Điều kiện áp dụng: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương thường được áp dụng trong những doanh nghiệp đòi hỏi có
Chi phí Chi phí
sản xuất + nguyên vật liệu
Chi phí DDĐK phát sinh trong kì Số lượng
sản xuất = x sản phẩm
DDCK Số lượng Số lượng DDCK
sản phẩm + sản phẩm
hoàn thành DDCK
tính chính xác cao trong việc đánh giá sản phẩm dở dang, các chi phí tham gia vào
quá
trình sản xuất thường không chênh lệch lớn. Tuy phương pháp tính khá phức tạp
nhưng nó áp dụng phổ biến trong đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì ở nhiều doanh
nghiệp do kết quả có độ chính xác cao.
Phương pháp tính:
Đối với những chi phí bỏ vào đầu qui trình công nghệ:
Những chi phí sản xuất sử dụng ngay từ đầu qui trình sản xuất, tham gia vào sản
phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kì cùng một mức độ được tính vào chi
phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kì theo công thức:
Những chi phí sản xuất sử dụng theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm
hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành thì được tính vào chi phí sản
xuất dở dang cuối kì theo công thức:
c. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí định mức:
Điều kiện áp dụng: Được áp dụng đối với những doanh nghiệp đánh giá chủ yếu
dựa trên việc xây dựng định mức chi phí.
Phương pháp tính:
Theo phương pháp này việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì tương tự như những
phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì nêu trên. Tuy nhiên, điểm cần chú ý
Chi phí Chi phí sản xuất
sản xuất + phát sinh
Chi phí DDĐK trong kì Sản phẩm
sản xuất = x dở dang
DDCK Số lượng Số lượng cuối kì
sản phẩm + sản phẩm
hoàn thành DDCK
Chi phí Chi phí sản Số lượng
sản xuất + xuất phát sinh x sản phẩm x % hoàn
Chi phí DDĐK trong kì DDCK thành
sản xuất =
DDCK Số lượng Số lượng
sản phẩm + sản phẩm x % hoàn thành
hoàn thành DDCK