Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi môn kiểm toán pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.16 KB, 6 trang )

CẤU 1:
a/ kiểm toán là gì ?
kiểm toán là một quá trình do kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu
thập bằng chứng về thông tin có thể định lượng của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm
thẳm định và báo cáo mức độ phù hợp giữ những thông tin đo với những chuẩn mực đã
được thiết lập .
b/.tại sai cần phải kiểm toán .?
Kiểm toán là cái thước đo tin cậy về chi tiêu lỗ lãi thật của cơ quan doanh nghiệp! Vì vậy
để đánh giá về mặt tài chính một cơ quan thì phải kiểm toán! Hiện nay có kiểm toán nhà
nước để kiểm toán các cơ quan dùng tiền ngân sách và một số cty kiểm toán để phục vụ
bất cứ cơ quan nào cần kiểm toán. Ví dụ một cty cổ phần mà có nghi ngờ về tài chính thì
có thể thuê cty kiểm toàn vào để minh bạch tài chính cho cổ đông biết!
CÂU 2:
Trình bài về cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính ?
Là những giài trình của người quả lý để chứng minh về các dử liệu được trình bài trên
báo cáo tài chính . những cơ sở dẫn liệu này xuất phát từ trách nhiệm của các nhà quả lý
đối với việc thiết lập , trình bài và công bố báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế
toán hiện hành .có thể phân thành các cơ sở dẫn liệu sau:
a/hiện hữu và phát hành :
tài sản và công nợ được phàn ánh trên báo cáo tài chính thì phải có thực vào thời điểm
báo cáo ,và các nghiệp vụ ghi chép thì thật sự xảy ra trong báo cáo tài chính
b/.đầy dủ :
toàn bộ các ngiệp vụ ,tài sản ,có nghĩa vụ phản ánh thanh toán công nợ được trình bài
trên báo cáo tài chính
c/. quyền và nghĩa vụ :
đơn vị có quyền sở hữu đối với tài sản ,có nghĩa vụ thanh toán công nợ được trình bài
trên báo cáo tài chính
d./đánh giá :
tài sản ,nguồn vốn ,doanh thu ,chi phí và công nợ phải được thanh toán theo đúng nguyên
tắt kế toán được chấp nhận phổ biến
e/.ghi chép chính xác :


các ngiệp vụ phải ghi chép đúng số tiền ,các tài khoản đảm bảo chính xác về mặc tính
toán ,tổng cộng ,lũy kế và số liệu trên sổ cái ,sổ chi tiết phải khóp nhau .mọi thu nhập và
chi phải được phân bổ trong kỳ
f./trình bài và công bố :
các tài khoản phải được trình bài ,phân loại và công bố trên báo cáo tài chính phải đúng
theo chuẩn mực kế toán hiện hành , mọi vấn đề trọng yếu được công bố theo đúng yêu
cầu trên báo cáo tài chính .
CÂU 3:
Phân biệt các loại kiểm toán (theo đối tượng và theo chủ thể)
a/.theo đối tượng :
• kiểm toán hoạt động :là tiến hành kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả
của một hoạt động để đề xuất phương án cải tiến ,loại này thường được thực hiện bở công
việc ktv nội bộ , có thể do ktv nn hay ktv độc lập tiến hành .kết quả kiểm toán dùng để
phục vụ lợi ích của một đơn vị
• kiểm toán tuân thủ :là kiểm tra nhằm đánh giá mức độc chấp hành pháp luật hay một
văn bản , một quy định nào đó của đơn vị .kết quả kiểm tra nhằm phục vụ cho các cấp có
thẩm quyền .
• kiểm toán báo cáo tài chính :là kiểm tra và trình bài ý kiến ,nhận xét về những báo cáo
tài chính của đơn vị, loại này thường được thực hiện bởi kiểm toán viện độc lập .kết quả
kiểm toán phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan
b./phân loại theo chủ thể kiểm toán :
• kiểm toán nội bộ:là loại kiểm toán do những kiểm toán viên nội bộ thực hiện và chủ
yếu để kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Do ktv là nhân viên của đơn vị do đó
kết quả kiểm toán khó được bên ngoài tin cậy .thông thường kiểm soát nội bộ đảm bảo
một số lĩnh vực
• kiểm toán nhà nước :do các ktv cùa nhà nước tiến hành chủ yếu để thực hiện kiểm toán
tuân thủ ,riêng tại các đơn vị có sử dụng kinh phí của nhà nước thì sẽ thực hiện các kiểm
toán hoạt động
• kiểm toán độc lập :do các kiểm toán viên độc lập thực hiện, họ kiểm toán các báo cáo tài
chính tùy theo yêu câu của khách hàng ,họ có thể kiểm toán hoạt động ,kiểm toán tuân

thủ
CÂU 4:
a/. thế naò là gian lận : kiểm tóan viên đã biết có sai lầm nhưng thay vì sửa chửa hợp lệ
lại che dấu bằng các thủ đoạn như dùng các bút toán khác để bù trừ và khỏa lấp ,và lập đi
lập lại nhiều lần ,đó là hành vi gian lận
vd: Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính;
- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính;
- Biển thủ tài sản;
- Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo
cáo tài chính;
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
- Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán,
chính sách tài chính;
- Cố ý tính toán sai về số học.
b/. thế nào là sai sót :là những sai lầm diễn ra một cách hiếm hoi không mang lại lợi ích
gì cho cho kế toán viên đó có thể xem là sai xót
vd: trong báo cáo tài chính lỗi sai do tính toán hoặc ghi chép , áp dụng sai các chuẩn
mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố
ý.
CÂU 5:
Trách nhiệm của kiểm toán viên về vấn đề gian lận và sai sót
-Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đơn vị
phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót, nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm
toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở
đơn vị mà họ kiểm toán,
CÂU 6: rủi ro kiểm toán là gì ?phân tích các loại rủi ro kiểm toán thành phần ,nên mối
quan hệ giữ các loại rủi ro ?
a/rủi ro là:
• là rủi ro do ktv và cty kiểm toán ko tìm thấy những thông tin ko xác đáng nên dẫn đến
kết quả ko xác đáng.

b/ phân tích các loại kiểm toán :
• rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng có thể có sai sót nghiêm trọng hoặc vấn đề bất thường
tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh hay trong bản chất của nghững khoản mục trước hki
xem xét đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
• rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng có sai sót nghiêm trọng hay những điểm bất thường
mà hệ thồng kiểm soát nội bộ không phát hiện được hoặc không ngắn chặn được.
• rủi ro phát hiện (DR); là khả năng thông qua các bước kiểm toán những kiểm toán viên
không phát hiện được sai sót nghiêm trong hay những điểm bất thường trong báo cáo tài
chính
c/mối quan hệ giữa các loại rủi ro :
do tồn tại độc lập giữa các loại thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên nên dù có tiến hành
kiểm toán hay không, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồ tại và hoạt động trong
môi trường kinh doanh của đơn vị, cũng như nằm trong bản chất số dư của các tài khoản.
ngược lại rủi ro kiểm soát có thể kiểm soát được thông qua việc điều chỉnh nội dung, thời
gian và phạm vi thử nghiệm cơ bản.

AR=IR*CR*DR
DR=AR/(IR*CR)
Khi rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng cao => rủi ro phát hiện thấp
Khi rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng thấp => rủi ro phát hiện cao
CÂU 7:
a/ bằng chưng kiểm toán có nghĩa là gì ?
là những thông tin tài liệu chi tiết mà KTV thu thập làm cơ sở cho những nhận xét của
mình về báo cáo tài chính được kiểm toán .
b/những dạng bằng chứng nào có thể sử dụng trong báo cáo tài chính ?
gồm có 3 dạng :
• bằng chứng về tài liệu ví dụ như: đối chiếu sổ sách ,chứng từ kế toán
• Bằng chứng về vật chất như: kiểm kê tài sản cố định ,hàng tồn kho, tiền mặt
• bằng chứng qua thu thập phỏng vấn ví dụ như : thu thập qua những thông tin người nói
hay viết từ phía người được kiểm toán .

CÂU 8:
a/ bằng chứng có tính thuyết phục nghĩa là gì :
• là bằng chứng phải đạt được những yêu cầu nhật định về mặc chất lượng và số lượng ,
trong đó “đầy dủ “là tiêu chuẩn về số lượng và “thích hợp “ là tiêu chuẩn về chất lượng
thì mới tạo nên bằng chứng có tính thuyết phục.
b/tình thuyết phục phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
-thích hợp :chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán, cần chú ý các nhân tố sau :
• Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán
• Dạng bằng chứng kiểm toán
• Hệ thống kiểm soát nội bộ
• Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng
-đầy đủ : đây là một nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của KTV về yêu cầu đầy đủ :
• Tính trọng yếu
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
CÂU 9:
a/.mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ là gì ?
• kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, thủ tục được thiết lập tại đơn vị
nhằm đảm bảo tính hợp lý cho các nhà quản trị đạt được các muac tiêu sau :
• bảo vệ hữu hiệu và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực , ngăn ngừa và phát hiện mọi
hành vi lãng phí ,gian lận, sử dụng tài sản không đúng mục đich hoặc vượt quá thẩm
quyền.
• cung cấp những thông tin đáng tin cậy
• định kỳ đánh giá kết quả hoạt động
• mọi thành viên trong đơn vị phải tuân thủ chính sách và quy định nội bộ
b/. hệ thống KSNB được tạo thành những yếu tố nào
*mội trường kiểm soát :gồm có
• tính chính trực và giá trị đạo đức
• đảm bảo về năng lực
• ủy ban kiểm toán
• triết lý quản lý và phong cách dều hành của nhà quản lý

• cơ cấu tổ chức
• cách thức phâm định quyền và trách nhiệm
• chính sách nhân sự
*dánh giá rủi ro
*hoạt động kiểm soát
• phận chia trách nhiệm đầy đủ
• kiểm soát quá trình sử lý thông tin và các nghiệp vụ
• kiểm soát vật chất
• kiểm tra độc lập việc thực hiện
• phận tích và soát xét lại việc thực hiện
*thông tin và truyền thông
CÂU 10 :
Trình bài quy trình kiểm toán ?
Quy trình kiểm toán gồm có 3 bước :chuẩn bị kiểm toán ,thực hiện kiểm toán ,hoàn thành kiểm
toán
1. Chuẩn bị kiểm toán:
• Là tiếp nhận khách hàng , thỏa thuận và kí kết hợp đồng
2. Thực hiện kiểm toán :
• Công ty lập kế hoach kiểm toán bao gồm kế hoạch chiến lượt, kế hoạch tổng thể, chương
trình hoach toán. sau khi hoàn thành xong công ty thực hiện xong ,công ty thực hiện kế
hoạch kiểm toán kiểm toán của mình nhằm bài tỏa và xác nhận ý kiến về tính trung thực
của các khoản mục nghiệp vụ kinh tế , tài chính phù hợp với các chuẩn mực kết thúc của
việc kiểm toán.
3. Hoàn thành kiểm toán :
• Khi kết thúc cuộc kiểm toán KTV phải xem xét và thực hiện các phát sinh
• Ngày kí báo cáo kiểm toán
• Phải thu thập thư giải trình của giám đốc
• Lập báo cáo kiểm toán và soạn thư quản lý
• Hoàn tất công việc kiểm toán
CÂU 11:

phân biệt giữa thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản
thử nghiệm kiểm soát là :
• là nghiệp vụ kiểm tra thu thập bằng chứng về sư hữu hiệu thực sự của kiểm soát nội bộ.
thử nghiệm cơ bản :
• là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán liên qua đến báo cáo tài chính nhằm
phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
Giống nhau giửa thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản :
Cả hai đều thu thập bằng chứng

CÂU 12:
a/ báo cáo kiểm toán là gì ?
là văn bản được KTV phát hành để trình bày ý kiến của mình về thông tin tài chính được kiểm
toán .báo cáo kiểm toán là sảm phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán có vai trò hết sức quan
trọng.
b/ nội dung quan trọng nhất của báo cáo tài chính ?
• đối tượng kiểm toán
• chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc được dùng làm chuẩn mực đánh giá cuộc kiểm toán
• công việc kiểm toán đã làm
• chuẩn mực kiểm toán đã được áp dụng
• các giới hạn về phạm vi kiểm toán
• ý kiến của KTV về thông tin tài chính
• nhận xét và biện pháp cải tiến đối với KSNB
c/ các dạng của báo cáo kiểm toán :
• báo cáo chấp nhận toàn bộ : là KTV đưa ra báo cáo chấp nhận toàn bộ khi KTV không có
sự loại trừ nào về việc áp dụng hợp lý các nguyên tắc kế toán và không có sự giới hạn về
phạm vi kiểm toán.
• báo cáo chấp nhận từng phần :khi KTV cho rằng chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu
không ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoại trừ hoăc yếu tố tùy thuộc mà KTV đã nêu ra trong
báo cáo tài chính
• báo cáo không chấp nhận :đưa ra nhận xét rằng báo cáo tài chính của đon vị này trình bày

một cách không hợp lý về tình hình tài chính và kết quả hoạt động theo chuẩn mực kế
toán hiện hành
• báo cáo từ chối nhận xét :KT đưa ra báo cáo từ chối nhận xét khi có giới hạn nghiêm
trọng về phạm vi kiểm toán hoặc tồn tại những tình huống chưa rõ ràng ảnh hưởng
nghiêm trong đến báo cáo tài chính .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×