Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KĨ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 14 trang )

KĨ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
I. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI VẼ BIỂU ĐỒ
- Đảm bảo tính chính xác.
- Đảm bảo tính trực quan.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ.
II. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ hình tròn
Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí
nhất định với số năm ít (từ 1 đến 3 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng %. Khi
bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối, thì phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu
tương đối. Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ biểu đồ.
 Các loại biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ hình tròn đơn
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng ở nước ta
- Biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau
Ví dụ:Biểu đồ cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải,
năm 2000 và năm 2005
- Biểu đồ bán tròn
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu phân theo thị trường năm 2000 và năm
2004
 Khi nào thì vẽ biểu đồ hình tròn
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Vẽ biểu đồ tròn …”
- Trong đề có cụm từ: “cơ cấu/tỉ lệ” hay “tỉ trọng so với toàn phần”
 Cách vẽ biểu đồ hình tròn
- Chọn trục gốc: Để thống nhất và dễ so sánh. Khi chia cơ cấu trong hình tròn, thì
tia đầu tiên cần bắt đầu từ tia số 12. Trong trường hợp diễn tả tình hình xuất nhập khẩu,…
trục gốc là đường nằm ngang (Tia số 9 trên mặt đồng hồ).
- Vẽ theo trình tự của đề bài cho và vẽ theo chiều kim đồng hồ. Mỗi % tương ứng
3,6
0


- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính bán kinh hình tròn.
- Hoặc nếu vẽ hai hoặc ba hình tròn , phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một
đường thẳng theo chiều ngang.
- Tên biểu đồ: Ghi ở trên hoặc dưới đều được nhưng phải thống nhất trong toàn đề
tài.
- Số ghi nằm ở giữa mỗi phần torng biểu đồ, ghi số %, không ghi số độ hoặc số
thực.
 Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ hình tròn
- Trước hết phải xem kĩ số liệu. Số liệu có thể ở hai dạng: số liệu tuyệt đối và số
liệu tương đối. Nếu bảng số liệu thống kê cho số liệu tuyệt đối (thí dụ : nghìn người, triệu
tấn, nghìn km
2
, tỉ USD…) thì bắt buộc phải xử lí chúng thành (%) và chỉ cần đưa kết quả
thành bảng số liệu sau khi đã xử lí mà không cần trình bày cách tính.
- Nếu trường hợp đầu bài yêu cầu vừa thể hiện quy mô và cơ cấu. Thì phải vẽ hai
biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau. Trong trường hợp phải tính bán kính thì cách tính
đơn giản nhất là: Lấy một số liệu tổng nhỏ nhất với bán kính là 1,0 đơn vị. Lần lượt lấy các
số liệu tổng lớn hơn chia cho số liệu nhỏ nhất, được bao nhiêu khai căn bậc hai. Kết quả đó,
chính là bán kính cửa đường tròn thứ hai, và cứ làm như vậy đối với các đường tròn thứ
ba… Để đảm bảo tính trực quan của biểu đồ thì người ta thường nhân các bán kính với cùng
một hệ số sao cho phù hợp với chiều rộng của tờ giấy thi.
- Cũng như việc xử lí số liệu, học sinh không cần phải viết vào bài thi cách tính
bán kính mà chỉ cần ghi kết quả sau khi đã tính bán kính là được.
- Nếu bảng số liệu cho số liệu tương đối (%) thì đây là số liệu tinh, không cần phải
xử lí số liệu.
2. Biểu đồ hình cột
Thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh quy mô (độ lớn) giữa các
đối tượng địa lí. Biểu đồ cột cũng có thể biểu hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể (biểu
đồ cột chồng)
 Các loại biểu đồ hình cột

- Biểu đồ cột đơn
Ví dụ: Biểu đồ sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1980 - 2005
- Biểu đồ cột ghép: Có hai loại
+ Biểu đồ cột ghép có cùng đơn vị
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công
nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 1975-2005
11.6
15.9
19
25
32.6
35.8
0
5
10
15
20
25
30
35
40
1980 1985 1990 1995 2000 2005
Năm
Triệu tấn
Sản lượng lúa
+ Biểu đồ cột ghép có đơn vị khác nhau
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lương thực của nước ta
giai đoạn 1980-2005
- Biểu đồ cột chồng
Ví dụ: Biểu đồ tình hình phát triển chăn nuôi trâu, bò ở Huyện VVV

- Biểu đồ thanh ngang
Ví dụ: Biểu đồ thể hiển tỉ lệ đất nông nghiệp các vùng ở nước ta năm 2006
 Khi nào thì vẽ biểu đồ hình cột
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể “Hãy vẽ biểu đồ cột”
- Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố.
Thường dựa vào các gợi ý trong đề bài như: số lượng, sản lượng, so sánh, …
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong 1 năm nên trục ngang thay vì đơn vị
là “năm” thì được thay thế là “các vùng”, “các nước”, “các loại sản phẩm”, …
- Đơn vị có dấu: “/” như: kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km
2
,…
 Cách vẽ biểu đồ hình cột
- Biểu đồ được thể hiện trên một hệ trục toạ độ. Trục tung thể hiện giá trị của các
đại lượng (đơn vị). Trục hoành thường thể hiện thời gian (năm).
- Chiều rộng của các cột bằng nhau, chiều cao của các cột phải tương ứng với các
giá trị của các đại lượng.
- Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian (năm) ở trên trục
hoành.
- Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của các cột.
- Chân cột ghi thời gian (năm).
- Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng cánh nhất định để đảm bảo tính
trực quan của biểu đồ.
- Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó.
 Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ hình cột
- Đây là biểu đồ tuy dễ thể hiện nhưng hay sai nhất, chia khoảng cách năm khó
nhất.
- Đánh số thứ tự trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (tránh ghi lung tung,
không cách đều)
- Vẽ đúng trình tự bài cho, không được sắp xếp từ thấp đến cao hay ngược lại, trừ
khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại.

- Không nên vạch chấm …. hay vạch ngang –– từ trục tung vào đầu cột vì như vậy
sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt làm nhiều khúc, không có thẩm mĩ.
3. Biểu đồ dạng đường
Thường để vẽ sự thay đổi của đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục,
hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau
hay đơn vị khác nhau
 Các loại biểu đồ dạng đường
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối cùng đơn vị
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện tình hình tăng dân số ở Việt Nam, giai đoạn 1901-2006
- Loại có nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối khác đơn vị
Ví dụ: Biểu đồ biểu diễn dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1980-
2005
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối
Ví dụ: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than, phân bón
hoá học ở nước ta, giai đoạn 1998-2006
 Khi nào thì vẽ biểu đồ dạng đường
- Khi đề bài đưa ra yêu cầu cụ thể: “Vẽ đồ thị tả…”, “Vẽ đường biểu diễn”, …
- Khi đề bài xuất hiện cụm từ: phát triển, tăng trưởng, tốc độ gia tăng, …
 Cách vẽ biểu đồ dạng đường
- Biểu đồ được vẽ trên một hệ trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị của đại lượng
(đơn vị theo giá trị tuyệt đối), hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trị tương đối
là %). Trục hoành là năm.
- Có khoảng cách năm rõ ràng.
- Nếu vẽ tốc độ tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100
- Năm đầu tiên thường nằm trên trục tung.
- Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các kí hiệu khác nhau để dễ phân
biệt.
- Nếu biểu đồ vẽ yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đại lượng phải đổi
ra cùng đơn vị là %.
 Chú ý

Nếu đề bài cho 3 thời điểm nên vẽ biểu đồ cột hơn là vẽ biểu đồ đường
4. Biểu đồ miền
Biểu đồ miền thực chất là biểu đồ cột chồng khi chiều rộng của biểu đồ được thu nhỏ
thành một đường thẳng đứng. Biểu đồ miền thường dùng để thể hiện cả động thái và cơ cấu
của các đối tượng địa lí với số năm nhiều.
 Các loại biểu đồ miền
- Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất
phân theo nhóm ngành của nước ta, giai đoạn 1990-2005
- Biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt đối
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện diễn biến biến diện tích các vụ lúa ở nước ta, giai
đoạn 1985 - 2005
 Khi nào thì vẽ biểu đồ miền
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Vẽ biểu đồ miền”
- Khi đề bài xuất hiện cụm từ: thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, …
 Cách vẽ biểu đồ miền
- Khung biểu đồ miền vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong
đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa
lí cụ thể.
- Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được nằm trên hai
cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.
- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ
thường thể hiện thời gian (năm).
- Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối, thể hiện động thái, nên chỉ dựng hai trục,
một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối.
 Chú ý khi vẽ biểu đồ miền
Chỉ vẽ biểu đồ miền khi có từ 4 thời điểm trở lên. Trong trường hợp chỉ có 3 thời
điểm trở xuống nên vẽ biểu đồ cột cơ cấu hay 3 vòng tròn
5. Biểu đồ kết hợp
Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan

 Các loại biểu đồ kết hợp
- Kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường
Ví dụ1: Biểu đồ thể hiện khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá
của nước ta, giai đoạn 1980-2005
Ví dụ2: Biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở
nước ta giai đoạn 1943 -2005
- Biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn
Ví dụ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích và sản lượng lúa
phân theo vùng ở nước ta năm 1985 và 2000
 Khi nào thì vẽ biểu đồ kết hợp
- Khi đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ kết hợp”
- Khi đề bài có 2 đơn vị tính khác nhau, có thể vẽ cột hoặc vẽ đồ thị
 Một số điểm cần lưu ý một số điểm khi vẽ biểu đồ kết hợp
- Biểu đồ có 2 trục đơn vị
- Tọc độ nằm giữa cột.
- Chia tỉ lệ sao cho hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường (nếu là dạng biểu đồ
kết hợp giữa cột và đường.
- Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục có hai trục tung với hai đơn
vị khác nhau. Vẽ theo từng đại lượng một.
- Nếu kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ trục tọa độ.
- Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên biểu đồ.
6. Biểu đồ điểm rơi
7. Tháp tuổi
III. BÀI TẬP
BÀI TẬP 1
Cho bảng số liệu sau đây:
Dân số Việt Nam, giai đoạn 1901 - 2006
(Đơn vị: triệu người)
Năm Số dân Năm Số dân
1901 13,0 1970 41,0

1921 15,5 1979 52,7
1936 18,8 1989 64,8
1956 27,5 1999 76,6
1960 30,2 2006 84,2
1.Vẽ đường biểu diễn tình hình tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1901-2006 và cho những
nhận xét cần thiết.
2. Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta.
BÀI TẬP 2
Cho bảng số liệu sau đây:
Dân số Việt Nam, giai đoạn 1901 - 2006
(Đơn vị: triệu người)
Năm Số dân Năm Số dân
1901 13,0 1970 41,0
1921 15,5 1979 52,7
1936 18,8 1989 64,8
1956 27,5 1999 76,6
1960 30,2 2006 84,2
1.Vẽ đường biểu diễn tình hình tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1901-2006 và cho những
nhận xét cần thiết.
2. Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở nước ta.
BÀI TẬP 3
Cho bảng số liệu sau đây:
Tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1960 - 2006
(Đơn vị: ‰)
Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử
1960 46 12 1985 28,4 6,9
1965 37,8 6,7 1989 31,3 8,4
1970 34,6 6,6 1993 28,5 6,7
1976 39,5 7,5 1999 23,6 7,3
1979 32,2 7,2 2006 19,0 5,0

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất tăng dân số tự nhiên
ở nước ta giai đoạn 1960-2006.
2. Nêu nhận xét.
BÀI TẬP 4
Cho bảng số liệu sau đây:
Số dân và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta,
giai đoạn 1960 - 2006
Năm Số dân (triệu người) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
1960 30,17 3,93
1965 34,92 2,93
1970 41,03 3,24
1979 52,74 2,50
1989 64,61 2,10
1999 76,32 1,40
2006 84,16 1,30
1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn
1960 - 2006.
2. Nhận xét.
3. Giải thích vì sao hiện nay quy mô dân số nước ta vẫn tăng mặc dù tỉ lệ tăng dân số đã
giảm nhanh.
BÀI TẬP 5
Cho bảng số liệu sau đây :
Đàn gia súc và gia cầm nước ta, giai đoạn 1980 - 2005
Năm Trâu (nghìn con) Bò (nghìn con) Lợn (nghìn con) Gia cầm (triệu con)
1980 2300 1700 10.000 65
1985 2600 2592 11.800 91
1990 2854 3117 12260 107
1995 2963 3639 16306 124
2000 2897 4128 20194 196
2002 2814 4063 23170 233

2005 2922 5541 27345 220
1. Vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm ở nước ta giai đoạn 1980-2005
2. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển đàn gia súc và gia cầm ở nước ta trong thời
gian trên.

×