Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHUYẾN NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.03 KB, 24 trang )

Kinh tế nông nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHUYẾN NÔNG
1.1. Khái niệm và một số định nghĩa về khuyến nông
1.1.1. Khái niệm về khuyến nông ở các nước
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác
khuyến nông được đẩy mạnh và phát triển rộng khắp ở hầu hết các tỉnh, huyện đã
hình thành tổ chức khuyến nông. Vậy khuyến nông là gì?
Từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866 - có nghĩa là “Mở
rộng - triển khai”. Nếu ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” có
nghĩa là “mở rộng nông nghiệp - triển khai nông nghiệp” và dịch là “khuyến nông”.
Do vậy các định nghĩa và các ý kiến của các nhà khoa học về khuyến nông cũng rất
đa dạng và phong phú.
- Nghĩa hẹp: khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư nghiệp, các
trung tâm khoa học nông nghiệp - lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả
nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng
nhằm thu được nhiều nông sản hơn. Với khái niệm này thì khuyến nông chỉ là
chuyển giao kỹ thuật đơn thuần.
Để giúp người nông dân thực hiện được việc trên, một mặt khuyến nông phải giải
quyết cây, con, kỹ thuật chăm sóc… Trong thực tiễn sản xuất nông thôn, người
nông dân không phải chỉ có yêu cầu như vậy, mà sản phẩm của họ làm ra còn phải
tiêu thụ ở đâu? Giá cả như thế nào để họ có lợi nhất? Chính vì thế mà ở nhiều nơi,
nhiều nước định nghĩa của khuyến nông đã được thay thế bằng một nghĩa rộng”
- Khuyến nông theo nghĩa rộng là ngoài việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ
thuật mới, còn phải giúp họ liên kết lại với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản
phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp người nông dân phát
triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội như thế nào cho
ngày càng tốt hơn.
Người Pháp trước kia hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là: “Phổ cập nông nghiệp”.
Nay họ cũng chuyển sang hiểu theo nghĩa rộng là: “Phát triển nông nghiệp”.
Người Anh từ lâu đã hiểu khuyến nông theo nghĩa rộng là: “Triển khai, mở rộng


nông nghiệp”. (Agriculture Extension).
Maunder 1973 (GS Trần Văn Hà. Khuyến nông học - trang 31, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội - 1998) đã định nghĩa khuyến nông như: “Một dịch vụ hoặc hệ thống giúp
nông dân hiểu biết những phương pháp canh tác và kỹ thuật cải tiến, tăng hiệu quả
sản xuất và thu nhập, làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình độ giáo
dục của cuộc sống nông thôn”.
E.E.Swanson và J.B. Clear thì định nghĩa khuyến nông là: “Một phương pháp động,
nhận thông tin có lợi tới người nông dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ
năng và những quan điểm cần thiết để sử dụng một cách có hiệu quả thông tin kỹ
thuật này”.
Chu - Yuan - Wu định nghĩa khuyến nông theo nghĩa rộng là: “Một hoạt động có
tích cách giáo dục bao gồm việc tổ chức nông dân đến việc thực hiện chính sách
nông nghiệp”.
1
Kinh tế nông nghiệp
ở Inđônêsia quan niệm khuyến nông là: “ Giúp nông dân có được tay nghề và kiến
thức tốt hơn, nâng cao hơn những nhận thức đúng đắn để hướng tới đổi mới và tạo
niềm tin cho họ trong sản xuất và trong cuộc sống. Quan điểm cơ bản là giúp người
nông dân tự lo cho bản thân mình để họ có thể giải quyết những vấn đề của chính
họ bằng việc áp dụng tốt hơn trong sản xuất nông nghiệp và những hoạt động kinh
doanh”.
1.1.2. Định nghĩa và triết lý về khuyến nông Việt Nam
1.1.2.1. Định nghĩa tổng quát và định nghĩa chung về khuyến nông
Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục nông dân nhằm đẩy mạnh
phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông
dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc đã đúc kết và trên cơ sở
hoạt động khuyến nông của Việt Nam ta có thể định nghĩa khuyến nông như sau:
“Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp
họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ

thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ
khả năng để giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh
sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông
thôn mới.
Như vậy, khuyến nông là cách giáo dục ngoài học đường cho nông dân, khuyến
nông là quá trình vận động, quảng bá, khuyến cáo kéo dài… cho nông dân theo
nguyên tắc tự nguyện, chứ không áp đặt, mệnh lệch. Nó là một quá trình tiếp thu
dần dần và tự giác của nông dân…
Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối
tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân thông tin và những
lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc
sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh
tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình của họ.
Tiến trình sản xuất bao gồm các yếu tố kiến thức và kỹ năng, những khuyến cáo kỹ
thuật, tổ chức của nông dân, động cơ và lòng tin. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần
đến với họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các chương trình khuyến nông.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là cần phải thuyết phục và động viên để họ tin tưởng
rằng họ hoàn toàn có thể tự giải quyết và hành động để cải thiện cuộc sống của
chính mình.
1.1.2.2. Triết lý của khuyến nông
Khuyến nông dựa trên quan điểm cho rằng nông dân là những người thông minh, có
năng lực, rất mong muốn nhận được thông tin và kiến thức mới để phát triển sản
xuất nhằm đem lại ấm no hạnh phúc cho gia đình, cho cá nhân và cho cộng đồng
của mình. Khuyến nông được thực hiện ở mọi nơi (trong nhà, ngoài đồng, trong lớp
học,..) cùng với nông dân thông qua những cá nhân hay những nhóm hộ, xuất phát
từ những nhu cầu của họ, bắt đầu từ những gì họ có để giải quyết những vấn đề của
họ trên cơ sở tự lực cánh sinh.
2

Kinh tế nông nghiệp
1.2. Vai trò, mục tiêu, nội dung của khuyến nông đối với phát triển nông
thôn ở Việt Nam
1.2.1. Vai trò của khuyến nông
- Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với:
Nhà nước; Nghiên cứu; Môi trường; Thị trường; Nông dân giỏi; Các doanh nghiệp;
Các đoàn thể; Các ngành nghề có liên quan và quốc tế.
- Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có điều tiết, trong nông nghiệp lấy hộ nông dân làm đơn vị
sản xuất kinh doanh tự chủ: khuyến nông có nhiệm vụ hướng dẫn, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, công nghệ, xây dựng nông thôn mới… cho các hộ nông dân.
- Khuyến nông góp phần giúp cho hộ nông dân “xoá đói, giảm nghèo, tiến lên khá
và làm giàu hợp pháp”. Khuyến nông có vai trò quan trọng là: Tạo điều kiện cho
nông dân phát huy tính tự lực, tự chủ, vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình
phát triển của chính họ. Nâng cao năng lực của nông dân trong các lĩnh vực hoạt
động kinh tế, văn hoá và xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển cộng đồng bền vững.
Phát huy tiềm năng và trí tuệ, kinh nghiệm của nông dân trong phát triển cộng đồng.
Sự tham gia của nông dân xuyên suốt các hoạt động khuyến nông như xác định nhu
cầu, lập kế hoạch kiểm tra giám sát và đánh giá…
Nông dân tham gia chương trình khuyến nông qua các tổ chức và hoạt động như
nhóm sở thích, làng khuyến nông tự quản, xây dựng mô hình trình diễn, khuyến
nông viên cơ sở, hội thảo đầu bờ, tham quan, tủ sách khuyến nông…
- Huy động các lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật từ Trung Ương đến cơ sở nhất
là số cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng chưa có
việc làm hoặc đã nghỉ hưu…
- Góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy sự hợp tác của nông dân lại với nhau trong
việc “đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”.
1.2.2. Mục tiêu của khuyến nông
Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông
dân trước những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông không chỉ nhằm mục tiêu

phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông
dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.
Muốn đạt được những mục tiêu đó, người cán bộ khuyến nông phải thảo luận với
nông dân, giúp họ có cách nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn đề trong
cuộc sống để họ tự giải quyết, tự tìm những biện pháp để vượt qua những khó khăn,
trở ngại.
1.2.3. Nội dung công tác khuyến nông
- Phát triển mạng lưới khuyến nông tại địa phương.
- Tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở như: Cụm khuyến nông, làng khuyến nông
tự quản, nhóm sở thích, câu lạc bộ khuyến nông.
- Khuyến nông với những nhóm đối tượng đặc biệt: khuyến nông và phụ nữ,
khuyến nông và những hộ nghèo, khuyến nông và thanh niên.
- Phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
- Truyền thông đối với công tác khuyến nông, kỹ năng truyền thông trong khuyến
nông, xây dựng nội dung tài liệu và chương trình truyền thông khuyến nông.
- Lập kế hoạch và đánh giá các chương trình khuyến nông.
3
Kinh tế nông nghiệp
- Khuyến nông và kinh tế thị trường, khuyến nông với công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn.
- Khuyến nông với việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hoá.
- Khuyến nông trong việc sử dụng vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
- Khuyến nông với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến nông và giáo dục khuyến nông.
1.3. Các nguyên tắc - các phương pháp khuyến nông và các loại khuyến nông
1.3.1. Các nguyên tắc của khuyến nông
Hiện nay các hoạt động khuyến nông đang được mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Nhà nước đã và đang giành nhiều khoản tiền để đào tạo cán bộ khuyến nông, xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho mạng lưới khuyến nông và đầu tư cho nhiều

chương trình và dự án khuyến nông khác nhau. Tuy vậy để hoạt động có hiệu quả,
khuyến nông cần dựa vào một số nguyên tắc sau đây:
- Không áp đặt mệnh lệnh.
- Không bao cấp.
- Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho dân.
- Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm.
- Khuyến nông làm việc với những nhóm đối tượng khác nhau.
- Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều.
- Nguyên tắc “vết dầu loang”.
- Khuyến nông hoạt động độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát
triển nông thôn khác.
1.3.2. Các phương pháp khuyến nông
1.3.2.1. Các loại hình phương pháp khuyến nông
- Phương pháp khuyến nông chung.
- Phương pháp khuyến nông chuyên ngành.
- Phương pháp khuyến nông đào tạo và tham quan.
- Phương pháp khuyến nông có nông dân tham gia.
- Phương pháp khuyến nông lập dự án.
- Phương pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp.
- Phương pháp khuyến nông cùng chịu phí tổn.
- Phương pháp khuyến nông tổ chức giáo dục.
1.3.2.2. Phương pháp khuyến nông tiếp cận với nông dân
- Phương pháp cá nhân; Phương pháp khuyến nông theo nhóm; Hội họp; Trình diễn;
Hội thảo đầu bờ.
1.3.2.3. Phương pháp chuyển giao tiến bộ cho nông dân.
1.3.3. Các loại khuyến nông
Trong nền kinh tế nông thôn nước ta hiện nay chủ yếu là phát triển nông nghiệp, do
đó công tác khuyến nông đã và đang được phát triển ngày một rộng rãi hơn. Như
chúng ta đã hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Nhưng nói tóm
lại, khuyến nông là các hoạt động nhằm tổ chức hỗ trợ phát triển các hoạt động sản

xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống
của nông dân và gia đình họ. Nhưng để dễ phân biệt có thể chia khuyến nông thành
hai loại chính sau:
4
Kinh tế nông nghiệp
1.3.3.1. Khuyến nông nông nghiệp (bao gồm cả nông - lâm - ngư nghiệp)
Số cán bộ khuyến nông bao giờ cũng đông nhất và đóng vai trò quan trọng nhất
trong đời sống nông thôn. Nó cũng là điều dễ hiểu bởi vì nước ta là một nước nông
nghiệp, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực của mỗi hộ gia đình và của cả
nước có tầm quan trọng đặc biệt cho nên nông nghiệp đã được đặt lên vị trí hàng
đầu.
Có những dịch vụ khuyến nông dựa vào các chương trình độc lập, nhưng cũng có
những dịch vụ khuyến nông dựa vào các chương trình mang tính tổng hợp. Điều đó
hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện ở từng địa phương. Dịch vụ khuyến
nông không những cung cấp kiến thức kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp cho nông
dân mà còn cung cấp cả những đầu vào cần thiết khác như phân bón, hạt giống và
thuốc trừ sâu… khuyến nông đem đến cho nông dân thông tin khoa học kỹ thuật nói
chung và những sáng kiến mới của các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp nói riêng.
Khuyến nông bao chùm một lĩnh vực rộng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
như nâng cao năng suất các loại cây trồng, bảo vệ thực vật, quản lý nguồn nước…
ở một số địa phương, khuyến nông còn giúp xây dựng và củng cố hoạt động của các
tổ chức quần chúng như đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ
nữ…
Nói tóm lại, khuyến nông cung cấp cho nông dân tất cả những gì cần thiết để phát
triển sản xuất nông nghiệp.
1.3.3.2. Khuyến nông ngoài nông nghiệp
Khái niệm này dùng để chỉ tất cả các chương trình hỗ trợ nông thôn khác, đó là
những chương trình không trực tiếp liên quan đến nông nghiệp nhưng rất quan trọng
đối với đời sống nông thôn. Những chương trình đó cũng có những yếu tố và những
nguyên tắc chính về kiến thức, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực của họ mà thôi.

Trong thực tế người ta ngày càng nhận thức rõ khi nói đến phát triển nông thôn là
nói đến tất cả các chương trình trong hai loại khuyến nông trình bày ở trên đều có
một đặc điểm chung đó là đến với nông dân để giúp họ giải quyết những vấn đề
trong môi trường nông thôn, mục tiêu cũng giống nhau đó là phát triển nông thôn,
nâng cao dân trí và cải thiện cuộc sống của người dân.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
Kinh tế nông nghiệp
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn tại
trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông
Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà
Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10 km về phía tây nam, cách sân bay
quốc tế Nội Bài 35 km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp
thủ đô Hà Nội cũ, phía đông-nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam,
phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Vị trí: 20°31'-21°17′ vĩ bắc và 105°17′-106°00′ kinh đông
• Diện tích: 2.193 km²
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm
• Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C, chênh lệch khá cao giữa các vùng. Mùa hè ở
đồng bằng lên tới 36-37 °C, cá biệt tới 41 °C, mùa đông ở vùng cao có thể
xuống tới 3 °C.
• Số giờ nắng trong năm: 1.399 giờ
• Độ ẩm tương đối trung bình: 70-85%
• Địa hình Hà Tây có thể chia làm ba khu vực là vùng núi (Ba Vì), vùng gò đồi
phía Tây (Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) và vùng
đồng bằng phía Đông.

Hà Tây có khoảng 2,47 triệu người với mật độ dân số 1.126 người/km² (2003).
• Thành phần dân số: Nông thôn: 91%, Thành thị: 9%
• Thành phần dân tộc: Kinh, Mường, trong đó người kinh chiếm đa số
2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình địa thế
Ba vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi tiếp giáp với vùng bán sơn
địa. Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh cao
nhất là: Đỉnh vua cao 1296m, đỉnh Tản Viên cao 1227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m
vì thế có tên gọi là núi Ba Vì. Ngoài ra còn có các đỉnh thấp hơn như đỉnh Tiểu
Đồng cao 1100m, Hang Hùm hay còn gọi là đỉnh chàng rể ( 800m), Gia Dê
( 714m).
- Dãy núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính:
+ Dải dông theo hướng đông tây, từ suối ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên
đến Hang Hùm dài 9km.
+ Dải dông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên
đến núi Đế Vương dài 11km.
Nói chung Ba Vì là một vùng núi khá dốc, sườn phía Tây đổ xuống sông Đà
dốc hơn sườn phía Tây Bắc và Đông Nam. Độ dốc của khu vực trung bình 25
0
, từ
cốt400m trở lên dốc hơn, độ dốc trung bình 35
0
có nhiều chỗ vách đã dốc dựng
đứng, xung quanh núi Ba Vì là dải đồi thấp, lượn sóng xen kẽ đồng ruộng.
Dải phía Tây nằm giữa núi Ba Vì và sông Đà hẹp gồm các đồi thấp và ruộng
nước.
Dải phía Bắc và phía Đông gồm các đồi lượn sóng, địa thế thấp, thuận lợi để
xây dựng các hồ nhân tạo như: Suối Hai, Đồng Mô- Ngải Sơn.
6
Kinh tế nông nghiệp

Nhìn chung Ba Vì là một vùng có phong cảnh đẹp, nên thơ, kết hợp được cả
cảnh hùng vĩ của núi non, sông suối, ao hồ và xen vào đó là cảnh trung du đồng
bằng với những làng quê sinh đẹp.

Địa chất thổ nhưỡng
Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn Iđoxini cách đây
150 triệu năm.
Thành phần đá mẹ phân bố trong khu vực Ba Vì rất phong phú và đa dạng gồm các
loại đá chính sau:
- Đá biến chất: Phân bố từ Đá Chông đến ngòi Lặt và chiếm hầu hết ở sườn
phía đông, ngoài ra chúng còn phân bố ở Đồng vọng, xóm sẩm. thành phần chính
của nhóm này gồm: diệp thạch kết tinh, đá gơnai, diệp thạch xêrixít lẫn các lớp
quazit.
- Đá vôi: Phân bố ở khu vực núi Chẹ, xóm Mít, suối Mơ và xóm quýt.
- Đá trầm tích-phún trào: Phân bố ở hầu hết toàn bộ khu vực vườn quốc gia
và một số xã vùng đệm.
- Đá trầm tích: phân bố ở xã Ba Trại từ suối Đò, cầu gỗ đến Mỹ Khê.
- Đá bở rời: phân bố ở phía tây Xuân Khanh, Mỹ Khê và dọc các suối lớn.
Về thổ nhưỡng: Nền đất chính của dãy núi ba Vì là phiến thạch sét và sa thạch với
các loại đất chính sau:
- Đất Feralit mầu vàng phân bố ở độ cao >1000m, tầng đất mỏng có nhiều
đá lẫn và đá lộ đầu phân bố ở xung quanh đỉnh Ngọc Hoa. Các loài thực vật thường
gặp như: Bách xanh, thông tre, chè sim, thích lá dài, Chè hồi sồi dẻ, đỗ quyên...
- Đất Feralit mầu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch phân
bố rộng tập trung ở độ cao 500m-1000m, tầng đất từ mỏng đến trung bình, có nhiều
đá lẫn nhiều nơi có đá lộ đầu. Các loài thực vật thường gặp: Trương vân, Cồng sữa,
Dẻ gai, Re...
- Đất Feralit mầu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch, phiến
thạch mica và các loại đá trầm tích, phân bố ở sườn và vùng đồi thấp ở độ cao
<500m, tầng đất còn dầy nhưng tỷ lệ mùn thấp. Các loài thực vật thường gặp: trảng

cỏ tranh, lau chít, chè vè, cây bụi... do kết quả của nạn đốt nương làm rẫy.
- Đất phù sa cổ phân bố thành một dải hẹp kéo dài ven sông Đà thuộc 2 xã
Khánh Thượng và Minh Quang loại đất này đang có chiều hướng thoái hoá bị rửa
trôi.
- Theo tài liệu điều tra lập địa cấp I vùng phục hồi sinh thái xác định diện
tích ở các dạng lập địa như sau:
+ Đất bằng nông nghiệp: 150ha (B) chiếm 2,3%.
+ Đất phẳng có độ dốc 3-7
0
: 250ha (P) chiếm 4,4%
+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính. Phiến thạch sét
và biến chất có độ dốc 8-15
0
(SFK, SF
S
): 2.665ha chiếm 57,2%.
+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính. Phiến thạch sét
và biến chất có độ dốc 16-25
0
(S
'
FK, S
'
F
S
): 974ha chiếm 21%.
+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính. Phiến thạch sét
và biến chất có độ dốc 26-35
0
(DFK, DF

S
): 83ha chiếm 1.8%.
7
Kinh tế nông nghiệp
+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính. Phiến thạch sét
và biến chất có độ dốc >35
0
(D
'
FK, D
'
F
S
): 523ha chiếm 11,2%.
+ Các loại đất hồ, thổ cư, đất lầy thụt: 91ha chiếm 1,9%
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
5 năm qua (2005-2010), Ba Vì đã tập trung xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế,
xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, thu hút và sử dụng hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, thành phố và nguồn lực đóng góp của
nhân dân để xây dựng, nâng cấp đường giao thông, hệ thống thủy lợi, các hồ đập
miền núi... Đến nay 31/31 xã, thị trấn đã có đường giao thông thuận tiện đến trung
tâm, làm mới trên 300km đường giao thông nông thôn và các đường liên xã; 100%
xã, thị trấn có hệ thống viễn thông, điểm bưu điện - văn hóa xã, trạm y tế phục vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; 191/230 thôn, bản đã có nhà văn hóa, hệ
thống hạ tầng cơ sở được nâng cấp đáng kể, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, Ba Vì được thành phố đánh giá cao trong
công tác xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều biện pháp thiết thực như xây dựng mô
hình hỗ trợ, cho vay vốn, giúp đỡ kỹ thuật, giống, hướng dẫn cách làm ăn, nên tỷ lệ
hộ nghèo ở Ba Vì giảm trên 3%/năm. Nhờ kinh tế phát triển, Ba Vì có điều kiện
chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí và sức khỏe cho người dân.

Những thành tựu mà Ba Vì đạt được trong những năm qua là nhờ sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội; sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập
trung quyết liệt, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp và sự đồng
thuận của các tầng lớp nhân dân. Đảng bộ đã tập trung củng cố xây dựng tổ chức
đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở đảng, nhất là chi bộ cơ sở. Huyện đã tập trung vào 5 nhiệm vụ trọng tâm và 2
khâu đột phá là công tác cán bộ và cải cách hành chính; vì vậy an ninh chính trị
được bảo đảm, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác giải quyết đơn, thư
khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng được quan tâm, giải quyết được những
bức xúc trên địa bàn. Qua 5 năm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XX (nhiệm kỳ 2005-2010), Ba Vì rút ra 6 kinh nghiệm:
Một là, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, tập trung vào những nhiệm
vụ trọng tâm theo sự điều hành của thành phố, quán triệt sâu sắc những quan điểm,
chủ trương, các nghị quyết Trung ương, nghị quyết của Thành ủy. Bám sát cơ sở
phát hiện những vấn đề mới, bàn thảo và ra nghị quyết kịp thời, tập trung lãnh đạo,
tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT các cấp đối với việc tổ chức
thực hiện nghị quyết.
Hai là, coi trọng công tác tư tưởng chính trị, giáo dục và rèn luyện đảng viên, tạo sự
đoàn kết, thống nhất cao trong đảng về nhận thức và hành động.
Ba là, tập trung lãnh đạo coi trọng phát triển kinh tế là trung tâm, hàng đầu.
Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng - an ninh, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Năm là, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động của các ban đảng, mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể, các phòng, ban chuyên môn, làm tốt chức năng và vai trò
tham mưu giúp cấp ủy trên từng lĩnh vực, hướng dẫn và chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
8
Kinh tế nông nghiệp
Sáu là, tập trung khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc trên
địa bàn, tạo sự đồng thuận xã hội nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kế hoạch

đề ra.
Đúc kết được nhiều bài học quý từ thực tiễn, đạt được thành tựu ở hầu hết các lĩnh
vực, Ba Vì đang trên đà phát triển với những triển vọng đáng phấn khởi. Phát huy
kết quả đạt được, Ba Vì bước vào một thời kỳ mới với quyết tâm cao nhất để trở
thành điểm sáng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô.
2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội chủ yếu nhiệm kỳ 2010-2015
+ Tốc độ tăng trưởng GDP: 14,5%/năm
+ Tỷ trọng các ngành kinh tế:
- Nông, lâm nghiệp: 26%
- Công nghiệp: 24%
- Thương mai, dịch vụ: 50%
+ Về văn hóa, xã hội:
- Phấn đấu đến năm 2015: Có 30-35% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 40-
50% số trường đạt chuẩn quốc gia.
- Xóa đói giảm nghèo trên 3%/năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, mỗi năm giải quyết việc làm cho 8.500 lao
động.
+ Lựa chọn khâu đột phá: Công tác cán bộ, cải cách hành chính, tập trung xây dựng
đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRONG SẢN
XUẤT LÚA Ở BA VÌ HÀ TÂY
3.1. Tình hình hoạt động khuyến nông trong sản xuất lúa
3.1.1. Thực trạng các hoạt động khuyến nông trong sản xuất lúa
Hà Tây là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, với
tổng sản lượng thịt hơi đứng đầu cả nước. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chăn
9

×