PHẦN MỞ ĐẦU
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng đã tồn tại từ lâu trong xã hội loài
người, như một căn bệnh kinh niên, nó khoét đục cơ thể của một xã hội,
làm tiêu mòn sinh lực của xã hội đó.
Ngày nay vấn đề Tệ nạn xã hội không còn là vấn đề riêng của quốc
gia nào, mà nó trở thành vấn đề toàn cầu, là hiểm họa chung cho cả nhân
loại, nó đã gây tác hại lớn cho sự phát triển nền Kinh tế- Văn hóa xã hội –
An ninh quốc phòng của một quốc gia. Tệ nạn xã hội đang diễn biến hết
sức tinh vi và phức tạp, thông qua nhiều phương thức hoạt động khác nhau
mà các cấp, các ngành chức năng khó có thể kiểm soát được.
Hiện nay thị xã Tây Ninh đang bước vào quá trình phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, do vậy mà thị xã đang đứng
trước những khó khăn và thách thức lớn đó là sự phát triển cao của nền
kinh tế- xã hội đang đạt đến những đỉnh cao mới của văn minh, tệ nạn xã
hội lẽ ra phải ngày càng giảm nhưng trái lại nó vẫn phát triển và biểu hiện
dưới những hình thức đa dạng hơn, khác lạ hơn, khó trị hơn. Từ những
biểu hiện lẽ tẻ, rời rạc, các tệ nạn xã hội trở nên có tổ chức hơn như tệ nạn
ma tuý, mại dâm, cướp giật …xảy ra liên tiếp làm ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống, tâm lý và đe dọa sự sống của người dân ở thị xã Tây Ninh.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này nên nhiều năm qua Đảng
bộ và Chính quyền Thị xã Tây Ninh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt
chẽ, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm ngăn ngừa, đấu tranh ngăn
chặn chúng với mục đích đem lại cuộc sống hòa bình ấm no cho nhân dân.
Để thiết thực góp phần vào cuộc đấu tranh nhằm hạn chế và đẩy lùi
tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn thị xã Tây Ninh và từ thực tiễn tham khảo
các tài liệu có liên quan về TNXH, tôi quyết định đăng ký đề tài “Vấn đề
phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thị xã Tây Ninh” nhằm làm rõ
những loại hình TNXH chủ yếu, những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, kịp
thời về TNXH trên địa bàn nhằm xây dựng một Thị xã Tây Ninh trong
sạch, vững mạnh trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và đi lên
Chủ nghĩa xã hội.
TCLL CTK10
Trang 1
PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Một số vấn đề về Tệ nạn xã hội:
a. Khái niệm về Tệ nạn xã hội:
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến, thể hiện qua các vi phạm có tính
nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ
tục và những quy tắc được thể chế hoá bằng pháp luật, gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hóa và đạo đức xã hội.
b. Tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay:
* Đặc điểm của Tệ nạn xã hội trong giai đoạn hiện nay:
- Tệ nạn xã hội của nước ta hiện nay đang có chiều hướng ngày càng
gia tăng, diễn biến phức tạp.
Mấy năm gần đây ở Việt nam cũng như một số nước trên thế giới, Tệ
nạn xã hội lại phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến (mại dâm, nghiện
ma tuý, mê tín dị đoan, cờ bạc, tham nhũng…) gắn liền với các tệ nạn xã
hội là hiểm họa HIV/AIDS và sự gia tăng tội phạm. Có thể nói tệ nạn xã
hội hiện nay là mối quan tâm lớn và là vấn đề nhức nhốt của mọi quốc gia
trên thế giới kể cả các nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển.
Tệ nạn xã hội được kinh doanh dưới nhiều hình thức trá hình, đang
chuyển vào hoạt động ngầm và phần lớn tham gia Tệ nạn xã hội là ở lứa
tuổi thanh thiếu niên.
- Tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng có liên quan chặt chẽ với nhau
và tạo tiền đề, điều kiện cho nhau phát triển.
Tệ nạn xã hội có liên quan chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại của
tội phạm và tình hình trật tự an toàn xã hội. Tệ nạn xã hội là môi trường
thuận lợi nuôi dưỡng các hành vi tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật
khác hoặc những hiện tượng lộn xộn trong xã hội. Theo báo cáo của Tổng
cục cảnh sát, Bộ công an, nước ta hiện nay có 70% người ma tuý là tiền án,
tiền sự, 30% gái mại dâm ít nhiều có vi phạm luật hình sự. Địa phương nào
có càng nhiều người nghiện ma tuý thì ở đó tình hình an ninh thiếu đảm
bảo hơn những địa phương khác. Như vậy Tội phạm và tệ nạn xã hội gắn
bó chặt chẽ với nhau, đan xen nhau. Chống tội phạm và đấu tranh ngăn
ngừa Tệ nạn xã hội là hai mặt của một vấn đề.
TCLL CTK10
Trang 2
- Tệ nạn xã hội ở Việt nam phát triển trong quá trình chuyển đổi cơ
chế quản lý từ hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường là thời kỳ giao
thời phức tạp, cơ chế củ chưa bị phá bỏ hoàn toàn, cơ chế mới đang hình
thành, vì vậy Tệ nạn xã hội mang cả những sắc thái của thời kỳ củ lẫn
những đặc trưng của thời kỳ mới. Đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội có
hiệu quả cần phải chú ý sự tác động của tất cả những yếu tố củ và mới của
cơ chế quản lý trên.
- Tệ nạn xã hội là một nguyên nhân chủ yếu lây nhiễm các căn bệnh
xã hội (HIV/AIDS), HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ đang đe dọa sự tồn tại
của cả loài người. Nó lan nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục không an
toàn, tiêm chích, đường máu và mẹ truyền sang con. Trong tổng số người
nhiễm HIV được phát hiện có 60% do tiêm chích ma tuý. Ma tuý, mại dâm
là bạn đồng hành của HIV/AIDS. Đây là đặc trưng quan trọng khiến việc
phòng chống HIV/AIDS phải gắn chặt với phòng, chống TNXH, một quan
điểm không thể không quán triệt trong việc đề ra chiến lược phòng, chống
TNXH và phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta hiện nay.
* Các loại tệ nạn xã hội phổ biến:
Tệ nạn xã hội rất đa dạng, tuỳ thuộc vào cách xem xét cụ thể của
từng quốc gia, tuy nhiên hầu hết các quốc gia đều coi các hiện tượng sau là
Tệ nạn xã hội và chia ra làm 02 loại:
- Tệ nạn xã hội “ngoài thiết chế”: Mại dâm, nghiện ma tuý, cờ bạc…
- Tệ nạn xã hội “trong thiết chế”: Tham ô, tham nhũng, lợi dụng
chức vụ…
Nhìn chung hiện nay có một số loại TNXH đã phát triển mang tính
chất phổ biến và có xu hướng quốc tế hóa nhanh chóng, mức độ ngày càng
trầm trọng (Tệ nạn mại dâm, nghiện ma tuý). Gắn liền với tệ nạn mại dâm
và ma tuý là việc làm lây nhiễm HIV/AIDS. Đây thực sự là hiểm họa đối
với giống nòi, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển, tiến bộ, phồn vinh của
mỗi dân tộc.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống Tệ nạn
xã hội:
Thấy được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
là cuộc đấu tranh khó khăn, lâu dài, phức tạp với phương châm lấy phòng
ngừa là chính xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, nếp sống văn hóa,
văn minh nhằm duy trì an ninh trật tự xã hội với mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Do vậy Đảng và Nhà nước ta
đề ra những quan điểm, Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình hành động …về
phòng chống tệ nạn xã hội như sau:
TCLL CTK10
Trang 3
- Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 01 tháng 3 năm 1994 của BCH Trung
ương Đảng về công tác lãnh đạo phòng, chống tệ nạn xã hội nhấn mạnh:
“Phòng, chống khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là
nạn mại dâm, nghiện ma tuý là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay mà Đảng
và Nhà nước phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có bước tiến bộ rõ rệt
ngay từ năm 1994. Điều kiện quyết định để phòng chống có kết quả các tệ
nạn xã hội là đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, phát động được phong
trào nhân dân, tăng cường sự quản lý của các cơ quan nhà nước, phát huy
vai trò tích cực của các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy,
tổ chức đảng trong cả nước…”.
- Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày
30-11-1996 về tăng cường lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm
soát ma tuý. Qua 10 năm tổ chức thực hiện, các cấp ủy đảng, chính quyền,
mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai
thực hiện Chỉ thị, qua đó đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp,
các ngành; phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và
đông đảo nhân dân tham gia phòng, chống ma tuý; đấu tranh xử lý nhiều
vụ việc phạm tội về ma tuý và tổ chức cai nghiện với nhiều phương thức
khác nhau, góp phần kìm chế sự gia tăng tội phạm và tệ nạn ma tuý.
- Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống ma tuý trong tình hình
mới, Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Tệ nạn ma tuý đang là hiểm họa của các
quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ
yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu
quả tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển
kinh tế xã hội và an ninh trật tự của đất nước”.
- Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05 ngày 20/01/1993 về ngăn
chặn và chống tệ nạn mại dâm, nhằm từng bước đẩy lùi xoá bỏ tệ nạn mại
dâm, làm lành mạnh đời sống xã hội, chính phủ quyết định những chủ
trương và biện pháp sau:
“Kiên quyết loại bỏ tệ nạn mại dâm (kể cả mua dâm, bán dâm) dưới
bất cứ hình thức nào. Đây là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn,
là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành, các đoàn
thể, các tổ chức xã hội và của toàn dân. Trước mắt cần có biện pháp ngăn
chặn ngay và xoá bỏ nạn mại dâm, trọng tâm là ở các thành phố lớn, các
trung tâm công nghiệp và du lịch. Sử dụng tổng hợp các biện pháp hành
chính, xử phạt theo pháp luật; tổ chức chữa trị bệnh, đồng thời tổ chức dạy
nghèo; tạo việc làm thích hợp cho số người mại dâm do hoàn cảnh kinh tế
khó khăn…”.
TCLL CTK10
Trang 4
Để ngăn chặn tệ nạn mại dâm, ma tuý, cờ bạc, rượu chè trong cán bộ,
viên chức nhà nước và người dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53
quy định về các biện pháp xử lý đối với cán bộ, viên chức nhà nước và
những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma tuý, cờ bạc, rượu chè.
Tại Điều 3 chương I của Nghị định này nói về xử phạt hành chính và xử lý
kỷ lụât nghiêm khắc đối với các trường hợp liên quan đến tệ nạn ma tuý,
mại dâm, cờ bạc như sau: “Giám đốc khách sạn, chủ khách sạn, nhà hàng,
quán trọ hoặc các cơ sở khác để hành vi mại dâm, ma tuý, đánh bạc, say
rượu xảy ra trong cơ sở do mình quản lý. Người có hành vi mua dâm, dùng
chất ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha là cán bộ, viên chức nhà nước ở bất
kỳ cương vị nào. Người có hành vi dung túng, bao che các hoạt động mại
dâm, ma tuý, đánh bạc, say rượu bê tha. Người tái phạm về hành vi mại
dâm, ma tuý, đánh bạc ”.
Để đấu tranh, ngăn chặn tệ nạn xã hội phát triển trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, nhất là tệ nạn về ma tuý và kiểm soát ma tuý trong tình hình hiện
nay, Tỉnh ủy Tây Ninh đã ban hành Chương trình hành động số 29-Ctr/TU,
ngày 14/5/2008 để thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ
chính trị về phòng, chống ma tuý và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới,
Tỉnh ủy đã đề ra quan điểm như sau: “Tập trung mọi nổ lực trong lãnh đạo,
huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh
phòng, chống tệ nạn ma tuý ở địa phương; Công tác phòng, chống và kiểm
soát ma tuý là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay, là trách nhiệm của
các ngành, các cấp và của toàn xã hội; Ngăn chặn và xử lý nghiêm minh
các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma
tuý”.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TNXH Ở THỊ XÃ TÂY NINH
1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã
hội:
Thị xã Tây Ninh là trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
tỉnh, nằm trong vùng có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên với những danh
lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, bao gồm 10 phường, xã (5
phường, 5 xã). Trong đó có 2 phường và 4 xã mới xác nhập về sau khi tách
từ huyện Hòa Thành theo Nghị định số 46/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
Thị xã Tây Ninh nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía
tây theo quốc lộ 22B, với diện tích tự nhiên là 17.736,58 ha chiếm 3,41%
diện tích tự nhiên của tỉnh, với số dân trên 130.000 nhân khẩu.
Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá cao. Trong năm 2007, giá trị sản
xuất là 3.976 tỷ đồng đạt 100,15% kế hoạch và bằng 118,12% so với cùng
kỳ, trong đó:
TCLL CTK10
Trang 5
Thương mại dịch vụ là 1.433 tỳ đồng đạt 93,35% kế hoạch và bằng
119,12% so với cùng kỳ.
Công nghiệp – xây dựng cơ bản là 703 tỷ đồng, đạt 117,19% so với
kế hoạch và bằng 115,10% so cùng kỳ.
Nông nghiệp là 149 tỷ đồng đạt 102,75% kế hoạch và bằng 105,67%
so cùng kỳ.
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (VA) là 1.297USD đạt
93,03% kế hoạch bằng 106,45% so cùng kỳ.
Với sự phát triển cao của nền kinh tế trên địa bàn Thị xã đã cho
chúng ta thấy rằng đời sống của người dân thị xã ngày càng được cải thiện
và một khi đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì nhu cầu về
đời sống tinh thần là rất lớn, do đó các dịch vụ văn hóa ra đời nhằm đáp
ứng nhu cầu về đời sống tinh thần cho nhân dân như : các dịch vụ giải trí
Karaoke, Internet, băng đĩa nhạc…song đây cũng là nguy cơ làm nảy sinh
không ít hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng đến giá trị
văn hóa truyền thống, lối sống đạo đức, thuần phong mỹ tục của người
dân. Chính vì vậy, đã tạo ra không ít khó khăn trong việc quản lý xã hội,
là điều kiện để các Tệ nạn xã hội nảy mầm và phát triển, cụ thể là:
* Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Thị xã, mức sống trong
cộng đồng dân cư ngày một nâng lên, nhiều gia đình thiếu sự giáo dục,
quản lý con em dẫn đến các đối tượng này tự do sinh hoạt, đua đòi theo lối
sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
TNXH đặc biệt là tệ nạn ma tuý, nghiện ma tuý ở một số bạn trẻ.
* Công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng cũng gặp không ít khó
khăn, nguyên nhân là do đối tượng chuyển từ nơi này đến nơi khác.
* Việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn
hóa công cộng, Internet… còn một số khó khăn.
2. Các loại hình tệ nạn xã hội trên địa bàn thị xã Tây Ninh và
nguyên nhân phát triển của TNXH:
2.1 Các loại tệ nạn xã hội:
a) Ma túy:
- Ma tuý là gì? Ma tuý là tên gọi chung cho các chất có tác dụng gây
trạng thái ngất ngây, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.
Trong những năm qua, phương thức hoạt động của bọn tội phạm ma
tuý có nhiều thay đổi, nhiều tội phạm ma tuý mới phát sinh. Ta thấy rằng ở
thị xã Tây Ninh trong những năm gần đây từ khi có Nghị định số 06/NĐ-
TCLL CTK10
Trang 6
CP của Chính phủ đã có một số chuyên đề về giải pháp phòng ngừa, đấu
tranh chống việc lưu thông và sử dụng trái phép chất ma tuý.
Theo báo cáo chuyên đề về ma tuý của Công an thị xã Tây Ninh,
hiện nay các chất ma tuý gồm 227 chất chia làm 3 danh mục và 22 hóa
chất không thể thiếu trong quá trình điều chế chất ma tuý cần kiểm soát.
Theo liên hiệp quốc về kiểm soát ma tuý thì có 22 tiền chất và các chất hóa
học tham gia vào quá trình tổng hợp các chất ma tuý.
- Người nghiện ma tuý và con đường phạm tội:
Nghiện ma tuý là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử
dụng lặp đi lặp lại một hay nhiều loại ma tuý.
Con nghiện và người sử dụng trái phép chất ma tuý đều là người tự
chủ động sử dụng chất ma tuý, tuy nhiên về tính chất và mức độ có khác
nhau nên hình thức xử lý đối với từng trường hợp cũng khác nhau.
Người nghiện ma tuý là người có hành vi tự mình hoặc nhờ người
khác đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể mình bất kỳ hình thức nào nhằm
đáp ứng nhu cầu về ma tuý.
Hành vi sử dụng chất ma tuý thể hiện như: chuẩn bị địa điểm, dụng
cụ, phương tiện sử dụng và chuẩn bị chất ma tuý.
Trên thực tế người phạm tội về ma tuý vẫn chưa phát hiện còn nhiều
vì loại tội phạm này có tổ chức hết sức tinh vi, nguy hiểm, hoạt động theo
một dây chuyền kín, bí mật, phần lớn bọn tội phạm ma tuý không để lại
hiện trường, dấu vết cụ thể, ít có thông tin nên rất khó phát hiện.
- Ma tuý- con đường dẫn đến tệ nạn xã hội:
Ma tuý là một loại chất gây nghiện có hoạt chất từ ma tuý có ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Những người nghiện ma tuý mặc
dù đã được giáo dục và đưa đi cai nghiện nhiều lần hoặc bị áp dụng biện
pháp xử phạt hành chính nhằm để răn đe nhưng sau một thời gian tái
nghiện đã gây cho gia đình và xã hội nhiều hậu quả nặng nề. Người nghiện
ma tuý càng lâu thì liều dùng càng tăng do vậy sẽ dẫn đến trạng thái nhiễm
độc mãn tính gây ra những rối loạn của cơ thể như rối loạn toàn thân, rối
loạn tiêu hóa, rối loạn các chức năng thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể bị
suy yếu. Người nghiện ma tuý sẽ phụ thuộc vào loại ma tuý quen dùng,
chính vì vậy mà những bọn buôn bán chất ma tuý lợi dụng yếu điểm này
mà bán ma tuý với giá rất đắt. Nhiều người đến với ma tuý lúc đầu thì giàu
có rồi sau đó vài lần lâm vào cảnh nghiện ngậm đã phải bán tài sản để thỏa
mãn cơn nghiện của mình, nhiều người trở nên tan gia, bại sản thành kẻ
túng thiếu bần cùng. Người nghiện ma tuý trước hết là đánh vào kinh tế
của chính gia đình họ, khi gia đình họ không còn những gì có giá trị để có
thể bán đổi thành tiền thì bản thân họ phát sinh những hành vi sai trái như
TCLL CTK10
Trang 7
trộm cắp, cướp giật, lừa dối, buôn lậu, mại dâm, thậm chí giết người, chính
người nghiện ma tuý làm rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
là mối lo của gia đình và xã hội, tệ nạn ma tuý đã làm chảy máu ngầm nền
kinh tế của đất nước, làm cho các tệ nạn xã hội ngày càng nặng thêm.
- Thực trạng về ma tuý trên địa bàn thị xã Tây Ninh:
Hiện nay trên địa bàn thị xã có 29 đối tượng liên quan đến ma tuý,
trong đó: Sưu tra là 06 đối tượng; con nghiện là 23 đối tượng. Như vậy so
với năm 2006 con số này tăng lên 09 đối tượng (Sưu tra: 03, con nghiện:
17). Trong 6 tháng đầu năm 2008 tăng 06 đối tượng.
Tính đến ngày 20/5/2008 hiện quản lý 35 đối tượng (sưu tra: 05, con
nghiện 30). So cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2007 tăng 09 đối tượng.
Những người đến với ma tuý trên địa bàn thị xã Tây Ninh với nhiều
nguyên nhân khác nhau nhưng tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu
sau đây: Do đua đòi cùng bạn bè, bị bạn bè lôi cuốn khích lệ dùng thử một
hoặc vài lần sau đó trở thành thói quen rồi nghiện; Do chung sống với
người nghiện ma tuý, có điều kiện tiếp xúc thử ma tuý; Do buồn chán,
muốn lãng quên cuộc sống hiện tại, do những bế tắc trong gia đình, trong
tình yêu nên những người này đã tìm đến với ma tuý và dùng nó; Đa số
những người nghiện ma tuý là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, không có việc
làm ổn định, con nhà giàu do bị bạn bè rủ rê, khuyến khích dùng chất ma
tuý.
Như vậy, nghiện ma tuý không phải là loại bẩm sinh mà chúng là do
chủ quan, mất cảnh giác, tin vào kẻ xấu, không biết tự đề phòng nên sa vào
con đường nghiện ngập. Mà thanh thiếu niên là đối tượng chính của tệ nạn
ma tuý. Nghiện ma tuý trước hết là do có lối sống buông thả, thiếu rèn
luyện bản thân. Bước vào con đường nghiện ma tuý là bước vào con đường
xuống cấp của lối sống và đạo đức của con người.
b) Mại dâm:
- Mại dâm là những hành vi nhằm thỏa mãn thực hiện quan hệ tình
dục, có tính chất mua bán trên cơ sở giá trị vật chất nhất định xảy ra ngoài
phạm vi hôn nhân.
Đối tượng tham gia hoạt động mại dâm bao gồm: Người mua dâm,
người bán dâm và môi giới mại dâm.
Tệ nạn mại dâm trên địa bàn thị xã Tây Ninh xuất phát từ nhiều con
đường khác nhau, nhưng chung quy lại là do những nguyên nhân sau đây:
do nhà nghèo, chây lười lao động, chán đời do tình phụ, đã quen lối sống
trụy lạc, không muốn làm việc vất vả nhưng phần lớn phụ nữ mua bán dâm
là vì lý do kinh tế, một số khác là do những khủng hoảng về gia đình, do sự
lôi kéo, rũ rê của bạn bè…Những người phụ nữ làm nghề mại dâm cũng
TCLL CTK10
Trang 8
phải gánh chịu tủi nhục ê chề, một khi bước vào con đường mại dâm thì
bản thân họ trở thành một thứ đồ chơi cho những kẻ thích cảm giác lạ, là
thú vui cho các ông. Vì đồng tiền mà các cô gái này bán đi phẩm chất đạo
đức và nhân phẩm của mình để rồi lâm vào con đường tàn tạ và bệnh tật.
Những người hành nghề mại dâm trên địa bàn thị xã Tây Ninh đa số
trình độ thấp kém, độ tuổi từ 16-35 tuổi và mại dâm núp bóng dưới nhiều
dạng như nhà hàng, khách sạn, mát xa, quán nhậu…về đêm là thời gian
hoạt động thật lý tưởng của các cô, cô nào đẹp càng hấp dẫn khách mua
vui là càng dễ hái ra tiền để trang trải, mua sắm những vật dụng đắt tiền
như điện thoại di động, xe máy đời mới…
- Thực trạng mại dâm trên địa bàn thị xã Tây Ninh:
Tệ nạn mại dâm trên địa bàn thị xã Tây Ninh không lộ liễu như ở
Thành phố HCM, Bình Dương mà thường tập trung tại các tụ điểm như:
quán cà phê, nhà hàng, Karaoke…chúng thường hoạt động trá hình nếu
khách hàng có nhu cầu thì các cô gái này sẵn sàng đi với khách (sau khi đã
thỏa thuận giá). Địa điểm tiến hành mua bán dâm thường ở các nhà trọ hay
khách sạn mà chủ nhà trọ hay khách sạn đã thông đồng làm môi giới để ăn
tiền cò.
c) Cà phê đèn mờ, cà phê ôm:
- Những nhận định chung:
Cà phê là một loại hình dịch vụ khá phổ biến nhất hiện nay, hầu như
ở nơi đâu trên địa bàn Tỉnh, khu vực nào có dân cư sinh sống thì ít nhiều gì
ở nơi đó có quán cà phê.
Những người đến quán cà phê thường muốn tìm cảm giác thư giãn,
bàn chuyện làm ăn, họp mặt bạn bè…Như vậy dịch vụ kinh doanh cà phê
cũng đem nhiều nhiều lợi ích cho cuộc sống của người dân, nhưng vấn đề
là ở chỗ muốn có thu nhập từ dịch vụ quán cà phê mang lại là một vấn đề
mà chúng ta cần phải bàn.
Thời gian gần đây càng nhiều quán cà phê lại bổ sung đội ngủ tiếp
viên vào quán mình những cô gái trẻ đẹp, các cô tiếp viên này ra sức phô
diễn sắc đẹp của mình để câu khách. Đối tượng khách đến quán chủ yếu là
nam thanh niên. Ngoài việc bưng bê trò chuyện với khách ra thì các cô gái
chịu những điều kiện ngầm để giữ chắc chỗ kiếm cơm, nhiều cô gái chỉ
mới vào bán quán cà phê được ít tháng đã trở nên “lột xác” và mất hoàn
toàn hình ảnh của các cô gái trẻ nhút nhát, e lệ buổi đầu.
Những cô gái tiếp viên thường ăn mặc hở hang, đầy gợi cảm là sự
chú ý của nam giới, những thanh thiếu niên vào quán cà phê thông thường
là để “nhìn” những cô gái này hơn là để “giải khát”.
TCLL CTK10
Trang 9
- Thực trạng cà phê trá hình trên địa bàn thị xã Tây Ninh:
Hiện tượng cà phê trá hình như: cà phê lều, cà phê võng, cà phê sân
vườn, cà phê đèn mờ…tập trung chủ yếu ở Phường IV, phường 1, xã Ninh
Sơn. Hiện tượng này làm phát sinh ra bao tệ nạn nhức nhối cho xã hội.
Những tụ điểm cà phê này đang biến tướng thành tụ điểm ăn chơi, ôm
ấp của một bộ phận không nhỏ thành phần thanh thiếu niên hư hỏng.
Nhưng vì lợi nhuận các chủ kinh doanh loại hình này vẫn cứ tiếp tục hoạt
động với các chiêu thức ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Cà phê trá
hình mọc lên ngày càng nhiều trong địa bàn thị xã Tây Ninh với đủ loại
hình, từ giá bình dân cho đến giá thỏa thuận. Ngoài nước uống uống còn có
các thứ khác kèm theo như khăn lạnh, thức ăn, kẹo ngậm…nhang muỗi
kèm theo để khách vào quán thoải mái uống cà phê.
Có loại phục vụ cho tình nhân tâm sự, cũng có những quán để tâm sự
với các em phục vụ. Nếu nhìn bên ngoài là những quán cà phê bình thường
nhưng bên trong là những dãy nhà lều nằm san sát nhau, đặc biệt lứa tuổi
thanh thiếu niên đến đây rất đông vào lúc tối cho đến khuya.
d) Karaoke trá hình:
- Những nhận định chung:
Đi hát Karaoke là sở thích hiện nay của nhiều bạn trẻ, có thể nói đây
là một loại hình kinh doanh dễ kiếm tiền.
Tuy nhiên, để chạy theo lợi nhuận và để thu hút khách, một số hộ
kinh doanh loại hình karaoke đã sử dụng tiếp viên ăn mặc hở hang gợi tình
để câu khách và dần biến Karaoke thành những tụ điểm ăn chơi sa đọa của
một số đối tượng háo sắc, nhiều tiền, là cầu nối tệ nạn xã hội.
- Sự biến tướng của loại hình Karaoke:
Có lẽ chưa bao giờ dư luận lo ngại như hiện nay trước sự biến tướng
của loại hình văn hóa giải trí vốn được xem là lành mạnh phổ biến là loại
hình Karaoke. Liên tiếp trong thời gian vừa qua, một loạt các điểm kinh
doanh Karaoke biến tướng đã bị các ngành chức năng triệt phá, bắt quả
tang các đối tượng có hành vi mại dâm.
Phòng Karaoke thường được thiết kế rất đặc biệt, phía trong có bộ
bàn ghế và nhà vệ sinh riêng, đặc biệt phòng có thiết kế khóa trong rất an
toàn, như vậy đây là điều kiện thuận lợi để khách vừa hát, vừa ôm.
Các tiếp viên ở đây thường không ký hợp đồng lao động, sống nhờ
vào tiền khách boa và ăn chia phần trăm theo số tiền bia được bán ra. Để
tránh dòm ngó của các ngành chức năng, chủ quán quản lý tiếp viên hết
sức chặt chẽ và đưa ra một số quy định như giới hạn đi lại, muốn đi với
khách phải có sự đồng ý của chủ quán. Công đoạn hát hò chỉ là khởi đầu
TCLL CTK10
Trang 10
cho khách, công đoạn tiếp là sự ngã giá chấp thuận giữa đôi bên thực hiện
hành vi mua bán dâm.
Khách vào phòng Karaoke đủ mọi thành phần, từ những người dân
bình thường đến những vị chức sắc của một số doanh nghiệp, thương gia
buôn bán, thậm chí một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước cũng tìm đến
dịch vụ Karaoke. Sau những chầu nhậu các ông thường đi “hiệp hai” và
Karaoke ôm là loại hình được lựa chọn.
đ) Cờ bạc, ghi số đề:
Song song với tệ nạn mại dâm và nghiện hút ma tuý, tệ nạn cờ bạc
ghi đề cũng có xu hướng gia tăng. Chúng như một số dịch bệnh đang
hoành hành ở khắp nông thôn, thành thị và cả những vùng sâu, vùng xa. Có
người giàu, lẫn người nghèo khi lao vào con đường cờ bạc, ghi đề nhiều
gia đình khánh kiệt, đổ vở, nhiều kẻ trở thành tội phạm khi túng quẩn.
Nạn cờ bạc với nhiều biến tướng cũng đang phát triển với nhiều quy
mô lẫn hình thức tổ chức. ngoài những sòng bạc lớn có tính chuyên nghiệp,
nạn cờ bạc đang len lỏi đến tận góc phố, làng quê, lan đến cả đối tượng học
sinh, sinh viên. Số đề là một biến tướng của cờ bạc- đang như một nạn dịch
hoành hành từ địa phương này sang địa phương khác.
Ở thị xã Tây Ninh nhất là những ngày cuối năm, hoàng loạt các sòng
bạc từ bí mật đến công khai nổi dậy khắp nơi. Còn việc ghi số đề thì diễn
ra thường xuyên ở các ngày trong năm.
e) Buôn lậu, gian lận thương mại:
Buôn lậu, gian lận thương mại là một hành vi phạm pháp luật do trốn
thuế, làm hàng giả, hàng nhái, mua bán những mặt hàng mà pháp luật cấm,
không qua kiểm tra và đóng thuế cho nhà nước. Những bọn buôn lậu, gian
lận thương mại mục đích vì tiền, do vậy bọn chúng bất chấp sự trừng trị
của luật pháp mà thực hiện những hành vi sai trái với chuẩn mực đạo đức,
xã hội.
Tỉnh ta là một Tỉnh giáp ranh với Campuchia, có đường biên giới
kéo dài 240 km, do vậy mà vấn đề gian lận thương mại, buôn lậu diễn ra
khá phổ biến mạnh mẽ, có nhiều vụ gian lận thương mại đã phát triển
thành tổ chức với quy mô lớn . do vậy việc phòng, chống, đấu tranh chống
gian lận thương mại là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quâm tâm,
đề ra những hình thức, biện pháp, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống
tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại nhằm đẩy lùi, hạn chế đến mức tối đa
tệ nạn này.
2.2 Nguyên nhân phát triển của TNXH:
TCLL CTK10
Trang 11
a) Nguyên nhân khách quan:
- Khi nền kinh tế thị trường mở cửa, bên cạnh những mặt tích cực
của nó còn có mặt trái tiêu cực. Đó là lối sống chạy theo đồng tiền, sự du
nhập của văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại…
- Với cơ chế thị trường phải chấp nhận thất nghiệp như một hiện
tượng xã hội tất yếu, đồng thời xã hội có sự phân hóa giàu nghèo là nguyên
nhân đưa con người vào con đường tệ nạn xã hội.
- Sự sa sút của đạo đức, của thuần phong mỹ tục cũng là một miếng
đất tốt cho tệ nạn xã hội phát triển.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể khi chuyển sang cơ chế
thị trường chưa chú ý đúng mức công tác giáo dục về quan điểm sống của
nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Vai trò giáo dục của gia đình giảm
sút. Một số gia đình không giữ được các thành viên sống lành mạnh, không
tích cực, chủ động, chống các tệ nạn xã hội.
- Về công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành bị buông
lỏng. Chính quyền một số nơi không tập trung năng lực vào công tác quản
lý địa bàn, giữ gìn trật tự kỷ cương, xây dựng nếp sống lành mạnh của
nhân dân mà chạy theo kinh doanh thu lệ phí.
- Một số bộ phận khu dân cư, trong đó có một số cán bộ chủ chốt, do
nhận thức chưa đủ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn
xã hội, chưa thống nhất được quan điểm và hành động do đó trong chỉ đạo
phòng chống thường đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan, dẫn đến hành
động thiếu kiên quyết, hoặc khoán trắng cho một vài cơ quan chức năng.
- Trong công tác xử lý vi phạm chưa nghiêm, đặc biệt đối với bọn
chủ chứa, môi giới mại dâm, tàng chữ chất ma tuý.
- Sự phối hợp chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
về phòng, chống tệ nạn xã hội của các cấp, các ngành có nơi chưa đồng bộ
hoặc phân tán trùng lấp.
3. Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng,
chống TNXH:
3.1 Công tác đấu tranh phòng chống ma tuý:
Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-
BVHTT-UBMTTQVN ngày 17/11/2005 về việc quy định và hướng dẫn
chỉ tiêu phân loại, đánh giá xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn
ma tuý, mại dâm.
TCLL CTK10
Trang 12
Công tác quản lý đối tượng sử dụng ma tuý từng bước tích cực hơn.
Trong năm 2007 Công an phường, xã thuộc thị xã Tây Ninh đã lập kế
hoạch tổ chức triệt phá 09 vụ mua bán và tàng trữ trái phép chất ma tuý,
bắt truy tố 09 vụ, 16 đối tượng, tang vật thu giữ được 04 cục, 02 gói, 98 tép
Heroin, 02 nhẫn kim loại màu vàng, 06 điện thoại di động và 05 xe gắn
máy, mở rộng điều tra, tạm giữ và xử lý hành chính 22 đối tượng có liên
quan đến ma tuý.
Qua 3 tháng đầu năm 2008 công tác phòng chống ma tuý trên địa bàn
thị xã tây ninh được đẩy mạnh, kết quả đưa đi xét nghiệm 12 đối tượng
tàng chữ mua bán và sử dụng chất ma tuý, xử phạt hành chính 03 đối tượng
với số tiền là 25.4 triệu đồng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật phòng chống ma tuý trên địa
bàn thị xã với 447 lượt, qua tuyên truyền quần chúng đã cung cấp thông
tin, lực lượng công an kiểm tra lập biên bản thu, tiêu huỷ 51 cây cần xa, lập
hồ sơ xử phạt 1 triệu đồng.
Tích cực hưởng ứng thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia
phòng, chống tội phạm và chương trình mục tiêu 4 giảm của tỉnh.
3.2 Công tác đấu tranh phòng, chống mại dâm:
Các cơ quan chức năng phối kết hợp với các cơ quan liên quan trên
địa bàn thị xã Tây Ninh, trong năm 2007 đã xác lập chuyên án và tổ chức
triệt xóa bắt quả tang 06 tụ điểm mua bán dâm, bắt truy tố 02 chủ chứa mại
dâm, 02 môi giới mại dâm và mua dâm người chưa thành niên. UBND thị
xã Tây Ninh quyết định đưa vào trung tâm giáo dục lao động tỉnh Tây
Ninh 04 gái mại dâm. Xử phạt hành chính 05 gái mại dâm, 07 người mua
dâm, 02 chủ cơ sở với số tiền là 55.450.000đ. Phạt bổ sung tước quyền sử
dụng giấy phép kinh doanh vĩnh viễn đối với 02 cơ sở (Nhà trọ Thanh
Long, Khách sạn Mỹ quỳnh); Khách sạn Đồng quê, Nhà trọ Ánh Điệp,
Nhà trọ Thùy Dương III thời gian 3 tháng có hành vi vi phạm thiếu trách
nhiệm để xảy ra hoạt động mại dâm tại cơ sở.
Trong 3 tháng đầu năm 2008 không có trường hợp vi phạm nào về
mua bán dâm xảy ra trên địa bàn Thị xã Tây Ninh.
3.3 Công tác đấu tranh phòng chống TNXH phát sinh từ những
loại hình kinh doanh nhạy cảm (cà phê ôm, cà phê đèn mờ, karaoke
trá hình).
Theo báo cáo của UBND Thị xã Tây Ninh hiện trên địa bàn có hơn
30 cơ sở kinh doanh karaoke, dịch vụ kinh doanh Karaoke phát triển mạnh,
chủ yếu tập trung các phường nội thị. Trong hai năm 2006,2007 đã tiến
hành khảo sát và cấp đổi giấy phép gia hạn cho 30 cơ sở kinh doanh
Karaoke.
TCLL CTK10
Trang 13
Từ năm 2005 đến nay, phát hiện và xử lý vi phạm đối với 06 cơ sở
kinh doanh Karaoke, trong đó xã Ninh thạnh 04 trường hợp, Phường 3: 01
trường hợp, Xã Ninh Sơn: 01 trường hợp không giấy phép kinh doanh; 01
trường hợp Karaoke Tường Vân ở xã Ninh Sơn sử dụng 06 tiếp viên/phòng
Karaoke. Các vi phạm thường là các cơ sở kinh doanh Karaoke sử dụng
tiếp viên trong phòng Karaoke không đúng quy định, Khi đội kiểm tra liên
ngành 814 vừa đến kiểm tra thì các tiếp viên chạy tán loạn ra khỏi phòng,
rất khó quản lý. Vì vậy mà các ngành chức năng đề nghị có biện pháp hạn
chế đăng ký trong hợp đồng lao động.
3.4 Công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc, ghi số đề:
Ở Thị xã tây Ninh nạn đánh bạc, ghi số đề diễn ra khá phổ biến,
trong năm 2007 đã tổ chức triết xoá 64 tụ điểm đánh bạc, ghi đề, cá cược,
đá gà…thu giữ tang vật 75 bộ bài các loại; 03 bộ bầu cua; 209 phơi đề; 02
máy đánh bạc; thu tiền mặt là 70.248.000đ, 305USD,500 ria, 69 xe gắn
máy, 36 điện thoại di động. Khởi tố 28 vụ, 52 đối tượng có liên quan đến
đánh bạc, ghi số đề. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 223 đối
tượng với tổng số tiền là 188.850.000đ.
Trong 3 tháng đầu năm 2008 Công an thị xã đã tổ chức triệt xoá 08
tụ điểm đánh bạc, quyết định xử phạt vi phạm hành chính 53 đối tượng với
tổng số tiến 47,90 triệu đồng.
3.5 Công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương
mại:
Trong năm 2007 tổ chức triệt phá từng phần chuyên án DV 139, bắt
giữ 01 vụ và 04 trường hợp mua bán vận chuyển động vật hoang dã, tang
vật thu giữ: 69 kg rắn, 17 kg rùa và 01 xe mô tô mang biển số 70K3-2168
làm phương tiện vận chuyển. tiến hành xử phạt hành chính 06 đối tượng
với số tiền 17.280.000đ và phạt bổ sung tịch thu tang vật vận chuyền giao
Chi cục Kiểm lâm thụ lý theo thẩm quyền.
Đã phát hiện bắt giữ 74 trường hợp 53 đối tượng buôn lậu, buôn bán
hàng cấm, trốn lậu thuế tài khoản thu giữ khoảng 160.000.000đ, ra quyết
định xử phạt hành chính 53 đối tượng với số tiền 33.045.200đ, truy thu
thuế 774.565.164.
Xử phạt hành chính đối với 11 trường hợp vi phạm hành chính trong
đó, có 09 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, 02 trường hợp về lĩnh
vực quản lý rừng và quản lý lâm sản.
Xác minh và hoàn chỉnh hồ sơ 402 xe gắn máy không rõ nguồn gốc,
ra quyết định tịch thu chuyển về Phòng Tài chính Thị xã Tây Ninh bán đấu
giá sung vào công quỹ nhà nước 300.000.000đ.
TCLL CTK10
Trang 14
Trong 3 tháng đầu năm 2008 Công an thị xã Tây Ninh tiếp tục tăng
cường công tác phòng, chống tệ nạn xã hội buôn lậu và gian lận thương
mại, kết quả:
+ Lập biên bản 01 trường hợp vận chuyển hàng nhập lậu (vắng chủ),
tạm giữ 240 gói thuốc lá Hero.
+ Ra quyết định cảnh cáo 01 trường hợp mua bán hàng nhập lậu, tịch
thu tang vật gồm 362 gói thuốc lá Hero và 300 gói thuốc Jet.
+ Tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ hành vi trốn thuế tạo Công ty
TNHH Tây Việt; nắm tình hình hoạt động của đối tượng gian lận thương
trên địa bàn thị xã.
Trên địa bàn thị xã Tây Ninh hiện nay có các cơ sở kinh doanh
Karaoke có xu hướng chuyển sang hoạt động nhà hàng ăn uống cho khách
hát Karaoke không tính tiền. Theo Điều 42 Nghị định số 11/2006/NĐ-CP
của Chính phủ hoạt động này nhằm trốn thuế và né tránh các quy định của
nhà nước. Như vậy đây cũng là một hành vi gian lận trong hoạt động kinh
doanh Karaoke mà các ngành chức năng thuộc Thị xã Tây Ninh đang ra
sức kiểm soát, phòng chống tệ nạn này phát triển.
4. Những tồn tại và nguyên nhân:
4.1 Những tồn tại
Do chưa có sự đồng bộ giữa các ban, ngành trong công tác phòng,
chống tệ nạn xã hội nên chưa đạt kết quả cao, chưa mang tính triệt để.
Do còn thiên vị trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, nên dẫn
đến việc xử lý các sai phạm chưa thật nghiêm minh, chưa mang tính giáo
dục, răn đe chung cho toàn xã hội.
Công tác nghiệp vụ cơ bản tuy có chuyển biến nhưng chưa đạt yêu
cầu, hồ sơ điều tra cơ bản, công tác sưu tra chưa được bổ sung thường
xuyên, công tác xác minh hiềm nghi chưa nhiều, công tác nắm tình hình
chưa đạt yêu cầu, chưa chủ động đề ra các giải pháp, biện pháp, phòng
ngừa hữu hiệu các loại tội phạm nhất là tội phạm trộm cắp.
4.2 Nguyên nhân tồn tại:
Phần lớn do một bộ phận nhỏ nhân dân chưa có ý thức cao trong việc
chấp hành pháp luật của nhà nước.
Chưa tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ cơ
bản, chưa sơ kết rút kinh nghiệm các vụ án đã làm rõ để nắm thủ đọan hoạt
động của tội phạm, đề ra biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhất trong phòng
ngừa và đấu tranh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Vai trò tham mưu của
TCLL CTK10
Trang 15
Chi ủy, ban chỉ huy các đội nghiệp vụ và công an phường, xã còn hạn chế,
còn chạy theo vụ việc.
III . Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phòng
chống TNXH:
1. Mục tiêu:
Thực hiện Chỉ thị của Thị ủy thị xã Tây Ninh về đảm bảo ANTT
năm 2008. Đảng ủy công an Thị xã đề ra mục tiêu về công tác phòng,
chống tệ nạn xã hội năm 2008 như sau:
“Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện xử lý các tình
huống phức tạp về ANTT. Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải đảm bảo
giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; không để các thế lực
thù địch, bọn phản động lợi dụng hội nhập kinh tế để tiến hành các hoạt
động chống phá ta; kiên quyết không để xảy ra cướp có vũ trang; kiềm chế
kéo giảm mạnh tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội.
Đảm bảo ANTT trong các ngày Lễ Tết trong năm; kiềm chế tốc độ
gia tăng tội phạm; tập trung chuyển hóa các địa bàn phức tạp về ANTT;
vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc, tham gia tích cực phòng, chống tội phạm; tập trung đấu tranh
với tội phạm có tổ chức, tội phạm nguy hiểm, kéo giảm án nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu 4
giảm, phấn đấu kéo giảm tội phạm từ 5% đến 15% so với năm 2007. Nâng
cao tỷ lệ điều tra khám phá án cao hơn năm 2007 (tỷ lệ điều tra khám phá
án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 90% trở lên, án ít nghiêm
trọng và nghiêm trọng đạt trên 65%, án trộm cắp đạt từ 50% trở lên)”.
2. Phương hướng:
- Tập trung củng cố và hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân gắn
với thế trận an ninh nhân dân, đề cao cảnh giác chống mọi âm mưu “diễn
biến hòa bình” bạo loạn lật đổ, tạo cớ can thiệp vụ trang của các thế lực thù
địch, đảm bảo xây dựng Thị xã Tây Ninh thành khu vực phòng thủ vững
chắc, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh quốc gia, giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu 4 giảm, trong
đó kéo giảm từ 5-10% tội phạm, tệ nạn mại dâm và ma tuý; tập trung công
tác đảm bảo an ninh trật tự. xây dựng phường, xã thuộc thị xã vững mạnh
toàn diện, khơi dậy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân góp phần kéo giảm tội phạm,
ngăn chặn vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
3. Nhiệm vụ:
TCLL CTK10
Trang 16
Để thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 10/01/2008 của Ban thường
vụ Tỉnh ủy Tây Ninh về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng bảo
đảm an ninh trật tự năm 2008”. Thị ủy Thị xã Tây Ninh đề ra một số
nhiệm vụ sau đây:
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an
ninh trật tự cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; nâng
cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm của mọi
công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc và nâng cao tinh thần
cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc chống phá của các
thế lực thù địch.
- Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện
thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, chương trình hành động về
thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và thực hiện mục
tiêu “4giảm”. Tăng cường vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả đấu tranh xử lý tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
- Tích cực phòng chống và tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành
vi vi phạm pháp luật ở cơ sở, cảm hóa, giáo dục, quản lý người lầm lỗi tại
cộng đồng dân cư.
- Lực lượng công an, quân sự tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch
liên tịch phối hợp giữ gìn an ninh quốc gia- trật tự an toàn xã hội ở địa
phương và kế hoạch phối hợp phòng, chống cướp có vũ trang trên địa bàn
thị xã. Chủ động đề ra các giải pháp giải quyết tốt mọi tình huống, tham
mưu kịp thời cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết và đấu tranh
làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực
thù địch.
- Tăng cường công tác bảo đảm giữ vững ổn định an ninh trật tự xã
hội ở địa phương trong mọi tình huống, không để xảy ra bị động bất ngờ.
Có phương án đảm bảo an ninh trong tổ chức diễn tập phòng, chống gây
rối an ninh trật tự, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm.
- Các cấp ủy cơ sở, các cơ quan, đơn vị cần xác định nhiệm vụ phát
triển kinh tế phải gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự; đồng thời
thực hiện tốt chính sách tôn giáo, dân tộc, tăng cường quản lý đối với hoạt
động của tôn giáo, kịp thời phát hiện ngăn chặn các hoạt động truyền đạo
trái phép, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan
chức năng thường xuyên kiểm tra các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa,
ngăn chặn văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực; tiếp tục nâng cao chất lượng
hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cho nhân dân, nhất là lực lượng thanh
thiếu niên, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
TCLL CTK10
Trang 17
dân, góp phần hạn chế và đẩy lùi các nhân tố xấu, ảnh hưởng đến tình hình
an ninh trật tự ở địa phương.
4. Giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội:
Từ những thực trạng về tệ nạn xã hội trên địa bàn thị xã Tây Ninh,
chúng ta cần có một số giải pháp cụ thể:
Một là, tăng cường công tác phòng, ngừa, chủ động tấn công trấn áp
các loại tội phạm; tập trung chống tham nhũng, ma tuý, tội phạm có tổ
chức; tiếp tục thực hiện có hiệu quả pháp lệnh điều tra hình sự mới, gắn
với việc củng cố các đội điều tra, bố trí sắp xếp điều tra viên hợp lý. quản
lý đối tượng đặc xá về địa phương, tạo công ăn việc làm để giúp họ tái hòa
nhập cộng đồng; phối hợp xử lý kịp thời thông tin tội phạm.
Hai là, tăng cường công tác quản lý hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm
vắng, quản lý chặt chẽ người nước ngoài, việt kiều về thăm thân nhân,
quản lý ngành nghề kinh doanh nhạy cảm, kinh doanh có điều kiện; quản
lý vật liệu cháy nổ, quản lý vũ khí; kéo giảm tệ nạn xã hội; tăng cường
công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự
an toàn xã hội.
Ba là, Ngành công an- lực lượng chủ công trong đấu tranh chống tội
phạm ma tuý, có nhiều biện pháp phòng ngừa và liên tục tấn công đối với
loại tội phạm này. Lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma tuý
từng bước được tăng cường từ bộ đến cơ sở. Đồng thời phối hợp các ngành
các cấp trong công tác phòng chống tội phạm ma tuý.
Bốn là, với động lực phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường,
vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ con người do sức hút của đồng tiền, lại
lười lao động đã sa vào con đường nhơ nhuốc. Vì vậy chúng ta cần phải
thực thi nghiêm chỉnh pháp lệnh phòng chống mại dâm. Cần đẩy mạnh
cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu
dân cư, ấp văn hóa.
Năm là, Phát triển và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, ấp văn hóa, xây dựng gia
đình văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tự quản góp phần
ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Các ngành chức năng phối kết hợp với Mặt trận tổ quốc và các ban,
ngành, đoàn thể xã, phường thực hiện tốt công tác liên tịch. tiếp tục kiện
toàn và củng cố tổ dân cư tự quản, thường xuyên sinh hoạt định ký, thông
báo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn để nhân dân kịp thời nắm bắt
thông tin, nâng cao tinh thần cảnh giác và vận động nhân dân tham gia
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.
TCLL CTK10
Trang 18
Thực hiện tốt quy chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực
lượng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu 4 giảm; tăng
cường nắm chắc dân, sát dân, giải quyết kịp các mâu thuẩn trong nội bộ
nhân dân và biết phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong phòng
ngừa và ngăn chặn tội phạm.
Sáu là, tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp
luật tại cơ sở, ngày càng hoàn thiện công tác khiếu nại tố cáo của công dân;
tăng cường đẩy mạnh công tác thi hành án, không để án tồn đọng kéo dài.
Bảy là, riêng các loại hình mê tín dị đoan cần phải có chính sách vừa
cứng rắn vừa mềm dẻo, linh hoạt, khôn khéo trong việc đấu tranh ngăn
chặn và giải quyết những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự xảy ra trên địa
bàn.
Tám là, các Cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, chính quyến địa
phương cần đưa công tác phòng chống tệ nạn xã hội vào Nghị quyết,
chương trình, kế hoạch công tác của cấp mình và thường xuyên chỉ đạo sát
sao, kịp thời hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương, lấy đó
làm một tiêu chuẩn để đánh giá ý thức, năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ
chốt ở cơ sở.
Chín là, Thực hiện tốt quy chế phối hợp bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội theo Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg, của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
trong tình hình mới.
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
I. KẾT LUẬN:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội
trên địa bàn thị xã Tây Ninh trong thời gian qua chúng ta thấy rằng tệ nạn
xã hội luôn luôn là mặt trái của mỗi xã hội, mỗi đất nước trong bất kỳ giai
đoạn phát triển nào. tệ nạn xã hội không chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển
trong thời kỳ kinh tế xã hội suy thoái mà có thể nảy sinh ngay cả trong giai
đoạn kinh tế xã hội phát triển. Tệ nạn xã hội là một nguyên nhân quan
trọng gây nên sự mất ổn định trật tự an toàn trong xã hội, đã gây ra những
ảnh hưởng những tác hại về nhiều mặt đối với sự phát triển của xã hội như
ảnh hưởng về Chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…
Tệ nạn xã hội ở thị xã Tây Ninh hiện nay đang có nhiều biểu hiện
phức tạp. Nó đang phát triển và lan rộng ở nhiều xã, phường thuộc thị xã.
TCLL CTK10
Trang 19
Đây là kết quả của những tác động trái chiều của kinh tế thị trường và mở
cửa đưa lại, do vậy vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thị xã
Tây Ninh cần phải phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân kinh tế xã hội
của từng loại tệ nạn xã hội, trên cơ sở này để tìm ra những biện pháp hữu
hiệu nhằm ngăn chặn chúng.
Đối với thị xã Tây Ninh trong thời kỳ hiện nay việc giải quyết các tệ
nạn xã hội trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một việc làm rất khó khăn, phức tạp và
lâu dài, nó đòi hỏi một sự nổ lực, cố gắng của tất cả các thành viên trong
xã hội, mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng đều phải tự phòng vệ
cho mình chống lại sự tấn công của các loại tệ nạn xã hội, đồng thời Đảng
bộ và chính quyền thị xã cần phải đẩy mạnh phát huy hiệu lực, hiệu quả
công tác đấu tranh, phòng chống TNXH thực hiện theo phương châm Nhà
nước và nhân dân cùng phòng, chống TNXH trên toàn mặt trận, kiên quyết
đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội, vận động quần chúng tham gia phong
trào bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã hội, phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào toàn dân tham gia
quản lý giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư tại địa bàn; kịp thời
biểu dương những gương người tốt việc tốt, nhân gương điển hình tiến tiến
trong phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm. các ngành chức năng
trên địa bàn thị xã cần phải có kế hoạch phối hợp liên tịch nhằm nâng cao
hiệu quả giữ vững ANTT, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các TNXH
khác góp phần đảm bảo trật tự ở địa phương có như vậy công cuộc đấu
tranh, phòng, chống TNXH của thị xã mới thu được những kết quả tốt đẹp,
xứng đáng là khu đô thị mới- văn minh trong thời kỳ CNH-HĐH và đi lên
CNXH.
II. KIẾN NGHỊ:
Để phương án phòng, chống tệ nạn xã hội thực thi tốt, đạt hiệu quả
cao, cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng một cách đồng bộ
và sự tham gia tích tích của quần chúng nhân dân.
Các cấp lãnh đạo, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có những
biện pháp thiết thực và chiến lược lược phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu
quả.
Cần xem xét đến chính sách về giải quyết việc làm cho người lao
động và những chính sách xã hội khác phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội
đề ra cũng góp phần làm giảm khả năng phát sinh tệ nạn xã hội.
TCLL CTK10
Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày
26/3/2008.
2. Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ về ngăn chặn và chống
tệ nạn mại dâm, ngày 20/01/1993.
3. Chương trình hành động số 29-Ctr/TU của Tỉnh ủy Tây Ninh về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
trong tình hình mới.
4. Chỉ thị số 14-CT/TXU của Thị ủy thị xã Tây Ninh về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm an ninh trật tự năm 2008.
5. Nghị quyết số 01-NQ/ĐUCA của Đảng ủy công an thị xã Tây
Ninh về lãnh đạo công tác công an năm 2008.
6. Trung tâm XHH. Một số vấn đề về phòng chống tệ nạn xã hội ở
nước ta hiện nay. NXB Chính trị quốc gia.
7. Học viện Chính trị quốc gia HCM. Sổ tay phòng chống AIDS.
NXB Chính trị quốc gia.
8. Viện TTKHXH. TNXH căn nguyên, biểu hiện, phương hướng
khắc phục. NXB Hà Nội 1996.
9. Giáo trình. Văn hóa xã hội. NXB Lý luận chính trị.
10. Vũ Ngọc Bừng. Phòng chống ma tuý trong nhà trường. NXB
Công an nhân dân Hà Nội 1997.
11. Báo cáo của Công an thị xã tây Ninh về tổng kết tình hình công
tác công an năm 2007.
12. Báo cáo của UBND Thị xã Tây Ninh về tình hình kinh tế VHXH
an ninh quốc phòng năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008.
13. Báo cáo của UBND thị xã Tây Ninh về tình hình quản lý nhà
nước đối với các dịch vụ văn hóa, lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm trên địa
bàn thị xã.
14. Báo cáo của UBND thị xã về xây dựng xã, phường lành mạnh
không có tệ nạn ma tuý, mại dâm năm 2007.
15. Những bài giảng của giáo viên về bộ môn VHXH.
TCLL CTK10
Trang 21
16. Các đề cương tiểu luận của các khóa I, III trung cấp lý luận chính
trị (có bằng ĐH, CĐ).
TCLL CTK10
Trang 22