Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.3 KB, 61 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất cứ thời đại nào, xét về nguyên tắc sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế bao giờ cũng được quyết định bởi nhân tố con người nói chung và lực
lượng lao động nói riêng, bởi tăng trưởng và phát triển kinh tế tuỳ thuộc trước
hết vào năng lực, trí tuệ và ngành nghề của người lao động. Khi chúng ta đi vào
sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố thì nhân tố con người lại càng có vai
trò then chốt, quan trọng hơn các nhân tố khác.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là một tiềm năng to lớn để phát
triển kinh tế - xã hội, đó là một thế mạnh. Tuy nhiên, nguồn lao động vẫn chưa
được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả, cơ cấu lao động không hợp lý, chất lượng
nguồn lao động cũng như năng suất lao động xã hội cịn thấp, tỷ lệ lao động
khơng có việc làm và thiếu việc làm còn khá cao.
Trong những năm gần đây lực lượng lao động Việt Nam tăng nhanh, với
mức cung về số lượng lao động lớn nhưng về cơ cấu lao động thì lại khơng hợp
lý và chất lượng lao động lại thấp, dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao
động, thừa lao động phổ thông, nhưng thiếu lao động có trình độ chun mơn
kỹ thuật. Nhìn chung trình độ văn hố của lao động nước ta tương đối cao
nhưng đại bộ phận là không được qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đến năm
2000 số người từ 15 tuổi trở lên không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm
80%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 20% lực lượng lao động cả nước
(TS. Lê Duy Đồng - Thị trường lao động số 1 năm 2001).
Cơ cấu lao động bất hợp lý, vấn đề đặt ra trong thời kỳ hiện nay ở Viêt
Nam là phải chuyển dịch cơ cấu lao động giữa cả ba khu vực là: công nghiệp,
nông nghiệp, và dịch vụ, để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Với mục tiêu quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu lao động nên tôi đã
cân nhắc và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm chuyển dịch
cơ cấu lao động trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam” để
góp phần đưa ra một cơ cấu lao động một cách hợp lý hơn góp phần phát triển
đất nước.



Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là dựa trên thực tế đất nước những
năm qua cũng như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới để tìm ra giải pháp
thích hợp cho q trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện, là tiền đề cho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, làm cho nền kinh tế đi lên, ngược lại cơ cấu kinh tế không hợp lý sẽ
kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động được phân theo
nhiều loại: cơ cấu thành phần, cơ cấu lao động theo ngành nghề, cơ cấu theo
trình độ chun mơn, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ....
Với quy mô vừa của một chuyên đề thực tập, chuyên đề chỉ đi vào
nghiên cứu một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ
cơng nghiệp hố hiện đại hố ở Việt Nam
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần chính như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động.
Chương II: Thực trạng cơ cấu lao động ở Việt Nam.
Chương III: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động ở
Việt Nam.


CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHYUỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
I. VAI TRỊ CỦA LAO ĐỘNG TRONG Q TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Xem xét nhân tố con người trong cấu trúc của lực lượng sản xuất.
Trong bất cứ thời đại nào, xét về nguyên tắc sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế bao giờ cũng được quyết định bởi nhân tố con người nói chung và lực
lượng lao động nói riêng, bởi bản sắc xã hội tuỳ thuộc trước hết vào năng lực,
trí tuệ và ngành nghề của người lao động Khi chúng ta đi vào sự nghiệp cơng
nghiệp hố hiện đại hố thì nhân tố con người lại càng có vai trị then chốt,

quan trọng hơn các nhân tố khác.Mác là người đầu tiên có cơng xây dựng nội
dung khoa học của khái niệm lực lượng sản xuất.
Theo Mác, lực lượng sản xuất được cấu thành bởi tư liệu sản xuất, người
lao động và đồng thời ông dự báo cách mạng khoa học - kỹ thuật cũng sẽ như
một bộ phận trực tiếp của lực lượng sản xuất.
Khi phân tích tư liệu sản xuất, Mác đã chia thành đối tượng lao động và
tư liệu lao động. Đối tượng lao động là bô phận của giới tự nhiên mà lao động
của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục
đích của con người. Nó trước hết là những sản phẩm có sẵn của bản thân giới
tự nhiên và những sản phẩm khơng có sẵn trong tự nhiên được con người tạo
ra. Tất cả các sản phẩm nói trên, kể cả các sản phẩm thuần tuý tự nhiên cũng
không thể chuyển hố từ dạng này sang dạng khác, nếu khơng có sự tác động
của lao động sáng tạo của con người. Bằng cách nào lồi người tìm thấy và
khai thác sử dụng có hiệu quả những sản phẩm của giới tự nhiên? Bằng cách
nào con người có thể tạo ra những nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất, mà
những nguyên liệu ấy trong tự nhiên khơng sẵn có? Câu trả lời duy nhất: đó
chính là nhờ vào sự lao động sáng tạo của con người - sự vật hoá của vai trò
nhân tố con người, sản phẩm mang ý nghĩa “người” của con người.


Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền
dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đối tượng lao
động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. Khi phân tích tư liệu
lao động, chúng ta thường nhấn mạnh khía cạnh kế thừa trong q trình phát
triển nhiều hơn là sự sáng tạo ra cái mới. Để nhìn thấy sự liên kết giữa tư liệu
sản xuất với tư cách là sản phẩm của các lao động quá khứ tạo ra và lao động
sống hiện tại của con người.
Chính lao động sống của con người và những kỹ năng kinh nghiệm thành
thạo trong quá trình sử dụng công cụ và phương tiện lao động đã tham gia vào
q trình lượng hố các nhân tố ấy thành động lực vật chất. Mỗi thế hệ người

lao động là sản phẩm của lực lượng sản xuất do chính các thế hệ trước tạo ra,
đồng thời họ lại là chủ thể đóng vai trị tác động trực tiếp mà nếu thiếu nó thì
cơng cụ và phương tiện sản xuất trở thành vơ nghĩa.
Qua sự phân tích ta thấy tư liệu sản xuất khơng phải là những vật vơ tri,
mà có sự là kết tình của lao động sống trong quá khứ, nó chứa đựng kết quả của
lao động.
Bộ phận quan trọng thứ hai trong lực lương sản xuất mà Mác đề cập đến
là người lao động. Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của
toàn thể nhân loại là người cơng nhân, là người lao động”. (Lênin: Tồn tập,
tiếng Việt. NXB Tiến bộ MATXCƠVA, 1977).
Chi tiết hoá tư tưởng trên đây của Mác và Lênin, chúng ta thường chỉ
chú trọng đến yếu tố kỹ năng, kỷ xảo và kinh nghiệm thành thạo của người lao
động. Nhận thức như vậy khơng sai, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa lĩnh
hội được hết tinh thần của Mác. Con người trong lực lượng sản xuất, theo Mác,
phải vừa là con người phát triển cao về trí tuệ, khoẻ mạnh về thể chất, giàu có
về tình thần... Trong đó trí tuệ không phải là những tri thức trừu tượng mà
trước hết là năng lực chuyên môn được đào tạo qua đào tạo lại, trình độ tay
nghề và các thao tác thuộc về kỹ năng cần thiết không thể thiếu được của người
lao động.


Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của nhân tố lao động, Đảng ta
đã coi trọng việc phát huy nhân tố con người như là một nguồn lực quan trọng
nhất của sự nghiệp phát triển nền kinh tế, đưa đất nước giàu mạnh.
2. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
2.1 Vai trị hai mặt của lao động trong q trình phát triển kinh tế.
Lao động hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc, nhạy cảm và
có tác động đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, tác động trực
tiếp đến mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi hộ gia đình và từng người lao
động trong cả nước. Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát

triển kinh tế xã hội, đó là đầu vào khơng thể thiếu được của quá trình sản xuất.
Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích
của sự phát triển. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy: tốc độ tăng của việc
làm liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với tốc độ tăng GDP theo đầu người và
giảm thiếu hụt chỉ số phát triển nhân lực (HDI). Sự phát triển kinh tế suy đến
cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con
người. Vì vậy, lao động có vai trò tác động đến tổng cung và tổng cầu đối với
nền kinh tế.
a/ Lao động tác động tới tổng cung (AS):
L, K, R, T

Hộp đen kinh tế
(sản xuất kinh doanh)

Trong đó: L là lao động
K là vốn

GDP, GNP

R là tài nguyên
T là công nghệ

Vốn, lao động, công nghệ, và tài nguyên là những nhân tố không thể
thiếu được để tăng trưởng kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hố.
Dưới góc độ là yếu tố của q trình tái sản xuất xã hội thì lao động là yếu tố
động nhất, đóng vai trị quan trọng có ý nghĩa quyết định, vì lao động là yếu tố
đảm bảo cho sự kết hợp giữa các yếu tố kể trên.
Khoa học kỹ thuật tuy là một bộ phận của lực lượng sản xuất nhưng trình
độ của khoa học và cơng nghệ trước hết là một hình thức ý thức xã hội, tự nó



không thể tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Muốn khoa học
công nghệ trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, nhất thiết phải thơng qua
hoạt động sáng tạo, tự giác và có ý thức của con người. Khoa học công nghệ
phải được con người vật hố vào tất cả các cơng cụ, phương tiện, trang bị,
nguyên nhiên liệu của nền sản xuất. Chuyển hố thành năng lực chun mơn,
thao tác kỹ thuật, kỹ năng kỹ xảo của chính nhân tố người lao động. Nếu khơng
có yếu tố lao động thì khoa học công nghệ không thể phát huy tác dụng, không
thể trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Vốn và tài nguyên cũng vậy, nó khơng thể tự chuyển hố thành sản phẩm
hữu ích cho con người được mà nó phải có vai trị tác động của người lao động,
nó phải được người lao động khai thác, sử dụng mới phát huy được tác dụng
của nó. Chẳng thế mà Ph. Ăng-ghen viết: “... Lao động là nguồn gốc của mọi
của cải... Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người
và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao
động đã sáng tạo ra bản thân con người”.
Như vậy, con người nói chung và người lao động nói riêng với tư cách là
chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Để tồn tại và phát triển,
con người bằng sức lao động của mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực
lượng sản xuất cơ bản nhất tạo ra giá trị hàng hố và dịch vụ. Nói cách khác lao
động với vai trò của yếu tố cung đã làm tăng tổng cung (AS) của nền kinh tế.
b/ Lao động tác động đến tổng cầu (AD).
Con người một mặt là yếu tố của quá trình sản xuất, mặt khác lại là bộ
phận hưởng thụ kết quả đầu ra của quá trình sản xuất đó.
Lao động là một bộ phận của dân số, có nhu cầu sử dụng và tiêu dùng
của cải vật chất thơng qua q trình phân phối, tái phân phối (yếu tố cầu). Đây
là một thị trường tiêu thụ lớn, một u cầu quan trọng của q trình cơng
nghiệp hố hiện đại hoá. Chúng ta đều biết nhu cầu của người tiêu dùng kích
thích sản xuất, nhu cầu càng lớn thì khả năng mở rộng sản xuất càng cao, hay
nói cách khác thị trường tiêu dùng càng lớn thì khả năng mở rộng sản xuất càng

cao. Mặt khác thị trường tiêu thụ rộng lớn là một lợi thế trong việc thu hút đầu


tư nước ngồi qua đó tạo nhiều việc làm hơn cho người lao động, đó là một
nhân tố khơng thể thiếu được trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất
nước.
Cơng nghiệp hố phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển
con người chứ không phải tất cả chỉ vì sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Như
vậy cơng nghiệp hố phải là q trình phát triển một cách hài hồ lợi ích kinh tế
với văn hố, xã hội, quốc phịng an ninh, mơi trường mà con người là trọng
tâm.
2.2 Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế.
Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng vai trò của người lao động
với sự tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động,
trình độ chun mơn, sức khoẻ người lao động và sự kết hợp giữa lao động với
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Nhưng xét về khía cạnh khác thì lao động là một bộ phận tạo thu nhập
cho xã hội, điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu GDP mà cách tính bằng phương
pháp sản xuất và phương pháp tiêu dùng đều có mặt của vai trị lao động:
GDP = W + R + Dp + Tn + Ti + Pr
Trong đó:
W: Tiền lương của người lao động
R: Chí phí về thuê đất đai
Dp: Khấu hao
Tn: Thuế trực thu
Ti: Thuế gián thu
Pr: Lợi nhuận
Khi tiền cơng của người lao động tăng có nghĩa là chi phí sản xuất tăng,
phản ánh khả năng sản xuất tăng, GDP tăng.
GDP = C + I + G + (X - M)

Trong đó: C Là chi tiêu cá nhân
I Là đầu tư
G Là chi tiêu của chính phủ


X – M Là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Khi tiền cơng tăng, thì làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao
động tăng, dẫn đến khả năng chi tiêu của người lao động cũng tăng, đồng thời
tiết kiệm cho đầu tư tăng, tất cả các yếu tố đó đều làm tăng GDP, làm cho nền
kinh tế tăng trưởng.
Ngoài ra đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, thì
nguồn lao động là một lợi thế so sánh vì khi số lượng lao động nhiều thì tiền
cơng rẻ, chi phí lao động thấp, nên có thể phát triền những ngành nghề sử dụng
nhiều lao động, giá thành sản phẩm thấp hơn, nên tính cạnh tranh cao, tạo lợi
thế cho xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.
2.3 Cơng nghiệp hố, hiện đại hố và yếu tố nguồn lực con người.
Chúng ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới - đẩy nhanh công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước - phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta căn bản trở
thành một nước cơng nghiệp. Trong chiến lược phát triển đó, Đảng và Nhà
nước rất coi trọng nguồn nhân lực. Coi phát triển nguồn nhân lực là chìa khố
của sự thành cơng trong giai đoạn mới của cách mạng. Hơn thế phát triển
nguồn nhân lực lại còn là yếu tố quan trọng của sự phát triển nhanh và ổn định.
Để xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững, không thể dựa hoàn
vào vay, mượn hay bỏ tiền ra mua cơng nghệ của nước ngồi, dựa vào tài
ngun thiên nhiên, vào số lượng các mỏ than, giếng dầu mà phải biết phát huy
yếu tố con người. Đây là bài học rút ra từ thực tiễn của phần nhiều nước trên
thế giới có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapo...
Phát triển con người ngày nay đã trở thành xu thế khách quan trong xã
hội hiện đại, là cơ sở tiền đề và là thước đo sự phát triển của mỗi quốc gia. Đây

là vấn đề lớn và toàn diện bao trùm toàn bộ sự phát triển.
Đặc biệt là chúng ta có một lực lượng lao động dồi dào, tính đến ngày
1/7/2000 tổng lao động nước ta vào khoảng 38.643.089 người, tốc độ tăng
2,7%/năm trong khi tốc độ tăng dân số hàng năm trong thời kỳ1996, 2000 là
1,50% (Thông tin thị trường lao động số 4 năm 2000). Vì vậy đây là một lợi thế


so sánh đặc biệt để chúng ta bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố đất
nước.
3. Vai trị của nhân tố con người trong nền kinh tế mới.
Nền kinh tế mở là mơ hình phổ biến của các quốc gia trên thế giới ngày
nay. Nước ta cũng chuyển sang thực hiện chính sách mở cửa kinh tế từ nhiều
năm nay. Một trong những điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện thành cơng
mơ hình kinh tế mở là phát huy nhân tố con người, có chính sách đúng đắn về
đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, cơ cấu rõ
ràng.
Có thể thống nhất với nhau rằng con người vừa là chủ thể, vừa là đối
tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế xã hội và coi nhân tố con người có
vai trị quyết định đối với sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, trước đây người ta
vẫn đi tìm các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội ở sự phong phú về tài
nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia hoặc yếu tố cơng nghệ thuần t. Chính
thực tế lịch sử lại cho thấy những quốc gia phát triển nhanh nhất trong những
thập kỷ qua lại là các quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản,
Đài Loan… lợi thế về tài nguyên chỉ là sự trợ lực cho sự phát triển của các
nước đó được nhanh hơn thuận lợi hơn. Những nghiên cứu mới nhất đã đi đến
kết luận rằng con người là nguồn vốn lớn nhất và quý nhất của xã hội, là yếu tố
quyết định nhất cho mọi quá trình kinh tế xã hội.
Trong nền kinh tế mới có sự giao lưu trên quy mơ ngày càng lớn khơng
những hàng hố và dịch vụ, giao lưu tiền tệ mà cả các yếu tố khác của quá trình
tái sản xuất giữa các quốc gia như vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý,... Để có thể

tiếp thu có chọn lọc và sử dụng có hiệu qủa giao lưu của mọi yếu tố khác nhau
ấy, điều kiện tiên quyết là phải có lực lượng lao động có trình độ quản lý, có
trình độ chun mơn kỹ thuật và có bản lĩnh vững vàng trước các thử thách của
nền kinh tế thị trường mở cửa. Chính ở đây nhân tố con người lại đóng vai trị
quyết định. Trong nền kinh tế mở, sự giao lưu hàng hoá ngày càng dễ dàng.
Nếu quốc gia nào có lực lượng lao động dồi dào và có trình độ thì đó là một lợi
thế so sánh của quốc gia đó khi gia nhập vào thị trường thế giới. Vì trong kết


cấu giá thành sản phẩm, chi phí tiền lương thấp thì sản phẩm có tính cạnh tranh
cao hơn và ngược lại, nếu quốc gia nào khơng có lực lượng lao động dồi dào và
khơng có trình độ thì đó là một khó khăn lớn cho quốc gia đó trong sự nghiệp
cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
Tóm lại, qua sự phân tích ta thấy lực lượng lao động có vai trò quyết
định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Song nguồn lao động này
được sử dụng đúng và có hiệu quả, phát huy được tiềm năng của lực lượng lao
động thì nó mới trở thành một lợi thế. Để làm được điều đó thì chúng ta cần
phải có những biện pháp, những chính sách, những chương trình hành động
như thế nào cho có khoa học để phát huy được lợi thế đó, nếu khơng nó sẽ trở
thành một rào cản cho sự nghiệp cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO
ĐỘNG.
1. Cơ cấu lao động.
Cơ cấu lao động là tổng thể các bộ phận hợp thành nguồn lao động xã
hội và mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, cơ cấu lao động thể hiện ở số
lượng và chất lượng.
Hai loại cơ cấu lao động được xem xét, đó là: Cơ cấu cung lao động và
cơ cấu cầu lao động.
Cơ cấu lao động được xác định qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số
lượng, chất lượng của nguồn lao động, như vậy để xác định cơ cấu cung lao

động chúng ta cần phải xác định được: những người bước vào độ tuổi lao động,
những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng chưa có việc
làm; những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc
làm và có nhu cầu làm việc; nhưng người có nguy cơ bị mất việc làm và trình
độ học vấn của nguồn lao động: Nguồn lao động được bắt nguồn từ dân số, do
đó dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động, khi phân tích cơ cấu số lượng
lao động cho ta thấy rõ nguồn lao động là bao nhiêu để thấy được một lợi thế
về lao động và có những chính sách để phát huy tiềm năng lợi thế này. Mặt
khác khi nghiên cứu cung lao động chúng ta cần phải quan tâm đến chất lượng


lao động cần phải biết được những thông tin: Họ tên, tuổi, giới tính, tình trạng
sức khoẻ, chỗ ở; Trình độ đào tạo, khả năng và sở thích của mỗi người lao
động; nhu cầu làm việc, đây là vấn đề quyết định đến năng suất lao động, hiệu
quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Trình độ của người lao động là cái
quyết định đến sự phát triển của đất nước, trong q tình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, nếu không quan tâm tới việc nâng cao sức khoẻ, trình độ cho
lực lượng lao động, trang bị cho lực lượng lao động kiến thức chun mơn kỹ
thuật thì nguồn lao động không phát huy được tiềm lực và kết quả cuối cùng là
hoạt động kinh tế không đạt hiệu quả.
Cơ cấu cầu lao động được xác định bằng các tỷ lệ lao động theo ngành,
vùng, khu vực, thành phần kinh tế, tình trạng việc làm,...
Khi xác đinh cơ cấu cầu lao động chúng ta sẽ xác định được: các đơn vị
hành chính từ cấp xã phường thị trấn; các đơn vị sử dụng lao động như các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động số việc làm trong nền kinh
tế quốc dân và lao động làm việc trong các ngành, các vùng, các thành phần
kinh tế giúp cho việc hoạch định phát triển các vùng kinh tế, các ngành kinh tế,
không bị cản trở bởi vấn đề nguồn lao động bị mất cấn đối. Đồng thời tạo ra sự
chun mơn hố cao giữa các ngành, các vùng, thực hiện sự phân công lao
động hợp lý. Mặt khác, cơ cấu cầu lao động xác định được: số lao động đang

được sử dụng, số chỗ làm việc còn trống và yêu cầu đối với người lao động khi
đảm đương cơng việc ở chỗ làm việc trống đó, số lượng người thất nghiệp và
có việc làm định hướng để có các chính sách phát triển, đầu tư hợp lý với cơ
cấu lao động, làm cho cơ cấu kinh tế phù hợp với cơ cấu lao động, giảm số
người thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động.
Dưới cơ chế nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ cấu lao động hình
thành chủ yếu là do sự áp đặt của nhà nước thơng qua phân cơng bố trí lao động
xã hội, theo kế hoạch sản xuất từ trên giao xuống. Trong cơ chế thị trường thì
cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu thơng qua quan hệ cung cầu lao động
trên thị trường lao động tổng thể và khu vực. Tuy vậy, vai trò của Nhà nước có
ý nghĩa hết sức quan trọng và điều tiết thơng qua những chính sách phát triển


kinh tế, để có được cơ cấu lao động hợp lý, phủ hợp với cơ cấu kinh tế và mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội. Về nguyên tắc, cơ cấu lao động phải phù hợp với
cơ cấu kinh tế vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và trình độ văn
minh của xã hội. Vì thế, theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội mà cơ
cấu lao động ln biến đổi, đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
2. Chuyển dịch cơ cấu lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi về lượng các thành phần
trong lực lượng lao động để tạo nên một cơ cấu mới. Là sự chuyển dịch nguồn
lao động từ ngành này sang ngành khác, từ khu vực này đến khu vực khác, sự
thay đổi lao động giữa các nghề, giữa các cấp trình độ,...hay chuyển dịch cơ
cấu lao động chính là sự chuyển hố từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao
động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát
triển nguồn nhân lực của đất nước.
Về nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động bao gồm những loại chuyển
dịch sau:
- Chuyển dịch cơ cấu chất lương lao động bao gồm sự thay đổi về trình
độ học vấn, đào tạo ngành nghề, thể lực, ý thức, thái độ và tinh thần trách

nhiệm trong lao động,... suy cho cùng, đây là những nội dung chính của phát
triển nguồn nhân lực.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước việc xác định
dịch chuyển cơ cấu chất lượng lao động là vấn đề hết sức cấp thiết và quan
trọng. Cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước là đưa đất nước từ tình trạng lạc
hậu với nền kinh tế tự cung tự cấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chủ yếu
sang nền kinh tế mở với thế mạnh là công nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện
được cần phải có một đội ngũ lao động với trình độ chun mơn cao, do đó cần
thực hiện chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động, nâng cao trình độ chun
mơn cho người lao động là vấn đề hàng đầu cần được sự định hướng trong
chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước.
- Chuyển dịch cơ cấu cầu lao động (hay chuyển dich cơ cấu việc làm)
bao gồm: Sự thay đổi về cơ cấu lao đọng theo ngành nghề, theo vùng, sự thay


đổi các loại lao động (chủ thợ, tự làm việc), sự thay đổi cơ cấu lao động theo
các hình thức sở hữu (hoặc thành phần kinh tế). Tất cả các hình thức chuyển
dịch cơ cấu sử dụng lao động trên đều góp phần làm cho cơ cấu lao động phù
hợp với cơ cấu nền kinh tế, phát huy được tiềm năng của lực lượng lao động,
thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế lành mạnh, bền vững. Tận dụng được lợi thế
của lao động góp phần thồn thiện việc phân cơng lao động trong q trình phát
triển nền kinh tế.
3. Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn và ngành nghề.
1.1 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên mơn.
Nói đến cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn điều đó có nghĩa là
nói đến trình độ của người lao động trong các thành phần kinh tế. Lao động
trong các thành phần kinh tế sẽ được phân ra thành nhiều loại theo trình độ
chun mơn và học vấn của họ. Do đó, chúng ta dễ dàng thấy được trình độ của
người lao động đến đâu, có đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế
hay không. Như vậy cơ cấu lao động theo trình độ chuyên mơn đó là sự phân

chia lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của người lao
động. Khi phân chia cơ cấu trình độ chun mơn người ta chia thành 4 nhóm
trình độ:
- Lao động khơng qua đào tạo.
- Công nhân kỹ thuật.
- Trung học chuyên nghiệp.
- Cao đẳng, đại học và trên đại học.
b/ Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
Cơ cấu lao động theo ngành nghề là sự phân bố nguồn lao động vào các
ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Mỗi ngành, mỗi nghề đều có
một lực lượng lao động, phân chia lao động theo ngành nghề có nghĩa là xem
xét lao động trong từng ngành nghề, xem xét tỷ lệ lao động của các ngành
nghề.
Khi phân tích lao động theo cơ cấu ngành nghề, người ta chia ra các
nhóm ngành kinh tế lớn là:


- Nông nghiệp.
- Công nghiệp.
- Thương mại, dịch vụ.
Nghiên cứu cơ cấu lao động theo ngành nghề góp phần hoạch định chính
sách xã hội đúng đắn, phù hợp với từng ngành nghề, từng vùng lãnh thổ. Mặt
khác, có sự tác động trở lại là góp phần định hướng phát triển các ngành các
vùng kinh tế trong cả nước.
III. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở
CÁC NƯỚC.
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về dân số và lao động. Tính đến
năm 1993, Trung Quốc có gàn 1,2 tỷ người, trong đó có 74% lao động sống và
làm việc ở nông thôn, với 60% lao động nông nghiệp và 40% lao động làm

trong khu vực cơng nghiệp và dịch vụ
Để có được cơ cấu lao động như vậy. Trung Quốc đã tiến hành cải cách
hệ thông quản lý lao động để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước từ năm 1978. Nó bao gồm cải cách hệ thống
sắp xếp lao động, Sử dụng lao động tại các xí nghiệp, kế hoạch hố lao động.
Trung Quốc đã thực hiện đường lối “Kết hợp cả 3 khu vực” trong lĩnh vực sắp
xếp việc làm. Nội dung của việc kết hợp cả 3 khu vực là: chuyển từ đường lối
sắp xếp việc làm dựa vào xí nghiệp quốc doanh là duy nhất sang mở rộng các
kênh sắp xếp việc làm khu vực nhà nước, tập thể và cá thể. Đường lối sắp xếp
việc làm này được phát triển mạnh ở thành phố và nơng thơn. Trung Quốc đã
có một thời kỳ mất cân đối nghiêm trọng giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh
tế. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ lao động làm dịch vụ và hai ngành cơng nghiệp
nặng và cơng nghiệp nhẹ.
Ví dụ: Sau hơn 1/4 thế kỷ, từ lúc cách mạng Trung Quốc thành công, tỷ
lệ lao động dịch vụ lẽ ra phải tăng lên thì lại giảm đi. Đến năm 1975 tỷ lệ này
chỉ còn là 12,5%. Cũng như vậy đến năm 1978 tỷ lệ lao động công nghiệp nặng
lên tới 26,6% lao động công nghiệp. Nhận ra sự mất cân đối này, Trung Quốc


uốn nắn lại đường lối phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cho cơ cấu kinh tế phù
hợp với cơ cấu lao động và việc làm.
Trong chiến lược thay đổi cơ cấu này, Trung Quốc đã thực hiện liên tục,
đồng bộ các chính sách sau đây:
+ Thay đổi lại cơ cấu giáo dục đào tạo, chú trọng đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng lao động, thay đổi cơ cấu giáo dục sao cho phù hợp với mục tiêu
phát triển các ngành nghề kinh tế. Đồng thời đầu tư thích đáng nhằm phát triển
sự nghiệp giáo dục cho tương lai.
+ Do tình hình di chuyển dân cư từ nơng thơn ra đơ thị lớn một cách lộn
xộn, Chính phủ Trung Quốc đã có chính sách phân bố lại lao động dân cư để
hạn chế sự gia tăng tối đa dân số tại các đô thị lớn, phát triển các đô thị vừa và

nhỏ, kiểm sốt tối đa dịng di chuyển nông thôn ra thành thị.
+ Triển khai xây dựng các thị trấn nông thôn, phát triển công nghiệp tại
các thị trấn để thu hút lao động nông thôn, giải quyết và phát triển các ngành
nghề truyền thống nhằm thu hút và sử dụng lao động tại chỗ.
+ Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế tại các huyện nhằm một
mặt cơng nghiệp hố nơng thơn, mặt khác thu hút lao động nông thôn vào làm
việc.
+ Cùng với việc làm thiết thực đó Trung Quốc cịn đưa ra bộ luật riêng
cho người lao động, tạo cho người lao động biết được quyền lợi và nghĩa vụ
của mình giúp cho họ yên tâm làm việc tạo nên năng suất lao động cao.
Trước các chính sách về việc làm và lao động đã tạo cho Trung Quốc có
được sự chuyển dịch lao động trong các ngành nghề, và tạo ra được đội ngũ lao
động có trình độ chun mơn cao phục vụ tốt quá trình xây dựng và phát triển
đất nước.
2. Kinh nghiệm của các nước ASEAN.
Sự phát triển của các nước ASEAN trong 30 năm qua là kết quả của q
trình tìm tịi, thử nghiệm để cuối cùng tìm ra chiến lược phát triển và chính
sách kinh tế vĩ mơ thích hợp với điều kiện trong và ngồi nước. Tuy mỗi nước
có chiến lược phát triển riêng nhưng mỗi quốc gia đều được dựa trên nền tảng


là con người. Chính vì thế họ đã có những chiến lược tận dụng tối đa nguồn lao
động của mình, định hướng một cơ cấu lao động hợp lý. Dưới đây là những
kinh nghiệm chung trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu lao đơng theo hướng
cơng nghiệp hố hiện đại hoá của các nước này.
+ Phát huy yếu tố con người - động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.
Các nước ASEAN thường xuyên quan tâm đào tạo để tạo ra được cơ cấu lao
động phục vụ tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này được thể hiện
như ở Thái Lan, sự nghiệp đào tạo ngành nghề đã trở thành một hệ thống phục
vụ đắc lực cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài hệ thống đào tạo chính quy, chính

phủ Thái Lan cịn tổ chức ra nhiều trường kỹ thuật hỗn hợp để đào tạo cho
thanh thiếu niên theo những khoá học ngắn hạn, đồng thời thành lập ở các địa
phương những trung tâm đào tạo nghề.
Ở Singapo chủ yếu nhờ vào đội ngũ lao động được trải qua q trình đào
tạo cẩn thận, có tri thức chuyên môn và kỹ năng cao, mà Singapo từ những năm
60 đến đầu thập kỷ 80 đã giữ được tốc độ phát triển ở mức 9%. Singapo chú
trọng hợp tác với các công ty đa quốc gia hoặc chính phủ nước ngồi lập ra các
trung tâm đào tạo nghề nghiệp, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn mà nền cơng
nghiệp mới phát triển của nước này địi hỏi.
+ Chuyển mạnh nền kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, nông nghiệp
sang công nghiệp và xúc tiến dịch vụ qua các chính sách ưu tiên, coi đó là động
lực phát triển kinh tế giải quyết việc làm ở mỗi nước.
Cụ thể, các nước ASEAN đã kết hợp chặt chẽ việc phát triển nông ngiệp
truyền thống, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp tận dụng nguồn lao
động dồi dào như dệt, may mặc,... nhưng vẫn phát triển các ngành công ngiệp
có hàm lượng kỹ thuật cao và đa dạng hố thị trường xuất khẩu. Nếu như
ASEAN trước đây là chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thì những năm 80 đã
chuyển sang xuất khẩu thành phẩm kỹ thuật cao. Đó chính là con đường cơ bản
để các nước ASEAN sử dụng hợp lý nguồn lao động và tạo ra sự chuyển dịch
cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.


+ Phát triển mạnh mẽ các xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, thực tiễn
những năm qua các nước ASEAN đã khẳng định rằng việc phát triển các xí
nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ ở nông thôn,
không những tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động mà cịn góp
phần chuyển dịch lao động ngay tại nông thôn, giảm bớt sự chuyển dịch từ
nơng thơn ra thành thị.
Nhìn chung những kinh nghiệm của Trung Quốc và ASEAN là những
bài học có ý nghĩa thiết thực đối với nước ta hiện nay.

IV. SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM.
1. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo ra điều kiện thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thích hợp cơ cấu kinh tế mới. Kinh nghiệm của nhiều nước trong
khu vực cũng cho thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải phối hợp chặt
chẽ sự thay đổi về chính sách khoa học kỹ thuật, cơng nghệ, tài chính với chính
sách phát triển nguồn nhân lực.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động góp vào sự phân bố lại hợp lý giữa các
vùng, các ngành nghề, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được nghề
phù hợp, mang lại thu nhập cao hơn, tăng cơ hội tìm được việc làm.
Chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm cung và cầu lao động xích lại
gần nhau và do đó được coi là một giải pháp tạo việc làm tích cực. Các nước
Châu Á-Thái Bình Dương có nhiều bài học q về giải quyết việc làm thông
qua chuyền dich cơ cấu lao động như ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,
Malaixia.
Chuyển dịch cơ cấu lao động làm tăng tỷ trọng lao động có đào tạo là
điều kiện tiên quyết để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, và là yếu tố quyết định cho sự hội nhập quốc tế thắng lợi.
Ở nông thôn nước ta chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghề để tăng dần
tỷ trọng lao động phi nơng nghiệp, thực hiện đa dạng hố nông nghiệp là giải
pháp duy nhất để hạn chế thiếu việc làm, thực hiện chính sách xố đói giảm


nghèo. Đặc biệt, dịch chuyển cơ cấu chất lượng lao động làm tăng tỷ trọng lao
động có đào tạo là điều kiện bảo đảm thực hiện thành công yêu cầu của cơng
nghiệp hố - hiện đại hố.
2. Mối liên hệ giữa chuyển dịch cơ cấu cung lao động và chuyển dịch
cơ cấu cầu lao động.
Các loại chuyển dịch lao động có mối liên hệ tác đơng qua lại lẫn nhau

rất chặt chẽ. Nhìn chung thì muốn chuyển dịch cơ cấu cầu lao động địi hỏi phải
có sự chuyển biến về cơ cấu chất lượng lao động đến một mức độ cần thiết.
Ngược lại chuyển dịch thích hợp về cơ cấu lao động, tức là đạt tới sự phân
công lao động hợp lý là điều kiện để tăng trưởng kinh tế và sự tăng trưởng này
đến lượt nó lại đặt ra những nhu cầu chuyển dịch mới về chất lượng lao động.
Ngay trong bản thân sự chuyển dịch về cơ cấu chất lượng hay cơ cấu sử
dụng lao động cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu theo trình độ học
vấn là tiền đề khơng thể thiếu được để tạo nghề nghiệp, tiếp thu kỹ thuật công
nghệ mới. Thể lực của người lao động tạo điều kiện để phát triển trí lực, tức là
có ảnh hưởng tới văn hố, đào tạo nghề nghiệp.
3. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu lao động.
Các nước trong khu vực bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố từ rất sớm.
Malaixia đẩy mạnh cơng nghiệp hố từ năm 1981. Singapo thúc đẩy công
nghiệp theo hướng xuất khẩu từ năm 1967. Hàn Quốc chuyển sang đẩy mạnh
cơng nghiệp hố và cơng nghiệp nặng từ năm 1973 đến năm 1979. Đài loan
cơng nghiệp hố thay thế nhập khẩu từ năm 1953-1957 và đẩy mạnh công
nghiềp từ năm 1973-1977.
Kinh nghiệm của các nước này cho thấy, để đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hố phải có một cơ cấu lao động tương thích mà đặc biệt phải chuyển
hoá về chất lưọng lao động là quan trọng nhất.
Ở nước ta, theo nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố
VII: xúc tiến cơng cuộc cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu cấp bách
nhằm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu kinh tế, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế
một cách vững chắc, có hiệu quả. Vì thế phải có sự chuyển dịch tương ứng về


cơ cấu lao động và đổi mới cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, theo nghề,
theo thành phần kinh tế, cơ cấu chất lượng lao động một cách hợp lý là điều
kiện để thúc đẩy cơng nghiệp hố đất nước.
V. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA TỒN CẦU HỐ ĐỐI VỚI

CHUYỂN DỊCH CẤU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1. Nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó khoa học - cơng nghệ - kỹ
thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiế, là yếu tố quyết định hàng đầu việc
sản xuất ra của cả, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển.
* Những thuộc tính của nền kinh tế tri thức
+ Tri thức khoa học - công nghệ và kỹ năng lao động của con người trở
thành lực lượng sản xuất thứ nhất, có vai trị quyết định triển vọng phát triển.
Trí tuệ con người, được thể hiện trong tri thức khoa học và công nghệ cùng với
kỹ năng lao động cao là lợi thế có ý nghĩa quyết định triển vọng phát triển của
mọi quốc gia hay cụ thể hơn, của mỗi người trong thời đại ngày nay.
+ Tốc độ biến đổi cực nhanh: Đây là thuộc tính quan trọng thứ hai của
nền kinh tế tri thức là tốc độ biến đổi cực kỳ nhanh. Trong nền kinh tế tri thức,
tốc độ sản sinh trí thức, tốc độ ứng dụng tri thức và hệ quả là tốc độ biến đổi
của đời sống trên mọi phương diện kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội ngày càng
nâng cao. Trong thời đại ngày nay lượng tri thức của lồi người được nhân đơi
chỉ sau 15 năm với chất lượng khác hẳn. Để làm được điều đó trước đây phải
mất hàng trăm năm.
2. Đan kết mạng lưới tồn cầu
Sự phát triển của khoa học cơng nghệ, sự xâm nhập và can thiệp ngày
càng sâu sắc của tri thức vào các lĩnh vực đời sống một mặt đem lại xu hướng
hình thành một phương thức sản xuất mới dựa trên nền tảng tri thức, một mặt
đem lại những thay đổi căn bản trong các hệ thống quan hệ thuộc kiến trúc
thượng tầng. Đó là xu thế hình thành một hệ thống quan hệ thuộc mạng lưới
toàn cầu trong cả ba cấp độ: kinh tế, văn hoá và quản lý.


3. Hội nhập với quốc tế và rủi ro
Những thành tựu lớn mà nhân loại đã đạt được thông qua q trình tồn
cầu hố cùng với những tiến bộ và sự vận động như vũ bão của các xu thế này

đã đặt ra thực tế là việc hội nhập vào q trình tồn cầu trở thành nhu cầu tất
yếu đối với từng cá nhân, từng tổ chức và từng quốc gia. Việc đặt mình ra
ngồi vịng xốy này cũng đồng nghĩa với việc quay lưng lại với các cơ hội
phát triển. Tuy nhiên điều đó cũng khơng có nghĩa rằng tích cực hội nhập bao
giờ cũng bảo đảm thành cơng chắc chắn. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia có
kinh tế hội nhập cao lại phải luôn luôn chịu các rủi ro do biến đổi bất thường
của thị trường thế giới. Tồn cầu hố khơng phải chỉ đem lại rủi ro cho nền
kinh tế vĩ mơ mà cịn đem lại những rủi ro cho các cá nhân. Do vậy muốn tránh
khỏi những rủi ro ta phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết và ln ln nắm
thời cơ sẵn có để chủ động hội nhập. Việc chuẩn bị quan trọng nhất để hội nhập
thắng lợi là phải bắt đầu ngay từ ngày hôm nay việc Chuyển dịch cơ cấu lao
động đáp ứng nhu cầu hội nhập.


CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG HỜI KỲ 1996 - 2000
1. Dân số và nguồn lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động là lực lượng chủ yếu cấu thành tổng cung
lao động. Theo số liệu nguồn niên giám thống kê năm 1996 - 2000 và thông tin
thị trường lao động ta thấy, quy mô dân số năm 2000 là 77680000 người giảm
được khoảng 4 triệu trẻ em sinh ra so với mục tiêu chiến lược và tỷ lệ dân số
thành thị trong tổng số dân đã tăng từ 19,52% năm 1990 lên 23,63% năm 2000.
Với thành tựu này năm 1999 Việt Nam đã nhận được giải thưởng về dân số của
Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên nếu so với năm 1990 thì trong 10 năm 1991-2000,
dân số nước ta đã tăng thêm 11,7 triệu người tỷ lệ tăng bình quân là 1,7%/năm,
mỗi năm tăng thêm 1,17 triệu người là mức tăng còn cao so với các nước trong
khu vực. Do mức sinh vẫn còn cao nên đã tạo sức ép đối với cải thiện đời sống
nhân dân và giải quyết việc làm. Tại cuộc tổng điều tra dân số 1/4/1989 số
người trong độ tuổi lao động mới chỉ có 33496 triệu người, chiếm 52,03% tổng

dân số Việt Nam. Đến cuộc tổng điều tra dân số 1/4/1999 số người trong độ
tuổi lao động đã tăng lên 43556 triệu người chiếm 57,1% dân số, trong 10 năm
tăng 10,06 triệu người bình quân tăng 2,7%/năm. Trong tình trạng đất nước
chưa thốt khỏi ngưỡng đói nghèo lại đang trong tình trạng chuyển đổi nền
kinh tế phải giải quyết hậu quả nặng nề về cơ chế bao cấp trong lĩnh vực lao
động mà mỗi năm vẫn phải tạo thêm việc làm cho hơn một triệu lao động tăng
thêm là sức ép không nhỏ cho nền kinh tế.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động theo lãnh thổ trong 5 năm 19962000 cũng đã có sự chuyển dịch tự nhiên về cơ cấu lao động theo tuổi theo
hướng bắt đầu có sự giảm tỷ trọng số lao động trẻ khoẻ ở độ tuổi 15-24 từ
9131,6 nghìn người chiếm 26% trong tổng lao động tham gia hoạt động kinh tế


thường xuyên vào năm 1996, nhưng đến năm 2000 lứa tuổi này giảm chỉ còn
chiếm 21,8% (nhưng số tuyệt đối vẫn tâng là 8443,5 nghìn người).
Nhóm tuổi có độ tuổi từ 25-55 tuổi là nhóm có số lượng lớn nhất vừa có
nhiều thế mạnh về cả chất lượng đào tạo và kinh nghiệm sản xuất cũng như sức
khoẻ của người lao động trong q trình sản xuất. Nhóm này chiếm từ 65,5%71,5% trong dân số của độ tuổi lao động (giai đoạn 1996-2000) và có xu hướng
tăng dần ở các năm sau.
Nhóm 55 tuổi trở lên chỉ chiếm 7-8% dân số trong độ tuổi lao động. Đây
là nhóm có tỷ lệ người tham gia trong lực lượng lao động rất cao, có kinh
nghiệm và kỹ thuật tốt. Tuy vậy, sức khoẻ của người lao động thì ở lứa tuổi này
đã và đang hạn chế dần, đồng thời những người chuẩn bị bước ra khỏi tuổi lao
động hàng năm thuộc nhóm này.
Đây chính là xu hướng già đi của lực lượng lao động và là một đặc điểm
rất quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo độ tuổi trong thời kỳ
cơng nghiệp hố hiện đại hố đưa đất nước phát triển.


Biểu 1: Cơ cấu nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường
xuyên chia theo nhóm tuổi

Đơn vị: 1000 người
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
35187,3
35588,4
36579,6
37783,8
38643,1
%
100%
100%
100%
100%
100%
15-24
9131,6
8798,7
8492,5
8577,6
8443,5
%
26,0%
24,7%
23,2%
22,7%
21,8%

25-34
10495,1
10652,7
10706,6
10600,8
10895,8
%
29,8%
29,9%
29,3%
28,1%
28,2%
35-44
8549,8
9101,2
9873,9
10393,9
10895,9
%
24,3%
25,6%
27,0%
27,5%
28,2%
45-54
4006,4
4402,9
4919,8
5565,3
5823,4

%
11,4%
12,4%
13,4%
14,7%
15,1%
55-59
1372,9
1237,2
1253,6
1267,1
1225,6
%
3,9%
3,5%
3,4%
3,4%
3,2%
>60
1631,5
1395,7
1333,2
1379,1
1358,9
%
4,6%
3,9%
3,6%
3,6%
3,5%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động và việc làm ở Việt nam 1996 - 2000
Do kết quả giảm tỷ lệ sinh đã đạt được từ khi bước vào những năm 1980,
số thanh niên mới bước vào tuổi lao động đang có xu thế ổn định trong khi số
người ra khỏi tuổi lao động bắt đầu tăng dần, nên có ảnh hưởng nhất định đến
cơ cấu của lực lượng lao động, thêm vào đó từ đầu những năm 1990 trở lại đây,
do số học sinh trong trong tuổi lao động tăng nhanh, nên cũng như dân số, lực
lượng lao động bắt đầu chuyển sang quá trình “già hoá”. Qua biểu 1 cho thấy
lực lượng lao động nhóm tuổi 15-24 trong giai đoạn 1996–2000 giảm cả về số
lượng tuyệt đối và tỷ trọng so với tổng số lực lượng lao động cụ thể: năm 1996
số người từ 15-24 tuổi là 9131,6 nghìn người người chiếm 26%, nhưng đến
năm 2000 con số này đã giảm cịn 8443,5 nghìn người chiếm 21,8%.
Qua biểu 2 cho thấy, dân số trong độ tuổi lao động tăng liên tục với mức
gia tăng ngày càng lớn với mức trung bình khoảng 1,66 triệu người/năm. Dân
số trong tuổi lao động vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao bình qn 3,22%/năm,
trong khi đó tốc độ tăng dân số bình quân trong những năm 1996-2000 là


1,5%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cũng đã giảm
dần vào năm 2000.
Biểu 2: Dân số trong tuổi lao động, số người trong độ tuổi lao động tăng
thêm thời kỳ (1996 - 2000).
Đơn vị: Người
Năm/Chỉ tiêu

1996

1997

1998


1999

2000

lao động HĐKTTX
Tổng số

47620366

49329587

51305612

53066222

54284351

Thành Phố

11026640

12201105

12910423

13497401

13838930

23,2%


24,7%

25,2%

25,4%

25,5%

36593726

37128482

38395189

39568821

40445421

%

76,8%

75,3%

74,8%

74,6%

74,5%


Tốc độ tăng so với năm

3,39%

3,46%

3,85%

3,32%

2,24%

lao động tăng thêm
Tổng số

1614330

1709221

1976025

1760610

1218129

Thành phố

1156724


1174465

709318

586978

341529

2,4%

2,4%

1,4%

1,1%

0,6%

1154982

534756

1266707

1173632

876600

2,4%


1,1%

2,5%

2,2%

1,6%

Dân số trong tuổi

%
Nông Thôn

trước
Dân số trong tuổi

%
Nông thôn
%

Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam 1996 - 2000
Qua biểu 2 cho thấy lao động thành thị chiếm 23,2%-25,5% số người
trong tuổi lao động có khả năng lao đơng và tăng dần trong khoảng thời gian từ
năm1996-2000, cịn lao động nơng thơn chiếm 76,8-74,5%% số người trong
tuổi có khả năng lao động và có xu hướng giảm dần. Bởi vì, trong những năm
gần đây có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xu hướng ngày càng nhiều
người di chuyển từ nông thôn vào làm ăn sinh sống tại thành phố, các khu công
nghiệp.
2. Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật.
2.1. Trình độ học vấn của dân cư.

Trình độ văn hố là khả năng về tri thức và kỹ năng của người lao động
để có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản thực hiện những việc cơ bản để


duy trì cuộc sống. Trong những năm vừa qua chất lượng nguồn nhân lực đã
tăng lên đáng kể trước hết là do trình độ học vấn của lực lượng lao động được
nâng thêm một bước thể hiện ở chỗ giảm khá nhanh số lượng tuyệt đối và tỷ
trọng nhóm người có trình độ học vấn thấp cụ thể: năm 1996 số người không
biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 5,7% và 20,7% số lao động hoạt động
kinh tế thường xuyuên, nhưng đến năm 2000 thì số này giảm chỉ cịn 4,0% và
16,5%. Số người và tỷ trọng nhóm dân cư có trình độ học vấn cao, năm 1996 số
người đã tốt nghiệp cấp 3 chiếm 13,8%, nhưng đến năm 2000 chiếm 17,2% số
lao động hoạt động kinh tế thường xuyên. Điều đó được thể hiện rõ qua biểu 3.
Tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ cấp II, cấp III của ta cịn rất thấp mới chỉ
có 45,9% vào năm 1996 và 50,2% vào năm 2000. Trong khi đó, các nước trong
khu vực, nhất là các nước Đơng Á, khi họ bước vào cơng nghiệp hố đất nước
thì đã phổ cập giáo dục ít nhất là cấp II.

Biểu 3: Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ
học vấn.
Đơn vị: 1000 người
Năm/chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999


2000


×