Mục lục
Lời Nói Đầu
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến vấn đề giao tiếp tự tin, nói trước đám
đông, thuyết trình như thế nào để thành công. Có thể bạn đã có đủ sự tự tin để giao
tiếp, nói chuyện với mọi người nhưng để thuyết trình trước đám đông, công chúng bạn
đã làm được chưa bạn đã làm được chưa. Môn kỹ năng thuyết trình là một môn học bổ
ích. Môn học này giúp ta bổ sung thêm kiến thức về giao tiếp, khả năng tự tin và nói
trước đám đông.
1
Câu 1: Hãy viết cảm nhận của bạn sau khi kết thúc môn học kỹ năng thuyết
trình.
Câu nói của cô giáo Trần Hương Giang: “Không chuẩn bị chính là chuẩn bị
cho thất bại”. Câu nói này của cô còn in đậm trong em. Như lời cô dạy, bất cứ một
buổi thuyết trình nào cũng cần có sự chuẩn bị. Một buổi thuyết trình chỉ ngắn ngủi
trong vòng 30 phút. Nếu em không có sự chuẩn bị tốt thì em không thể nào truyền tải
hết nội dung và ý nghĩa của buổi thuyết trình. Người nghe cũng không thu nhận được
thông tin mới. Em là người thuyết trình không tốt thì người nghe không tin tưởng vào
em, tin tưởng vào những lời em nói. Như vậy buổi thuyết trình đó không thành công.
2
Ngược lại, em có sự chuẩn bị tốt. Sự chuẩn bị ở đây là nội dung thuyết trình, trong 30
phút em cần nói những gì, nội dung gì cần truyền đạt trước, nội dung gì cần nhấn
mạnh. Em biết cách tìm hiểu người nghe, họ là những người cần thông tin gì và muốn
nghe gì để chuẩn bị nội dung cho tốt. Ngoài nội dung trình bày em còn được biết đến
chuẩn bị kĩ càng các yếu tố bên ngoài như: âm thanh, ánh sáng, địa điểm phù hợp. Em
biết cách mở đầu một buổi thuyết trình. Để thu hút người nghe trước lúc bắt đầu bằng
em chiếu một đoạn video ngắn, hay kể một câu chuyện. Trình bằng slide có hình ảnh
minh họa. Tất cả yếu tố đó tạo nên một bài thuyết trình tốt.
Ngày trước, em hay rụt rè và không tự tin nói trước đám đông. Nhưng sau buổi
học, em đã tự tin lên nhiều. Em đã nói được trước đám đông, đặc biệt là trước lớp em.
Em sẽ luôn giữ vững tinh thần tốt khi thuyết trình hay nói trước một đám đông khác.
Em biết được cách khi em nói em nên dùng ngôn ngữ hình thể của mình để thu hút
người nghe. Khi nói chuyện, em có thể đi lại một vài bước nhỏ để tạo sự chuyển động.
Em làm các động tác tay mỗi khi nhấn mạnh sẽ luôn giúp em thu hút được sự chú ý
của khán giả. Một buổi thuyết trình thành công là mọi người cảm thấy hứng thú nghe,
thu nhận được nhiều thông tin cần cho họ và họ phải có thái độ vui vẻ hợp tác. Nếu
mà buổi thuyết trình căng thẳng, mệt mỏi thì em cũng có thể thay đổi không khí bằng
cách kể chuyện hài, hay hát cho mọi người nghe để họ lấy lại tinh thần hứng thú nghe.
Tuy nhiên em vẫn còn một số khuyết điểm. Em thấy vẫn còn hơi run khi bắt đầu lên
trước đám đông. Lúc mới đầu, em không nói được gì và trong đầu em không nhớ
được gì. Em phải mất đến 2-3 phút mới lấy lại được bình tĩnh. Khi em nói, em còn
phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu. Em nói nhưng mắt cứ nhìn vào tài liệu nhiều mà
không nhìn xuống thính giả.
Em rất thích môn học thuyết trình. Sau khi em học xong, em đã học được rất
nhiều điều bổ ích. Em thấy mình trưởng thành hơn và luôn thấy tự tin trong giao
tiếp.Những điều này sẽ giúp ích cho em trong cuộc sống sau này. Em xin chân thành
cảm ơn cô đã dạy em trong thời gian qua.
Câu 2: Kỹ năng thuyết trình giúp ích gì cho bạn trong thời gian học tập tại Học
viện CNBCVT?
Trong thời gian sắp tới học tập tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn
Thông, em sẽ dùng kỹ năng thuyết trình của mình phục vụ cho việc học tập.
Khi làm bài tập lớn, em sẽ chuẩn bị tốt để thuyết trình trước lớp. Có sự chuẩn
bị kĩ càng, em sẽ nói tốt hơn. Bài tập của em cũng sẽ được thầy cô đánh giá tốt và cho
điểm cao.
Em sẽ tham gia vào hoạt động của đội thanh niên tình nguyện, của nhà trường.
Em sẽ trình bày ý kiến của mình trước các bạn trong đội. Nói và thuyết phục họ về
3
một vấn đề nào đó. Em thấy mình tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người. Chủ động
làm quen được với các bạn khác không quen biết. Em tự tin hơn khi nói trước đám
đông.
Câu 3: Hãy viết một bài thuyết trình trước toàn thể sinh viên Học viện CNBCVT
về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Là sinh viên học viện CNBCVT bạn có suy nghĩ
gì về vấn đề này?
Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 km, hàng nghìn
đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
rộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng,
quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan
trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa
chữa và đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc… Trong
nhiều năm qua, các nguồn lợi từ biển mang lại đã đóng góp to lớn vào quá trình phát
triển đất nước. Theo ước tính hiện nay, tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan
đến biển chiếm 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các
ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản,
hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển… Tuy nhiên, chúng ta đang
đứng trước nhiều thách thức gay gắt về bảo vệ biển, đảo; về khai thác tài nguyên và
môi trường biển; về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ
sinh thái biển; về ô nhiễm môi trường biển.
Vấn đề về chủ quyền biển đảo ở biển Đông của Việt Nam hiện nay rất nóng
bỏng. Tất cả mọi người dân Việt Nam đều biết đến âm mưu đen tối của Trung Quốc là
muốn chiếm lấy biển Việt Nam.Trung Quốc đã thành lập một thành phố gọi là “Tam
Sa” trong đó có quần đảo Hoàng Sa của Việt. Trong khi đó, Trung Quốc còn đưa giàn
khoan HD 981 và đặt trong khu việc biển ĐôngViệt Nam. Từ hai sự việc trên đã thấy
rõ được âm mưu đen tối của Trung Quốc. Áp dụng nguyên tắc nói của pháp luật quốc
tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và
căn cứ pháp lý đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai
quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch
sử và cho tới nay đã thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo
chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đã thực hiện việc xác
lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một
cách liên tục và hòa bình.Việt Nam đã khẳng định được chủ quyền của biển đông và
đưa dẫn chứng về nó. Nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ
chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền
Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu
bản nhà Nguyễn (1802-1945) đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như
4
là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai
thác các quần đảo này.
Giàn khoan Hải Dương 981 được đặt trái phép vào ngày 2 tháng 5 năm 2014.
Gìn khoan HD 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích
boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có
khả năng khoan sâu tối đa 12.000 m. Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
Việt Nam đã cố gắng dùng lời để nói chuyện, đàm phán rằng nước bạn đang vi phạm
hiệp ước quốc tế, giàn khoan của bạn đang đặt trên vị trí vùng biển thuộc chủ quyền
của nước thôi. Việt Nam đã nhiều ngày dùng tàu kiểm ngư tiến lại gần, dùng loa tuyên
bố cả ba thứ tiếng: Anh, Trung Quốc, Việt Nam nhưng phía Trung Quốc coi như chưa
xảy ra chuyện gì. Mà ngăn cản tàu kiểm ngư của Việt Nam tới gần giàn khoan, không
những thế mà còn thực thi luật Trung Quốc khi tàu lạ đến gần giàn khoan. Thật bất
bình hơn, là bên phía Trung đã dùng tàu phun vòi rồng vào tàu kiểm tra của ta làm tàu
ta bị hư hỏng nặng. Sau một thời gian chiếm đóng ở đó Trung Quốc đã cho dời giàn
khoan của mình. Theo Cục Hải sự Trung Quốc ra thông báo ngày 27/5 về việc di
chuyển giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 của Trung Quốc từ vị trí 15o29’58”N –
111o12’06”E đến vị trí 15o33’38”N – 111o34’62”E, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Việt Nam Lê Hải Bình hôm qua khẳng định: “Vị trí mới mà giàn khoan Hải Dương-
981 của Trung Quốc được di chuyển tới theo thông báo hàng hải của Cục Hải sự
Trung Quốc ngày 27/5/2014 nằm hoàn toàn trên thềm lục địa của Việt Nam; hoạt
động của giàn khoan ở vị trí này vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam”. Trong khi đó, giàn khoan HD 981lại được Trung Quốc canh phòng nghiêm
ngặt, có nhiều lớp tàu bảo vệ.
Lần này Trung Quốc thật ngang ngược. Trước tình hình này, nhà nước Việt
Nam kêu gọi người dân cần bảo vệ chủ quyền đất nước. Thủ tướng chính phủ đã có lời kêu
gọi: “biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, trong điều kiện nguồn tài nguyên
thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở
nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm kiếm, khai thác các nguồn tài
nguyên, bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm Biển và
hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn và không gian sinh tồn mới; đồng
thời có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng. Vì vậy chúng ta hãy bảo vệ biển
đảo của mình bằng các biện pháp thiết thực và hữu ích”.
Là sinh viên Học viện CNBCVT cũng như mọi công dân Việt Nam, Em luôn
mang trong mình một lòng yêu nước nồng lần, thấy bất bình khi Trung Quốc sang
xâm chiếm trái phép biển đảo của ta. Trong bối cảnh như hiện nay, mọi vấn đề chủ
quyền đều được ghi rõ và quy ước rõ ràng ở luật pháp quốc tế mà Trung Quốc ngang
nhiên như vậy. Em luôn tin chắc chắn Việt nam có chủ quyền độc lập tự do về biển
5
đảo của mình. Cần phải lên án những hành động bạo lực của Trung như: Trung Quốc
lại liên tục có những hành động gây hấn, tạo xung đột để gây chiến tranh, dùng vòi
rồng làm hư hại tàu kiểm ngư của ta, trong khi đó còn làm hỏng tàu cá của người dân
Việt. Họ không làm gì sai trái, họ là những người chỉ biết đi đánh cá ngày đêm để
kiếm thêm thu nhập cho gia đình mà bị Trung Quốc cho rằng gây nguy hại cho giàn
khoan của mình.Trung Quốc đã đem tàu của mình ra đâm chìm tàu cá ngư dân Việt
Nam. Đây là một quan điểm bất bình của ông Đặng Công Ngữ nêu quan điểm: “Tôi
hoàn toàn ủng hộ phương án giữ nguyên trạng con tàu này để làm bằng chứng tố cáo
tội ác của Trung Quốc, cơ sở khởi kiện và là chứng tích để lưu giữ cho con cháu, các
thế hệ Việt Nam, công luận quốc tế. Em cũng đồng tình với hành động này của ông.
Vì sau này khi thế hệ tương lai ra đời họ không được trải qua thì làm sao biết được.
Nước ta luôn được thế giới ủng hộ và công nhận về chủ quyền biển đảo, Việt Nam cần
bảo vệ chủ quyền của mình. Cần phải đàm phán và đưa giàn khoan của Trung quốc ra
khỏi vùng biển Việt Nam. Mang tàu vòi rồng ra phun nước làm hư hại đến người và
tìa sản của chúng ta. Em có suy nghĩ Việt Nam cần có cách biện pháp cứng rắn hơn
nữa để thể hiện chủ quyền của mình. Khi mà nước ta khẳng định biển Đông là chủ
quyền của Việt Nam thì ta cần bảo nó trước sự xâm lược của kẻ thù. Luôn có những
biện pháp tích cực thúc đẩy kinh tế biển vững mạnh.
Nhưng cũng thật là may mắn, gần đây phía Trung Quốc đã rút giàn khoan ra
khỏi Việt Nam. Em cũng như toàn thể người dân Việt Nam thấy việc làm này rất đúng
đắn. Phía Trung Quốc trả lại vùng biển cho Việt Nam, nhưng việc làm trước đó cần
được lên án và tố cáo với thế giới. Họ đã vi phạm công ước về chủ quyền của thế giới.
Họ ngang nhiên xâm chiếm tự do và bất hợp pháp biển Việt Nam mà chưa hề xin
phép. Trong khi đó lại còn có ý đinh khai thác dầu khí trên biển Đông. Sau nhiều ngày
hạ đặt giàn khoan như thế không biết phía Trung Quốc có đem lại lợi ích khai thác
được dầu khí hay không. Mà đã thấy sự gây hại của nó là làm mất tình cảm của nước
bạn, làm hòa bình của cả thế giới bị ảnh hưởng. Sau tất cả những sự việc này, nước
cần có những phương án và đường lối đẩy mạnh kinh tế biển, giúp người dân biển có
đời sống tốt hơn. Em càng thấy yêu nước nhiều hơn nữa. Cảm ơn các chiến sĩ lỗ lực
hết mình bảo vệ tự do cho biển nước ta. Khẳng đinh Việt Nam tuy là nước nhỏ bé
nhưng ý chí bảo vệ đất nước luôn kiên cường bất khuất.
6
Tài liệu tham khảo
[1]: />[2]: />quyen-lanh-tho/424-abcd1.html
[3]: />ve-hai-nam-901470.htm
7
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Hương Giang đã dạy em trong thời
gian vừa qua. Em được cô chỉ bảo rất nhiệt tình. Cô dạy em biết cách giao tiếp, biết tự
tin khi nói trước đám đông. Những điều này sẽ giúp ích cho em rất nhiều sau này.
Em xin cảm ơn HVCNBCVT đã tạo điều kiện cho em học môn học này. Môn
học này rất cần thiết và bổ ích.
8
9