Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiền lương thu nhập và tác động của nó đến năng suất lao động hiện nay ở Việt Nam”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.27 KB, 30 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển chung của nhân loại, của mỗi đất nước, vấn
đề đảm bảo cuộc sống cho người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần
không ngừng được nâng lên luôn là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu. Cũng như đối với Việt Nam chúng ta, vấn đề trả lương trong các
doanh nghiệp Nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm để
phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người sử
nhập hợp lý giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân và đảm
bảo thống nhất giữa ba lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong các doanh
nghiệp Nhà nước và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ngân hàng,
đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn. Tôi đã đi sâu vào
nghiên cứu đề tài: “Tiền lương thu nhập và tác động của nó đến năng suất
lao động hiện nay ở Việt Nam”.
Tôi đã cố gắng đưa ra một cách khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề.
Song do thời gian có hạn và là lần đầu viết về vấn đề này nên không thể
tránh được những thiếu sót, rất mong được những ý kiến góp ý để tôi có thể
nắm vững hơn về vấn đề và hoàn thiện hơn trong những lần viết sau:
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm ba phần chính như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận về tiền lương – thu nhập trong doanh nghiệp nhà
nước.
Phần 2: Thực trạng tiền lương thu nhập của người lao động trong các doanh
nghiệp nhà nước hiện nay.
1
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương nhằm tạo động lực
cho người lao động.

2


Phần 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG - THU NHẬP TRONG
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
I./ Thực chất của tiền lương – thu nhập trong các doanh nghiệp nhà
nước.
1. Khái niệm về tiền lương - thu nhập.
Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động theo giá trị sức lao động mà anh ta đã hao phí.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu một cách
thống nhất như sau: “Về thực chất, tiền lương dưới CNXH là một phần thu
nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối
có kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng
lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho
công nhân viên chức, dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái
sản xuất sức lao động”.
Theo quan niệm này, tiền lương mang nặng tính chất bao cấp, bình
quân, dàn đều. Nó chưa đảm bảo được nguyên tắc phân phối tiền lương theo
lao động từ đó không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ
động lao động sáng tạo của người lao động và coi nhẹ lợi ích thiết thực của
người lao động. Kết quả là không gắn được lợi ích của người lao động với
thành quả mà họ sáng tạo ra, không có trách nhiệm với công việc được giao.
Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, ở đây mọi người được tự do mua, bán sức lao động của
mình, vì thế sức lao động được nhìn nhận như một hàng hoá và tiền lương
không phải là cái gì khác, mà nó chính là giá cả sức lao động.
Thật vậy, sức lao động là cái vốn có của người lao động, người sử
dụng lao động lại có điều kiện và muốn sử dụng nó để tạo ra của cải vật
3
chất. Do vậy, người sử dụng lao động phải trả cho người sở hữu sức lao
động hay người lao động một số tiền nhất định để đổi lấy quyền sử dụng sức
lao động của người lao động. Về phía người lao động, họ muốn bán sức lao

động để lấy một khoản tiền nhất định để nuôi bản thân và gia đình.Vì
vậy,giữa người sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ mua
bán và cái được trao đổi ,mua bán ở đây là sức lao động của người lao động
và số tiền của người lao động trả cho người lao động chính là giá cả của sức
lao động hay nói khác đi tiền lương chính là giá cả sửc lao động.
Lúc này, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định: “Tiền lương là giá cả sức
lao động ,được hình thành qua sự thoả thuận giữa người lao động và người
sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động, phù hợp với các quan hệ của
nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hoàn thiện theo định hướng
XHCN”. Điều đó có nghĩa là tiền lương phải được trả theo đúng giá trị sức
lao động, phải coi tiền lương như một động lực thúc đẩy từng cá nhân người
lao động hăng say làm việc, nhưng phải tránh tính chất bình quân. Có thể
cùng trình độ chuyên môn, cùng bậc thợ nhưng tiền lương lại rất khác nhau
do hiệu quả sản xuất khác nhau hay do sức lao động khác nhau.
Quan điểm mới này về tiền lương đã tạo cho việc trả lương đúng với
giá trị sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương triệt để hơn, xoá bỏ tính phân phối
cấp phát và trả lương bằng hiện vật. Đồng thời nó đã khắc phục quan điểm
coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia. Tiền lương phải được sử dụng đúng
vai trò đòn bẩy kinh tế của nó kích thích người lao động gắn bó hăng say với
công việc.
Tóm lại, tiền lương là một khỏan tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó theo đúng số
lượng và chất lượng đã thoả thuận. Sức lao động là hàng hoá, tiền lương là
giá cả sức lao động, và người sử dụng sức lao động căn cứ vào số lượng và
4
chất lượng của người công nhân, cũng như mức độ phức tạp, tính chất độc
hại của công việc để trả lương cho người lao động.
Thu nhập là khoản tiền mà người lao động trong doanh nghiệp được
người sử dụng lao động trả theo lao động và là khoản thu thường xuyên, tính
bình quân tháng trong năm bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, chia phần lợi

nhuận, các khoản phụ cấp lương, những chi phí thường xuyên ổn định mà
người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như tiền ăn giữa ca,
tiền ăn trưa, tiền xăm lốp xe...và các khoản thu khác, rong đó tiền lương là
một phần chủ yếu trong thu nhập.
Về tiền lương tối thiểu, thì đó là mức lương “sàn” chung, được xem là
“cái ngưỡng” cuối cùng trên phạm vi quốc gia, làm cơ sở cho việc xác định
tiền lương tối thiểu của từng ngành, nghề, khu vực kinh tế và vùng lãnh thổ
khác nhau, là căn cứ để định chính sách tiền lương. Với quan niệm như vậy,
mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách
tiền lương, nó liên quan chặt chẽ với ba yếu tố:
+ Mức sống trung bình của dân cư một nước.
+ Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt .
+ Loại lao động và điều kiện lao động .
Mức lương tối thiểu đo lường giá loại sức lao động thông thường
trong điều kiện làm việc bình thường, yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một
khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lý. Nghị định 197/CP của Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 31/12/1994 về việc thi hành Bộ
luật lao động, đã ghi: “Mức lương tối thiểu...là mức lương để trả cho người
lao động làm công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao
động và môi trường lao động bình thường”.
5
Quĩ tiền lương: là tổng số tiền lương dùng để trả lương cho người lao
động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh
nghiệp.
Đơn giá tiền lương: Hiện nay có hai cách hiểu về đơn giá tiền lương.
Theo cách thứ nhất thì đơn giá tiền lương là lượng tiền chung để trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc.
Như vậy,theo cách hiểu này, lượng tiền dùng để trả công này là trả cho
người trực tiếp làm ra sản phẩm hay hoàn thành công việc. Theo cách hiểu
khác thì đơn giá tiền lương là số tiền trả cho người lao động đã tham gia trực

tiếp và gián tiếp để làm ra sản phẩm hay hoàn thành công việc.
Như vậy, đơn giá tiền lương này không phải chỉ áp dụng cho người
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay hoàn thành công việc mà cho mọi lao
động có tham gia vào việc hoàn thành nó như người quản lý, công nhân phụ
trách kỹ thuật....
a. Tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa .
Tiền lương danh nghĩa :Là lượng tiền mà người lao động nhận được
từ người sử dụng lao động theo lượng giá trị sức lao động đã bỏ ra.
Tiền lương thực tế: là lượng tư liệu sinh hoạt, vật chất mà người lao
động mua được từ tiền lương danh nghĩa.
b. Thu nhập.
Thu nhập được hiểu là tất cả những gì bằng tiền và hiện vật mà người
lao động nhận được từ phía người sử dụng bao gồm :tiền lương (tiền công),
các loại phụ cấp lương,tiền thưởng và những khoản thường xuyên, ổn định
mà người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như ăn giữa ca,
tiền đi lại...
Tiền lương là một bộ phận chính của thu nhập.
6
Các khoản thu khác chủ yếu là phúc lợi xã hội như đi tham quan, tổ
chức phương tiện đi lại, liên hoan sinh nhật,tổ chức nơi ăn, ở cho công nhân
viên.
c. Thang lương
Là bảng xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương giữa những công nhân
cùng nhóm ngành có trình độ lành nghề khác nhau.
II. Năng suất lao động. Mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập và năng
suất lao động.
1. Khái niệm.
Năng suất lao động (NXLĐ) là chỉ tiêu về hiệu quả hữu ích của hoạt
động có mục đích của con người trong quá trình sản xuất.
Mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm sản

xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Như Mác đã viết: “Sự tăng lên của mức
sản xuất hay năng suất của lao động,chúng ta hiểu nói chung là sự thay đổi
trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm giảm ngắn thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá sao cho một số lượng ít hơn lại
có được một sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”.
Hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gồm hai bộ
phận: Lao động sống và lao động quá khứ. Lao động sống là lao động trực
tiếp tiêu hao trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Lao động quá khứ là phần
lao động tiêu hao từ trước để làm ra nguyên vật liệu và công cụ, nhà xưởng
dùng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Cần phân biệt hai khái niệm năng suất lao động cá nhân và năng suất
lao động xã hội. Năng suất lao động cá nhân chỉ liên quan đến lao động
sống, tăng năng suất lao động cá nhân là hạ thấp chi phí lao động sống.
Năng suất lao động xã hội liên quan đến cả lao động sống và lao động quá
7
khứ, tăng năng suất lao động xã hội là hạ thấp cả chi phí lao động sống và
chi phí lao động quá khứ.
2. Ý nghĩa của tăng năng suất lao động.
Trước hết, năng suất lao động tăng làm giảm giá thành sản phẩm vì
giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm. Tiền lương là giá cả của
sức lao động, nó là một trong những chi phí cấu thành giá thành sản phẩm,
tăng NSLĐ có nghĩa là giảm chi phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm
hay là giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm,dẫn đến giá thành
sản phẩm giảm.
Tăng NSLĐ cho phép giảm số người làm việc, do đó tiết kiệm được
quĩ tiền lương. NSLĐ cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng qui mô và tốc
độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết các
vấn đề tích luỹ tiêu dùng.
3. Mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập với NSLĐ.

a. Thực chất của mối quan hệ.
Trước khi tìm hiểu về mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa tiền
lương, thu nhập và NSLĐ, ta hiểu thực chất về mối quan hệ này là gì và nó
là sợi dây xuyên suốt mối quan hệ này.
Thực chất của mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập và NSLĐ là mối
quan hệ giữa ăn và làm hay cái được hưởng và cái làm ra hay xét trong
phạm vi toàn xã hội là tiêu dùng và sản xuất.
Giữa tiền lương, thu nhập và NSLĐ có một điểm gắn kết như sợi dây
dàng buộc, đó là quá trình lao động. Quá trình lao động gồm nhiều hoạt
động lao động, sử dụng sức lao động để tạo ra NSLĐ làm ra sản phẩm. Quá
trình lao động đã làm hao phí sức lao động của người lao động để tạo ra sản
phẩm nên người lao động phải được nhận một khoản tiền để bù đắp lại
lượng lao động đã hao phỉ trong quá trình lao động, đó là tiền lương. Đây
8
chính là cái mà người lao động được hưởng sau khi đã sử dụng sức lao động
của mình tạo ra NSLĐ để tạo ra sản phẩm. Cụ thể hơn, NSLĐ là một yếu tố
của quá trình lao động, là thước đo của việc sử dụng sức lao động, đó là lao
động. Lao động sản xuất ra của cải vật chất. Còn tiền lương và thu nhập là
giá cả trả cho sức lao động đã bỏ ra để lao động làm ra của cải vật chất đó.
Như vậy, người lao động sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm và họ
đựoc hưởng một lượng tiền gọi là tiền lương tương ứng với sức lao động họ
đã bỏ ra. Vậy mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập và NSLĐ là mối quan
hệ giữa làm và ăn.
Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập và NSLĐ, tốc độ tăng
của tiền lương thấp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Như trên đã nói,
giữa tiền lương, thu nhập và NSLĐ có mối quan hệ nhưng mối quan hệ đó
như thế nào, làm ra bao nhiêu hưởng bấy nhiêu hay chỉ hưởng một phần của
cải làm ra, khi NSLĐ tăng lên thì tiền lương cũng tăng lên một lượng tương
ứng hay chỉ tăng lên thêm một phần của làm ra. Thực tế cho thấy tốc độ tăng
năng suất lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Tức là lượng vật chất

làm được thêm phải nhiều hơn phần được hưởng thêm do một số nguyên
nhân sau:
- Do yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị
trường, trong sản xuất để cạnh tranh được thì giá thành sản phẩm phải thấp
tức là phải giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tiền lương là một chi phí
cấu thành nên giá thành sản phẩm, giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị
sản phẩm làm giảm giá thành sản phẩm. Tăng NSLĐ làm giảm hao phí sức
lao động cho một đơn vị sản phẩm hay giảm chi phí tiền lương cho một đơn
vị sản phẩm. Nhưng mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và giảm chi phí tiền
lương này là như thế nào,hay mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và tăng tiền
lương là như thế nào.
9
Ta biết:
CFLĐ/1đvsp = _ eq \f((CFSLĐ((Q
TL
),(SP) _ = _ eq
\f(CFLĐ/LĐ,GTTSP/LĐ) _ = _ eq \f(MứcTL
BQ
,Mức NSLĐ) _
Gọi TL
1
, TL
0
là mức TLBQ kỳ sau và kỳ trước
NS
1
, NS
0
là mức NSLĐ kỳ sau và kỳ trước
CF

1
, CF
0
là mức CFLĐ/1đsp kỳ sau và kỳ trước.
Ta có:
Tốc độ tăng CFSLĐ/SP = _ eq \f(CF
1
- CF
0
,CF
0
) _ = _ eq \f(TL
1
/NS
1
-
TL
0
/NS
0
,TL
0
/NS
0
) _ = a
Với a khá nhỏ thì a ( ln _ eq \f(TL
1
/NS
1
,TL

0
/NS
0
) _ = ln _ eq \f(TL
1
,NS
1
)
_- ln _ eq \f(TL
0
,NS
0
) _
= (ln TL
1
- ln NS
1
) - (ln TL
0
- ln NS
0
) = (ln TL
1
- ln TL
0
) - (ln NS
1
- ln NS
0
)

= ln _ eq \f(TL
1
,TL
0
) _ - ln _ eq \f(NS
1
,NS
0
) _ = _ eq \f(TL
1
- TL
0
,TL
0
) _ - _
eq \f(NS
1
- NS
0
,NS
0
) _
= tốc độ tăng TL - tốc độ tăng NSLĐ (*)
Tóm lại : Tốc độ tăng CPSLĐ/SP = Tốc độ tăng TL - Tốc độ tăng NSLĐ
Để có thể cạnh tranh, CPSLĐ? 1đvsp phải càng ngày càng giảm hay
tốc độ tăng CPSLĐ/1đvsp phải âm. Theo (*) thì tốc độ tăng
CPSLĐ/1đvsp<0 Hay: Tốc độ tăng TL< Tốc độ tăng NSLĐ
- Do NSLĐ chỉ là một bộ phận của tổng năng suất. NSLĐ tăng lên
do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như công nghệ sản xuất, môi trường
lao động, tài nguyên thiên nhiên, con người...trong đó có tiền lương. Như

vậy tiền lương chỉ góp một phần làm tăng NSLĐ. Khả năng tăng NSLĐ là
lớn hơn so với khả năng tăng tiền lương.
- Do yêu cầu của tích luỹ. Như trên đã nói, NSLĐ tăng lên có một
phần do công nghệ sản xuất, vậy cần thiết phải trích một phần lợi nhuận từ
kết quả do tăng NSLĐ để tích luỹ nhằm không ngừng đầu tư, đổi mới trang
10
thiết bị công nghệ để quay trở lại phục vụ sản xuất, làm tăng NSLĐ. Như
vậy, sản phẩm làm thêm được do tăng NSLĐ không được dùng hoàn toàn
cho tăng thêm tiền lương làm tốc độ tăng của tiền lương luôn bé hơn tốc độ
tăng NSLĐ.
Cho đến nay, khi nói đến mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập và
NSLĐ, hay mối quan hệ giữa làm và ăn, quan niệm giữa làm trước, ăn sau
hay ăn trước, làm sau vẫn không được rõ ràng nhưng thực tế giữa tiền lương,
thu nhập và NSLĐ có mối quan hệ biện chứng.
b. NSLĐ tác động đến tiền lương và thu nhập
NSLĐ tác động đến quĩ tiền lương, làm tăng hoặc giảm quĩ tiền lương
trong tổ chức, doanh nghiệp nhưng không có nghĩa là tương ứng với nó cũng
làm tăng hoặc giảm tiền lương,thu nhập của người lao động.
NSLĐ tăng làm rút ngắn thời gian để hoàn thành một lượng công việc
hay sản xuất ra một khối lượng sản phẩm, từ đó hoàn thành vượt mức sản
lượng hay hoàn thành đúng mức sản lượng trước thời định. Vì vậy, người
lao động được thưởng theo quy định góp phần làm tăng thu nhập của người
lao động. Mặt khác, tăng NSLĐ làm tăng sản phẩm làm ra, đối với công
nhân hưởng lương sản phẩm thì lượng sản phẩm tăng thêm này làm tăng tiền
lương theo công thức:
TL
TL
= ĐG
sp
x Q.

Trong đó:
TL
TL
là tiền lương thực lĩnh
ĐG
sp
là đơn giá sản phẩm (hiểu theo cách hiểu thứ nhất)
Q là lượng sản phẩm làm ra.
Như vậy, tăng Q kéo theo tăng TL
TL
Tóm lại “làm” có liên quan chặt chẽ đến “hưởng” làm ra được nhiều
hơn thì được hưởng nhiều hơn.
11
c. Tiền lương, thu nhập tác động đến NSLĐ.
Tiền lương chính là giá cả sức lao động, là hình thức biểu hiện giá trị
sức lao động, là lượng tiền dùng để mua sắm các tư liệu sinh hoạt nhằm tái
sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Tiền lương là một phạm trù
thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền bảo đảm thoả mãn nhu cầu vật
chất, văn hoá trực tiếp mà Nhà nước dùng để phân phối một cách hợp lý và
có khoa học cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng mà người
đó đã cống hiến cho xã hội phù hợp với nền kinh tế. Tiền lương là một trong
những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, người ta dùng
công cụ này để kích thích thái độ quan tâm đến lao động do đó tiền lương là
một nhân tố mạnh mẽ để tăng NSLĐ, hay nói cách khác, đối với người lao
động, tiền lương là khoản thu nhập chính, để tăng tiền lương họ phải tăng
NSLĐ.
4. Các chính sách về tiền lương tác động đến NSLĐ
Trong số các chính sách về tiền lương, chính sách về tiền lương tối
thiểu rất quan trọng,nó là trung tâm trong các mối liên hệ có liên quan đến
tiền lương, tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương bình

quân của người lao động theo công thức:
TL
BQ
= TL
min
x (K x (H
Trong đó:
TL
BQ
là tiền lương bình quân
TL
min
là tiền lương tối thiểu
(K là hệ số điều chỉnh bình quân
(H là hệ số cấp bậc bình quân.
Theo công thức trên, khi tiền lương tối thiểu tăng thêm một lượng ít
thì tiền lương bình quân tăng thêm được một lượng gấp (K lần, cho thấy việc
đưa ra và điều chỉnh mức lương tối thiểu là rất quan trọng. Tiền lương tối
12

×