Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.54 KB, 24 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cơ cấu kinh tế là vấn đề chiến lược, bởi nó là định hướng không phải
chỉ một năm, mà phải 5 năm, 10 năm, thậm chí mấy chục năm và hơn nữa
đi theo với cơ cấu kinh tế còn là cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động cũng như
phải có hàng loạt các chính sách kinh tế xã hội.
Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ
cấu vùng kinh tế. Vậy cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng nào và
tốc độ chuyển dịch ra sao?
II. NỘI DUNG CHÍNH:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là con đường đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hướng
đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu,
chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Chúng ta sẽ đi
tìm hiểu cụ thể tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian vừa
qua.
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành:
Cơ cấu ngành kinh tế vừa là cơ cấu quan trọng, vừa là cơ cấu mang
tính phổ biến của thế giới. Đối với Việt Nam, đất nước đi lên từ một nước
nông nghiệp, thì cơ cấu ngành kinh tế còn đặc biệt quan trọng đã có những
chuyển biến tích cực, đồng thời có những “zích zắc” cần phải được xem xét
tổng thể. Chuyển dịch tích cực về cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện trên
một số mặt sau:
* Về cơ cấu các ngành lớn:
Có thể nêu lên ba nhận xét liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ba ngành kinh tế chủ chốt trong gần 20 năm qua trong thời kỳ đổi mới:
1. Để tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ này, ngành công
nghiệp (bao gồm cả xây dựng) và các phân ngành của nó đã có tốc độ tăng
trưởng nhanh, tạo nên sự chuyển dịch vượt trước. Đặc biệt, ngành khai thác
mỏ đã có bước tiến nhanh với khai thác dầu khí, than được đẩy mạnh.
Ngành dầu khí từ chỗ chưa khai thác dầu nay đã có sản lượng gần 20 triệu
tấn/năm (quy dầu) và ngành than tăng sản lượng lên hơn 3 lần, vượt 15


triệu tấn và nhanh chóng đạt 20 tấn/năm. Ngành điện cũng tăng trưởng
mạnh, đi trước phục vụ sản xuất và dân sinh. Từ mức sản lượng điện chưa
tới 9 tỷ KWh năm 1990, đến nay sản lượng điện đã tăng 4-5 lần. Ngành
công nghiệp chế biến phát triển mạnh, chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng
công nghiệp. Ngành dệt may và da giầy đã có bước phát triển vượt trội,
đóng góp quan trọng vào mức tăng xuất khẩu. Từ chỗ cả nước năm 1990
chỉ sản xuất 100 tấn thép thì nay đã đạt hơn 2,5 triệu tấn thuộc mọi thành
phần kinh tế. Ngành điện, điện tử cũng tiến bước mạnh mẽ. Ngành vật liệu
xây dựng đã sản xuất vượt 20 triệu tấn xi măng. Ngành xây dựng đã có
bước phát triển mạnh, phục vụ xây dựng công nghiệp và dân dụng (cả đô
thị khi đô thị hóa tăng nhanh và xây dựng nông thôn mới). Tóm lại, trong
thời gian gần 20 năm qua, công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) đã tăng
thêm 11 điểm phần trăm trong cơ cấu GDP do liên tục tăng trưởng với tốc
độ cao trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là xu
thế tất yếu, nhưng cần có sự điều chỉnh nhất định về cơ cấu bên trong của
ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến theo hướng tăng nhanh
hiệu quả.
2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn phát triển nhanh so với tính chất
đặc thù của ngành này, góp phần quan trọng vào sự ổn định kinh tế xã hội,
bảo đảm an ninh lương thực, tạo việc làm đa dạng và tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn. Trong khi ngành lâm nghiệp tập trung
vào nhiệm vụ giữ rừng nên sản lượng giảm thì ngành thủy sản đã có bước
tiến vượt bậc, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Ngành nông nghiệp cũng đa
dạng hóa phát triển, không còn là ngành thuần nông, mà nay phát triển cả
cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Tóm lại, ngành nông, lâm, ngư
nghiệp mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao so với quy luật chung của
nông nghiệp, nhưng ngành này đã giảm tỷ trọng 16 điểm phần trăm, phản
ánh tính tất yếu của quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong công
nghiệp hóa, phân công lại lao động xã hội.
3. Ngành dịch vụ đã có những bước phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực

liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị, nhưng sự phát
triển không đều, nhất là trong những năm gần đây đã chuyển biến chậm
hơn kinh tế nói chung, làm hạn chế sự tăng trưởng nền kinh tế. Trong
những năm đổi mới, ngành vận tải tăng sản lượng vận tải hàng hóa lên hơn
5 lần, trong đó khu vực tư nhân rất lớn mạnh hơn 10 lần trong thời kỳ đổi
mới và có sản lượng chiếm tới ¾ khối lượng hàng hóa vận chuyển. Tóm
lại, trong gần 20 năm, ngành dịch vụ cũng có bước phát triển tương đối khá
nên đã tăng được 5 điểm phần trăm, góp phần nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế.
* Về cơ cấu các phân ngành : có thể nêu mấy nhận xét:
1. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất thuần nông đã giảm 50% tỷ
trọng trong nền kinh tế, mặc dù đã chuyển mạnh từ sản xuất lương thực
sang cây công nghiệp (cả ngắn ngày và dài ngày), nhưng đất nước vẫn bảo
đảm an toàn lương thực, mỗi năm xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy
nhiên, hiệu quả của vấn đề xuất gạo và một số cây công nghiệp cần được
tính toán kỹ hơn để có lợi ích lâu dài cho đất nước và cho người nông dân.
2. Ngành lâm nghiệp đã chủ động điều chỉnh đúng hướng, chuyển sang
chăm sóc và tái tạo rừng, nâng cao độ che phủ. Hiện nay, tỷ lệ che phủ đã
đạt 38%. Các ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có chuyển biến sử dụng gỗ
hợp lý hơn, kể cả cho mục đích dân sinh hay xuất khẩu.
3. Ngành thủy sản đã có sự chuyển biến vượt bậc, tăng với tốc độ trên
10% và gấp đôi tỷ trọng giá trị gia tăng trong nền kinh tế, tuy hiệu quả của
ngành này cần có bước chuyển biến mạnh hơn. Việc đầu tư cho thủy sản
phát triển bền vững vẫn là một vấn đề cần được xem xét thêm.
4. Ngành công nghiệp chế biến tuy chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng
nhưng chỉ đóng góp 50% giá trị gia tăng của ngành CN-XD là do đã phát
triển mạnh các lĩnh vực gia công có giá trị gia tăng thấp. Đây cũng là một
nhược điểm quan trọng làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh trong điều
kiện hội nhập. Trong những năm tới, cần có chiến lược và chính sách cụ
thể để phát triển những lĩnh vực có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn, có sức

cạnh tranh lớn hơn.
5. Ngành khai thác mỏ đã có sự chuyển biến vượt bậc với các ngành dầu
khí và than là mũi tiến vượt bậc. Tuy nhiên, về lâu dài, vấn đề khai thác
khu vực I (từ đất đai) là vấn đề phải có phân tích để tìm hướng đi dài hạn.
6. Ngành công nghiệp điện, nước, khí gas cũng có bước tiến nhanh đúng
hướng, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, cơ cấu tiêu dùng vẫn còn là vấn đề cần xử lý (50% cho dân
dụng là chưa hợp lý về dài hạn, mặc dù quá trình đô thị hóa tăng nhanh).
7. Trong các ngành dịch vụ, vận tải và viễn thông chuyển dịch nhanh
nhất, tiếp đến là thương mại và dịch vụ tài chính. Nhưng nhìn chung còn
thiếu các ngành dịch vụ cao cấp. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh đến chất
lượng và hiệu quả tăng trưởng trong quá trình đi sâu vào hội nhập.
Bảng 3: Tốc độ GDP và tốc độ các phân ngành
Chỉ tiêu Giá trị gia tăng GDP Tốc độ
1986 1990 1995 2000 2003 90-
93(%)
86-
03(%)
Tổng số GDP
(nghìn tỷ, VND,
giá so sánh 1994)
- Nông, lâm, ngư
* Nông nghiệp
109,
2
37,9
33,5
132,
0
42,0

35,7
195,
6
51,3
43,7
273,7
63,7
54,5
2,5
335,
8
70,5
59,4
7,45
4,06
3,99
1,29
6,83
3,72
3,43
2,53
* Lâm nghiệp
* Ngư nghiệp
- Công nghiệp-
xây dựng
* Công nghiệp mỏ
* Công nghiệp chế
biến
* Công nghiệp
điện, nước, gas

* Xây dựng
- Dịch vụ
* Thương mại
* Khách sạn, nhà
hàng
* Vận tải, kho bãi,
viễn thông
* Tài chính, tín
dụng
1,7
2,7
29,3
1,0
19,0
1,7
7,6
42,0
18,7
3,0
4,6
1,4
2,2
4,0
33,2
4,6
18,5
2,1
8,0
56,7
23,5

4,2
5,5
1,8
2,4
5,3
58,6
10,3
30,2
3,4
14,6
85,7
33,6
6,7
7,8
3,4
6,7
96,9
18,4
51,5
6,3
20,7
113,
0
44,6
8,9
10,7
5,7
2,6
8,4
129,

2
20,5
71,3
8,9
28,5
136,
2
54,7
10,8
12,9
6,9
5,87
11,02
12,18
10,94
11,75
10,27
6,97
6,71
7,54
6,78
10,89
6,90
9,12
19,44
8,09
10,23
8,09
7,17
6,52

7,83
6,25
9,84
Nguồn: Niên giám thống kê các năm.
Sự chuyển dịch này đạt được do đã tạo ra được quy mô kinh tế mới
và tốc độ tăng trưởng lớn trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chẳng
hạn, trong khi công nghiệp và xây dựng tăng giá trị gia tăng trên dưới
10%/năm, gấp 1,5 lần tốc độ chung. Trong 17 năm qua, ngành mỏ đã có giá
trị gia tăng tăng trưởng với tốc độ gần 20%/năm, tạo nên sự vượt trội của
ngành này trong cơ cấu kinh tế, từ 1,84% lên 9,43%GDP. Tất cả các ngành
công nghiệp khác và xây dựng cũng đều tăng trên 10%/năm giá trị gia tăng
đã tạo nên tỷ trọng vượt trội của công nghiệp và xây dựng. Đối với ngành
nông, lâm, ngư, do thủy sản tăng giá trị sản lượng và cả theo giá trị gia tăng
gấp đôi nông nghiệp nên đã tạo ra sự chuyển dịch có hiệu quả. Các ngành
dịch vụ cũng tăng khá, tạo ra sự chuyển dịch tích cực. Ngành dịch vụ mặc
dù có lúc có tốc độ tăng cao hơn chút ít so với tốc độ GDP, có những phân
ngành quan trọng có mức tăng trưởng khá cao, tạo nên chuyển dịch trong
ngành này, nhưng nhìn chung mấy năm gần đây chuyển biến chậm.
Trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng đã nổi lên một số vấn
đề cần xử lý:
1. Ngành nông nghiệp nói chung tăng chậm do những nguyên nhân
khách quan, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng, việc
đầu tư cũng chưa phù hợp; đầu tư thủy lợi chiếm đến 70% vốn cho nông
nghiệp, nhưng các lĩnh vực khác chưa được chú ý tương xứng. Ngành thủy
sản tuy có sự tăng trưởng vượt bậc, nhưng sự đầu tư cho lĩnh vực khuyến
ngư, thủy lợi cho ngư nghiệp, đầu tư cho khâu giống và chế biến tiêu thụ
sản phẩm cũng chưa thật cân đối. Kết quả là năng suất lao động và hiệu quả
bị giảm sút mạnh, sản lượng tăng nhanh nhưng giá trị gia tăng lại tăng
chậm, do tiêu hao vật chất tăng rất cao.
2. Ngành công nghiệp chế biến tuy tăng nhanh giá trị sản lượng, nhưng

phần giá trị gia tăng lại tăng trưởng chưa tương xứng do phát triển nhiều
ngành có tiêu hao vật chất lớn, nhất là các ngành gia công, hoặc không chủ
động được nguồn nguyên liệu như sắt thép, dệt may, da giầy, ..v.v.. Quá
trình này vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù trong từng ngành hàng, sản phẩm đã
có những cố gắng để giảm chi phí sản xuất. Như vậy, chính chính sách cơ
cấu ngành và phân ngành chưa hợp lý nên chưa đóng góp nhiều vào tăng
trưởng công nghiệp.
3. Ngành dịch vụ đang tăng chậm hơn tăng trưởng kinh tế nói chung do
chưa phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, chất lượng
cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Việc đầu tư cơ sở hạ tầng có
nhiều lợi ích, nhưng nhiệm vụ về hoàn thiện kết cấu hạ tầng vào năm 2010
còn rất nặng nề và chưa được phản ánh rõ trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo
hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được
phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung
pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị
trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực
có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế thời gian qua đã đạt được một số kết quả
tích cực: Tỷ trọng trong GDP của kinh tế Nhà nước giảm từ 40,2% năm
1995 xuống còn 38% năm 2006 và xuống thấp hơn trong năm 2007. Kinh
tế tập thể giảm tương ứng từ 10,1% xuống dưới 6,8%. Kinh tế cá thể giảm
từ 35,9% xuống dưới 29%. Kinh tế tư nhân trước năm 1990 hầu như chua
có gì, nay đạt khoảng 17%.
Tỷ trọng của kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài trong tổng số vốn đàu tư xã hội, trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp, trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng,
trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong tổng số lao động đang làm việc…
còn cao tăng nhanh và cao hơn nữa. Trong tổng giá trị sản xuất công
nghiêp(tính thực tế), tỷ trọng của kinh tế tư nhân tăng từ 14.2% năm 2000
lên trên 20% nawm2007, tỷ trọng của nền kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài
đã tăng tương đương từ 41.3% lên gần 46%, vượt xa tỷ trọng doanh nghiệp
nhà nước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài hiện chiếm 57,5%. Trong tổng số vốn đầu tư phát triển, tỷ trọng vốn
của khu vực nhà nước(kể cả nguồn vốn ODA) đã giảm từ 59,8% năm 2001
xuống còn 43,3% năm 2007, khu cực nhà nước tăng từ 22,9% lên 40,7%,
khu vực có vốn đàu tư nước ngoài tăng 14,2% (2005) lên 16%(2007)..
Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư
nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa
quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà
pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục,
các loại phí… Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp
tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến
năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật
doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991
đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ
3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá
thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng
từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung
cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) đã có hiệu lực, hứa
hẹn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bởi sự bình đẳng trong quyền và
nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu.
Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, những chính sách và biện
pháp điều chỉnh, sắp xếp lại doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về

quản lý tài chính của công ty nhà nước, quản lý các nguồn vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nước thành công
ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà
nước, ngày càng được coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực
kinh tế quốc doanh. Với chính sách xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm đi, từ
40,1% GDP năm 1991 xuống còn 38,3% năm 2003, kinh tế tập thể giảm từ
10,2% xuống 7,9% trong thời gian tương ứng. Trong các năm 2002-2003,
có 1.655 doanh nghiệp nhà nước được đưa vào chương trình sắp xếp và đổi
mới, năm 2004 là 882 doanh nghiệp và năm 2005 dự kiến sẽ là 413 doanh
nghiệp. Cụ thể từng thành phần kinh tế:
• Thành phần kinh tế nhà nước.
Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng
nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài
sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển
kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế.
Các doanh nghiệp nhà nước, bộ phận quan trọng nhất của kinh tế nhà
nước giữ vai trò then chốt, phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ, nêu gương về năngsuất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.
Để làm được như vậy, trong 5 năm tới phải cơ bản hoàn thành việc
củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời phát triển các doanh nghiệp
nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, một
số lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Việc sắp xếp lại các doanh
nghiệp nhà nước được thực hiện theo hướng sau:

* Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sơ các công ty nhà nước,
có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khẩn trương cải thiện tình hình

×