LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá là một sản phẩm do con người tạo nên, nó không do một cá nhân
mà do cả một cộng đồng, tập thể người. Tương ứng với mỗi một thời kỳ phát
triển của loài người là một nền văn hoá tập trung riêng. Đồng thời văn hoá tự
đánh giá phần nào sự phát triển của văn minh nhân loại và ngày nay văn hoá còn
là một yếu tố cấu thành thúc đẩy động cơ đi du lịch. Mỗi một quốc gia và một
dân tộc có những nét đặc trưng văn hoá riêng do vậy để hiểu biết, giao lưu tìm
hiểu và thưởng thức buộc con người phải có hoạt động đi du lịch và thông qua
du lịch cảm thấy gần gũi thân thiết với nhau hơn.
Ở Việt Nam bắt đầu từ nền văn hoá đất nước trải dài theo thời gian thông
qua năm tháng đã tích lũy được một kho tàng văn hoá lớn và nó ngày càng có
sức thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người ở các quốc gia khác nhau. Hơn bất
cứ một ngành nào du lịch ngày càng có mối quan hệ mật thiết với văn hoá. Văn
hoá không chỉ là động lực của sự phát triển mà còn được gọi là điểm tựa, là nền
tảng cho sự phát triển bền vững. Văn hoá du lịch đang trở thành xu thế chủ đạo
trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới. Trong Nghị quyết đại hội
Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ "Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch
to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá sinh thái, môi trường xây dựng
các chương trình và các điểm hấp dẫn du lịch về văn hoá, di tích lịch sử và danh
lam thắng cảnh.
Hà Nội được coi là cái nôi văn hoá của cả nước, nơi tập trung nhiều giá trị
văn hoá gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, có sức thu hút lôi cuốn
ngày càng nhiều khách du lịch.
Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi
trọng sự phát triển của du lịch văn hoá bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du
lịch có nhiều ưu điểm không phụ thuộc vào thời tiết có thể phát triển quanh
năm. Nguồn thu từ du lịch văn hóa là nguồn thu ổn định với mức tăng trưởng
ngày càng lớn nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh. Điều
đó rất phù hợp với thời đại ngày nay quan trọng hơn việc khai thác tiềm năng
1
văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được
tiến hành đồng thời đã được bảo tồn tôn tạo chúng. Phát triển một cách hiệu quả
các tiềm năng, khuyến khích sự phát triển của du lịch văn hoá trong giai đoạn
mới.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô đặc biệt
là thầy giáo đã giúp em hoàn thành đề tài này.
2
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRONG THỜI
KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA
I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA DU LỊCH VĂN HOÁ TRONG SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH
1. Những nét khái quát về Du lịch văn hoá
Có lẽ hiếm có một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển ngành Du
lịch của mình mà lại không coi trọng du lịch văn hoá? Nhưng không phải bất cứ
quốc gia nào cũng có điều kiện phát triển du lịch văn hoá.
Du lịch văn hoá chỉ phát triển ở những nước có nền văn minh cổ đại nổi
tiếng, có nghệ thuật dân tộc đặc sắc, có những cảnh đẹp làm đắm say lòng
người. Nếu Ai Cập không có kim tự tháp đồ sộ, Hy Lạp không có những đề tài
nguy nga... thì mỗi năm không thể có hàng chục triệu khách đến du lịch ở nước
này.
Có thể hiểu Du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng
cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự ham hiểu biết. Qua các chuyến đi đến
những vùng đất mới, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã
hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du lịch hoặc
là kết hợp với những mục đích khác nữa.
Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du
lịch. Du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá. Các giá trị vật chất
cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá là phương thức hấp
dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du
lịch văn hoá thường để dành cho những du khách có trình độ cao trong xã hội.
Du lịch văn hoá được xem là tổng thể của Du lịch - xem đó là một hiện
tượng văn hoá nhằm thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn hoá.
Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể chia du lịch văn hoá ra
nhiều loại.
3
+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là
chủ yếu. Mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu nghiên cứu. Đối tượng
khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên.
+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất du
khách thường kết hợp giữa tham quan. Với nghiên cứu tìm hiểu văn hoá trong
một chuyến đi. Đối tượng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú, bên
cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan vừa để nghiên cứu còn có những
khách chỉ để chiêm ngưỡng để biết, để thoả mãn sự tìm hoặc có thể theo trào
lưu... Do vậy trong một chuyến du lịch du khách thường đi đến nhiều điểm du
lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa có những điểm du lịch
núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn... Đối tượng khách là những người ưa
phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi.
+ Du lịch kết hợp giữa thăm quan văn hoá với các mục đích khác. Mục
đích chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề
nghiệp nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tượng của loại hình
này là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn,
các cuộc triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú
có chất lượng cao, quy trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh
toán cao, nhưng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất ít. Thể loại du
lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công vụ.
Tuy nhiên, sự phân loại Du lịch văn hoá thành các loại hình trên chỉ là
tương đối. Vì trong một chương trình được kết hợp với nhiều hoạt động khác
nhau.
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng và nó ít chịu sự chi phối
của yếu tố thời vụ du lịch (thời tiết, khí hậu) nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm
nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn giáo...
của du khách.
2. Vị trí và vai trò của du lịch văn hoá với quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước
a) Vị trí của du lịch văn hoá
4
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thời kỳ CNH-HĐH hiện nay, vấn
đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của
Đảng ta. Bởi vì nói đến văn hoá là nói đến dân tộc Nước Việt Nam ta đã trải qua
hàng nghìn năm sinh tử trong gian truân, vất vả, nhân dân các dân tộc đã sáng
tạo, nâng cao, bảo tồn, chắt chiu để có những công trình kiến trúc, đền chùa,
miếu mạo của các thiên tài kỳ vĩ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm... làm nên diện mạo nền văn học,
nền văn hoá Việt Nam. Từ ngọn bút tháp bên Hồ Gươm hay những món ăn
truyền thống đều là di sản văn hoá dân tộc, đó là những tài sản quốc gia, cũng là
một trong những tiềm năng của du lịch ngày nay. Do vậy mà chúng ta cần phải
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đúng như trong diễn văn khai
mạc Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hoá 1900-2000 ông Federico Mayor, Tổng
thư ký Unesco đã nói "Cần phải giữ gìn cho được mọi giá trị văn hoá dân tộc,
một cộng đồng người, thậm chí một cá thể là những điều không thể thay thế
được".
Trên thế giới ngày nay đang phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch
hoài cổ, du lịch tìm cái mới, du lịch tìm hiểu phong tục nhưng du lịch kiểu nào,
ở đây, đến nước nghèo hay nước công nghiệp phát triển du lịch bao giờ cũng
gắn liền với văn hoá, với bản sắc của mỗi quốc gia luôn đầy ắp giá trị. Vì văn
hoá là yếu tố tiềm ẩn hoá thân trong hoạt động du lịch và hoạt động du lịch
trước hết là hoạt động nhằm đi tìm các giá trị văn hoá dân tộc và nhân loại để
thưởng thức, khám phá, hưởng thụ và sáng tạo. Ta có thể khẳng định rằng du
lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên một nền tảng văn hoá
và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực
rỡ của nền văn hoá nhân loại, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự xích lại
gần nhau giữa các nền văn hoá nhằm làm cho các dân tộc ngày càng hiểu rõ
nhau hơn. Nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở sự thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên
nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm hiểu các di tích lịch sử để cảm thụ
mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
5
Du lịch và văn hoá là hai khái niệm khác nhau nhưng lại đồng nhất trong
mỗi khát vọng của mỗi con người. Lịch sử phát triển du lịch từ xưa đến nay đã
cho thấy nhờ du lịch mà con người đã khám phá ra nhiều điều mới mẻ và đã
chuyển hoá khá nhiều giá trị văn hoá thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Như vậy
du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được của con người trong quá trình hiểu
biết để hưởng thụ và sáng tạo. Sự đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế
cho sự phát triển nguồn thu từ du lịch có nguyên nhân từ nhu cầu này - du lịch
phát triển không tách rời nhu cầu hiểu biết, khám phá, sáng tạo. Theo đặc trưng
của văn hoá trên cơ sở biết đánh thức các giá trị văn hoá của dân tộc, biết xem
các di sản văn hoá, di tích lịch sử... Sự phát triển của du lịch ở Hà Nội, cũng như
Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng... là nhờ vào tiềm năng vô giá đó.
b) Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá
Nói đến du lịch văn hoá không có nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy nhất
của sự phát triển văn hoá. Không nhận thức rõ điều này, thì vô tình sự phát triển
chỉ có thể thành công xét về góc độ kinh tế, còn sẽ thất bại về việc giữ gìn bản
sắc dân tộc do sự tiếp xúc với du khách từ khắp năm châu đến Việt Nam.
Phát triển du lịch văn hoá là một định hướng đúng trong quá trình CNH-
HĐH đất nước. Văn hoá chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy sự phát triển du
lịch và du lịch văn hoá. Kinh nghiệm trên thế giới và nước ta cho thấy cần phải
thực hiện đồng thời và đồng bộ như: phải tạo ra một môi trường văn hoá vừa
tiên tiến vừa đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, làm sống lại các giá trị văn hoá
truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội, xây dựng đội ngũ
cán bộ, nhân viên làm du lịch tốt... nhằm tạo ra sức hấp dẫn khách thập phương.
Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá thì càng phải làm giàu thêm bản sắc
và truyền thống dân tộc. Nhưng văn hoá phải thật sự là yếu tố nhân bản, là
những giá trị hữu hình và vô hình. Cái gọi là tài sản vô hình đó chính là sự
chuyển hoá các năng lực tinh thần của con người vào hoạt động kinh doanh, đó
chính là văn hoá.
Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết
sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy cho du lịch vươn lên, tạo đà cho du lịch
6
ngày một phát triển đem lại hiệu quả to lớn và ổn định cho nền kinh tế. Nó có
hiệu quả là càng tăng giá trị văn hoá - văn minh, bản sắc dân tộc thì hiệu quả
kinh doanh du lịch càng cao. Nhận biết được các vấn đề đó các nhà kinh doanh
du lịch, các nhà quản lý kinh tế phải không những kiểm tra ngăn chặn những
mặt phi văn hoá bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là
xây dựng tạo ra để hấp dẫn từ bản sắc, "thuần - phong - mỹ - tục" dân tộc, bảo
tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VĂN HOÁ VỚI QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
1. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá
Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh cao cấp không thể tách rời
văn hoá vì xét cho cùng du lịch là hoạt động văn hoá. Văn hoá là nhu cầu thiết
yếu trong đời sống xã hội đồng thời nó cũng là nhu cầu đặc trưng của con người
khi đi du lịch do vậy văn hoá là yếu tố quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du
lịch vì nó giải quyết nhu cầu về nhận thức và thẩm mỹ. Có nghĩa là đến điểm du
lịch nếu đi phải có cái gì cho người ta xem và ngược lại.
Xét về hai khía cạnh: người đi du lịch và những nhà kinh doanh đi du lịch
để phát triển du lịch văn hoá thì yếu tố đó là tài nguyên văn hoá bởi vì:
* Khách du lịch: với ước muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những giá trị
văn hoá tinh thần của một dân tộc, một vùng, một địa phương nào đó và do vậy
họ sẽ đến với du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng,
một địa phương, một đất nước nếu ở đó có tài nguyên văn hoá phong phú, đa
dạng, độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc... cùng kết hợp với một số yếu tố khác
tạo nên những địa điểm du lịch văn hoá đầy hấp dẫn, cuốn hút. Chính những yếu
tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hoá, lôi cuốn và
do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch
văn hoá ngày càng tăng của khách du lịch.
* Nhà kinh doanh: mục đích của những nhà kinh doanh du lịch là làm sao
thu hút được nhiều khách tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu về các lĩnh vực
văn hoá... để từ đó có được doanh thu cao lợi nhuận lớn. Muốn đạt được mục
7
đích đó để phục vụ khách du lịch đến tham quan tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên
là phải có tài nguyên du lịch thì mới có thể kinh doanh du lịch được. Khi có tài
nguyên du lịch thì khách mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây ngành du lịch
cũng vì vậy mà phát triển hơn.
Để phát triển du lịch văn hoá thì cũng cần phải có tài nguyên văn hoá, đây
là yếu tố quyết định. Tài nguyên văn hoá với những đặc điểm kỳ diệu, thú vị, đa
dạng độc đáo sẽ ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan nhằm thoả mãn
trí tò mò cũng như phần nào đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng
về cái hay cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi đất nước. Tài nguyên văn
hoá bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hoá vật chất qua các di tích lịch
sử, văn hoá, các danh lam, thắng cảnh, các công trình kiến trúc... Ngoài ra nó
còn thu hút khách du lịch bởi các giá trị văn hoá phi vật chất đó là các loại hình
nghệ thuật: tuồng, chèo, múa với múa dân ca... là những nét đặc sắc dân gian và
huyền thoại cho các lễ hội.
Khác với nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá không hề bị can
thiệp nếu chúng ta biết duy trì tôn tạo, bảo vệ và phát triển đừng để cho chúng bị
suy thoái. Theo thời gian và không gian, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn
hoá cho phát triển du lịch là một hướng đi đúng hiện nay và trong tương lai.
2. Phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất
nước
a) Sự phát triển của du lịch văn hoá góp phần làm tăng thu nhập quốc dân
cho địa phương - đất nước du lịch thông qua hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp
trong du lịch, có những nước thu nhập từ du lịch chiếm trên 50% tổng thu nhập
bằng ngoại tệ (Mêhicô, Tây Ban Nha...) Du lịch phát triển tạo ra hiệu quả số
nhận về thu nhập góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương đất
nước du lịch đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền của dân tộc,
góp phần giải quyết số lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội mà biểu hiện là
khi du lịch phát triển sẽ tạo ra hiệu quả số nhân về việc làm. Mặt khác du lịch
phát triển sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
8
b) Du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung là một trong những lĩnh
vực xuất khẩu có hiệu quả nhất của nền kinh tế góp phần tăng nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước và đẩy mạnh cán cân thanh toán quốc tế: thông qua việc tiêu
dùng của du khách người ta có thể thực hiện xuất khẩu tại chỗ "xuất khẩu" bằng
con đường du lịch là xuất khẩu đa số các dịch vụ (dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ
sung, trung gian...) đó là những điều ngoại thương không thể làm được. Hơn nữa
thông qua du lịch ta có thể thực hiện xuất khẩu những nguyên liệu và hàng hoá
vật khó xuất khẩu qua con đường ngoại thương như hàng ăn uống, hoa quả hàng
lưu niệm... mà nếu muốn xuất khẩu qua con đường ngoại thương đòi hỏi phải
đầu tư nhiều chi phí cho đóng góp, bảo quản, vận chuyển.
c) Phát triển du lịch văn hoá góp phần mở rộng và củng cố các mối quan
hệ quốc tế, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, củng cố nền hoà bình thế
giới. Thông qua sự giao lưu văn hoá giữa các vùng các quốc gia tạo sự thúc đẩy
nền văn hoá thế giới phát triển.
d) Du lịch văn hoá phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng
thẳng của các trung tâm đô thị hoá cho công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô
nhiễm môi trường trong đô thị.
e) Sự phát triển du lịch văn hoá có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai
thác bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên
xã hội, trong quá trình CNH-HĐH.
h) Du lịch văn hoá là một loại hình có thể phát triển quanh năm, đó là một
lợi thế lớn cho các nhà kinh doanh du lịch bởi vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí về
cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng phục vụ và chất lượng đội ngũ lao
động tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng địa điểm du lịch mà sự phát
triển du lịch nói chung và cụ thể là sự phát triển du lịch văn hoá sẽ tác động tiêu
cực đến đời sống kinh tế từng vùng - đất nước du lịch.
9
CHƯƠNG II
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HOÁ Ở HÀ NỘI
I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HÀ NỘI
1. Tài nguyên du lịch văn hoá
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hiến. Cuộc đấu tranh trường kỳ
của dân tộc trong lịch sử giữ nước là truyền thống điểm tựa vững chắc cho du
lịch văn hoá. Đất nước với những chiến công hiển hách từ chống giặc phương
Bắc (Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh...). Những kỳ tích hào hùng qua
cuộc kháng chiến chống Pháp (80 năm), Mỹ (21 năm) Việt Nam đã trở thành
"lương tâm thời đại".
Do những chiến công mà mỗi mảnh đất, mỗi con sông, ngọn núi đều trở
thành huyền thoại.
Hà Nội ngàn xưa, chiếc nôi hồng lịch sử, trái tim thiêng liêng của đất
nước, mảnh đất "Thăng Long".
Hà Nội là một trong những thành phố đẹp của châu Á. Trên thế giới có
nhiều thành phố đẹp, mỗi thành phố có một vẻ đẹp riêng và mang theo mình
những dấu ấn lịch sử khác nhau. Nhưng không phải thành phố nào cũng đẹp,
cũng sang, cũng đồ sộ nguy nga và thu hút lòng người.
Cái đẹp của thành phố khác với cái đẹp của con người hay của thiên
nhiên. Thành phố đẹp cơ bản là do con người tạo ra. Tuy nhiên cùng có những
chỗ giống nhau ở điểm xuất phát do "trời phú" cho nữa, nói theo nghĩa bóng. Hà
Nội cũng đã có một vị trí thuận lợi cảnh sắc thiên nhiên phong phú.
* Hà Nội - đặc điểm về vị trí địa lý, địa thế
Hà Nội nằm ở trung tâm bắc bộ giữa vùng đồng bằng phù sa châu thổ
sông Hồng, nổi tiếng là trù phú với diện tích 920,5 km
2
. Trong đó nội thành có
diện tích 40 km
2
, ngoại thành có diện tích 880,5 km
2
.
Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà Nội đã sớm có một vai
trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ một
10
nghìn năm nay Hà Nội đã được ông cha ta chọn làm thủ đô. Trong "chiếu dời
đô" của Lý Công Uẩn viết vào năm Canh Tuất (1010) đã nhận xét về thành Đại
La (Hà Nội ngày nay) như sau: "... Thành Đại La nằm ở trung tâm của trời đất
có các hình thể như hổ phục rồng chầu đúng các vị trí bốn phương Đông, Tây,
Nam, Bắc, trước mặt và sau lưng đều có sự thuận tiện của sông núi. Đất ấy rộng
mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm, ẩm
thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh, đông vui. Xem khắp đất Việt, đó là chỗ danh
thắng, thật là đô hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất
đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời...".
Từ đó đến nay Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội
của cả nước. Đây cũng chính là tiềm năng cho Hà Nội trở thành trung tâm du
lịch hàng đầu của nước ta.
* Hà Nội - vị trí đầu mối giao thông quan trọng
Với vị trí trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và với vị trí thuận lợi
trung tâm châu thổ Bắc Bộ, Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu mối các hệ thống
mạng lưới giao thông: đường bộ, đường sắt, đường không từ Hà Nội toả đi các
miền của đất nước, còn nối tiếp nước ta với các nước láng giềng và thế giới.
Do đầu mối giao thông quan trọng như vậy, khách du lịch quốc tế có thể
từ tuyến đường không, qua cửa khẩu Nội Bài và dừng chân ở Hà Nội để lựa
chọn các phương tiện giao thông phù hợp với các chương trình hấp dẫn của
chuyến đi.
Trong vòng bán kính xấp xỉ 60-80 km, khách du lịch có thể đến đền
Hùng, Tam Đảo (Vĩnh Phú), Hồ Đại Nải, Ba Vì, các làng quan họ ở Hà Bắc,
Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Hoa Lư - Cúc Phương - Nhà thờ đá Ninh
Bình...
- Trong vòng bán kính xấp xỉ 100 km khách có thể đến thăm cảng Hải
Phòng, hải đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long nổi tiếng...
Tính đến năm 2000 thủ đô Hà Nội đã có 201 di tích. Mật độ di tích của
Hà Nội thuộc loại cao nhất cả nước (0,24 di tích trên 1 km
2
). Nhiều quận, huyện
11
có từ 25 - 50 di tích lịch sử, văn hoá, các danh thắng đã được xếp hạng. Các di
tích lịch sử, văn hoá, danh thắng tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội:
- Chùa Một Cột: Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc của
nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. Được dựng năm 1049 chùa có tên là Diên Hựu,
nghĩa là phúc ấm dài lâu. Tương truyền vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật
bà dắt lên trà san ngự toạ quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây dựng ngôi
chùa như bông hoa sen nở trên mặt nước để cho cầu phúc.
Sự độc đáo của kiến trúc chùa một cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên
một cột đá cao 20 m. Ở đây, có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn
đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến
trúc gỗ.
Khối kiến trúc được phụ trở bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự
gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh tịch.
- Chùa Kim Liên: Chùa Kim Liên (bông sen Vàng) nằm trên một doi đất
bằng phẳng trong lòng Nghi Tàm, xã Quảng An, huyện Từ Liêm - Hà Nội. Bao
quanh đất chùa là gương nước Hồ Tây trong xanh. Có lẽ, do bắt nguồn từ một
cung điện nên phong cách kiến trúc tam quan chùa Kim Liên đượm dáng vẻ
cung đình. Đây là một loại hình kiến trúc gỗ đặc sắc và quý hiếm trong kiến trúc
chùa chiền ở nước ta. Trong chùa có rất nhiều tượng đẹp, nổi tiếng nhất là pho
Quan Âm Thiên phủ ngang hàng với những pho có giá trị nghệ thuật cao ở nước
ta... Chùa Kim Liên được coi là ngôi chùa đẹp nhất Hà Nội.
- Chùa Trấn Quốc: Có thể coi đây là ngôi chùa vào loại cổ nhất nước ta,
vì tương truyền là có từ thời Lý Nam Đế (544-548). Chùa còn giữ được lối kiến
trúc độc đáo khác với nhiều chùa, phía trước là nhà Bắc Đường, rồi đến nhà
Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong
chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng
gỗ thếp vàng. Chùa cũng có nhiều bia, cổ nhất là tấm bia dựng năm 1639 do
trạng nguyên Nguyễn Xuân Chinh soạn, nội dung ghi lại lịch sử xây dựng chùa.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 để
làm nơi biểu dương cho Nho giáo. Sáu năm sau (1076) xây nhà Quốc Tử giám ở
12
kề sát Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử sau mở rộng thu nhận cả
những học trò giỏi trong cả nước. Ngày nay, ở đây được dùng làm nơi trưng bày
chuyên đề về cổ sử của Thủ Đô.
Du khách tới đây không chỉ tiếp xúc với một di tích văn hoá giáo dục có
đủ 900 tuổi mà còn được giới thiệu thêm về lịch sử hình thành của Thăng Long -
Đông Đô - Hà Nội.
- Di tích thành cổ Hà Nội: Thăng Long là kinh đô từ năm 1010, vua Lý
Thái Tổ đã xây thành trải qua các đời Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng,
Tây Sơn đều sử dụng thành này. Năm 1803, vua Gia Long nhà Nguyễn cho lệnh
phá thành này, xây thành mới. Do đó, vị trí thành Thăng Long từ đời Lý (thế kỷ
11) đến đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19) đến nay chưa thể nói chính xác ở nơi nào.
Còn thành nhà Nguyễn thì tuy nay không còn nhưng các bản đồ cổ vẫn
còn và có thể nhận ra địa giới. "Địa giới phía Bắc là đường Phan Đình Phùng,
phía Đông là đường Phùng Hưng, phía Tây là đường Hùng Vương bây giờ".
Thành cổ đã bị thực dân Pháp phá huỷ từ năm 1894 đến năm 1897. Ngày
nay chỉ còn lại một di tích đáng kể là thềm điện Kính Thiên.
- Cột cờ Hà Nội: Đây là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc
khu vực thành cổ Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá huỷ do thực dân Pháp tiến
hành trong ba năm 1894-1897.
Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu bát giác cao 3m có 8 cửa sổ
tương ứng với 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn đường kính 40 cm cao đến đỉnh
lầu là chỗ để cắm cán cờ cao 8m. Như vậy toàn bộ cột cờ bao gồm 3 tầng, đế
cao gần 20cm và thân cao khoảng 40cm, là một cao điểm đáng kể ở nội thành
thủ đô Hà Nội.
- Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Đây là một danh thắng nổi tiếng của
Hà Nội. Hồ Gươm ở giữa Hà Nội, nơi đã từng gắn với bao sự kiện lịch sử trọng
đại của dân tộc từ ngàn xưa để lại. Hồ Gươm là niềm tự hào không những của
người Hà Nội mà của cả đồng bào ta. Nói đến Việt Nam thì phải nói đến Hà Nội
mà nói đến Hà Nội hẳn không ai không nhắc đến Hồ Gươm. Ngày nay cùng với
sự đi lên của đất nước, Hồ Gươm dù được nhà nước chú ý đến nhiều. Tháp Rùa,
13