Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.62 KB, 30 trang )

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH
ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY XÂY
DỰNG SÔNG ĐÀ TRONG THỜI GIAN QUA
(1996 2000).
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ.
1. Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của
Tổng Công Ty xây dựng Sông Đà.
Tổng Công Ty xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà Nước được
thành lập theo Nghị Định 90 của Thủ Tướng Chính Phủ. Tiền thân của Tổng
Công Ty là Công Ty xây dựng Thuỷ Điện Thác Bà, thành lập ngày 14/5 /1960,
vì lúc đó công ty đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Bà và là công trình
đầu tiên với công suất lắp đặt 108MW. Đến ngày 5/7/ 1976 Công ty đổi tên
thành Công ty xây dựng Sông Đà. Ngày 7/ 3/1994 Tổng công ty được thành
lập theo quyết định 90 TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngày
17/11/1995,theo quyết định 966 /BXD /TCLD của Bộ Trưởng bộ xây
dựngTổng công ty mới chính thức dược mang tên Tổng công ty Xây dựng
Sông Đà.
Đến ngày 17/5/ 1996, Tổng Công Ty xây dựng Sông Đà được thành
lập lại theo Quyết Định 90/CP của Chính Phủ. Theo điều lệ hoạt động Tổng
Công Ty có hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc điều hành. Cơ quan quản lí
và điều hành của Tổng Công Ty chuyển trụ sở chính từ Thị xã Hoà Bình về
Hà Nội, tại nhà G9, sau đó là nhà G10, phường Thanh Xuân Nam, Quận
Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội. Tổng công ty đã thường xuyên ban hành
các qui chế quản lý nội bộ để tăng cường trách nhiệm và phát huy tính chủ
động sáng tạo của các đơn vị thành viên và người lao động. Để đáp ứng
yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh Tổng công ty đã luôn luôn toàn kiện
bộ máy quản lý từ Tổng công ty đến các đơ vị thành viên. Đã thành lập các
phòng Thị trường, Đàu tư, Công nghệ thông tin, Kiểm toán nội bộ, sáp nhập
phòng quản lý cơ giới vào phòng kỹ thuật chất lượng thành phòng quản lý
kỹ thuật…
Để phát triển thị trường miền Trung, Tổng công ty đã tiếp nhận Công ty


xây dựng Quảng Ngãi thuộc Sở xây dựng Quảng Ngãi ( nay là công ty xây
dựng Sông Đà 17 ), Xí nghiệp xây dựng và trang trí nội thất Đã nẵng thuộc
Tổng công ty Xi Măng Việt Nam ( nay là công ty xây dựng Sông Đà 19 ) là
đơn vị thành viên của Tổng công ty. Ngoài ra TCT còn tiếp nhận một số đơn vị
của Liên hiệp Cát- đá -sỏi.
Trong 5 năm qua Tổng công ty cũng đã thành lập một số Công ty mới
nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác SXKD.
- Thành lập Công ty May Sông Đà 20 trên cơ sở may công nghiệp tại
Hoà Bình để làm nhiệm vụ sản xuất hàng may mặc xuất khâủ.
- Thành lập công ty xây dựng Sông Đà 18 làm nhiệm vụ thi công công
trình thuỷ điện Hàm thuận- Đa Mi và các công trình phía Nam.
- Thành lập công ty Sông Đà 16 làm nhiệm vụ cung cấp vật tư, thiết bị
cho công trường Yaly và quản lý nhà máy xi măng Sông Đà- Yaly.
- Thành lập công ty BOT Cần Đơn làm nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư và
quản lý thi công công trình thuỷ điện Cần Đơn.
- Thành lập công ty cung ứng nhân lực Quốc tế và thương mại Sông Đà
để xuất khẩu lao động.
- Thành lập các ban quản lý dự án thuỷ điện Ry ninh 2 và Nà Lơi.
Đến cuối năm 1999 và đầu năm 2000 , do sản xuất kinh doanh không
hiệu quả, Tổng công ty đã quyết định sáp nhập Công ty Xây dựng Sông Đà 14
vào Công ty Xây dựng Sông Đà 2, Công ty may Sông Đà 20 vào Công ty Xây lắp
vật tư vận tải Sông Đà 12, Công ty Sông Đà 16 vào công ty Xây dựng Sông Đà
3, Tổng đội thanh niên xung phong Sông Đà vào Công ty Xây dựng Sông Đà 4.
Trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển Tổng Công ty Xây dựng
Sông Đà đã trực tiếp thi công nhiều công trình trọng điểm trong và ngoài
nước đảm bảo tiến độ nhanh, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Tổng Công ty
Xây dựng Sông Đà đã xây dựng 7 trên số 9 Nhà máy thuỷ điện của đất nước.
Trong đó công trình lớn nhất là Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với công suất
1.920 MW và tổng giá trị là 1.700.000.000 USD. Tổng Công ty đã xây dựng
nhiều công trình công nghiệp quan trọng của đất nước, tiêu biểu là Nhà máy

Giấy Bãi bằng, Nhà máy Dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn và
nhiều Nhà máy xi măng khác. Ngoài ra Tổng Công ty còn xây dựng nhiều công
trình dân dụng chất lượng cao như : Viện Xã hội học Campuchia, trụ sở Ngân
hàng, khách sạn Thủ Đô, nhà khách Quốc Hội và nhiều công trình giao thông
tiêu chuẩn quốc tế như : Quốc lộ 1A, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc.
Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà có lực lượng thi công hùng mạnh với
tổng số chuyên gia kỹ sư, công nhân kỹ thuật gần 20.000 người.
Trong đó số ngườicó trình độ đại học, trên đại học và cán bộ kỹ thuật là
3.500 người chiếm hơn 20%.
Số công nhân kỹ thuật chuyên ngành có bậc thợ cao là 9.000 người chiếm
hơn 60% tổng số công nhân . Tổng số xe máy thi công hiện đại trên 1.000 chiều
do các nước Mỹ, Nhật, Phần Lan, Thuỵ Điển sản xuất trong đó có nhiều loại thuộc
thế hệ mới lần đầu tiên được đem ra thi công tại Việt Nam.
Một số công trình trọng điểm mà Tổng Công ty đã và đang xây dựng
1 Thủy điện Hòa Bình : giá trị công trình 20.000 Tỷ đồng
2 Thuỷ điện Yaly : giá trị công trình 9.200 Tỷ đồng
3 Thuỷ điện Hàm Thuận : giá trị công trình 4.900 Tỷ đồng
4 Thuỷ điện Sông Hinh : giá trị công trình 2.650 Tỷ đồng
5 Thuỷ điện Thác Bà : giá trị công trình 1.980 Tỷ đồng
6 Thuỷ điện Vĩnh Sơn : giá trị công trình 1.000 Tỷ đồng
7 Thuỷ điện Nậm Si Lường : giá trị công trình 190 Tỷ đồng
8 Thuỷ điện Cần Đơn 1.060 Tỷ đồng
9 Thuỷ điện Nà Lơi 120 Tỷ đồng

2. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến
quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở Tổng Công Ty Xây
Dựng Sông Đà.
2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của
Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà.
2 .1.1 Xây dựng.

a. Xây dựng các công trình thuỷ điện
Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà đã và đang tham gia xây dựng nhiều
công trình thuỷ điện quan trọng như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình-một công
trình lớn nhất với công suất1.920MW, nhà máy thuỷ điện YALY, nhà máy thuỷ
điện Nà Lơi, Ryninh 1, Ryninh 2 , thuỷ điện Cần đơn (theo hình thức BOT)…
Tổng Công Ty còn tham gia xây lắp các đường dây trạm điện như
đường dây 500 kv Hoà Bình - Mãn Đức, trạm biến áp 500 kv Hoà Bình, trạm
bù 500kv Pleiku...
Với đội ngũ chuyên gia - Công nhân kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm đã
xây dựng các công trình ngầm và xử lý nền, móng trong những điều kiện địa
chất phức tạp như: Nhà máy ngầm thuỷ điện Hoà Bình ; Đào đá ngầm
880.000 m
3
; Nhà máy ngầm thuỷ điện Yaly; Đào đá ngầm 150.000 m
3
...
b. Xây dựng dân dụng, công nghiệp.
Tổng Công Ty với những kỹ sư, công nhân kỹ thuật xây dựng giàu kinh
nghiệm đã hoàn thành các công trình dân chất lượng cao: Khu nhà ở chuyên
gia xây dựng thuỷ điện Hoà Bình: 20.000m
3
nhà cấp 1; các trụ sở cơ quan:
Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà; Nhà môi trường Hoà Bình... Bên cạnh đó
các công trình công nghiệp cũng được xây dựng bởi Tổng Công Ty: Nhà máy
Giấy Bãi Bằng, công suất

55.000 tấn/năm, nhà mày xi măng Bút Sơn công
suất 1,4 triệu tấn/năm, nhà máy đường Hoà Bình và nhiều công trình khác.
2 .1.2 Sản xuất công nghiệp.
- Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà có nhà máy xi măng Sông Đà - Hoà

Bình, sản xuất 8,8 vạn tấn/ năm xi măng PC.30, nhà máy xi măng Sông Đà-
Yaly, sản xuất 8,2 vạn tấn / năm xi măng PC 30.
- Nhà máy gạch Mộc Bắc, sản xuất 20 triệu tấn / năm gạch chất lượng
cao.
- Tổng Công Ty có 7 trạm nghiền đá hiện đại, sản xuất 500 ngàn m
3
/ năm
đá thương phẩm các cỡ ( đá Bình thanh, đá phủ lý...).
- Có 9 trạm bê tông tự động, cung cấp 1,25 triệu m
3
/ năm rữa bê tông
các mác khác nhau.
- Có xí nghiệp sản xuất bao bì tại Ba La - Hà Đông với công suất 20 triệu
vỏ/ năm.
- Hai xưởng may công nghiệp đạt công suất 2,5 triệu sản phẩm may
mặc xuất hàng năm.
2 . 1.3 Kinh doanh vật tư thiết bị - xuất nhập khẩu.
Tổng Công Ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ giàu kinh nghiệm
đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị và phụ tùng của các loại xe máy xây dựng.
Tổng Công Ty có nhiều uy tín đối với khách hàng, luôn cung cấp kịp thời với
chất lượng, giá cả phù hợp cho mọi khách hàng. Với mạng lưới kinh doanh
vật tư, trang thiết bị xây dựng rộng rãi trên từng địa phương. Bảo đảm thoả
mãn nhu cầu thi công - sản xuất khổng lồ của Tổng Công Ty. Tổng Công Ty
Xây Dựng Sông Đà trực tiếp xuất nhậ khẩu:
+ Hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ
+ Vật liệu xây dựng
+ Xe máy, thiết bị xây dựng
+ Đưa công nhân kỹ thuật đi lao động nước ngoài. Doanh số hàng năm
đạt 19 triệu USD
2.1.4 Vận tải.

Công ty có lực lượng vận tải đường thủy đường bộ lớn và có đội ngũ
cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm
trong công tác tiếp nhận vận chuyển vật tư thiết bị. Đặc biệt là vận chuyển
hàng siêu trường siêu trọng. Công ty đã vận chuyển an toàn vật tư thiết bị
toàn bộ cho nhà máy thủy điện Hòa Bình, thủy điện Vĩnh Sơn, thủy điện
YALY, thiết bị Nhà máy xi măng Sông Đà, Nhà máy xi măng Kiện Khê, Nhà
máy xi măng Bút Sơn, thiết bị Nhà máy đường Sơn La, thiết bị Nhà máy
đường Hòa Bình. Gần đây là thiết bị dây chuyền II - Nhà máy xi măng
Hoàng Thạch, đều được tiếp nhận vận chuyển an toàn tuyệt đối.
2. 1.5 Cơ khí - sửa chữa - lắp máy
Trung tâm cơ khí lắp máy của Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà đã có
truyền thống về sản xuất giỏi trong 35 năm.
+ Sản xuất được các chi tiết chính xác chống mài mòn trong tất cả các
loại máy thi công xây dựng
+ Sửa chữa lớn, phục hồi hàng ngàn máy thi công xây dựng, từ các loại
máy sản xuất ở Đông Âu đến các loại máy hiện đại nhất của Mỹ, Nhật, ý.
+ Đúc các chi tiết hợp kim thép chịu mòn cho xe máy thi công đến các chi
tiết trang trí vĩnh cửu của các toà nhà cao cấp.
+ Lắp đặt, hiệu chỉnh các dây chuyền sản xuất đồng bộ của các nhà máy
cơ khí, nhà máy xi măng....
+ Thiết kế sản xuất lắp ráp các trạm thiết bị đồng bộ trong xây dựng cơ
bản như: nghiền đá, trộn vữa bê tông...
2.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức.
Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước được
thành lập theo quyết định 966 BXD/ TCLĐ ngày 17/11/1995 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng hiện có 26 đơn vị thành viên trực thuộc trong đó 18 đơn vị
hạch toán độc lập, 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 3 đơn vị hành chính sự
nghiệp, 2 công ty liên doanh với tổng số cán bộ công nhân viên người đang
hoạt động sản xuất kinh doanh khắp cả nước .
Mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty.

Mô hình quản lý mà Tổng công ty đang áp dụng là mô hình Trực
tuyến chức năng:
1* Hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
2* Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
3* Các đơn vị thành viên của Tổng công ty .
( Xem sơ đồ 10 )
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG
ĐẠI DIỆN TP HCM
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
ĐẠI DIỆN HOÀ BÌNH
Phòng Kinh Tế-Kế Hoạch
Phòng Tài chính-Kế toán
Phòng Quản lý-Kỹ thuật
Phòng Thị trường
Phòng Công nghệ- Thông tin
Phòng tổ chức
Phòng Đầu tư
Phòng kiểm toán nội bộ TCT
Văn phòng
Nhà máy xi măng
Sông Đà - Hòa Bình
Nhà máy xi măng
Sông Đà - Yaly
S ơ đồ 10 : Mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Trung tâm thí nghiệm XD miền Bắc
Trung tâm thí nghiệm XD miền Trung
Phân viện bệnh viện Yaly
Tt điều dưỡng & phục hồi chức năng ng nh xây dà ựng

Trường ĐTCn cơ giới kỹ thuật việt-xô sông đà
Bệnh viện thủy điện sông đà
Các liên doanh
1. Sông đà-Jurong
2. Sông Đà- UCRIN
CT XD SÔNG ĐÀ 5
CT XD SÔNG ĐÀ 2
CT XD SÔNG ĐÀ 1
CT XD SÔNG ĐÀ 4
CT XD SÔNG ĐÀ 3
CT TK-C.T T.B TỰ ĐỘNG HOÁ
CT XD T.TRÍ NỘI THÂT SĐ19
CT XD SÔNG ĐÀ 17
CT XL THI CÔNG CG SĐ 9
CT XD SÔNG ĐÀ 7
CT XD SÔNG ĐÀ 6
CT XD SÔNG ĐÀ 8
CT KD V.TƯ & XLẮP SĐ 15
CT XL NĂNG LƯỢNG SĐ 11
CT XD CT. NGẦM SĐ 10
CT TƯ VẤN & K.SÁT T.KẾ
CT X.LẮP VTƯ-VTẢI SĐ 12
CT XL THI CÔNG CG SĐ 9
CT TƯ VẤN & K.SÁT T.KẾ
CT CƯ N.LỰC VÀ T.MẠI SĐÀ

Trong cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty thì Hội đồng quản trị và Tổng
Giám đốc có quyền hạn và nghĩa vụ cao nhất.
- Hội đồng quản trị : Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng
Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ

Nhà nước giao, Hội đồng quản trị có quyền ban hành, giám sát, xem xét phê
duyệt phản ánh do Tổng Giám đốc đề nghị. Nhiệm kỳ của các thành viên
trong Hội đồng quản trị là 5 năm .
- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
+ Tổng Giám đốc: do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc là
đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trước pháp luật về điều hành hoạt
động của Tổng Công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao
nhất Tổng Công ty.
+ Có 7 phó Tổng giám đốc là người giúp việc Tổng giám đốc điều
hành một số lĩnh vực của Tổng công ty theo phân công của Tổng giám đốc.
+ Văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của Tổng Công
ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc
điều hành công việc.
- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty:
+ Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
+ Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Các công ty liên doanh.
2.3 Đặc điểm về lao động tiền lương.
( Xem bảng sau)
Lao động và tiền
lương
Đơn vị
Năm
1997 1998 1999 2000
Kế
hoạch
2001

1.Lao động
1.1.Tổng số Công nhân
viên trong danh sách.
1.2.Tổng số Công nhân
viên sử dụng.
Trong đó:
-Công nhân XDCB
-Gián tiếp
-Riêng kỹ sư các loại
2. Tiền lương
2.1.Tổng quỹ
lương+BHXH
2.2,Thu nhập bình
quân người /tháng
3.Năng suất lao động
bình quân
Người
nt
nt
nt
nt
nt
10
6
đ
nt
10
3
đ
10

9
đ
14.640
18.903
16.374
2.529
1.342
199.00
0
1.062
101
14.973
18.076
15.213
2.863
1.432
2.18.669
1.020
989
15.240
16.891
14.112
2.779
1.451
192.78
0
951
976
15.292
18.350

15.432
2.918
1.521
195.80
0
920
932
15.500
18.500
15.672
2.828
1.580
253.96
8
1.144
112
(Theo số liệu báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch các năm từ 1997 - 2001
của Tổng công ty xây dựng Sông Đà).
Với lực lượng lao động hùng mạnh cả về số lượng và chất lượng, Tổng
Công Ty Xây Dựng Sông Đà có ưu thế hơn hẳn với các đối thủ cạnh tranh
tạo niềm tin đối với khách hàng và các chủ đầu tư.
2.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ.
Trước năm 1992 thiết bị thi công đều là của các nước Xã hội chủ nghĩa
(chhủ yếu của Liên Xô cũ), từ năm 1994 đến nay Tổng công ty đã đầu tư
mua chủ yếu là thiết bị của các nước G7; trong đó:
B ng1:ả LAO NG V TI N L NGĐỘ À Ề ƯƠ
Đồng bộ dây chuyền thi công hầm chủ yếu với thiết bị chủ yếu của Phần Lan,
Thuỷ Điển và Mỹ có năng lực thi công đào hầm hàng năm vào khoảng 1,5 triệu
m
3

.
Các thiết bị khoan nổ hở, đào, đắp, xúc chuyển, với các thiết bị Thuỷ
Điển, Mỹ, tây Đức, Hàn Quốc đủ năng lực thực hiện hàng năm đật 10 triệu
m
3
.
Các nhà máy bê tông, nhà máy nghiền đá dăm; xe vận chuyển vữa bê
tông, các máy bơm bê tông v.v… chủ yếu của Tây Đức, Nhật; Năng lực nghiền
đá dăm hàng năm 1,4 triệu m
3
, công tác bê tông bao gồm: trộn, vận chuyển,
bơm bê tông hàng năm 1,2 triệu m
3
.
Trang thiết bị công nghệ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp gồm:
- Hai nhà máy xi măng lò đứng: 164 nghìn tấn/năm- công nghệ của Trung Quốc.
- Nhà máy gạch Tuynen: 20 triệu viên/ năm- công nghệ của Việt Nam.
- Xưởng may công nghiệp (thiết bị Nhật):600 nghìn sản phẩm/ năm.
- Xưởng may vỏ bao xi măng: 20 triệu vỏ/ năm- công nghệ của Trung Quốc.
2.5. Yếu tố vốn.
Nguồn vốn của Tổng Công Ty được huy động từ các nguồn sau:
- Vốn ngân sách.
- Vốn tự bổ sung.
- Vốn vay tín dụng.
- Vốn liên doanh.
Đến thời điểm ngày 1/1/2001 (Theo số liệu báo cáo tình hình tài chính
đến thời điểm 1/1/2001) thì :
+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp là: 191.000.000.000đ
+ Vốn tự bổ sung là: 187.432.213.572đ
+ Vốn liên doanh là: 23.550.615.937đ

Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty như bảng 2 sau:
B ng2ả : C C U NGU N V NƠ Ấ Ồ Ố
STT
NGU N V NỒ Ố
GI TR ( NG)Á Ị ĐỒ
I
1
2
3
V N VAYỐ
Vay ng n h nắ ạ
Vay d i h nà ạ
(Theo số liệu bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2000 của TCT Xây dựng Sông
Đà)
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ TRONG THỜI GIAN
QUA (1996-2000).

Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà Nước cho nên
sự ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp đến Tổng công ty còn rất lớn, do vậy hiện
nay trong Tổng công ty phạm trù “kế hoạch” còn đang được sử dụng một cách
rất phổ biến, mặc dù xét về thực chất và nội dung của chúng lại là phạm trù
“chiến lược”. Hiện nay, ở Tổng công ty có hai loại kế hoạch là kế hoạch dài hạn
và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn thường được xây dựng trong khoảng
thời gian 5 đến 10 năm, kế hoạch ngắn hạn được xây dựng cho 1 năm. Trong
phạm vi của đề tài nghiên cứu này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu kế hoạch dài
hạn của Tổng Công ty, còn kế hoạch ngắn hạn được xem như là sự điều chỉnh
kế hoạch dài hạn trong từng năm. Để tiện cho việc phân tích, kế hoạch dài
hạn sẽ được gọi là "chiến lược".
Qua tìm hiểu, phân tích quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh ở

Tổng công ty xây dựng Sông Đà em thấy quá trình xây dựng chiến lược được
tiến hành theo sơ đồ 11 sau:
Phân tích môi trường kinh doanh
Xác định
mục tiêu
Đề ra các
giải pháp
Sơ đồ 11 : QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG CÔNG TY

×