Vai trò của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Để có một nền kinh
tế phát triển vững mạnh ta phải có một hệ thống các yếu tố cơ bản cần thiết cho
quá trình phát triển.
Hệ thống trung gian tài chính nói chung và Ngân hàng Thương Mại nói
riêng góp một phần quan trọng trong guồng máy của toàn bộ hệ thống. Nó là cầu
nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, làm cho các chủ thể gắn bó, phụ thuộc
lẫn nhau, tăng sự liên kết và năng động của toàn bộ hệ thống.
Cho dù đứng ở góc độ nào mà xét ta đều không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của hoạt động Ngân Hàng Thương mại. Trong bài viết nhỏ này, em xin
mạnh dạn bày tỏ một vài quan điểm của cá nhân mình sau khi đã được trang bị
kiến thức của bộ môn Lí thuyết Tài chính - Tiền tệ kết hợp với tham khảo một
số tài nghiên cứu kinh tế hiện đại để đưa ra một cái nhìn khái quát về toàn bộ hệ
thống ngân hàng với quá trình ra đời, phát triể cũng như chức năng và vai trò
của nó đối với nền kinh tế nhằm thấy được tầm quan trọng của hệ thống ngân
hàng.
Dưới đây chỉ là những suy nghĩ của bản thân, chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiển cận và sai sót. Em rất mong được sự góp ý, phê bình của các
thầy cô giáo để nắm được kiến thức lâu và chắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn
các thầy và các cô.
1
NỘI DUNG
I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Có thể nói hệ thống NHTM có một lịch sử phát triển khá lâu đời. Hoạt
động ngân hàng đầu tiên đã có từ cách đây khoảng 3500 năm, kể từ khi có dấu
hiệu của nền kinh tế hàng hoá. Do hoàn cảnh lịch sử lúc đó là có các cuộc trao
đổi buôn bán từ đông sang tây và ngược lại, có các cuộc chiến tranh xâm lược
và cướp bóc cho nên xuất hiện các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trong đó
tầng lớp giầu có bao gồm các địa chủ, các thương gia và nhà thờ. Khi người ta
có của ăn của để thì bắt đầu nảy sinh nhu cầu cất trữ tài sản. Tiền đúc bắt đầu
xuất hiện từ đây.
Kinh tế hàng hoá càng phát triển thì lưu thông tiền đúc càng mạnh. Do
đặc tính của tiền là làm bằng kim loại nên trong quá trình trao đổi thông thương,
nó bị hao mòn và mất giá. Bên cạnh đó còn xuất hiện hiện tượng làm giả tiền.
Như vậy sự phức tạp trong lưu thông tiền đúc của nền kinh tế lúc này yêu cầu
phải có sự kiểm tra, cân và thử tiền. Do đó nghề kim hoàn ra đời. Có thể nói
nghề kim hoàn là một cái mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của nghề ngân
hàng.
Ban đầu các nhà kim hoàn nhận và bảo quản tiền của khách hàng gồm cả
vàng và tiền mặt họ chỉ nhận một khoản phí dịch vụ cho việc giữ tiền đó. Ban
đầu các nhà kim hoàn giữ toàn bộ 100% số tiền, vàng mà khách hàng gửi. Sau
này trong quá trình hoạt động lâu dài họ nhận thấy việc giữ lại 100% số tiền và
vàng khách hàng gửi là không cần thiết. Vì trong thực tế tất cả những người gửi
không bao giờ đến lấy cùng một lúc, do đó mà họ chỉ cần giữ lại một số tiền để
đảm bảo cho việc thanh toán với những khách hàng đến rút tiền. Số tiền còn lại
họ cho vay và sẽ thu được một khoản lợi tức từ khoản tiền cho vay đó.
Về sau nhà kim hoàn không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc nhận tiền gửi
và cho vay mà họ còn mở rộng các dịch vụ khác như :đầu tư, thanh toán hộ
2
khách hàng... Những dịch vụ này cho phép người làm nghề kim hoàn trở thành
thủ quĩ của xã hội
Nền kinh tế càng phát triển thì càng có thêm các dịch vụ trong buôn bán
trao đổi. Để thực hiện được các hoạt động cho khách hàng của mình thì người
làm nghề kim hoàn cần luôn luôn phải có một số tiền nhất định trong quĩ của
mình hay nói cách khác là số dư tiền. Từ đây nghề ngân hàng ra đời.
Cùng với các dịch vụ đã có từ trước đó thì việc cho vay đối với khách
hàng xuất hiện rõ rệt hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho người thiếu vốn đồng thời
thu về một khoản tiền lãi sau một thời gian nhất định. Người làm nghề ngân
hàng không chỉ dừng lại ở việc đem tiền nhàn rỗi của mình cho khách hàng vay
mà còn đi vay tiền để tăng số lượng cho vay. Hoạt động gửi tiền xuất hiện và để
kích thích việc gửi tiền, tăng vốn cho ngân hàng thì ngân hàng không tính phí
của người gửi tiền nữa.
Ban đầu có rất ít ngân hàng xuất hiện và căn bản chúng rất giống nhau
nhưng do đặc thù tự do trong nền kinh tế lúc đó nên ngày càng xuất hiện nhiều
ngân hàng hơn. Các ngân hàng hoạt động song song với nhau và giống nhau dẫn
đến sự cạnh trong trong kinh doanh. Việc cạnh tranh chủ yếu là tăng và giảm lãi
suất. Hệ thống NHTM chính thức ra đời.
Thế nhưng hệ thống NHTM thực sự được như ngày hôm nay thì nó phải
trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Trước đây khi các ngân
hàng còn phát triển tự do, tự do phát hành tiền để đáp ứng việc mở rộng sản
xuất. Các ngân hàng này phát hành tiền giấy nhưng mang tính chất tư nhân và
người sở hữu tiền giấy có thể đổi ra tiền vàng bất cứ lúc nào họ cần tại ngân
hàng phát hành ra nó. Điều này nảy sinh một hiện tượng hàng loạt các ngân
hàng phát hành tiền nên có hàng loạt tiền giấy ra lưu thông do đó bắt buộc người
trao đổi phải tiến hành lựa chọ tiền. Có một số loại tiền không được chấp nhận
trong lưu thông, nó bị các ngân hàng tư nhân từ chối thanh toán. khi đó nhà
nước bắt đầu can thiệp. Bước can thiệp đầu tiên là tập trung phát hành tiền vào
một số ngân hàng lớn còn các ngân hàng khác không được phép phát hành.
Bước can thiệp sâu hơn là ngân hàng nhà nước tập trung phát hành tiền vào một
3
ngân hàng duy nhất. Hệ thống ngân hàng được tách làm hai là ngân hàng độc
quyền phát hành tiền và ngân hàng thương mại.
Ta có thể đi tới một khái niệm chung về ngân hàng thương mại, đó là một
tổ chức hoạt động theo luật định với nhiệm vụ chính là nhận tiền gửi để cho vay,
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán chiết khấu và là phương tiện thanh toán.
Từ khái niệm trên về hoạt động ngân hàng ta có thể thấy được một số đặc
điểm chính nổi bật của các ngân hàng thương mại đó là:
- Nhận các loại tiền gửi: tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn , tiền
gửi tiết kiệm và phát hành các loại trái phiếu
- Cho vay đối với khách hàng của mình
- Làm các dịch vụ về ngân hàng như thanh toán không dùng tiền mặt, thu
hộ, các dịch vụ đại lí uỷ thác, các dịch vụ bảo lãnh..
Ở Việt Nam hệ thống NHTM được ra đời từ nghị định 53 của Chính phủ,
hệ thống ngân hàng Việt Nam được tách thành Ngân hàng Nhà nước và các
Ngân hàng chuyên doanh. Kể từ tháng 5 năm 1990 các ngân hàng chuyên doanh
Việt Nam có 4 ngân hàng đầu tiên bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
công thương, ngân hàng nhà nước, ngân hàng đầu tư và phát triển. Các ngân
hàng này hoạt động theo các qui định từ tháng 10 năm 1998.
II. SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG TRUNG GIAN
HIỆN NAY
(Phân biệt giữa ngân hàng thương mại và một số các ngân hàng trung gian
khác)
1. Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng này thu hút vốn bằng cách nhận tiền gửi: tiền gửi có thể
phát hành séc (tiền gửi thanh toán), tiền gửi tiết kiệm không kì hạn (là tiền gửi
có thể thanh toán ngay nhưng không cho phép người gửi viết séc) và tiền gửi có
kì hạn (tiền gửi có kì hạn thanh toán định trước). Sau đó họ dùng những vốn này
để thực hiện cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp
và mua trái khoán chính phủ, trái khoán của chính quyền địa phương, ở Mĩ có
4
khoảng 12 000 ngân hàng thương mại, với tư cách là một nhóm, họ là những
trung gian tài chính lớn nhất và có một khối tài sản dưới hình thức các chứng
khoán rất đa dạng.
Mặc dù có một biên giới mỏng manh giữa các ngân hàng thương mại với
các tổ chức tiết kiệm khác, người ta vẫn tách ngân hàng thương mại ra một
nhóm riêng vì những lí do đặc biệt của nó. Một trong những lí do này là tổng tài
sản có của ngân hàng thương mại luôn là một khối lượng lớn nhất trong toàn bộ
hệ thống ngân hàng. Hơn nữa khối lượng séc hay tài khoản tiền gửi không kì
hạn mà nó có thể tạo ra cũng là một bộ phận quan trọng trong tổng cung tiền M1
của nền kinh tế.
Cho đến cuối những năm 60, điểm đặc thù để phân biệt một ngân hàng
thương mại với các ngân hàng trung gian là ở chỗ ngân hàng thương mại là đơn
vị duy nhất được mở tài khoản tiền gửi không kì hạn cho công chúng. Nghĩa là
người ta phân biệt nó dựa trên các thành phần của tài sản nợ. Lúc này tiền gửi
không kì hạn bị cấm trả lãi, tuy nhiên vì nhu cầu giao dịch thông qua séc vẫn
tăng gấp đôi hàng năm cho nên khối lượng séc có thể rút ra từ tài khoản tiếp tục
là một bộ phận mạnh nhất sau tiền mặt pháp định.
Từ những những năm 80 khi tiền gửi không kì hạn đã được phép trả lãi,
các ngân hàng tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác cũng bắt đầu mở tại khoản
tiền gửi không kì hạn, cho phép công chúng sử dụng séc dưới nhiều hình thức
như sổ séc, thẻ tín dụng.. Với dự kiện này sự phân loại ngân hàng thương mại
với các tổ chức khác dựa trên tài sản có
2. Ngân hàng đặc biệt
Ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng trung gian được thành lập để phục
vu cho những mục đích đặc biệt. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời loại hình ngân
hàng này là do sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực trong nền kinh tế
thi trường. Để khắc phục điều đó đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách hỗ
trợ ưu tiên cho những ngành sản xuất kém phát triển để thúc đẩy nó phát triển
nhanh. Trong lĩnh vực ngân hàng có những ngân hàng phục vụ riêng cho một
5
ngành , một lĩnh vực nào đó như ngân hàng phát triển ngư nghiệp ở Hàn Quốc,
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam..
Mặt khác đối với những ngành kinh tế mũi nhọn cần được hỗ trợ để phát
triển trước, tạo tiền đề để thúc đẩy các ngành khác phát triển cũng đòi hỏi có
những quan tâm hỗ trợ về vốn như ngoại thương, đầu tư dài hạn..Điều này dẫn
tới sự hình thành của các ngân hàng chuyên biệt như ngân hàng ngoại thương
Việt Nam, Ngân hàng công nghiệp Hàn quốc.
Ngoài ra để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, giúp nhân dân ổn
định chỗ ở đã dẫn đến việc hình thành các ngân hàng chuyên biệt phục vụ mục
đích này như Ngân hàng phát triển nhà ở Hàn quốc, ở Việt Nam..
Về nguyên tắc các ngân hàng đặc biệt không khác gì các ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên, vì chúng ra đời phục vụ những mục đích đã xác định
trước theo tên gọi của chúng do vậy chúng không thể đầu tư cho thương mại
hoặc sản xuất một cách tự do như ngân hàng thương mại. Sự khác nhau là ở chỗ,
ngân hàng thương mại có đối tượng đầu tư khá rộng còn các ngân hàng đặc biệt
có đối tượng đầu tư hạn hẹp hơn nhiều.
Riêng với ngân hàng đầu tư, nó có quá trình được tách ra từ ngân hàng
thương mại.
Ngân hàng thương mại còn được gọi là ngân hàng tiền gửi là hình thức
ngân hàng ra đời sớm nhất, gắn liền với sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng.
Hoạt động của ngân hàng là nhận tiền gửi của công chúng và thực hiện nghiệp
vụ cho vay.
Khi mới hình thành, ngân hàng tiền gửi của công chúng chưa có sự phân
biệt giữa tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi dài hạn đồng thời hoạt động cho vay cũng
có sự phân biệt giữa cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Lúc này ngân hàng
hoạt động theo mô hình “ngân hàng tổng hợp” có nghĩa là ngân hàng làm đủ
mọi việc từ việc nhận tiền gửi cho vay đến đầu tư như hùn vốn thành lập công
ty, mua bán chứng khoán, bảo hiểm...
Sau khủng hoảng kinh tế 29-33, việc phân chia ngân hàng tiền gửi thành
ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư bắt đầu lan rộng như ở Mĩ, Canada
6
và nhiều nước Âu, Anh, Pháp đã áp dụng từ những năm 1960. ở giai đoạn này
ngân hàng hàng thương mại được hiểu là ngân hàng nhận tiền gửi của công
chúng và thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn. Còn ngân hàng đầu tư thực
hiện các nghiệp vụ trung hạn, dài hạn và không nhận tiền gửi ngắn hạn; nó cho
vay bằng nguồn vốn riêng của mình là chủ yếu, nếu thiếu ngân hàng sẽ phát
hành trái khoán để gọi vốn. Ngoài nghiệp vụ trung và dài hạn ngân hàng đầu tư
còn tham dự tài chính vào các công ty công nghệ hay thương mại dưới hình thức
hùn vốn hay mua cổ phần trong các công ty đó. Đôi lúc, ngân hàng đầu tư đứng
ra thiết lập các công ty đó, sau nhượng lại một phần hay toàn bộ số vốn của công
ty cho người khác. Cũng có lúc, ngân hàng đảm nhiệm việc phát hành cổ phiếu
hay trái phiếu cho các công ty. Ngoài ra, ngân hàng đầu tư còn cử người vào ban
quản trị các xí nghiệp hay công ty mà nó tại trợ để kiểm soát hoạt động của các
đơn vị này.
Ở Việt nam có nhiều ngân hàng với những tên gọi khác nhau, có thể coi là
ngân hàng thương mại cũng có thể coi là ngân hàng đặc biệt như Ngân hàng
ngoại thương Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
nam, Ngân hàng phát triển nhà, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam, Ngân
hàng phục vụ người nghèo.
3. Ngân hàng tiết kiệm
Ngân hàng tiết kiệm được hình thành với mục đích huy động những
khoản tiền để dành của công chúng nhẵm làm tăng thêm khoản sinh lời cho
người lao động, mặt khác gia tăng nguồn tài chính cần thiết phục vụ cho hoạt
động sản xuất và trao đổi.
Tính chất: Ngân hàng tiết kiệm khác với các loại ngân hàng trung gian
khác. Những đặc điểm đó là:
- Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm là người đã gửi tiền tiết kiệm.
- Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang nhiều tính tương
trơ, khác với ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh là chính.
- Vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng tiết kiệm là tiền gửi của dân
chúng hoặc là góp vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người
7
nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lời. Loại ngân hàng này không phát
hành phiếu nợ để vốn của công chúng và hầu như không vay của tổ chức nước
ngoài hay ngân hàng trung ương trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt.
- Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng cho vay rất thận
trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là an toàn. Điều này đã giúp
cho các ngân hàng tiết kiệm đứng vững trong các cuộc khủng hoảng tài chính
1857, 1866, 1873 ở Anh và 1873, 1929, 1933 ở Hoa kì. Cho đến nay các nguồn
cho vay chính của ngân hàng tiết kiệm cũng vẫn giống như thập niên trước, chủ
yếu bằng việc cầm cố nhà cửa, tài sản hoặc chứng khoán. Tiếp đó là đầu tư vào
chứng khoán hoặc cho các ngân hàng thương mại vay. Nhìn chung những người
được vay tiền tại các ngân hàng cũng chính là những người đã gửi tiền tiết kiệm
vào ngân hàng. Do vạy, lãi suất cho vay là rất thấp vì nó mang tính chất tương
trợ nhiều hơn là kinh doanh.
Ngoài tổ chức với tên gọi chính thức là ngân hàng tiết kiệm, còn có một
số tổ chức có hoạt động gần tương tự như ngân hàng tiết kiệm với những tên gọi
khác nhau, ví dụ ở Đức có quĩ tiết kiệm thuộc quyền sở hữu của nhà nước và
đặc dưới sự quản lí của chính quyền địa phương. Hoạt động của nó gần giống
một ngân hàng có qui mô nhỏ.
Ở Việt nam không có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu như tất cả các
ngân hàng thương mại, ngân hàng đặc biệt đều có bộ phận quĩ tiết kiệm để huy
động vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhằm hình thành nguồn vốn chung của ngân
hàng thương mại để có thể cho vay theo nhu cầu hoạt động của các ngân hàng
thương mại.
4. Các liên hiệp tín dụng
ở Việt nam, theo “Luật các tổ chức tín dụng” được Quốc hội nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá 10, kì họp thứ hai thông qua ngày
12/12/1997, có hiệu lực thi hành 1/10/1998 xác định tổ chức tín dụng là pháp
nhân hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận
tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
8