Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cơ khí Ô tô 3 - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.17 KB, 76 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý là sản phẩm của hiệp tác lao động và phân công lao động, nó đồng
thời mang tính giai cấp và là yếu tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, khi sức lao động trở thành hàng hoá, tư liệu sản xuất
ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ quản lý về lao động, công nghệ thiết bị cũng
ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Vấn đề quan trọng để sản xuất và kinh doanh
đạt hiệu quả cao nhất là quản lý và sử dụng tốt nguồn lao động xã hội nói chung và
khả năng hiện có ở nhà máy, xí nghiệp. Để thực hiện tốt vấn đề này cần phải tiến
hành sắp xếp lại tổ chức sản xuất, phân bổ lại lao động, caỉ tiến công tác quản lý
kinh tế, xoá bỏ lề lối quản lý hành chính bao cấp, quan liêu, thực hiện phương
hướng sản xuất kinh doanh theo nền kinh tế thị trường. Từ những nhiệm vụ trên,
đòi hỏi cơ cấu bộ máy quản lý phải không ngừng được hoàn thiện, tinh thông để
đáp ứng yêu cầu sản xuất và công tác quản lý.
Công ty Cơ khí Ô tô 3 -2 là một doanh nghiệp Nhà nước, qua quá trình phát
triển, đội ngũ lao động quản lý của nhà máy đã được tiếp thu những kinh nghiệm
khoa học về tổ chức nói chung, nhưng hiện nay, do nền kinh tế của đất nước đang
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, công ty cũng như nhiều đơn vị khác vẫn
còn bộc lộ những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý, bộ máy quản lý chưa thật
gọn nhẹ, tinh thông.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn
bộ máy quản lý của Công ty em nhận thấy: Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý phù hợp
với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với mục đích mong muốn bộ máy
Tổ chức của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Do đó em đã chọn đề tài: "Một số
ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cơ khí Ô tô 3 - 2"
Đề tài được chia làm ba phần:
Phần I: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cơ khí Ô tô
3 - 2
Phần III: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy sản xuất Công ty Cơ khí
Ô tô 3 - 2
PHẦN I


TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
I- BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH DOANH NGHIỆP
1- Quản lý và các chức năng quản lý
a) Khái niệm:
Vấn đề đặt ra trước hết đối với mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ là phải
quản lý doanh nghiệp như thế nào để nó có hiệu quả nhất. Quản lý có tốt thì doanh
nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.
Vậy quản lý doanh nghiệp là gì ?
Quản lý doanh nghiệp là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến
tập thể người lao động nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ để đạt được mục
tiêu đã đề ra của doanh nghiệp với hiệu quả cao nhất.
Quản lý là quá trình vận dụng những quy luật kinh tế, quy luật tự nhiên, quy
luật xã hội trong việc lựa chọn và xác định các biện pháp về kinh tế, tổ chức kỹ thuật
để tác động lên tập thể người lao động. Từ đó họ tác động đến các yếu tố, vật chất
của sản xuất kinh doanh.
• Nội dung
Con người luôn giữ vị trí trung tâm và có ý nghĩa quyết định trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên quản lý doanh nghiệp chính là quản lý con
người trong hoạt động kinh tế, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng
và cơ hội của doanh nghiệp.
Quản lý con người bao gồm nhiều chức năng phức tạp. Bởi vì con người
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: yếu tố sinh lý, yếu tố tâm lý, yếu tố xã hội,...
những yếu tố này luôn tác động qua lại lẫn nhau hình thành nên nhân cách của từng
con người. Vì vậy, muốn quản lý con người vừa phải là nhà tổ chức, vừa là nhà tâm
lý, vừa là nhà xã hội.
Nhờ có quản lý doanh nghiệp, các yếu tố: người lao động, tư liệu lao động
đối tượng lao động được gắn kết với nhau, tạo ra một hiệu quả lao động khác hơn
hẳn so với lao động từng cá nhân riêng rẽ giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh

doanh có hiệu quả, nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình. Trong hệ thống sản
xuất, quy mô doanh nghiệp càng lớn, trình độ kỹ thuật và sản xuất càng phức tạp thì
vai trò quản lý càng cần nâng cao và thức sự trở thành nhân tố hết sức quan trọng để
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Các chức năng của quản lý: Những chức năng quản lý là hoạt động riêng
biệt của cơ quan quản lý, thể hiện những phương thức tác động của chủ thể quản lý
tới đối tượng quản lý.
Muốn tổ chức bộ máy thật gọn nhẹ không thể không phân tích sự phù hợp
giữa cơ cấu bộ máy quản lý với các chức năng quản lý. Sự phân loại các chức năng
quản lý còn tạo cơ sở cho việc xác định khối lượng công việc, số lượng nhân viên
quản lý cần thiết, từ đó xây dựng các phòng chức năng phù hợp.
Nếu căn và nội dung quản lý được chia thành 5 chức năng sau:
- Chức năng kế hoạch hoá: Đây là chức năng đầu tiên
nhằm đề ra mục tiêu chung cho hoạt động toàn doanh nghiệp. Theo kế hoạch đó
từng thành viên trong doanh nghiệp sẽ biết được nhiệm vụ của mình. Đây là một
khâu quan trọng của hoạt động quản lý, nó quyết định đến sự thắng lợi trong quản
lý. Do đó các cán bộ lãnh đạo phải xây dựng được các kế hoạch sao cho không có
mâu thuẫn với nhau cũng như phải có sự điều chỉnh các kế hoạch sao cho phù hợp.
Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong bất cứ
tình huống nào.
- Chức năng tổ chức: Việc thiết lập một bộ máy quản lý
của doanh nghiệp phụ thuộc vào yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp, mục tiêu đã
đặt ra của doanh nghiệp, nguồn lực của doanh nghiệp, các yếu tố khách quan tác
động đến doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xác lập một cơ cấu sản
xuất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó mỗi bộ phận, từng cá
nhân đều có quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định, có mối quan hệ mật thiết
với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu chung mà doanh
nghiệp đề ra.
- Chức năng điều hành: Khi tổ chức xong phải điều hành
công việc để tiến hành đều đặn theo đúng kế hoạch. Để điều hành có hiệu quả thì

cần phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ trong quản lý, có như vậy các bộ phận
trong bộ máy quản lý, cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mới
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Thực hiện chức năng
này các nhà quản lý sẽ sửa chữa những sai phạm trong quá trình sản xuất kinh
doanh, thay đổi công việc cho phù hợp, phát huy các điểm mạnh của doanh nghiệp.
- Chức năng hạch toán kinh tế: Bao gồm hạch toán kế
toán và thống kê, đặc biệt là việc tổ chức ghi chép ban đầu, công tác thông tin kinh
tế nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các cơ quan cấp trên.
2- Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh doanh nghiệp
a- Khái niệm: Bộ máy quản lý là một cơ quan chức năng trong doanh nghiệp (bao
gồm hệ thống các phòng ban chức năng) có nhiệm vụ cơ bản giúp giám đốc quản
lý, chỉ huy và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
b- Những yêu cầu của bộ máy quản lý doanh nghiệp
Trong phạm vi từng doanh nghiệp việc tổ chức bộ máy quản lý phải đáp ứng
được yêu cầu chủ yếu sau đây:
Một là, phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, toàn diện những chức năng quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu chung đã đề ra: hoàn thành toàn diện kế hoạch với chi phí
ít nhất và hiệu quả kinh tế nhiều nhất.
Hai là, phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng chế độ
trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao
động trong doanh nghiệp
Ba là, phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với đặc điểm kinh tế và
kỹ thuật của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp quy mô lớn, công tác của các phòng chức năng được
chuyên môn hoá sâu hơn do đó cần thiết và có thể tổ chức nhiều phòng chức năng
hơn doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật như loại
hình sản xuất, tính chất sản phẩm, tính chất công nghệ, vị trí doanh nghiệp trong
phân công lao động xã hội đều được xem là những căn cứ để xây dựng bộ maý quản

lý doanh nghiệp
Bốn là, phải đảm bảo yêu cầu tinh giảm vừa vững mạnh trong bộ máy quản
lý.
Một bộ máy quản lý được coi là tinh giảm khi có số khâu, số cấp ít nhất, tỷ
lệ giữa số cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ so với tổng số cán bộ công nhân
viên nhỏ nhất mà chi phí cho bộ máy quản lý trong giá thành sản phẩm ít nhất.
Nó được coi là vững mạnh khi những quyết định quản lý được chuẩn bị một
cách chu đáo, có cơ sở khoa học, sát hợp với thực tiễn sản xuất, khi những quyết
định ấy được mọi bộ phận, mọi người chấp nhận với tinh thần kỷ luật nghiêm khắc
và ý thức tự giác đầy đủ.
Việc tiến hành chế độ một thủ trưởng là tất yếu bởi vì xuất phát từ tính biện
chứng giữa tập chung và dân chủ trên cơ sở phát huy dân chủ đối với mọi người.
Cần tập trung thống nhất quản lý vào một đầu mối, vào một người.
Xuất phát từ yêu cầu và tính chất của nền sản xuất công nghiệp chính xác từ
những quyết định, phân công lao động chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc, tất yếu
dẫn tới hợp tác hoá sản xuất cũng dẫn đến đình trệ sản xuất, giảm hiệu quả. Vì vậy
bất kỳ một sự hợp tác nào cũng phải có sự chỉ huy thống nhất, trong cơ cấu tổ chức
bộ máy có các chức danh thủ trưởng, vị trí mối quan hệ trong các chức danh này.
TT Chức danh
thủ trưởng
Vị trí từng chức
danh
Phạm vi phát
huy tác dụng
Người giáp
việc thủ
trưởng
Người dưới
quyền
1 Giám đốc TT cao nhất

trong toàn doanh
nghiệp
Toàn bộ doanh
nghiệp
Các phó giám
đốc
Mọi người
trong doanh
nghiệp
2 Quản đốc TT cao nhất
trong phân
xưởng
Toàn bộ phân
xưởng
Các phó quản
đốc
Mọi người
trong phân
xưởng
3 Đốc công TT cao nhất
trong ca làm
việc
Toàn ca làm
việc
Không Mọi người
trong ca làm
việc
4 Tổ trưởng công
tác
TT cao nhất

trong tổ
Toàn tổ Tổ phó Mọi người
trong tổ
5 Thủ trưởng các
phòng
(ban)chức năng
TT cao nhất
trong phòng ban
Toàn phòng
( ban)
Toàn phòng
ban
Mọi người
trong phòng
Thủ trưởng cấp dưới phải phục tùng nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thủ trưởng
cấp trên, trước hết là thủ trưởng cấp trên trực tiếp, thủ trưởng từng bộ phận có quyền
quyết định những vấn đề thuộc phạm vi đơn vị của mình quản lý, chịu trách nhiệm
trước giám đốc về các mặt hoạt động của đơn vị mình phụ trách. Thủ trưởng mỗi
cấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy hoạt động ở từng cấp đã được
quyết định về chức năng, quyền hạn nhiệm vụ, mối quan hệ công tác, tất cả các cấp
phó đều là những người giúp việc cho cấp trưởng ở từng cấp tương đương và phải
chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình, mọi người trong từng
bộ phận là những người thừa hành cảu thủ trưởng cấp trên trước hết là thủ trưởng
của cấp tương đương và phải phục tùng nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thủ trưởng.
Giám đốc là thủ trưởng cấp trên và là thủ trưởng cao nhất trong doanh nghiệp, chịu
hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt hoạt động trong sản xuất kinh doanh, chính trị, xã
hội trong doanh nghiệp trước tập thể người lao động và trước chủ sở hữu doanh
nghiệp, mọi người trong doanh nghiệp phải phục tùng nghiêm chỉnh mệnh lệnh của
giám đốc.
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu nói trên sẽ tạo nên hiệu lực và quyền uy của

bộ máy quản lý doanh nghiệp công nghiệp mang đầy đủ tính chất của sản xuất lớn và
hoạt động theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Nếu như bộ máy quản lý mà thích nghi với môi trường thì nó sẽ tạo và thúc
đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngược lại bộ máy quản lý mà sơ cứng thì nó sẽ
không tồn tại được, không ứng phó được với thị trường. Bộ máy quản lý không mất
tiền nhưng nếu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý thì nó sẽ đem đến cho doanh nghiệp
nhiều lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý cũng như sản phẩm
nhất định, nó cũng có vòng đời của nó, sự ổn định của bộ máy quản lý là tương đối.
II- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh doanh nghiệp
Bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó quyết định hiệu quả của sản xuất kinh doanh chung của
toàn doanh nghiệp. Với một bộ máy quản lý gọn nhẹ, có trình độ có phương pháp
quản lý phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng, có sự tổ chức sản xuất kinh
doanh hợp lý, cũng như có sự chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh nhanh chóng và chính
xác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà doanh nghiệp phát
huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình thích ứng nhanh
chóng với nền kinh tế thị trường đầy biến động và ngày càng phát triển hơn.
1- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
a. Khái niệm:
Tổ chức là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động
trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề ra của hệ thống dựa trên cơ sở các
nguyên tắc và quy tắc của quản trị quy định.
Cơ cấu là một phạm trù phản ánh sự cấu tạo và hình thức bên trong của hệ
thống. Cơ cấu tạo điều kiện duy trì trạng thái ổn định của hệ thống. Cơ cấu là chỉ
tiêu về tính tổ chức của hệ thống.
Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp đặt theo trật
tự nào đó của các bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng
Trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận
khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những
trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực

hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định chung của
doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức quản lý chính là sự phân công lao động trong lĩnh vực quản trị, nó
có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lý. Một mặt cơ cấu tổ chức
quản lý phản ánh cơ cấu sản xuất, mặt khác nó tác động trở lại quá trình sản xuất.
* Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức :
Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo những
nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính tối ưu của cơ cấu: Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý, số bộ phận quản lý phản ánh sự phân chia chức năng quản lý theo chiều ngang
còn số cấp quản lý thể hiện sự phân chia chức năng theo chiều dọc. Mỗi doanh
nghiệp cần xác định số lượng cấp quản lý, bộ phận quản lý và mối quan hệ hợp lý
giữa chúng đảm bảo cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp có tính năng động cao,
luôn đi sát và phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một
cách có hiệu quả nhất.
- Đảm bảo tính linh hoạt của cơ cấu: Cơ cấu tổ chức có khả năng ứng
linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong sản xuất, đảm bảo từ lúc ra quyết
định đến lúc thực hiện quyết định là ngắn nhất hoặc không phải thay đổi quyết
định.
- Đảm bảo độ tin cậy trong hoạt động tức là đảm bảo tính chính xác của
tất cả lượng thông tin, nhờ đó dể duy trì sự phối hợp các hoạt động và nhiệm vụ của
tất cả các bộ phận của cơ cấu.
- Đảm bảo tính kinh tế của quản lý tức là chi phí quản lý ít nhất nhưng
đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn đánh giá yêu cầu này là mối tương quan giữa chi
phí dự tính bỏ ra và kết quả sẽ thu về được.
b. Các loại cơ cấu tổ chức quản lý :
Trong thực tế có ba kiểu cơ cấu bộ máy quản lý. Tuỳ theo nhiệm vụ, mục
tiêu riêng của mình mà mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng một cơ cấu bộ máy quản
lý cho phù hợp.
+ Kiểu cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến:

Cơ cấu này có đặc điểm là mọi công việc và quyền hành đều được giao cho
từng đơn vị và quan hệ quyền hành được phân định rõ ràng với một cấp trên trực
tiếp.
- Ưu điểm:
+ Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn.
+ Duy trì được tình tính kỷ luật và dễ kiểm tra.
+ Liên hệ đơn giản, ra quyết định nhanh chóng.
+ Mệnh lệnh thống nhất tiện cho giám đốc, tạo điều kiện duy trì chế độ
một thủ trưởng.
- Nhược điểm
+ Không chuyên môn hoá, không có sự phân công hợp lý, dễ gây tình
trạng quá tải đối với cấp quản lý.
+ Tất cả đều do cá nhân quyết định nên dễ đi đến chuyên quyền độc
đoán.
+ Phụ thuộc quá nhiều vào các nhà quản lý do đó dễ gặp khủng hoảng
khi không có nhà quản lý.
Mô hình cơ cấu quản lý trực tuyến
+Kiểu cơ cấu quản lý theo chức năng:
Mô hình này phù hợp với xí nghiệp nhỏ hoặc các đơn vị sự nghiệp. Nhưng đối
với các doanh nghiệp có quy mô lớn, quản lý phức tạp thì không nên áp dụng.
-Ưu điểm
+ Thu hút được các chuyên gia tham gia vào công tác quản lý
Lãnh đạo tổ chức
Lãnh đạo tuyến 1.1
Lãnh đạo tuyến 1. 2
Người
thực
hiện 5
Người
thực

hiện 6
Người
thực
hiện 7
Người
thực
hiện 8
Người
thực
hiện 1
Người
thực
hiện 2
Người
thực
hiện 3
Người
thực
hiện 4
Lãnh
đạo
tuyến
2
Lãnh
đạo
tuyến
2
Lãnh
đạo
tuyến

2
Lãnh
đạo
tuyến
2
+ Tạo điều kiện sử dụng kiến thức chuyên môn.
+ Giảm bớt gánh nặng trách nhiệm quản lý cho người lãnh đạo.
-Nhược điểm
+ Khó duy trì tính kỷ luật, kiểm tra và phối hợp.
+ Khó xác định trách nhiệm
+ Gây phức tạp trong mối quan hệ
Mô hình quản lý theo chức năng
+ Kiểu cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng:
Hiện nay cơ cấu được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Nó đã khắc phục được
những nhược điểm của hai kiểu cơ cấu trên. Đặc điểm cơ bản của kiểu cơ cấu này
có sự tồn tại các đơn vị chức năng, các đơn vị làm nhiệm vụ chuyên môncho cấp
quản lý, nhưng không có quyềnchỉ đạo các đơn vị trực tuyến.
-Ưu điểm:
+ Phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, đồng thời
vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Thực
hiện
chức
năng
B
21
Thực
hiện
chức
năng

A
11

Thực
hiện
chức
năng
A
12
Thực
hiện
chức
năng
A
21
Thực
hiện
chức
năng
A
22
Thực
hiện
chức
năng
B
11
Thực
hiện
chức

năng
B
12
Thực
hiện
chức
năng
B
22
Lãnh đạo
chức năng B
Lãnh đạo tổ chức
Lãnh đạo
chức năng A
1
Lãnh đạo
chức năng A
Lãnh đạo
chức năng A
2
Lãnh đạo
chức năng B
1
Lãnh đạo
chức năng B
2
+ Tạo điều kiện cho các chuyên gia đóng góp vào hoạt động quản lý của
doanh nghiệp
+ Giải phóng cho các cấp quản lý điều hành khỏi công tác phân tích chi tiết
từng khía cạnh.

+ Tạo điều kiện đào tạo cho chuyên gia
-Nhược điểm:
+ Nếu không phân định rõ ràng quyền hạn thì rễ gây hỗn độn như mô hình
chức năng.
+ Hạn chế mức chế độ sử dụng kiến thức của chuyên viên.
+ Dễ tạo ra xu hướng tập trung hoá đối vơí các nhà quản trị cấp cao.
+ Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa lãnh đạo các tuyến với nhau, do không thống
nhất quyền hạn và quan điểm.
Mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng
Lãnh đạo
tuyến A
22
Lãnh đạo tổ
chức
Phòng
chức
năng
1
Phòng
chức
năng
2
Phòng
chức
năng
3
Phòng
chức
năng
4

Lãnh đạo
tuyến B
1
Lãnh đạo
tuyến A
1
Lãnh đạo
tuyến A
21
Lãnh đạo
tuyến B
21
Lãnh đạo
tuyến B
22
Ngườ
i thực
hiện 1
Ngườ
i thực
hiện 2
Ngườ
i thực
hiện 3
Ngườ
i thực
hiện 4
Ngườ
i thực
hiện 5

Ngườ
i thực
hiện 6
Ngườ
i thực
hiện 7
Ngườ
i thực
hiện 8
2- Phân công và hiệp tác quản lý
a- Phân công lao động theo chức năng: Theo hình thức này thì
toàn bộ hệ thống quản lý được chia thành nhiều chức năng. Việc phân công lao
động theo chức năng còn phải căn cứ vào những yêu cầu và những bảng quy định
của ngành sản xuất, của công ty và nhà nước, trong đó nội dung của các bảng quy
định gồm:
+ Phần chung: Quyền chỉ đạo, trình tự bổ nhiệm, những yêu cầu về trình độ chuyên
môn của các cấp bậc trong từng chức năng.
+Nhiệm vụ và quyền hạn
+Trách nhiệm và những hình thức kỷ luật khi không hoàn thành nhiệm vụ.
Để thực hiện tốt việc phân công lao động chức năng thì điều kiện đầu tiên là phải
phân tích công việc, xác định được khối lượng công việc cho từng chức năng. Trong
thực tế lao động quản lý, vừa phải đảm bảo những công việc theo đúng chức năng
và những công việc không đúng chức năng. Muốn đánh giá được sự hợp lý của
người ta thường lấy tỷ trọng những công việc ngoài chức năng so với tổng số công
việc thực hiện, nếu tỷ trọng này càng thấp thì phân công càng hợp lý.
Phân tích được công việc và xác định khối lượng công việc của từng chức năng, đó
là cơ sở để tuyển chọn và bố trí hợp lý.
b-Phân công lao động theo chuyên môn kỹ thuật: là hình thức phân công lao động
được tiến hành để phân chia những hoạt động lao động trong mỗi nhóm chức năng
thành những nhóm nghề hoặc những nhóm lao động theo chuyên môn.

c-Phân công lao động theo trình độ chuyên môn: Toàn bộ quá trình hoạt động của
lao động quản lý, mức độ phức tạp của mỗi loại công việc hoàn toàn khác nhau.
Mỗi loại công việc có nội dung đòi hỏi sự sáng tạo công việc khác nhau. Vì vậy vai
trò của chúng hoàn toàn khác nhau trong quá trình cấu thành hệ thống quản lý.
Theo hình thức này toàn bộ công việc quản lý được phân thành từng việc có mức
độ phức tạp khác nhau và giao cho từng người có trình độ lành nghề tương ứng
đảm nhận. Dựa vào sự phân chia mức độ phức tạp của công việc người ta phân chia
mức độ phức tạp của công việc người ta phân chia các loại lao động quản lý ra
thành ba loại:
+ Cán bộ lãnh đạo
+ Các loại chuyên gia
+ Các nhân viên phục vụ
Trong mỗi loại đó, người ta chia ra từng bậc và theo trình độ chuyên môn hoá của
từng loại.
3. Đánh giá kết quả cuả sử dụng lao động quản lý
Hoạt động của lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc và mang nhiều
đặc tính sáng tạo. Đây cũng chính là một đặc trưng cơ bản của lao động quản lý.
Lao động trí óc là “ sự tiêu hao sức lao động dưới tác động chủ yếu về các khả năng
trí tuệ và thần kinh tâm lý đối với con người trong quá trình lao động “. Bởi vậy
hoạt động lao động quản lý mang tính sáng tạo nhiều hơn so với lao động chân tay.
Hoạt động của lao động quản lý là lao động mang tính tâm lý xã hội cao, tức
là đặt ra yêu cầu cao với khả năng nhận biết, khả năng thu nhận thông tin và các
phẩm chất tâm lý cần thiết khác( tưởng tượng, trí nhớ, khả năng tư duy, logic, khả
năng khái quát, tổng hợp…). Đồng thời trong quá trình giải quyết nhiệm vụ lao
động- tức là công việc quản lý, các cán bộ, nhân viên quản lý phải thực hiện nhiều
mối quan hệ giao tiếp qua lại với nhau, do đó yếu tố tâm lý, xã hội đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động lao động, ảnh hưởng tới nhiệt tình làm việc, chất lượng
công việc và tiến độ thực hiện công việc của họ.
Mặt khác, đối tượng quản lý ở đây là những người lao động và các tập thể
lao động nên đòi hỏi hoạt động quản lý mang tính tâm lý – xã hội giữa những người

lao động với nhau.
Đối tượng lao động, kết quả lao động, phương tiện lao động của lao động
quản lý lầ thông tin kinh tế.
Nhìn chung, hoạt động quản lý có nội dung đa dạng, khó xác định và kết quả
lao động không biểu hiện dưới dạng vật chất trực tiếp, không đo đếm được bằng
các số tự nhiên. Một sai sót nhỏ trong quản lý có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn trong
quản lý.
Bố trí cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là bố trí lao động vào các
công việc khác nhau theo các nơi làm việc tương ứng với hệ thống phân công và
hiệp tác lao động trong doanh nghiệp.
Mục đích cuả việc bố trí là nhằm đảm bảo sử dụng đầy đủ và tối thiểu thời
gian của thiết bị, thời gian làm việc cuẩ cán bộ, công nhân đảm bảo chất lượng
công việc cũng như đảm bảo sự thay thế lẫn nhau của công nhân.
Yêu cầu đặt ra đối với công tác này là phải trao cho những người tuyển chọn
theo nghề nghiệp nhiệm vụ lao động phù hợp với chuyên môn và trình độ thành
thạo của họ cũng như phải cụ thể hoá tới mức tôí đa các chức năng giữa những
người thực hiện, sao cho mỗi cán bộ, công nhân hình dung được đầy đủ trách
nhiệm của mình, biết rõ rằng họ cần phải làm gì trong sản xuất và họ cần phải làm
gì trong sản xuất và họ cần phải hoàn thành những nhiệm vụ như thế nào ?
Cơ sở của việc bố trí cán bộ, công nhân là đặc điểm kỹ thuật, nghề nghiệp,
mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của cán bộ, công nhân.
Mức độ phức tạp của công việc được đánh giá theo 3 chỉ tiêu:
+ Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau.
+ Mức độ chính xác về kỹ thuật khác nhau.
+ Mức độ quan trọng khác nhau.
Ứng với những mức độ phức tạp khác nhau của công việc đòi hỏi những
công nhân có trình độ lành nghề khác nhau. Trình độ lành nghề của công nhân thể
hiện ở :
+ Sự hiểu biết của công nhân về quá trình công nghệ, về thiết bị.
+ Kỹ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất.

Trong các xí nghiệp công nghiệp, người ta dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật để phân biệt công nhân có trình độ lành nghề khác nhau. Những công việc
đơn giản giao cho công nhân có trình độ lành nghề cao hơn. Bố trí lao động coi là
hợp lý khi cấp bậc công việc phù hợp với cấp bậc công nhân, người cán bộ, công
nhân làm hợp với trình độ, kiến thức kỹ năng thực tế của mình, lao động lành nghề
không phải thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ lành nghề, ngược lại tính
phức tạp của công việc không vượt quá trình độ lành nghề của người lao động. Tuy
nhiên, để khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề tốt thì tốt nhất nên bố trí cấp
bậc công việc bình quân cao hơn cấp bậc công nhân bình quân một bậc.
Nêú bố trí lao động làm công việc cấp bậc cao hơn cấp bậc thực của anh ta,
trước tiên người lao động đó không đủ khả năng để hoàn thành một cách có chất
lượng công việc đó. Hơn nữa, việc bố trí không phù hợp đó sẽ gây vượt chi quỹ
tiền lương của công nhân hưởng theo lương sản phẩm:
Lương cấp bậc công việc( L
CV
)
Đơn giá sản phẩm =
Mức sản lượng (Q)
Tiền lương theo sản phẩm = Đơn giá sản phẩm x Số sản phẩm
Khi bậc công việc lớn hơn bậc thợ, doanh nghiệp phải trả lương theo bậc
công việc cao hơn đó, dẫn tới lương theo cáp bậc công việc(L
CV
) tăng do đó đơn
giá sản phẩm tăng dẫn tới tiền lương sản phẩm tăng vậy ảnh hưởng đến tiền
lương bình quân của công nhân, cụ thể là tiền lương bình quân tăng lên.
Quỹ tiền lương của DN = Tiền lương bình quân x Số LĐ bình quân
Quỹ tiền lương (tổng số tiền dùng để trả lương cho công nhân viên chức
doanh nghiệp) cũng tăng lên.
Ngược lại, nếu người có tay nghề bậc cao phải đi làm việc có bậc công
việc thấp hơn sẽ dẫn tới họ vừa làm vưà chơi, lãng phí sức lao động, không kích

thích sự hứng thú nâng cao trình độ tay nghề cuả họ.
Khi bố trí người lao động, yếu tố tâm lý, sinh lý và xã hội của người lao
động rất được chú ý. Tâm lý học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa con người
và lao động, đặc điểm của các dạng hoạt động lao động và tác động của nó tới
các hiện tượng tâm lý của con ngươì. Sinh lý học lao động nghiên cứu các chức
năng sống của cơ thể con người trong quá trình lao động và chỉ ra những
phương hướng giữ gìn khả năng hoạt động lâu dài và giữ gìn sức khoẻ. Công
việc phải phù hợp với khả năng làm việc của con người, đảm bảo các giới hạn
cho phép về sinh lý trong lao động. Xã hội học lao động nghiên cứu quan hệ
của con người với lao động trên giác độ coi đó là sự phản ánh quan hệ của con
người với xã hội. Quan hệ của con người với lao động xét về mặt xã hội được
biểu hiện ở những quan niệm của con người về lao động và thái độ của họ trong
lao động.
Ngày nay, phân công lao động ngày càng sâu, hiệp tác lao động ngày
càng rộng, càng chặt chẽ. Sự phân công lao động dần tới sự chuyên môn hoá lao
động, tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng có được kỹ năng, kỹ xảo,
do đó mà tăng được năng suất lao động, đồng thời giảm được chi phí đào tạo.
Việc chuyên môn hoá tạo điều kiện để cơ khí hoá, tự động hoá sản xuất, sử dụng
thiết bị chuyên dùng. Người lao động chỉ làm một công đoạn nhỏ, một bước
công việc nhỏ trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc chi tiết. Chính sự chuyên
môn hoá sâu, hiệp tác chặt chẽ đó đòi hỏi người sắp xếp, bố trí lao động trong
doanh nghiệp phải có kiến thức về các bộ môn tâm sinh lý học, xã hội học lao
động...để có thể bố trí người lao động vào vị trí công việc phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của họ. Người ta không thể bố trí người có tính khí nóng vào công
việc yêu cầu độ chính xác cao, tính bình tĩnh, điềm đạm.. hay không thể bố trí
người lao động có tuổi, phụ nữ vào công việc đòi hỏi sự hoạt động nhiều như
khuân vác, bốc dỡ, vận chuyển hay các công việc nặng nhọc khác..
Người lao động làm việc ở vị trí nào đó trong doanh nghiệp ngoài mối
quan hệ giữa người với công việc, còn mối quan hệ giữa con người với con
người trong tập thể lao động. Một tập thể lao động tốt phải gắn bó với mỗi thành

viên đạt được sự hoà hợp trong quan hệ lao động tập thể sẽ tạo tinh thần phấn
khởi thoải mái, hứng thú trong công việc.
PHẦN II:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY
CƠ KHÍ Ô TÔ 3 - 2
I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
1. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH
a - Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty Cơ khí Ô tô 3 -2 là một đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách
pháp nhân. Nhiệm vụ chính của công ty là:
- Sản xuất kinh doanh lắp ráp xe đạp – xe máy và phụ tùng xe đạp,
xe máy.
- Sản phẩm của công ty phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước
và xuất khẩu.
- Được kinh doanh và làm đại lý các sản phẩm về cơ khí tiêu dùng,
đồ điện tử, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, hàng công nghệ
phẩm
- Được mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty với
các chức năng kinh tế trong và ngoài
b - Sản phẩm của công ty :
Chất lượng sản phẩm cùng với giá cả, phân phối là những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng tốt luôn đi kèm
với mức giá cao. Song cùng với mức giá như nhau, sản phẩm nào có chất
lượng cao hơn sẽ được khách hàng lựa chọn.
Bên cạnh chất lượng, sự đa dạng hoá trong kiểu dáng, màu sắc của chủng
loại sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng; nó tạo cho khách hàng sự
thuận tiện trong việc lựa chọn các mặt hàng khác nhau, thu hút khách hàng
mua sản phẩm của công ty mà không phải của đối thủ cạnh tranh
Ngoài ra mở rộng chủng loại sản phẩm đồng thời cũng là biện pháp tốt

giúp cho doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro trong kinh doanh. Sản phẩm
xe đạp của Công ty gồm các loại sau:
+Xe nam
+Xe nữ
+Xe mi pha
+Xe mi ni
+Xe nữ kiểu nhật
+Xe đua
+Xe trẻ em
Giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm của xe đạp ViHa, xe đạp –
Xe máy Hà Nội sự khác nhau chỉ ở nhãn mác LIXEHA; về chất lượng, kiểu
cách màu sắc không khác nhau là mấy. Điều này gây bất lợi cho cả công ty
lẫn các thành viên khác trong Liên hiệp tự cạnh tranh lẫn nhau tranh giành
một phần thị trường, bỏ ngỏ thị trường xe đạp hàng ngoại, trong đó chủ yếu
là xe Trung Quốc tràn ngập.
c -Thị trường tiêu thụ sản phảm của công ty
Việc nâng cao chất lượng, mở rộng chủng loại sản phẩm mà phải được
thực hiện gắn liền với nhu cầu đòi hỏi của thị trường. để làm được điều này
trước hết Công ty cần tiến hành công tác điều tra thị trường để nhận biết
được những ai cần sản phẩm của Công ty ? Để đáp ứng nhu cầu của họ, sản
phẩm của cồn ty phải đáp ứng được tiêu thức nào ? Đặc biệt khả năng sẵn
sàng chấp nhận giá bán cho sản phẩm là bao nhiêu ?
Thực tế cho thấy rằng mặt hàng xe đạp hiện được sử dụng chủ yếu cho
mục đích đi lại, xe đạp là phương tiện đi lại, không phải cho mục đích thể
thao, giải trí; do vậy nhu cầu xe đạp chỉ dừng lại ở mức là mặt hàngphục vụ
nhu cầu bình dân không phải là mặt hàng cao cấp; thị trường tiêu thụ sản
phẩm lớn nhất của công ty là thị trường nông thôn và thị trường xe đạp dành
cho học sinh phổ thông. Để thuận tiện cho việc phục vụ nhu cầu của khách
hàng, Công ty nên phân chia tập hợp khách hàng của mình thành hai loại
sau:

* Tập hợp những khách hàng ở nông thôn: các khách hàng nông thôn có
thu nhập thấp, xe đạp là mặt hàng phù hợp nhất với khả năng của họ. Xe đạp
cho thị trường nông thôn không đòi hỏi nhiều về kiểu dnág, màu sắc, mẫu
mã chủ yếu cần phải đảm bảo yêu cầu bền, chắc khoẻ, dùng được cho nhiều
mục đích khác nhau như đi lại, vận chuyển
* Tập hợp các khách hàng là học sinh phổ thông: học sinh phổ thông là
đối tượng sử dụng xe đạp hiều. Theo số liệu điều tra tại Hà Nội, ở cấp tiểu
học 30% học sinh sử dụng xe đạp đi học; ở bậc trung học cơ sở, tỷ lệ này lên
tới 70% và trung học phổ thông tỷ lệ này lên tới 90%. Như vậy, thị trường
xe đạp dành cho học sinh là khá lớn; tuy vậy tập hợp các khách hàng này
không đồng đều về nhu cầu, căn cứ vào tiêu thức giới tính, độ tuổi cần chia
ra làm nhiều loại khác nhau:
+ Thị trường học sinh từ 6-11 tuổi( học sinh tiểu học): học sinh ở cấp tiểu
học tầm óc nhỏ, loại xe đạp thích hợp nhất cho lứa tuổi này là xe mini, trọng
lượng xe nhỏ, điều khiển dễ dàng màu sắc xe phong phú, đa dạng các mẫu
mã sản phẩm khác nhau có nhãn hiệu riêng, tên nhãn hiệu có thể là các nhân
vật được trẻ em yêu thích.
+ Thị trường học sinh từ 12- 18 tuổi (học sinh trung học phổ thôngvà
trung học cơ sở) : Xe đạp dành cho lứa tuổi này cần đặc biệt nhấn mạnh tới
điểm khác biệt giữa xe nam và xe nữ. Xe nam đòi hỏi phải chắc khoẻ, độ
bền cao, xe nữ phải đảm bảo được sự mềm mại trẻ trung.
Biểu số 1- Tình hình tiêu thụ xe đạp ở công ty năm 1999
Đơn vị : Chiếc
Tên tỉnh thành
phố
Số
đại
Mức tiêu thụ
Xe
Nam

Xe
Nữ
Xe
Mi
Pha
Xe
Mini
Xe
nữ
kiểu
Nhật
Xe
Đua
Xe
trẻ
em
Hoà Bình 2 900 1610 900 400
Vĩnh Phúc 2 1000 1550 530 150
Vinh 1 350 1200 100 550
Hưng Yên 1 330 1000 450 800
Hải Dương 2 750 1450 700 525
Tuyên Quang 2 608 950 650 150
Yên Bái 1 510 1500 400 400
Thái Nguyên 4 700 1700 850 600 32
Thanh Hoá 5 2600 3600 2000 1250 60 20
Nam Định 4 1650 2500 1550 1709 40 21 30
Hà Nội 6 1300 1950 2200 1100 160 50 43
Ninh Bình 2 250 700 180 120
Lạng Sơn 1 200 550 200 70
Phủ Lý 1 339 750 221 110

Về tình hình tiêu thụ ở các tỉnh miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng sản lượng tiêu thụ của công ty, năm 1999 chỉ chiếm 67%, đến năm
2000 chiếm 75%, chủ yếu là ở Hà Nội, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc... Do công ty
dần thay đổi máy móc thiết bị công nghệ, từ đó chất lượng sản phẩm tăng

×