Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Các địa phương có đất đai không khai thác được và thực trạng sử dụng ngân sách tại đây pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.76 KB, 49 trang )

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU
CHI Ở HUYỆN TRIỆU PHONG- QT
A. LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách là phương tiện không thể thiếu được của mọi chính quyền nhà nước. Ở Việt
Nam, luật NSNN từ khi được ban hành và qua các lần sửa đổi, bổ sung thừa nhận rằng
ngân sách huyện là ngân sách của chính quyền nhà nước cấp huyện và là một bộ phận cấu
thành NSNN.
Tuy nhiên, thực trạng về tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách huyện Triệu Phong còn
nhiều hạn chế và kém hiệu quả, gây thất thoát kinh phí của nhà nước.Đề tài :” Một số biện
pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động thu chi ở huyện Triệu Phong - Quảng Trị” là
công trình nghiên cứu nhằm giúp cho việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở huyện
Triệu Phong hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản quản lý NSNN cấp huyện và phân tích
thực trạng công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong từ đó đưa ra phương hướng và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong.
Để đạt được mục tiêu đề ra,luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý thu,
chi ở huyện Triệu Phong - Quảng Trị từ năm 2005 đến 2007 và định hướng đến năm
2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, chuyên đề sử dụng tổng hợp các
phương pháp phân tích với khái quát hoá, kết hợp lý luận với khảo sát thực tế đạt được
trong công tác quản lý thu, chi của huyện trong thời gian qua.
5. Hướng đóng góp chính của chuyên đề
Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề chung về NSNN trong quản lý
Thứ hai: Phân tích công tác quản lý thu, chi NSNN ở huyện Triệu Phong
Thứ ba: Xác định phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
thu, chi ở huyện Triệu Phong.


6.Kết cấu của chuyên đề
Gồm có phần Mở đầu, nội dung và Kết luận
Phần nội dung chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về NSNN- Quản lý NSNN cấp huyện
Chương 2:Thực trạng công tác tổ chức công tác quản lý thu, chi ở huyện Triệu Phong
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi ở
huyện Triệu Phong.
B. NỘI DUNG
Chương 1: Ngân sách nhà nước - Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Cơ sở lý luận
1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều dịnh nghĩa khác nhau về NSNN trên các góc cạnh tiếp cận khác nhau:
Theo luật ngân sách nhà nước : Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,chi của
nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuật ngữ ”Ngân sách” có nguồn gốc từ tiếng la tinh”Budget” có nghĩa là cái túi
hay rộng hơn là nơi tập trung nguồn thu và xuất phát điểm của các khoản chi. Qua quá
trình phát triển, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến hơn và dần dần tách khỏi ý nghĩa
ban đầu của nó.
Về hình thức thể hiện: ngân sách được hiểu là các bản dự toán và quyết toán thu, chi của
một đơn vị trong một thời gian xác định.
Về hành vi: NSNN được hiểu là việc thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của nhà nước
trong một khoảng thời gian nhất định( thường là một năm). Theo đó, Luật NSNN (sửa đổi
năm 2002) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định” NSNN là toàn bộ
các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Như vậy, về bản chất NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các
chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội,
nhằm tập trung một phần nguồn lực tài chính vào trong tay nhà nước để đáp ứng các nhu

cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước. Về hình thức
biểu hiện, đó là các dự toán và quyết toán các khoản thu, chi quá trình trực hiện chức
năng của nhà nước trong một thời gian xác định ( một năm).
1.1.2 Hệ thống phân cấp quản lý NNSN
Tuỳ theo hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước và phân cấp quản lý ngân
sách, hệ thống NSNN tại mỗi quốc gia được hình thành khác nhau. Ở nước ta, hệ thống
NSNN cũng được tổ chức thành bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh( thành
phố trực thuộc trung ương), ngân sách huyện,( quận, thị xã), ngân sách xã( phường, thị
trấn).










Sơ đồ1.1: hệ thống NSNN Việt Nam
Trong hệ thống này, ngân sách trung ương chịu trách nhiệm quản lý thu, chi theo
ngành kinh tế. Nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN. Ngân sách trung ương
cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trung
ương( sự nghiệp văn – xã, sự nghiệp kinh tế; an ninh – quốc phòng; trật tự an toàn xã hội;
đầu tư xây dựng các công trình kế cấu hạ tầng….). Trên thực tế ngân sách trung ương
là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn thu và đảm vảo các nhu cầu chi
mang tính quốc gia. Ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này. Mỗi
bộ, cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán ngân sách trung ương.
Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi
NSNN địa phương. HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( gọi chung là cấp tỉnh)

quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương
phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý
của nỗi cấp trên địa bàn. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động
viên khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phương để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực
hiện cân đối ngân sách của cấp mình.
Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi
theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi
ngân sách cấp mình.
Ngân sách nhà nư
ớc

Ngân sách trung ươ
ng

Ngân sách đ
ịa ph
ương

Ngân sách
tỉnh, thành
phố trực
thuộc trung
ương
Ngân sách
huyện,
quận thuộc
tỉnh
Ngân
sách xã,
phường,

thị trấn
Ngân sách cấp xã, phường do chính quyền cấp xã phường tổ chức thực hiện theo quy định
của cấp huyện nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương mình quản
lý.
Quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN được thực hiện theo các
nguyên tắc sau:
Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân
định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách của chính
quyền nhà nước cấp trên cho ngân sách của chính quyền ngân sách cấp dưới nhằm đảm
bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương. Số bổ sung
này là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên
uỷ quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi đó( gọi là kinh phí uỷ
quyền). Không được dùng ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp
khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
1.2 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thế nội dung trên khôgn phải là
nội dung của phân cấp quản lý NSNN à?
Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính
quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của
NSNN.
Phân cấp quản lý NSNN giữa chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địa
phương là một tất yếu khách quan do mỗi cấp chính quyền đều cần đảm bảo nhu cầu chi
bằng những nguồn tài chính nhất định. Nếu các nhiệm vụ đó do mỗi cấp trực tiếp đề xuất
và bố trí thì sẽ hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Đồng thời, những khoản thu nhỏ
lẻ hoặc khó quản lý nếu phân giao cho chính quyền địa phương quản lý sẽ phát huy tính
độc lập, năng động, sáng tạo trong quá trình tổ chức triển khai các nhiệm vụ về xây dựng
và phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
Phân cấp quản lý ngân sách cũng là phương pháp tốt nhất để gắn các hoạt động của
NSNN với các hoạt động kinh tế xã hội một cách cụ thể. Sự gắn kết này nhằm tạo lập và
tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, chế độ nguồn tài chính quốc gia, đồng thời
phân phối, sử dụng các nguồn tài chính đó một cách công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu

quả cao phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Phân cấp quản lý NSNN đúng đắn và hợp lý không chỉ bảo đảm phương tiện vật
chất cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ trung
ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được lợi thế nhiều mặt của từng
vùng, từng địa phương trong cả nước: Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN và
điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp
ngân sách được tốt hơn. Phân cấp NSNN còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh
tế xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Khi tiến hành phân cấp quản lý NSNN cần phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản
sau:
Một là, Phân cấp ngân sách cần phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội của
nhà nước: Phân cấp quản lý kinh tế xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp
quản lý NSNN. Thực chất của nguyên tắc này là việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm
vụ và quyền lợi của mỗi cấp chính quyền. Mặt khác, nguyên tắc này còn là điều kiện đảm
bảo tính độc lập tương đối trong quản lý NSNN. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho
việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền bằng việc xác định rõ
nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp;
Hai là, ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đao tập trung các nguồn lực cơ bản
thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước;
Nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của nhà nước trung ương trong quản lý kinh
tế xã hội của cả nước và từ tính chất xã hội hoá của các nguồn tài chính quốc gia.
Ba là, phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và ổn định tỷ
lệ phần trăm phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới từ 3 đến 5 năm. Hàng năm chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần do có trượt
giá hoặc do tốc độ tăng trưởng kinh tế;
Bốn là, đảm bảo công bằng trong phân cấp quản lý NSNN. Theo nguyên tắc này,
khi tiến hành phân cấp quản lý NSNN phải căn cứ vào các yêu cầu chung của cả nước,
đồng thời phải cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá, xã hội giữa
các vùng, lãnh thổ.
Các quan hệ trong phân cấp quản lý NSNN cần được xem xét nhằm quản lý NSNN hiệu

quả hơn.
1.3 Ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách nhà nước
NSNN là một tổng thể thống nhất bao gồm nhiều cấp ngân sách cấu thành. Là cấp
chính quyền nối tỉnh (thành phố) với xã ( phường), chính quyền cấp huyện không chỉ đơn
thuần thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, thành phố mà còn có những hướng riêng phù hợp với
tình hình thực tế của huyện trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn
định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Khi xem xét ngân sách huyện không tách rời
khỏi NSNN cấp trên nhưng cũng không được coi ngân sách huyện là yếu tố thụ động
trong hệ thống ngân sách. Theo đó, ngân sách huyện là toàn bộ các khoản thu – chi được
quy định đưa vào dự toán trong một năm do HĐND huyện quyết định và giao cho UBND
huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cuả chính quyền cấp
huyện. Quan niệm trên có thể giúp chúng ta hình dung được ngân sách huyện và cơ quan
quyết định cũng như cơ quan chấp hành ngân sách huyện. Tuy nhiên, quan điểm trên chưa
phản ánh được các mối quan hệ tiền tệ mà thực chất là quan hệ lợi ích kinh tế chứa đựng
trong ngân sách huyện. Thực tiễn chỉ ra rằng khi các khoản thu, chi ngân sách huyện diễn
ra tất yếu sẽ nảy sinh sự vận động của nguồn tài chính từ chủ thể( người) nộp đến ngân
sách huyện, từ ngân sách huyện đến những mục đích sử dụng nào đó. Toàn bộ quá
trình thu tác động đến lợi ích, nghĩa vụ của người nộp và toàn bộ các khoản chi sẽ mang
lại lợi ích cho dân cư, hộ gia đình. Sự vận động của các nguồn tài chính vào ngân sách
huyện và từ ngân sách huyện đến các mục đích sử dụng khác nhau chứa đựng các mối
quan hệ cụ thể:
Thứ nhất, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các cấp chính quyền cấp trên
thể hiện trong việc xác định cho các huyện nguồn thu được phân chia giữa các cấp ngân
sách và thể hiện trong sự hỗ trợ bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp huyện.
Thứ hai, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các tổ chức kinh tế huyện được
thể hiện trong việc các tổ chức này nộp thuế, phí - lệ phí cho ngân sách huyện và ngược
lại ngân sách huyện cũng phải chi trực tiếp, gián tiếp cho tổ chức này.
Thứ ba, quan hệ giữa chính quyền nhà nước với nhân dân trong huyện được thể
hiện khi ngân sách cấp trên cấp kinh phí uỷ quyền, chuyển giao cho ngân sách huyện thực

hiện. Đó là chương trình quốc gia như chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình,
Chương trình phổ cập giáo dục…….
Thứ tư, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước. Đó là mối quan hệ thông qua việc biếu tặng giúp đỡ tài trợ của các tổ chức cá
nhân đó đối với huyện và là một khoản thu của ngân sách huyện.
Thứ năm, quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với tổ chức Đảng và các tổ chức
chính trị xã hội khác trong việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách. Quan hệ này được
thể hiện ngân sách cấp kinh phí cho các hoạt động của Đảng và các tổ chức chính trị xã
hội trong huyện.
Tất cả các mối quan hệ được trình bày ở trên phản ánh các nội dung thu và chi của
ngân sách cấp huyện.
Tóm lại, Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các
nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện. Nó phản ảnh những mối quan
hệ một bên là chính quyền cấp huyện với một bên là các chủ thể khác thông qua sự vận
động của các nguồn tài chính, nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính
quyền huyện.
1.4 Quản lý ngân sách cấp huyện
Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Ngân sách huyện là quỹ tiền tệ tập trung của huyện được
hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi của huyện. Vì vậy, ngân sách huyện
nhất thiết phải được phân cấp quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ
quy định của nhà nước. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của các
cấp chính quyền trong việc thực hiện thu, chi ngân sách cấp huyện.
1.4.1 Khái quát nội dung quản lý ngân sách huyện
Quản lý ngân sách cấp huyện là gì???
1.4.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện
Việc phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện do chính quyền cấp tỉnh quy định theo
luật NSNN.
Về nguồn thu, ngân sách huyện bao gồm các loại chính sau:
Thứ nhất, các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện với ngân

sách xã, phường, thị trấn. Theo quy định, các khoản thu này bao gồm: thuế tiêu đặc biệt
hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng: bài lá, vàng mã, hàng mã, và các dịch vụ
kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, kinh doanh gôn, kinh doanh casino, kinh doanh
vé đặt cược đua ngựa, đua xe; thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thu tiền sử dụng đất, lệ phí
trước bạ nhà, đất. Thuế sử dụng đất nông nghiệp…
Thứ hai, các khoản thu được bổ sung từ ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
Thứ ba, các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% là thuế môn bài từ các
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các khoản thu phí, lệ
phí từ hoạt động do các cơ quan thuộc huyện quản lý; Thu sự nghiệp của các đơn vị sự
nghiệp do cấp huyện quản lý; Các khoản viện trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước trực tiếp cho ngân sách huyện, cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy
định; Thu phạt xử lý vi phạm hành chính, thu từ hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh
trái pháp luật theo phân cấp của tỉnh; Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh; Thu kết dư ngân
sách huyện; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Tuỳ theo trình độ phát triển của từng địa phương mà nguồn thu từ nội lực kinh tế chiếm tỷ
trọng khác nhau trong tổng thu NSNN trên địa bàn huyện.
Về khoản chi ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản chi chủ yếu sau:
Một là, chi đầu tư phát triển: chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế -xã hội theo phân cấp quản lý của tỉnh.
Hai là, chi thường xuyên trong các lĩnh vực chủ yếu sau: Sự nghiệp giáo dục đào
tạo, y tế theo sự phân cấp của tỉnh; Sự nghiệp kinh tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao,
xã hội và sự nghiệp khác do cấp huyện quản lý; Chi quản lý nhà nước đảng, đoàn thể cấp
huyện; Chi quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, xã hội- nghề nghiệp cấp huyện;
Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Chi bổ sung ngân sách xã, phường, thị
trấn.
1.4.3 Chu trình quản lý ngân sách cấp huyện
Công tác quản lý ngân sách huyện được thể hiện bằng chu trình quản lý
thông qua ba khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán
ngân sách. Nội dung từng khâu thể hiện như sau:

Khâu I: Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huỵên
Một chu trình NSNN được bắt đầu khâu lập dự toán NSNN. Đây là quá trình phân
tích, đánh giá quan hệ giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của cấp huyện để từ
đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi dự toán ngân sách hàng năm một cách phù hợp. Lập dự
toán ngân sách thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc chấp hành và quyết toán ngân
sách huyện. Vấn đề quan trọng hàng đầu của khâu lập dự toán ngân sách là phải tính toán
đầy đủ, đúng đắn, có căn cứ các chỉ tiêu thu chi của ngân sách huyện trong kỳ kế hoạch.
Trong quá trình lập ngân sách phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong từng yếu tố như
sau:
+ Với kế hoạch ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có tác
động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
+ Dự toán ngân sách của huyện phải phản ánh đầy đủ các khoản thu chi theo đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản thu,
chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay;
+ Với dự toán ngân sách của huyện phải đảm bảo tính cân đối theo nguyên tắc: Dự
toán ngân sách của các năm trong thời kỳ ổn định phải cân bằng giữa thu, chi trên cơ sở
các khoản thu, chi đã được quy định;
+ Với báo cáo dự toán ngân sách phải kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các cơ
sở, căn cứ tính toán.
Để dự toán ngân sách của huyện mang tính hiện thực, khi lập dự toán phải dựa vào những
căn cứ sau đây:
Thứ nhất, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước trong
năm kế hoạch;
Thứ hai, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của
huyện trong năm và những năm tiếp theo;
Thứ ba, các luật, pháp lệnh, chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp
có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán thu, chi
ngân sách năm.
Thứ tư, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý
ngân sách cho huyện;

Thứ năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân
sách tỉnh, thành phố;
Thứ sáu, lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo;
Quá trình lập dự toán ngân sách huyện đựơc tuân thủ theo các bước chuẩn bị và lập dự
toán.
Về chuẩn bị: Công tác chuẩn bị dự toán ngân sách hàng năm được tiến hành vào
cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo.
Về quá trình lập dự toán ngân sách: phòng tài chính xem xét dự toán ngân sách
của các đơn vị thuộc huyện gồm: Dự toán thu do chi cục thuế lập; Dự toán thu, chi ngân
sách của các phường, xã; Dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện.
Dự toán thu, chi ngân sách huyện bao gồm dự toán thu, chi của tất cả các phường,
xã và dự toán ngân sách cấp huyện.
Dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền ( nếu có) trình UBND huyện để báo cáo
thường trực HĐND huyện xem xét, báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi sở tài chính, sở kế
hoạch - đầu tư, cơ quan quản lý chương trình quốc gia của thành phố ( phần dự toán
chương trình mục tiêu quốc gia)
Sau khi các huyện nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn từ
UBND tỉnh, phòng tài chính có trách nhiệm tham mưu và giúp UBND huyện, trình
HĐND nghị quyết dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách cho các đơn
vị dự toán và các cấp xã phường. Đây là dự toán chính thức để phân bổ cho các đơn vị thụ
hưởng ngân sách trên địa bàn huyện. UBND huyện có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh,
sở tài chính dự toán thu, chi ngân sách huyện và kết quả phân bổ dự toán ngân sách huyện
đã được HĐND huyện quyết nghị.
Khâu II Chấp hành ngân sách huyện
Chấp hành ngân sách là một trong ba khâu của chu trình ngân sách: đó là quá trình
sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu
thu, chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm của huyện trở thành hiện thực.
Sau khi ngân sách được phê chuẩn, năm ngân sách bắt đầu thì việc thực hiện ngân sách
huyện cũng được triển khai.

+ Đối với vấn đề thu: mục đích chấp hành dự toán thu là không ngừng bồi dưỡng
phát triển nguồn thu, tìm mọi bịên pháp động viên, khai thác nguồn thu sao cho đạt và
vượt tỷ lệ đã được HĐND huyện phê chuẩn. Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao
và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý có
chia ra từng khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu và hình thức thu( Thu trực
tiếp tại kho bạc nhà nước, thu qua chi cục thuế) gửi phòng tài chính. Chi cục thuế lập dự
toán thu thuế, phí- lệ phí và các khoản thu thuộc phạm vi quản lý. Phòng tài chính và các
cơ quan khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại.
+ Đối với vấn đề chi: Mục đích chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời
nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các
chương trình kinh tế, xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch. Trên cơ sở dự toán
chi cả năm được duyệt và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng ngân sách lập
dự toán chi quý( có chia ra tháng),chi tiết theo các mục chi của mục lục NSNN gửi phòng
tài chính trước ngày 10 của tháng cuối quý trước. Phòng tài chính căn cứ vào nguồn thu
và nhiệm vụ chi trong quý lập dự toán điều hành ngân sách quý, báo cáo UBND
huyện.Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và dự toán ngân sách, căn cứ vào
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, phòng tài chính tiến hành phân bổ dự toán theo nguyên
tắc phân bổ trực tiếp đến các đơn vị sử dụng ngân sách và thanh toán trực tiếp từ kho bạc
nhà nước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ và người nhận thầu.
Để đạt được các mục tiêu trên, việc chấp hành dự toán chi ngân sách huyện thực hiện theo
nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Thực hiện phân bổ dự toán trên cơ sở các định mức tiêu chuẩn;
Thứ hai: Đảm bảo phân bổ dự toán theo đúng kế hoạch được duyệt. Cần quy định
rõ chế độ lập, duyệt kế hoạch cấp phát sao cho đơn giản, khoa học, dễ thực hiện, dễ kiểm
tra nhưng đúng chính sách, chế độ;
Thứ ba: Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán chi trả trực tiếp qua kho bạc nhà
nứơc nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi;
Thứ tư: Thường xuyên đổi mới phương thức cấp phát vốn của NSNN theo hướng
nhanh gọn, ít đầu mối, dễ kiểm tra.
Trong quá trình chấp hành ngân sách, cần thường xuyên kiểm soát thu, chi NSNN: Công

tác kiểm soát thu, chi NSNN là một trong những nội dung quan trọng trong việc chấp
hành ngân sách. Đây là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị, trong đó
đặc biệt là cơ quan thanh tra tài chính, cơ quan thu ngân sách, kho bạc nhà nước. Chỉ có
phòng tài chính, chi cục thuế và các cơ quan khác được uỷ quyền giao nhiệm vụ thu, chi
ngân sách( gọi là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN trên điạ bàn huyện mình quản lý.
Việc phân bổ dự toán NSNN được thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Căn cứ dự toán NSNN được giao đơn vị sử dụng lập kế hoạch chi gửi
phòng tài chính.
+ Bước 2: Phòng tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị và căn cứ vào khả
năng ngân sách để bố trí mức chi tài chính hàng tháng, quý, thông báo cho các đơn vị
thực hiện.
+ Bước 3: Căn cứ vào mức chi do phòng tài chính thông báo, thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách ra lệnh chuẩn chi, kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài
liệu theo quy định của pháp luật và thực hiện cấp phát, thanh toán.
Khâu III quyết toán ngân sách huyện
Quyết toán ngân sách huyện là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là
việc tổng hợp lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách khi năm ngân sách kết thúc nhằm
đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách từ đó rút ra ưu, nhược điểm và
bài học kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NSNN trong những chu trình ngân
sách tiếp theo.
Ngoài kết quả quyết toán NSNN, công tác quyết toán còn giúp UBND huyện đánh
giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn và có những điều chỉnh phù hợp, kịp
thời.
Lập báo cáo quyết toán năm cần tôn trọng các nguyên tắc, quy định sau:
Một là: Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực. Nội dung báo
cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải
báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục NSNN( Chương- loại- khoản-nhóm- mục - tiểu
mục)
Hai là: Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán gửi phòng tài chính huyện phải
gửi kèm theo đầy đủ các báo cáo theo quy định.

Ba là: Trình lập, gửi, xét duyệt báo cáo thu, chi NSNN năm đối với đơn vị dự toán
phải đảm bảo đúng tiến độ và nội dung. Theo quy định hiện hành, sau khi thực hiện xong
công tác khoá sổ cuối ngày 31tháng 12, số liệu trên sổ kế toán của đơn vị phải đảm bảo
cân đối và khớp đúng với số liệu trên cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước cả về tổng số
và chi tiết, khi đó đơn vị mới tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.
Lập quyết toán ngân sách thường được thực hiện theo phương pháp lập từ cơ sở,
tổng hợp từ dưới lên, phương pháp này cho phép công tác lập quyết toán ngân sách được
thực hiện toàn diện, đầy đủ, chính xác, khách quan và phản ánh trung thực tình hình hoạt
động thu chi ngân sách cấp huyện.
Về xét duyệt quyết toán ngân sách huyện: phòng tài chính có trách nhiệm xét duyệt
báo cáo quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc ngân sách huyện. Sau đó tổng hợp
thành báo cáo thu, chi ngân sách trên địa bàn để gửi HĐND và UBND huyện đồng thời
gửi sở tài chính.
Trong quá trình lập, phê duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Những khoản thu không đúng quy định của pháp luật phải được hoàn trả tổ chức,
cá nhân đã nộp; những khoản phải thu nhưng chưa thu được phải có biện pháp truy thu
đầy đủ cho ngân sách.
- Những khoản chi không đúng với quy định của pháp luật phải được thu hồi về
cho ngân sách.








CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN TRIỆU PHONG - QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN

QUA
2.1 Giới thiệu sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội huyện Triệu phong
2.1.1 Tình hình kinh tế
Tổng giá trị các ngành sản xuất 549.156 triệu đồng tăng 7.8% so với năm 2006.
Nông- lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,2%, công nghiệp- TTCN tăng 21,4%, xây dựng tăng
10,7 %, thương mại-dịch vụ tăng 15%.
Tổng giá trị các ngành sản xuất 329.627 triệu đồng, tăng 4.5%, chưa đạt kế hoạch đề ra.
+ Giá trị sản lượng ngành Nông - lâm nghiệp và thủy sản 280.160 triệu đồng, tăng 2.2%
kế hoạch( KH:7-8%) trong đó :
Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp: 202.673 triệu đồng tăng 0.6% so với năm 2006, đạt
96.2% kế hoạch.
Trồng trọt: 124.591 triệu đồng, đạt 97.3% so với năm 2006, đạt 94.4% so với kế hoạch.
Chăn nuôi: 70.781 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2006, đạt 99,1% so với kế hoạch,
chiếm tỷ trọng 34,92% giá trị sản xuất nông nghiệp( năm 2006 chiếm 32,8%)
Giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp 16.682 triệu đồng, tăng 15, 8% so với năm 2006, đạt
101,6% KH
Giá trị sản lượng ngành thủy sản: 60.805 triệu đồng, tăng 4.4% so với năm 2006, đạt
90,8% KH
+Giá trị công nghiệp - TTCN: 31.917 triệu đồng, tăng 21,4% đạt 98,7%KH
+Giá trị ngành xây dựng: 88.045 triệu đồng, tăng 10,7 % so với năm 2006
+Giá trị ngành thương mại-dịch vụ: 149.034 triệu đồng, tăng 155 so với năm 2006. Trong
đó giá trị thương mại - dịch vụ trực tiếp 17.550 triệu đồng, tăng 17% so với năm 2006,
đạt 100% kế hoạch
Nhìn chung nền kinh tế của huyện có chuyển biến tích cực, ổn định, cơ cấu kinh tế có
bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Lĩnh
vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng
được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững. Tuy vậy, một số chỉ tiêu chưa đạt
được so với chỉ tiêu Nghị quyết của huyện uỷ, HĐND đề ra.
2.1.1.1 Công nghiệp - TTCN:
Giá trị công nghiệp - TTCN năm đạt 2007 đạt 31.917 triệu đồng tăng 21.4% so với

năm trước, đạt 98.7%KH.
Các sản phẩm chủ yếu như gạch nung tăng 11,6% gỗ xẻ tăng 35% so với năm 2006. Công
nghiệp - TTCN, ngành nghề trên địa bàn tiếp tục được duy trì, phát triển. Các ngành sản
xuất vật liệu xây dựng, cưa xẻ gỗ phát triển khá nhờ đầu tư mở rộng quy mô, trang thiết bị
kỷ thuật thu hút thêm lao động, thu nhập khá.
Công tác khuyến công, phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập nghề mới được quan
tâm. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp làng nghề Thị Trấn Ái Tử đang được triển khai xây
dựng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Một số dự án tích
cực triển khai ở Nam Cửa Việt, Hồ Ái Tử, bãi tắm Triệu Lăng đang thu hút nhiều nhà đầu
tư khảo sát và tìm hiểu đầu tư trên địa bàn huyện. Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vịêt
Nam( Vinashin) đã khảo sát và tiến hành lập dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu Cửa Việt
tại xã Triệu An, với diện tích khoảng 200 ha. UBND huyện đang kêu gọi, vận động tập
đoàn dệt may Hoà Thọ vào đầu tư xây dựng nhà máy tại Thị Trấn Ái Tử.
2.1.1.2 Thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị thương mại -
dịch vụ năm 2007 đạt 149.034 triệu đồng tăng 17% so với năm 2006.
Cơ sở vật chất, hệ thống chợ nông thôn bước đầu được quan tâm sửa chữa, nâng cấp tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, góp phần phục vụ tốt hơn về nhu
cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.1.3 Giao thông vận tải
Dịch vụ vận tải phát triển khá, đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn, doanh thu
ngành vận tải 4.734 triệu đồng, tăng 3.1% so với năm 2006.
Một số tuyến vận tải mới đưa vào khai thác như: Triệu An-Lao Bảo, Triệu Lăng-Lao Bảo
đã phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế và đi lại của nhân dân vùng sâu vùng xa.
Phương tiện vận tải được nâng cấp và trang bị mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường. Hệ thống giao thông được chú trọng đầu tư nâng cấp. Một số công trình hoàn
thành đã được đưa vào sử dụng trong năm như: Đường nối từ tỉnh lộ 64 vào thôn Bích La(
Triệu Đông); Cầu Triệu Đông, đường vào khu tưởng niệm Tổng Bí Thư Lê Duẫn. Việc
đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đường liên thôn, liên xã được tập trung thực hiện. Chương
trình bê tông hoá giao thông nông thôn đang được tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp

phần cải thiện bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện.
2.1.1.4 Xây dựng cơ bản:
Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản do địa phương quản lý, trong năm 2007, đạt
133.074 triệu đồng, tăng so với năm trước 17%.
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng bí thư Lê Duẫn đã khánh thành
đưa vào sử dụng các công trình Trạm y tế, Trường THCS Triệu Thành, Trường THCS
Triệu Long, Đường QL1A vào khu lưu niệm TBT Lê Duẫn, đường 64 vào thôn Bích La,
cầu Triệu Đông, cầu Sãi, cầu Rì Rì, điện chiếu sáng quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Ái Tử,
góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu học hành, chăm sóc sức khoẻ và đi lại cho nhân dân
trên địa bàn; các chương trình, dự án mục tiêu, chương trình bê tông hoá GTNT, kiên cố
hoá: trường lớp học, kênh mương được tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch đề
ra. Hiện nay, huyện đang tích cực triển khai công tác GPMB để thi công các công trình:
Cầu cửa Việt , cầu Bắc Phước, đường Đại -Độ -Thuận- Phước; phối hợp với các ngành
cấp tỉnh khảo sát quy hoạch đường Hùng Vương nối dài; Khu đô thị Nam cầu Vĩnh
Phước, cầu Đại Áng- Đại Lộc, đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm đến.
Nhìn chung các công trình dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn. Tiến độ xây dựng các công trình tương đối đảm bảo, công tác giải
ngân vốn được quan tâm. Thủ tục về xây dựng cơ bản được tiến hành theo đúng quy định
về quản lý xây dựng. Công tác thanh tra kiểm tra giám sát cộng đồng và quản lý chất
lượng công trình được tăng cường hơn trước.
2.1.1.5 Công tác tài chính- Ngân hàng:
Tổng thu ngân sách năm 2007 là 97.625 triệu đồng, vượt 20,4% so với năm 2006,
thu trợ cấp cân đối 72.164 triệu đồng; thu kết dư và chuyển nguồn 15.012 triệu đồng.
Tổng chi ngân sách 97.625 triệu đồng trong đó chi đầu tư phát triển 15.821 triệu đồng,
tăng 41,4% so với năm trước; chi thường xuyên 80.804 triệu đồng, tăng 39,2% so với
năm trước; chi dự phòng 1000 triệu đồng.
Công tác quản lý tài chính nói chung và công tác thu, chi ngân sách nói riêng có nhiều cố
gắng, góp phần chủ động điều hành, quản lý ngân sách. Công tác chi được thực hiện theo
hướng tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng cho các lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn,

xoá đói giảm nghèo.
2.1.1.6 Công tác đối ngoại
Quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại tiếp tục được chú trọng, mở rộng và đạt
được những kết quả thiết thực. Các chương trình dự án, chính phủ, phi chính phủ nước
ngoài được thực hiện cơ bản đúng cam kết, góp nguồn lực quan trọng xây dựng cơ sở hạ
tầng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội huyện, xoá đói giảm nghèo, trong năm 2007 tổ
chức tầm nhìn Thế Giới đầu tư trên địa bàn huyên 7.6 tỷ đồng. Năm 2007 Dự án Na uy đã
kết thúc đầu tư trên địa bàn, tổng kinh phí dự án đầu tư thực hiện từ trước đến nay là 90 tỷ
đồng.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chức
năng tiến hành thủ tục giao nhận, thanh lý tài sản của dự án, mời kiểm toán đánh giá hiệu
quả dự án phát triển nông thôn vùng ven biển của huyện để rút kinh nghiệm tăng cường
quản lý khai thác có hiệu quả các công trình sau dự án kết thúc.
2.1.2 Xã hội
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được giữ vững. Các thiết
chế văn hoá thể thao từ huyện đến cơ sở từng bước được đầu tư, xây dựng đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Công tác chi trả chế độ chính sách, trợ cấp xã hội cho các đối tượng được thực hiện
kịp thời đầy đủ. Phong trào đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh, trong năm quỹ tình nghĩa
đã huy động được 497,3 triệu đồng. Quỹ vì người nghèo 658 triệu đồng. Đã xây dựng và
sửa chữa, bàn giao 334 nhà tình nghĩa, tình thương. Tiếp nhận 735 triệu đồng do tổ chức
SoDi( Đức) hỗ trợ để xây dựng nhà cho các nạn nhân chất độc màu da cam…
Công tác đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các tổ chức phi chính phủ đến
thăm, tìm hiểu, đầu tư trên địa bàn được thực hiện tốt.
Tóm lại trong những năm gần đây nền kinh tế huyện Triệu Phong tương đối phát
triển hơn so với những năm trước đây. Kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, dịch vụ và tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần. Cơ sở hạ tầng được tăng
cường; thu ngân sách đạt loại khá; bộ mặt nông thôn, thị trấn có nhiều khởi sắc, đời sống
nhân dân được nâng lên, nhất là được những kết quả quan trọng trên lĩnh vực xoá đói,
giảm nghèo, giải quyết việc làm, tạo nguồn nhân lực, quốc phòng an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế- xã hội huyện Triệu
Phong còn một số tồn tại, hạn chế như:
Nền kinh tế huyện vẫn còn chậm phát triển, chưa bền vững, năng suất, chất lượng, khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế, từng ngành, từng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Kết cấu
hạ tầng còn yếu kém, chất lượng nguồn lực thấp, chuyển dịch lao động còn chậm. Nguyên
nhân một phần là do việc tập trung vốn đầu tư cho xây dựng đầu tư cơ bản chưa được
quan tâm đúng mức.
Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển chưa mạnh sức mua còn hạn chế, mạng
lưới chợ nông thôn xuống cấp chưa được đầu tư, xây dựng.
Một số chủ đầu tư thiếu tích cực trong lập thủ tục đầu tư XDCB, công tác phê
duyệt, thẩm định dự án của các ngành chuyên môn còn chậm. Một số dự án triển khai
chậm không đảm bảo tiến độ như: nhà thi đấu TDTT, đường nối từ tỉnh lộ 68 đi Triệu
Đông.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở đầu tư chưa
đúng mức. Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh nhân dân ở tuyến cơ sở còn hạn
chế.
Cơ sở vật chất trường lớp mặc dù có những tiến bộ nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ
vẫn chưa đáp ứng cho việc dạy và học theo phương pháp đổi mới. Hệ thống giáo dục
mầm non phân tán, cơ sở các khu vực xuống cấp chậm được khắc phục.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tình hình tội phạm còn tiềm ẩn
nhiểu phức tạp, nhất là khiếu nại tố cáo trên lĩnh vực đất đai…
Kết quả như vậy một phần là do công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện
Triệu Phong chưa thực sự hiệu quả.
2.2 Thực trạng công tác thu chi ngân sách nhà nước ở huyện Triệu phong trong thời
gian qua
2.2.1 Tình hình thu chi ngân sách trong những năm qua:
Năm 2007 là năm đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2007 – 2010 và năm
thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 17 về kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010. Trên cơ sở Quyết định số 85/2006/QĐ – UBND
ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh Quảng trị và Nghị quyết số 7b/2006/NQ – HĐ ngày

22/12/2006 của Hội đồng nhân dân huyện về dự toán thu chi và phân bổ ngân sách năm
2007. UBND huyện đã tuyệt đối tuân thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các ban ngành cấp
tỉnh, mặt khác tích cực chỉ đạo các cơ quan, ban ngành của huyện, các xã, thị trấn, phấn
đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch thu chi ngân sách đã đề ra.

2.2.1.1Về thu ngân sách:
Tổng thu ngân sách năm 2007 là 97.625 triệu đồng đạt 146,8% KH, trong đó thu
trên địa bàn 10.449 triệu đồng đạt 114,5% KH, thu trợ cấp 72.164 triệu đồng đạt 125,8%
KH.
Dự toán HĐND giao NSNN năm 2007
STT

NỘI DUNG
T. Số Huyện

Xã T. Số Huyện


TỔNG THU NSNN
66,482

63,954 2,528

97,625

94,825

2,800

A

TỔNG THU NS ĐỊA
BÀN 9,125 6,597 2,528

10,449

7,921 2,528

1 Thu từ khu vực ngoài QD 2,700 2,327 373 3,785 3,413 372
Thuế VAT và TNDN 2,460 2,232 228 3,535 3,309

226
Thuế môn bài 240 95 145 247 101 146
Thuế tiêu thụ đặc biệt 0 2 2

Thu khác ngoài quốc
doanh
0 1 1


2 Lệ phí trước bạ 700 676 24 871 784

87

3 Thuế sử dụng dất NN 120 120 122 122

4 Thuế nhà đất 290 87 203 260 78

182

5 Phí và lệ phí 1,030 57 973 861 22


39

6 Thuế chuyển quyền SDĐ 50 15 35 58 17 41

7 Thu tiền sử dụng đất 3,300 3,300 3,450 3,450


8 Tiền thuê đất 85 85 117 117
9
Thu từ quỹ đất 5% và
HLCS
800 800 800 800

10 Thu khác 50 50 125 40

5

B THU KẾT DƯ
5,015 4,743

272

C THU CHUYỂN NGUỒN

9,997

9,997

D THU TRỢ CẤP 57,357


57,357 0 72,164

72,164


1 Thu trợ cấp cân đối 57,357

57,357 7,357 7,357


2 Thu trợ cấp mục tiêu 14,807

4,807


Nhìn chung thu ngân sách năm 2007 đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề
ra. Một số nguồn thu đạt tỷ lệ khá cao như thu từ đấu giá quyền sử dụng đất (138%), lệ
phí trước bạ (124,4%), thuế VAT và TNDN (143,7%).
Nguyên nhân tăng giảm của một số nội dung thu:
- Về đấu giá QSDĐ: Năm 2007, UBND tỉnh giao KH thu tiền đấu giá QSDĐ 2.500 triệu
đồng, Nghị quyết HĐND huyện đề ra mức phấn đấu 3.300 triệu đồng. Nguồn thu này
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn. UBND huyện đã chỉ đạo Hội
đồng đấu giá quyền sử dụng đất của huyện tiến hành đấu giá các lô đất tại Thị Trấn Ái tử,
xã Triệu đại, đến nay nguồn thu này đạt 3.450 triệu đồng, so với KH UBND tỉnh giao đạt
138%, so với Nghị quyết HĐND huyện đạt 104,5%. Đây là một cố gắng rất lớn của các
ngành, các xã, thị trấn, đặc biệt có sự đóng góp tích cực của Hội đồng đấu giá quyền sử
dụng đất huyện.
- Thu khu vực ngoài quốc doanh thực hiện 3.785 triệu đồng, đạt 140,2% KH (Thuế GTGT
và TNDN 143,7%, thuế môn bài thực hiện 102,9% KH). Nguyên nhân nguồn thu này

tăng là có nhiều cố gắng của ngành thuế, tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn các DN
thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường
hợp dây dưa, vi phạm việc nộp thuế theo Luật quản lý thuế quy định. Mặt khác là các DN
đã biết chủ động khai thác nguồn hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh nên số thu năm
2007 tăng đáng kể so với năm 2006.
- Tiền thuê đất thực hiện 117 triệu đồng, đạt 137,6% KH. Nguồn thu này tăng cao là nhờ
điều chỉnh hệ số lần tính và nhờ có sự rà soát kỹ lưỡng của cơ quan Thuế đối với các hộ
thuê đất phát sinh trong năm đưa vào quản lý.
- Lệ phí trước bạ thực hiện 871 triệu đồng, đạt 124,4% KH, đây là nguồn thu không cố
định và phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của huyện, trong năm việc đấu giá
QSDĐ tương đối thuận lợi, điều kiện đời sống nhân dân huyện nhà tăng lên đáng kể do đó
nguồn thu này cũng tăng theo tỷ lệ.
- Thu trợ cấp 72.164 triệu đồng đạt 125,8% KH (trong đó thu trợ cấp cân đối đạt 100%,
thu trợ cấp mục tiêu 14.807 triệu đồng). Thu trợ cấp đạt cao là nhờ vào nguồn thu trợ cấp
mục tiêu bổ sung trong năm, trong đó bao gồm:
+Thu bổ sung kinh phí bầu cử Quốc hội: 279 triệu đồng
+Thu bổ sung kinh phí kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí Thư Lê Duẩn và 35 năm giải
phóng quê hương Triệu phong: 250 triệu đồng
+Thu bổ sung khắc phục thiên tai: 1.150 triệu đồng
+Thu bổ sung tiêu huỷ dịch LMLM: 31 triệu đồng
+Thu bổ sung diễn tập khu vực phòng thủ: 80 triệu đồng
+Thu bổ sung tiền lương mới 9.224 triệu đồng
+Thu bổ sung BTHGTNT: 1.600 triệu đồng
+Thu bổ sung KCHKM: 800 triệu đồng
+Thu bổ sung các khoản phụ cấp cán bộ xã: 847 triệu đồng
+Thu bổ sung kinh phí cải cách hành chính và Ban chỉ đạo 120: 22 triệu đồng
+Thu bổ sung kinh phí giám sát đầu tư cộng đồng: 24 triệu đồng
+Thu bổ sung kinh phí xây dựng trụ sở UBND xã Triệu Lăng: 500 triệu đồng.
-Thu chuyển nguồn và thu kết dư từ năm 2006 chuyển qua năm 2007 thực hiện: 15.012
triệu đồng.

Bên cạnh các khoản thu đạt và vượt kế hoạch, vẫn còn một số khoản thu như Thuế
nhà đất thực hiện 260 /290 triệu đồng, đạt 89,7% KH; phí lệ phí thực hiện 861/1030 triệu
đồng, đạt 83,6% KH, So với cùng kỳ năm trước giảm 21%; đây là hai nguồn thu chủ yếu
phân cấp, cân đối cho các xã, thị trấn nhưng các địa phương chưa thực sự quan tâm đúng
mức nên tỷ lệ đạt thấp.
2.2.1.2 Chi ngân sách:
2/Chi ngân sách

Dự toán năm
2007
TH năm 2007
Nội dung


×