Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.11 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
3.1 các sản phẩm tín dụng ngắn hạn:
Cho vay ngắn hạn là hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng Phương Đông chi nhánh
Gia Định, trong đó tập trung vào sản phẩm cho vay để sản xuất kinh doanh, bao gồm cho
cho vay đối với cả doanh nghiệp và cá nhân. Ngoài ra còn một số sản phẩm tín dụng ngăn
hạn khác như:
- Cho vay để sản xuất kinh doanh.
- Cho vay để kinh doanh chứng khoán.
- Cho vay mua cổ phần cổ phiếu công ty.
Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức vay phù hợp với khả năng trả nợ của mình
(vay trả góp, vay thông thường)
- Vay trả góp: trả một số tiền cố định hàng tháng (bao gồm một phần vốn gốc và lãi
vay).
- Vay thông thường: trả lãi hàng tháng, vốn gốc trả cuối kỳ.
3.2 Quy định cho vay ngắn hạn tại chi nhánh
3.2.1 Quy định cho vay ngắn hạn
3.2.1.1 Đối tượng áp dụng
3.2.1.1.1 Đối tượng được phép vay vốn
• Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:
- Các pháp nhân là soanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công
ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức có đủ điền kiện quy
định tại điều 94 của bộ luật dân sự.
- Cá nhân: hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh.
• Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài
3.2.1.1.2 Đối tựong không được cho vay
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc.
- Cán bộ nhân viên Ngân hàng Phương Đông thực hiện việc thẩm định, quyết định
cho vay.
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc,
Phó Tổng Giám Đốc. Việc cho vay đối với người vay là bố mẹ, vợ chồng, con của


Giám Đốc, Phó Giám Đốc chi nhánh thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị
Ngân hàng Phương Đông.
3.2.1.2 Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn Ngân hàng Phương Đông phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
3.2.1.3 Điều kiện vay vốn
Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự
theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuấ kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả.
3.2.1.4 Thời hạn cho vay
Ngân hàng Phương Đông và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vao chu
kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách
hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, và thời hạn cho vay ngắn hạn là không quá 12
tháng.
Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thì thời hạn cho vay không quá thời
hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh
sống, hoạt động tại Việt Nam.
3.2.1.5 Mức cho vay
Theo quy định tại Ngân hàng Phương Đông thì quy định mức cho vay như sau:
- Mức cho vay của các món vay đối với một khách hàng tại phong giao dịch trực
thuộc chi nhánh Gia Định là không quá 100 triệu đồng. những món vay có giá trị
lớn hơn 100 triệu đồng thì các phòng giao dịch sẻ chuyển về cho chi nhánh giải
quyết.
- Mức cho vay tối đa với một khách hàng tại chi nhánh Gia Định là không quá 5 tỷ

đồng, những món vay lớn hơn 5 tỷ đồng thì sẻ chuyển về cho Hội sở quyết định.
3.2.2 Quy trình cho vay ngắn hạn
Trình tự thủ tục cấp tín ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định được
thực hiện theo quy trình sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận nhu cầu tín dụng, lập tờ trình thẩm định
TT
Nội dung công việc
Người
chịu trách
nhiệm
1 Trình bày nội dung. KH
2 Tiếp nhận nhu cầu tín dụng của KH.
Phỏng vấn sơ bộ KH về phương án, mục đích, số tiền, khả năng trả
nợ, tài sản đảm bảo, điều kiện cấp tín dụng.
Quyết định chấp nhận hoặc từ chối nhu cầu tín dụng.
TP.KD
3 Làm việc cụ thể với KH về nhu cầu tín dụng. Hướng dẫn chi tiết về
điều kiện, thủ tục cấp tín dụng. Lập và giao cho KH phiếu tiếp nhận
hồ sơ và bảng kê hồ sơ cần phải bổ sung (theo mẫu).
Lập và giao cho KH phiếu hẹn thẩm định tài sản đảm bảo
NV.KD
(theo mẫu) và kết hợp xác minh tại hiện trường tình hình sản xuất
kinh doanh.
Thông báo ngày giờ đi xác minh cho nhân viên TĐTS cùng đi.
4 Chuẩn bị giấy tờ, tài liệu và nộp hồ sơ vay đầy đủ theo hương dẫn
của nhân viên kinh doanh.
KH
5 Tiếp nhận hồ sơ đã được KH bổ sung hoàn chỉnh NV.KD
Đi thực tế để xác minh: NVKH phỏng vấn KH và đi xác minh tại
thực tế các vấn đề trọng yếu nêu tại hồ sơ.

Cùng với nhân viên TĐTS, thẩm định tại nơi tài sản đảm bảo tọa lạc
(theo quy trình thẩm định tài sản).
Tham khảo thông tin CIC và trong nội bộ ngân hàng nhằm xác định
tình hình công nợ của KH tại ngân hàng và ngân hàng khác và quá
trình giao dịch của KH tại ngân hàng (nếu có).
NV.TĐ.TS
6 Thẩm định các nội dung sau:
Đánh giá chung về KH.
Tình hình tài chính KH.
Tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn, dự án đầu tư và
khả năng trả nợ.
Tài sản bảo đảm.
Tổng kết toàn diện các rủi ro và biện pháp phòng ngừa.
( Lập tờ trình thẩm định theo mẫu).
NV.KD
7 Nghiên cứu, xem xét tờ trình thẩm định của NV.KD và đề xuất ý
kiến.
TP.KD
Giai đoạn 2: Tái thẩm định và phê duyệt thẩm định
TT Nội dung công việc
Người
chịu trách
nhiệm
1 Tiếp nhận nhận hồ sơ tù phòng kinh doanh, ghi vào sổtheo dõi hồ sơ
và phân công các bộ tái thẩm định.
TP.QLRR
.CN
2 Tái thẩm định và lập báo cáo tài chính thẩm định theo mẫu. Trình hồ
sơ cho TP.QLRR.CN.
CB.QLR

R.CN
3 Nghiên cứu xem xét tờ trình tái thẩm định và đề xuất ý kiến. TP.QLRR
.CN
4 Xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình đề xuất của CBTD và TP.KD. BTD.CN/
Phê duyệt cho vay hoặc không cho vay. lãnh đạo
CN
5 Thông báo cho KH về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay của
Ngân hàng.
Hướng dẫn KH bổ sung các yêu cầu của Ngân hàng.
NV.KD
Giai đoạn 3: Hoàn tất thủ tục sau phê duyệt và giài ngân
Nội dung công việc
Người
chịu trách
nhiệm
1 Bổ sung hồ sơ, tài liệu và các vấn đề khác theo hướng dẫn của
NV.KD. Nếu vay theo hạn mức thì KH phải bổ sung thêm giấy nhận
nợ.
KH
2 Kiểm tra các bổ sung của KH.
Dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các văn bản có liên
quan.
Trình ký hợp đồng TD và các văn bản pháp lý có liên quan.
NV.KD
3 Kiểm tra hồ sơ vay và ký tên trên hợp đồng tín dụng và văn bản pháp
lý liên quan.
TBP.TD,
TP.KD
GĐ.CN.
4 Hẹn ngày giờ đi công chứng, giao dịch đảm bảo với KH.

Tiếp nhận giấy tờ và hiện vật tài sảnbảo đảm, lập giấy biên nhận hồ
sơ tài sản bảo đảm.
Đăng ký giao dịch bảo đảm.
NV.KD
5 Kiểm tra tính đầy đủ chính xác và phù hợp của hợp đồng tín dụng và
văn bản pháp lý liên quan, điều kiện giải ngân.
Phối hợp với các bộ phận lien quan để cân đối nguồn vốn đối với các
khoản vay lớn.
NV.KD
6 Ký duyệt giấy nhận nợ và ký tắt trên các chứng từ rút vốn. GĐ.CN
TP.KD
7 Thực hiện các bước mở tài khoản (vay) KH, tạo hạn mức cho KH
theo chương trình phân hệ tín dụng của hệ thống T24
NV.KD
Chuyển hồ sơ để phòng QLRR hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt
trên phân hệ tín dụng.
Nhập thông tin tài sản bảo đảm vào hệ thống T24, in chứng từ nhập
tài sản đảm bảo.
Chuyển cho phòng QLRR bản chính hồ sơ sở hửu TS đảm bảo, giấy
biên nhận hồ sơ TS bảo đảm, và chứng từ nhập kho.
8 Căn cứ hồ sơ tín dụng do NV.KD gửi. kiểm tra sự phù hợp hồ sơ, và
thông tin đã nhập, duyệt để cập nhật thông tin và quyệt để giải ngân
vào tài khoản working account.
Nhận bản gốc hồ sơ sở hữu TS bảo đảm, kiểm tra tính hợp pháp, đầy
đủ của hồ sơ, ký tắt trên giấy biên nhận và bao niêm phong, duyệt
trên hệ thống và chuyển hồ sơ sở hữu TS cho bộ phận kho quỹ.
Có thẩm
quyền
9 Kiểm tra hồ sơ sở hữu TS phù hợp với liệt kê trên giấy biên nhận và
chứng từ nhập kho trên hệ thống.

BP.KQ
10 Chuyển hồ sơ bộ phận giao dịchvà tiền gửi để giải ngân cho KH. Hồ
sơ gồm: chứng từ rút vốn vay (ủy nhiệm chi, giấy rút tiền mặt…),
bản thứ 2 của hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ.
Sắp xếp và lưu giữ toàn bộ hồ sơ tín dụng.
NV.KD
11 Giải ngân theo hồ sơ đã phê duyệt trên giấy nhận nợ và chứng từ rút
vốn có ký tắt của GĐ.CN.
Chuyển chứng từ giải ngân cho phòng kế toán và ngân quỹ để hậu
kiểm trước khi đóng chứng từ.
BP.GD
Giai đoạn 4: Giám sát và kiểm tra sau khi giải ngân
TT Nội dung công việc Người
chịu trách
nhiệm
1 Kiểm tra sủ dụng vốn vay theo mẫu quy định NV.KD
2 Giám sát việc chấp hành đúng các quy định về giám sát và kiểm tra
sau khi giải ngân.
Xử lý kịp thời các báo cáo và đề xuất của NV.KD
TP.KD
3 Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và đề xuất biện pháp xử lý. BP.QLRR
Giai đoạn 5: Theo dõi, đôn đốc thu hồi vốn gốc và lãi vay
TT Nội dung công việc
Người
chịu trách
nhiệm
1 Theo dõi hợp đồng tín dụng, các báo cáo từ phân hệ tín dụng để
thông báo nhắc nhở các KH sắp đến hạn trả vốn lãi trong 10 ngày sắp
tới, sử dụng các hình thức để thông báo như: văn bản, điện thoại,
email, nhắn tin bằng dịch vụ SMS của Ngân hàng.

Trường hợp KH không có khả năng trả, tùy theo điều kiện thực tế, thì
lập tờ trình đề nghị cơ cấu lại nợ hoặc theo dõi chuyển nợ quá hạn.
Đối với KH quá hạn lâu hoặc có dấu hiệu bất thường, CB.TD đến tận
nơi cư ngụ, trụ sở, nơi sản xuất kinh doanh của KH để nắm bắt tình
hình, lập biên bản làm việc (theo mẫu) và báo cáo cho lãnh đạo P.KD
nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
NV.KD
2 Giám sát việc chấp hành đúng các quy định về đôn đốc thu hồi vốn
gốc và lãi vay của NV.KD.
Xử lý kịp thời các báo cáo và đề xuất của NV.KD.
TP.KD
Giai đoạn 6: Thu nợ gốc và lãi vay
TT Nội dung công việc
Người
chịu trách
nhiệm
1 Đến kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng, KH trả lãi hoặc trả
vốn cho Ngân hàng.
KH
2 Vào các kỳ thu lãi theo quy định, kiểm tra lại mức lãi suất áp dụng,
điều chỉnh lại (nếu có), tinh số tiền lãi hoặc lãi phạt, lãi quá hạn (nếu
có), thông báo cho bộ phận giao dịch và các đơn vị liên quan điều
chỉnh, thực hiện các bút toán điều chỉnh.
NV.KD
3 Tiếp nhận yêu cầu thanh tóan lãi, gốc của KH. BP.GD
4 Kiểm tra, ký và duyệt chứng từ trên hệ thống. TP.KD

×