Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VDSL CHƯƠNG 1_1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.31 KB, 14 trang )

ĐỒ ÁN HỆ THỐNG MẠNG
Đề tài:
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
VDSL

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG VÀ
MẠNG TRUY NHẬP
1.1 Xu hướng phát triển mạng viễn thông hiện nay
1.1.1 Xu hướng phát triển ở Việt Nam
Những năm gần đây, mạng lưới viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển
vượt bậc. 100% tỉnh, thành phố đã có tổng đài điện tử kỹ thuật số; 88,1% xã đã có
điện thoại với trên 6 triệu thuê bao điện thoại, đạt mức độ 6 máy/100 dân.
Về mạng truyền dẫn, ngoài mạng liên tỉnh và nội tỉnh, còn có mạng đường
trục Bắc – Nam sử dụng cáp quang và vi ba số. Mạng viễn thông quốc tế có 8 trạm
mặt đất thông tin vệ tinh Intersputnik, Intersat và 3 tổng đài quốc tế đặt tại Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hiện nay, mạng này kết nối với mạng cáp
quang biển quốc tế TVH (Thái Lan – Việt Nam – Hồng Kông) và mạng cáp quang
SCS (Trung Quốc – Việt Nam – Lào – Thái Lan – Malaysia - Singapore). Đồng
thời, Việt Nam cũng được tham gia khai thác tuyến cáp quang biển SEA-ME-WE3
nối từ Châu Âu sang Châu Á.
Về thông tin di động, hai mạng VinaPhone và Mobifone phủ sóng 64/64 tỉnh,
thành phố với tổng số hơn 3 triệu thuê bao đã thực hiện roaming và ứng dụng công
nghệ mạng thông minh (Intelligent Network) để gia tăng các loại hình dịch vụ.
Về mạng truyền dữ liệu, có 2 tổng đài Frame Relay Gateway quốc tế đặt tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Về mạng báo hiệu, hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam sử dụng cả hai
loại báo hiệu R2 và SS7. Mạng báo hiệu số 7 (SS7) được đưa vào khai thác tại
Việt Nam theo chiến lược triển khai từ trên xuống dưới theo tiêu chuẩn của ITU
(khai thác thử nghiệm từ năm 1995 tại VTN và VTI). Cho đến nay, mạng báo hiệu
số 7 đã hình thành với một cấp STP (Điểm chuyển mạch báo hiệu) tại 3 trung tâm
(Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) của 3 khu vực (Bắc, Trung, Nam) và đã phục vụ


khá hiệu quả.
Về mạng đồng bộ, hiện nay VNPT đã thực hiện xây dựng giai đoạn 1 và giai
đoạn 2 với ba đồng hồ chủ PRC tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số
đồng hồ thứ cấp SSU. Mạng đồng bộ Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc chủ tớ có
dự phòng, bao gồm 4 cấp, hai loại giao diện chuyển giao tín hiệu đồng bộ chủ yếu
là 2 MHz và 2 Mb/s. Pha 3 của quá trình phát triển mạng đồng bộ đang được triển
khai nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng mạng và chất lượng dịch vụ.
Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, trước sự phát triển nhanh chóng
của các mạng dữ liệu (dẫn đầu là mạng Internet với tốc độ tăng 200%/năm) và sự
thay đổi không ngừng của công nghệ, mạng viễn thông Việt Nam nhất thiết phải có
sự thay đổi về công nghệ để theo kịp nhịp độ phát triển và nhu cầu của người sử
dụng. Xu hướng phát triển mới hiện nay là hội tụ viễn thông - tin học: hội tụ về
loại hình thông tin như: thoại, dữ liệu, âm nhạc và hình ảnh; Về ứng dụng như:
Mạng riêng ảo-IP (IP-VPN), trung tâm-IP (IP-Center) hay bản tin hợp nhất
(Unified Messaging); Về hình thức truy nhập như: Mạng chuyển mạch công cộng
(PSTN), đường dây thuê bao số (xDSL), IP, cáp, vô tuyến, vệ tinh; và về thiết bị
như: điện thoại, máy tính, máy di động
Việc hội tụ viễn thông – tin học phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc tạo
ra một mạng có hạ tầng thông tin duy nhất; dựa trên công nghệ chuyển mạch gói,
triển khai các dịch vụ nhanh chóng, đa dạng, hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố
định và di động, giữa vô tuyến và hữu tuyến, và tích hợp cộng nghệ viễn thông, tin
học. Yêu cầu đặt ra là mạng phải có cấu trúc đơn giản, linh hoạt, có tính mở, cung
cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên cơ sở hạ tầng thông tin thống nhất
đáp ứng mục tiêu đa dạng hoá dịch vụ với giá thành thấp, giảm thiểu thời gian đưa
dịch vụ mới ra thị trường, giảm chi phí khai thác mạng và dịch vụ đồng thời nâng
cao hiệu quả đầu tư và tạo nguồn doanh thu mới ngoài doanh thu ngoài doanh thu
từ các dịch vụ truyền thống.
Theo định hướng đến năm 2010 của VNPT, mạng lưới viễn thông Việt Nam
sẽ được phát triển theo hướng tích hợp giữa hai mạng thoại và dữ liệu và đưa ra mô
hình mạng thế hệ kế tiếp NGN (Next Generation Network), gồm bốn lớp: lớp ứng

dụng và dịch vụ, lớp điều khiển, lớp truyền tải và lớp truy nhập.
1.1.2 Xu hướng phát triển trên thế giới
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin mới bắt nguồn từ công nghệ, đa
phương tiện, những biến động xã hội, toàn cầu hoá trong kinh doanh và giải trí,
phát triển ngày càng nhiều khách hàng sử dụng phương tiện điện tử. Biểu hiện đầu
tiên của xa lộ thông tin là Internet, sự phát triển của nó là minh hoạ sinh động cho
những động thái hướng tới xã hội thông tin.
Nền tảng cho xã hội thông tin chính là sự phát triển của các dịch vụ viễn
thông. Mềm dẻo, linh hoạt và gần gũi với người sử dụng là mục tiêu hướng tới của
chúng. Nhiều loại hình dịch vụ viễn thông mới đã ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin
ngày càng cao của khách hàng. Dịch vụ ngày nay đã có những thay đổi về căn bản
so với dịch vụ truyền thống trước đây (chẳng hạn như thoại). Lưu lượng thông tin
cuộc gọi là sự hoà trộn của các dịch vụ thoại và phi thoại. Lưu lượng phi thoại liên
tục gia tăng và biến động rất nhiều. Hơn nữa cuộc gọi số liệu diễn ra trong khoảng
thời gian tương đối dài so với thoại thông thường (chỉ vài phút). Chính những điều
này đã gây một áp lực cho mạng viễn thông hiện nay, phải đảm bảo truyền tải
thông tin tốc độ cao với giá thành hạ. Ở một góc độ khác, sự ra đời của những dịch
vụ mới này đòi hỏi phải có công nghệ thực thi tiên tiến. Việc chuyển đổi từ công
nghệ tương tự sang công nghệ số đã đem lại sức sống mới cho mạng viễn thông.
Tuy nhiên, những loại hình dịch vụ trên luôn đòi hỏi nhà khai thác phải đầu tư
nghiên cứu những công nghệ viễn thông mới ở cả lĩnh vực mạng và chế tạo thiết
bị. Cấu hình mạng hợp lí và sử dụng các công nghệ chuyển giao thông tin tiên tiến
là thử thách đối với nhà khai thác cũng như sản xuất thiết bị.
Có thể khẳng định giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển dịch giữa công nghệ
thế hệ cũ (chuyển mạch kênh) sang dần công nghệ mới (chuyển mạch gói), điều đó
không chỉ diễn ra trong hạ tầng cơ sở thông tin mà còn diễn ra trong các công ty
khai thác dịch vụ, trong cách tiếp cận của các nhà khai thác khi cung cấp dịch vụ
cho khách hàng.
1.2 Tổng quan về mạng truy nhập
1.2.1 Giới thiệu chung

Mạng truy nhập gồm tất cả các thiết bị nằm giữa tổng đài nội hạt và thiết bị
Mạng truy nhập
Hộp cáp




Tổng
đài
Tủ cáp






đầu cuối khách hàng thực hiện chức năng kết nối thuê bao đến mạng chuyển mạch
để cung cấp các dịch vụ tích hợp như thoại, dữ liệu. Mạng truy nhập là phần tử
quan trọng và lớn nhất của bất kỳ mạng Viễn Thông nào với chi phí xây dựng ít
nhất chiếm 50% toàn bộ mạng. Chất lượng và hiệu năng của mạng truy nhập ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp dịch vụ của toàn bộ mạng Viễn Thông.
Hình 1.1 Tổng quan mạng truy nhập



Nhìn từ khía cạnh môi trường truyền dẫn, mạng truy nhập có thể chia thành
hai loại lớn: có dây và không dây:
 Mạng có dây có thể là mạng cáp đồng, cáp quang, cáp đồng trục hay
mạng cáp lai ghép.
 Mạng không dây bao gồm mạng vô tuyến cố định và mạng di động.

 Nhìn từ khía cạnh công nghệ, mạng truy nhập có một số công nghệ chính như
sau:
 Công nghệ sử dụng ISDN và B-ISDN.
 Công nghệ sử dụng modem băng tần thoại.
 Công nghệ truy xuất T1/E1sử dụng cáp thuê bao nội hạt.
 Công nghệ sử dụng modem cáp.
 Công nghệ phân phối dịch vụ đa điểm đa kênh (MMDS).
 Công nghệ phân phối dịch vụ nội hạt (LMDS).
 Công nghệ sử dụng qua vệ tinh.
 Công nghệ truy nhập xDSL.
Mạng truy nhập ngày nay là một thực thể phức tạp, nó là mạng phối hợp của
nhiều môi trường truyền dẫn và công nghệ truy nhập khác nhau để phục vụ cho
nhiều loại khách hàng với nhu cầu khác nhau trong một khu vực rộng lớn và không
đồng nhất.Môi trường truyền dẫn chính trong mạng truy nhập hiện nay là cáp đồng
(Chiếm khoảng 94% toàn bộ môi trường mạng), việc tận dụng cơ sở hạ tầng rất lớn
này là rất cần thiết và có lợi mà công nghệ truy nhập đường dây thuê bao số xDSL
chính là giải pháp cho vấn đề này. Mạng truy nhập quang là mục tiêu hướng tới của
mạng truy nhập trong tương lai để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng
với tốc độ và chất lượng cao. Ngoài ra, phương thức truy nhập vô tuyến cũng phát
triển rất mạnh với hàng trăm triệu thuê bao trên khắp thế giới ở các mạng GSM,
CDMA, mạng truy xuất qua vệ tinh…Để tận dụng ưu điểm của phương thức này
cùng với cơ sở hạ tầng sẵn có phương thức truy nhập cố định vô tuyến ra đời và
đang được phát triển ở cả các vùng đô thị lớn đến các khu vực có địa hình hiểm
trở.
Ngày nay khi mà cơ cấu dịch vụ thay đổi, yêu cầu của khách hàng không chỉ
đơn thuần là các dịch vụ thoại/fax truyền thống mà cả các dịch vụ số tích hợp với
yêu cầu băng thông lớn, chất lượng cao đã thúc đẩy các công nghệ và thiết bị truy
nhập liên tiếp ra đời với tốc độ chóng mặt. Thậm chí nhiều dòng sản phẩm chưa
kịp thương mại hoá đã trở nên lỗi thời. Hình 1.2 cho chúng ta thấy tiến trình phát
triển của các thiết bị truy nhập trong mạng Viễn Thông.

















Hình 1.2 Sự ra đời của các dòng thiết bị truy nhập
Dòng thiết bị hỗ trợ dịch vụ băng rộng đầu tiên và được tích hợp phía thuê
bao là DLC thế hệ 3 hay NDLC ra đời vào những năm cuối thế kỷ 20. Thiết bị này
có nhiều điểm tương đồng với ATM DSLAM do cùng sử dụng một công nghệ và
kiến trúc tương tự nhau (Để hiểu thêm về DLC xem phụ lục A). NDLC thể đấu nối
và phối hợp hoạt động với nhau tạo thành một mạng ATM diện rộng thống nhất,
chuyển mạch gói với băng thông tương đối lớn cho phép cung cấp các dịch vụ dữ
liệu một cách tương đối mềm dẻo (Hình 1.3). Đặc tính của dòng thiết bị này như
sau:
Năm 1890
Cáp đồng
1
-
2G DLC

Năm 1970
V5 DLC
Giữa thập kỷ 90
NG DLC
Cuối thập kỷ 90
Truy nhập IP

Đầu thế kỉ 21

 Cung cấp giải pháp truy nhập băng rộng tạm thời qua mạng lõi ATM.
 Sử dụng công nghệ xDSL để truy nhập dữ liệu tốc độ cao.
 Chuẩn V5.x để giao diện với mạng PSTN.
 Kết nối ATM với mạng đường trục hay qua mạng IP.
 Hỗ trợ các dịch vụ thoại/fax, ISDN và dữ liệu băng rộng.


















DLC
DLC

Trung kế

IP

EX
PSTN
ATM
EX

Cáp đồng



B-RAS
Hình 1.3 Thiết bị DLC thế hệ 3
Tuy nhiên dòng thiết bị này có một số nhược điểm sau:
 Băng thông và dung lượng hạn chế.
 Nút cổ chai trong vòng ring truy nhập nếu phần lớn các thuê bao đều sử
dụng dịch vụ xDSL và nút cổ chai trong mạng lõi ATM.
 Khó mở rộng dung lượng.
 Kiến trúc phức tạp, qua nhiều lớp (Ip qua ATM qua SDH/DSL).
 Giá thành và chi phí tương đối cao.
Sau DLC thế hệ 3 là dòng thiết bị truy nhập IP hay IP-DSLAM. Đây là dòng
thuê bao truy nhập tiên tiến nhất hội tụ nhiều công nghệ nền tảng trong mạng thế
hệ sau NGN (Để hiểu thêm về NGN xem phụ lục B). Dòng thiết bị này chạy trên
nền tảng mạng IP, IP-AN với những đặc điểm sau:

 Băng thông/ Dung lượng hầu như không hạn chế (Trên thực tế hầu như
không tắc nghẽn với băng thông trong khoảng 1-10Gbps).
 Truy nhập băng rộng IP.
 Dễ dàng mở rộng và tích hợp với mạng NGN (Trên nền mạng chuyển
mạch mềm).
 Cung cấp tất cả các dịch vụ qua một mạng Ip duy nhất mặc dù hệ thống
này vẫn hỗ trợ các đầu cuối tương tự truyền thống. Thiết bị này phối hợp
hoạt động với mạng IP qua media gateway.
 Giá thành tính cho từng thuê bao và chi phí vận hành mạng thấp.
 Kiến trúc đơn giản (IP over SDH).

Máy điện thoại IP

PSTN


Gate
w
ay

POTS PSTN








Hình 1.4 Thiết bị truy nhập IP cho thế hệ sau

Trong giai đoạn quá độ hiện nay, để việc đầu tư vào mạng truy nhập mang lại
hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật thì ngoài giải pháp kéo thêm cáp đồng đến khu
vực thuê bao còn có cách sử dụng các thiết bị truy nhập, hơn nữa để phù hợp với
xu thế tất yếu là tiến từ mạng PSTN lên mạng NGN khi mà mạng nội hạt chưa sẵn
sàng hỗ trợ các thiết bị truy nhập IP tiên tiến nhất thì cần phải có dòng thiết bị truy
nhập đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:
 Hỗ trợ các giao diện PSTN truyền thống, các đầu cuối analog.
 Có khả năng cung cấp các dịch vụ băng rộng và các dịch vụ mới khác.
 Hỗ trợ báo hiệu V5.x và có thể kết nối tới các tổng đài nội hạt đang sử dụng
(Tức là làm việc như là thiết bị DLC).
 Dễ dàng nâng cấp, tích hợp khi chuyển sang mạng NGN.
 Đảm bảo thời gian triển khai và chi phí phát thiển thuê bao không quá cao.
 Thiết bị sử dụng cho công nghệ xDSL là một trong những giải pháp hiệu
quả.
1.2.2 Các công nghệ truy nhập băng rộng
1.2.2.1 Modem cáp
Là thiết bị cho phép truy xuất thông tin tốc độ cao đến các server từ xa như
Internet server hay VoD server qua mạng truyền hình cáp (Cáp đồng trục) với tốc
độ thay đổi phụ thuộc vào hệ thống modem cáp, kiến trúc mạng cáp đồng trục và
lưu lượng trên modem.
Tốc độ theo chiều xuống có thể lên đến 27Mbps, tuy nhiên đây là dung lượng
tổng cộng của mọi người chia ra do cấu trúc mạng dạng nhánh, thường thì dung
lượng của một thuê bao chỉ từ 1-3Mbps. ở chiều lên có thể đạt được 10Mbps
nhưng thường là 1-2,5 Mbps
Ưu điểm của modem cáp là tận dụng được mạng truyền hình cáp sẵn có nên
giảm chi phí, các linh kiện tần số cao cần thiết cho hoạt động của modem cáp đã
trở nên rất rẻ và được bán đại trà. Nhưng cũng do làm việc ở tần số cao và có đến
90% cáp đi trong nhà mà các cáp này thường được lắp đặt vội vã, cẩu thả nên dễ
gây nhiễu cho tivivà các thiết bị khác, giải pháp ở đây là cần phải đi lại dây ở nhà.
Hơn nữa do việc sử dụng chung các kênh đường lên nên dễ gây tắc nghẽn.

Các nhà khai thác mạng cáp đồng trục đang tiến hành cải tiến hạ tầng mạng
cáp bằng cách đưa thêm mạng cáp quang vào mạng cáp đồng trục thay truyền dẫn
tương tự bằng truyền dẫn số được gọi là mạng lai ghép HFC: Mạng HFC cung cấp
gần 100 kênh truyền dẫn tốc độ cao (6 MHz) cho mỗi kênh phân phối các luồng
video tương tự, số, dữ liệu tới người sử dụng và có thể mở rộng các dịch vụ băng
rộng nhờ modem cáp. Tuy nhiên do đường truyền HFC là chung nên băng
thôngkhả dụng cho mỗi kênh khi có nhiều người sử dụng không cao bằng DSL.
1.2.2.2 Công nghệ truy nhập sử dụng cáp sợi quang
Cáp quang có nhiều ưu điểm mạnh hơn so với cáp đồng như sợi cáp quang
cho phép truyền tín hiệu có cự ly xa hơn, khả năng chống nhiễu và xuyên âm tốt,
băng tần truyền dẫn rất lớn đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ băng rộng tới
khách hàng… Mạng cáp quang chính là đích cuối cùng của các nhà quản lý mạng
Viễn thông để mở rộng các dịch vụ băng hẹp sang các dịch vụ băng rộng. Tuy
nhiên, việc xây dựng một mạng truy nhập cáp quang đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất
lớn, trong khi mạng cáp đồng nội hạt vẫn chưa sử dụng hết khấu hao. Hơn nữa,
nhu cầu sử dụng của mỗi thuê bao hiện nay vẫn chưa tận dụng hết khả năng của
cáp quang nên sẽ gây lãng phí. Giải pháp ở đây là lắp đặt cáp quang tới tận cụm
dân cư hay tới các toà nhà, các trụ sở cơ quan lớn rồi từ đây sẽ sử dụng cáp đồng
để truyền tín hiệu tới từng thuê bao. Việc tồn tại đôi dây cáp đồng ở đoạn cuối này
cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy xDSL phát triển vì xDSL hoàn toàn có thể
cung cấp các giải pháp truy nhập cho các dịch vụ tốc độ cao từ các khối ONU của
cấu trúc mạng truy nhập nói trên. Như vậy, công nghệ xDSL là giải pháp trung
gian hữu hiệu để cung cấp dịch vụ tới khách hàng trước khi có thể quang hoá mạng
truy nhập.
1.2.2.3 Công nghệ truy nhập vô tuyến
Công nghệ truy nhập vô tuyến có nhiều loại khác nhau. Công nghệ dịch vụ
phân phối đa điểm đa kênh MMDS là hỗn hợp của các dịch vụ video và truyền số
liệu tốc độ cao (chiều xuống lên tới 54Mbps). Hệ thống này cho phép các nhà cung
cấp dịch vụ ở xa không có cơ sở hạ tầng có thể cung cấp các truy nhập hiệu quả tới
khách hàng. MMDS đang có điều kiện thuận lợi để phát triển do ngày nay thị

trường điện thoại không dây và điện thoại di động đang được chú trọng. Tuy nhiên,
do cường độ tín hiệu rất thất thường và phải thực hiện tầm nhìn thẳng nên vùng
phủ sóng bị giới hạn. Hơn nữa, MMDS sử dụng hệ thống và công nghệ mới nên
cần có thời gian để mạng ổn định. Dịch vụ phân phối đa điểm nội hạt LMDS hay
hệ thống truyền hình tế bào gần giống hệ thống MMDS, nó hoạt động ở dải tần
27,5GHz -29,5GHz. Về mặt lý thuyết, LMDS phủ sóng một vùng với nhiều tế bào
nên tránh được tầm nhìn thẳng của MMDS, các tế bào lân cận sử dụng cùng một
tần số nhưng phân cực khác nhau, các vùng tối được phủ sóng bằng trạm tiếp vận
hay các bộ phản xạ sóng thụ động. Với kích thước tế bào nhỏ LMDS gây khó khăn
trong việc triển khai cho các vùng ngoại ô nhưng với máy phát công suất nhỏ hơn
và vùng phủ tế bào nên có thể giữ giá thành đầu tư ở mức thấp. Công nghệ truy
nhập qua vệ tinh có ưu điểm về tầm phủ sóng rộng, không bị ảnh hưởng bởi
khoảng cách cũng như các điều kiện địa lý, tốc độ truyền dẫn cao (có thể lên tới
23Mbps) nhưng độ trễ lan truyền lớn, các dịch vụ thông tin vệ tinh có thể bị máy
bay và các vệ tinh thấp hơn che khuất, tuổi thọ của vệ tinh có hạn và được xác định
bằng lượng nhiên liệu mà nó mang theo, việc cấp phép và quản lý tần số lại phức
tạp. Hơn nữa, giá của hệ thống thông tin vệ tinh cao nên công nghệ này vẫn chưa
thể được phổ dụng. Mạch vòng thuê bao vô tuyến WLL hay thông tin di động nội
vùng cũng là một giải pháp được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và đang được
phát triển tại Việt Nam. Công nghệ này được phát triển như một phương thức bổ
trợ cho các hệ thống mạng cáp thuê bao, mở rộng mạng điện thoại công cộng. Mặc
dù khả năng truyền tốc độ cao không bằng so với cáp đồng và chi phí cao hơn
nhưng WLL có nhiều ưu điểm trong các trường hợp cần giải quyết nhanh gọn và
địa hình phức tạp. So với cáp đồng và cáp quang thì hệ thống truy nhập vô tuyến
chịu ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn khắc nghiệt hơn.
1.2.2.4 Công nghệ xDSL
a. Tình hình phát triển của công nghệ truy nhập băng rộng
 Tống số thuê bao băng rộng toàn cầu đạt tới 175 triệu, so với 151 triệu vào
năm cuối tháng 12 năm 2004.
 Tổng số thuê bao DSL toàn cầu đạt tới mức 115 triệu, so với 97 triệu vào

cuối tháng 12 2004.
 Những kĩ thuật truy nhập băng rộng khác tới 61,4 triệu, so với 54,5 triệu vào
cuối tháng 12 năm 2004.
 Tăng trong 6 tháng của năm 2005
 Tổng số thuê bao băng rộng tăng 24,5 triệu.
 Tổng số thuê bao DSL tăng 17,7 triệu.
 Những thuê bao băng rộng khác tăng 6,8 triệu.
Trong 12 tháng từ quí 2 2004, thuê bao DSL tăng 51%.
Liên minh Châu Âu là thị trường băng rộng lớn nhất và khu vực DSL lớn nhất
thế giới.
 Trong liên minh Châu Âu, DSL hiện diện 81% của tổng số thuê bao truy
nhập băng rộng.
 Trong khu vực Mỹ LaTinh và Trung Đông và Châu Phi, DSL chiếm dữ
tương ứng 83% và 79,56%.
 Toàn bộ DSL tham gia vào tổng số thị truờng băng rộng là 65,2%.

×