Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.25 KB, 14 trang )

LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ THỰC
TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP
SỮA VIỆT NAM- VINAMILK
GVHD: TS. HỒ TIẾN DŨNG
Trình bày: Nhóm 7- K20QTKD- Đêm 4
Danh sách nhóm 7:
1. Hà Thị Thi Ân 2. Phạm Thị Xuân Huệ
3. Lê Nhựt Anh Khoa 4. Vũ Hoàng Nguyên
5. Bùi Đức Nguyên 6. Dư Quốc Thái
7. Trần Công Thăng 8. Trần Công Bằng
9. Vũ Thị Anh Thư 10. Đoàn Thị Ngọc Viên
11. Trương Tấn Cảnh 12. Trần Thúy Trân
13. Nguyễn Thị Nam Phương
1
NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỔI CUNG ỨNG
I. Các khái niệm.
II. Tầm quan trọng của QT chuỗi cung ứng.
III. Sự phối hợp giữa các bộ phận chuỗi cung ứng.
IV. Các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng:
V. Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng.
VI. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng.
PHẦN 2: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK
I. Giới thiệu sơ lược về Vinamilk.
II. Chuỗi cung ứng của Vinamilk.
III. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng của Vinamilk.
IV. Những yếu tố tạo nên thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của
Vinamilk.
V. Bài học rút ra từ thành công trong chuỗi cung ứng của Vinamilk
2
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỔI CUNG ỨNG


I. Các khái niệm.
1. Khái niệm về chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản
phẩm/ dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng
cuối cùng.
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Management): Quản trị chuỗi
cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu
theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả
ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Quản trị nhu cầu: là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung
ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả,
khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về
Marketing.
Quản trị Logistics & Quản trị chuỗi cung ứng:
Theo nghĩa rộng: Quản trị Logistics là quản trị chuỗi cung ứng.
Theo nghĩa hẹp: Khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên
ngoài thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng.
2. Mô hình chuỗi cung ứng:
3. Các yếu tố trong chuỗi cung ứng:
 Nhà sản xuất: Là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất
nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm.
 Nhà phân phối (nhà bán sỉ): là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các
nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng và bán sản
3
phẩm với số lượng lớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường
mua.
 Nhà bán lẻ: bán cho khách tiêu dùng cuối cùng.
 Khách hàng: là bất kỳ cá nhân/ công ty nào mua và sử dụng sản phẩm.
 Nhà cung cấp dịch vụ: là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt

động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần.
II. Tầm quan trọng của quản trọng chuỗi cung ứng.
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn:
1. SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
2. Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ SCM
có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình
luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ.
3. Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price,
Promotion, Place).
4. Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào
đúng thời điểm thích hợp.
5. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
với tổng chi phí nhỏ nhất.
6. Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều
kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá
thành công cho B2B
7. Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản
xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
8. Cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất
và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất
đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch.
9. Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp.
4
III. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng:
- Tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và giữa các công ty với
nhau.
- Để tăng cường sự phối hợp, lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng, tạo
mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp, cải tiến hệ thống
thông tin tốt hơn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn
- Thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong

chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung
ứng.
IV. Các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng:
1. Sản xuất:
Là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Hoạt
động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân
đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị.
2. Hàng tồn kho:
Hàng tồn có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu, bán thành
phẩm đến thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ
trong chuỗi cung ứng nắm giữ.
3. Vị trí:
5
Là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện trong chuỗi cung ứng.
4. Vận chuyển:
Là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện
khác nhau trong chuỗi cung ứng.
5. Thông tin:
Là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố trên. Thông tin tốt giúp đưa
ra những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và
cách vận chuyển tốt nhất.
6. Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng
Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ những hoạt động tác nghiệp và đồng thời cũng
là sự hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng. Bằng việc sử dụng hệ thống
mạng dữ liệu tốc độ cao và cơ sở dữ liệu, các công ty có thể chia sẻ dữ liệu để
quản lý toàn diện chuỗi cung ứng. Hiệu qu ả sử dụng công nghệ này là một vấn
đề cốt yếu để thành công trong công ty.
Ba chức năng cấu tạo nên một công nghệ cho tất cả các hệ thống thông tin hoạt
động đó là:
Thu nhập và giao tiếp dữ liệu

Lưu trữ và phục hồi dữ liệu
Xử lý và báo cáo dữ liệu
Đo lường hiệu quả thực hiện SCM
1. Tiêu chuẩn giao hàng:
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn. Nó được biểu hiện bằng tỉ lệ
phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách
hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng.
Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một
phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian
yêu cầu.
2. Tiêu chuẩn chất lượng:
6
- Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa
mãn của khách hàng về sản phẩm. Chất lượng có thể được đo lường thông qua
những điều mà khách hàng mong đợi.
- Lòng trung thành của khách hàng cũng là một tiêu chuẩn liên quan đến
chất lượng. Tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng
vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần.
3. Tiêu chuẩn thời gian:
- Tổng thời gian bổ sung hàng được tính trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu
chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này, thì thời gian tồn
kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Thời gian tồn kho sẽ được tính cho
mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ,
bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại.
- Thời gian thu hồi công nợ. Nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua
sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa. Thời gian thu nợ
phải được cộng thêm cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời
hạn thanh toán.
èTổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận
được tiền:

Chu kỳ kinh doanh= số ngày tồn kho + số ngày công nợ.
4. Tiêu chuẩn chi phí
 2 cách để đo lường chi phí:
 Đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho
và chi phí công nợ. Thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm
của những nhà quản lý khác nhau.Vì vậy không giảm được tối đa tổng chi
phí.
 Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia
tăng và năng suất sản xuất.
 Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:
Doanh số - Chi phí nguyên vật liệu
7
Hiệu quả=
Chi phí lao động + chi phí quản lý
Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng:
1. Thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng:
- Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín : có thể thống
nhất hướng về thị trường, thống nhất lùi về phía sau chuỗi cung ứng hoặc là
hợp nhất theo chiều dọc.
- Đơn giản hóa quá trình chủ yếu : dùng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá
trình quá phức tạp hay quá lỗi thời, khi đó cấn sự thay đổi, điều chỉnh lại
những chỗ bị lỗi mà không cần quan tâm đến quá trình hiện tại.
- Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ : có thể
giảm nhà cung cấp bằng cách chọn những nhà cung cấp tốt nhất hoặc xây
dựng thêm nhà máy, nhà kho ở địa điểm khác.
- Thiết kế sản phẩm chính : khi công ty nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại
hàng hóa, có vài loại trong số đó bán rất chậm, vì vậy các sản phẩm này phải
được chọn lọc và thiết kế lại.
- Chuyển quá trình hậu cần qua bên thứ 3 : Chọn phương án tốt nhất chuyển
tất cả các khâu từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ ba.

2. Thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng:
- Sử dụng chức năng chéo : phối hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều
phòng ban và bộ phận chức năng của một công ty.
- Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội : Tính hợp tác giữa những nhà
cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các công ty chéo giống như
đội chức năng chéo thực hiện sự phối hợp trong công ty.
- Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị : giảm thời gian khởi động
của trang thiết bị thật là cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể
tiết kiệm được chi phí sản xuất.
8
- Hoàn thiện hệ thống thông tin : là vấn đề quan trọng trong chuỗi cung ứng,
để có thể lấy dữ liệu kinh doanh từ khách hàng và phát triển thông tin này
đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ứng.
- Xây dựng các trạm giao hàng chéo : Hàng hóa giao đan xen ở nhiều trạm là
một cuộc cách mạng trong vận chuyển đối với nhiều công ty. Ý tưởng căn
bản là việc giao hàng của nhà cung cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác
nhau.
3. Hiệu quả của việc vừa cải tiến cấu trúc, vừa cải tiến bộ phận của chuỗi cung
ứng:
Vừa cải tiến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo ra sự thay đổi chính
trong chuỗi cung ứng. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm giảm tình trạng không
chắc chắn, không rõ ràng hay giảm thời gian cung ứng. Những sự thay đổi này rất
có hiệu quả nhưng đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp vừa bên trong công ty và thông
qua nhiều công ty khác nhau.
9
PHẦN 2: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK
I. Giới thiệu sơ lược về VINAMILK
Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-
BCN năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty
sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam.

Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên HOSE vào ngày 19/01/2006 với
khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ phiếu.
Thị phần của Vinamilk trong nước
10
II. Chuỗi cung ứng của Vinamilk
Nguyên vật liệu Nhà máy Nhà phân phối
Khách hàng Nhà bán lẻ
1. Nguyên liệu
 Sữa tươi nguyên liệu: 4 trang trại bò sữa (Thanh Hóa, Lâm Đồng, Tuyên
Quang và Nghệ An) và thu mua sữa từ các hộ gia đình, các HTX chăn nuôi
bò sữa.
 Sữa bột nguyên liệu: Nhập khẩu từ Fonterra- New Zealand, Hoogwegt
International- Hà Lan
 Nguyên liệu khác: Đường, Chocolate, Hương liệu, Phục gia khác…
 Bao bì: Công ty TNHH Perstima Vietnam, Tetra Pak Việt Nam
2. Nhà Máy Sản xuất
 N.M.S Trường Thọ
 N.M.S Dielac
 N.M.S Thống nhất
11
 N.M.S Hà Nội
 N.M.S Bình Định
 N.M.S Nghệ An
 N.M.S Sài Gòn
 N.M.S Cần Thơ
 N.M.S Tiên Sơn
 N.M. sữa bột Miraka tại New Zealand (VNM góp 19,3% vốn)
3. Phân phối & Bán lẻ
 Trong nước: Trụ sở chính ở Quận 7, Tp.HCM, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh
Đà Nẵng, Chi nhánh Cần Thơ

 Với 232 nhà phân phối đã bao phủ hơn 178.000 đơn vị bán lẻ khắp cả nước.
4. Khách hàng
 Thị trường Việt Nam chiếm 80% thị phần
 20% còn lại là các nước Úc, Cambodia, Iraq, Kuwait, The Maldives,
Philippines, Suriname, UAE, Mỹ…
 Khách hàng của Vinamilk bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ
chức.
5. Vận tải
Hiện nay Vinamilk có hai đơn vị vận chuyển chủ yếu cho riêng công ty là:
 1. XÍ NGHIỆP KHO VẬN TP HỒ CHÍ MINH
32 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP HCM
 2. XÍ NGHIỆP KHO VẬN HÀ NỘI
Km 10/Quốc lộ 5, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
6. Các đơn vị cung ứng khác
Dịch vụ tài chính
12
Dịch vụ Logistics
Nghiên cứu thị trương
Nghiên cứu sản phẩm…
Các nhà cung ứng này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình cung ứng các sản
phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng nhưng lại góp một phần không nhỏ
vào thành công của nhuỗi cung ứng các sản phẩm của Vinamilk nói chung và sản
phẩm sữa của Vinamilk nói riêng.
III. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng
Vinamilk và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết hợp tác xây dựng,
triển khai phần mềm bán hàng trực tuyến, hệ thống này giúp tích hợp với các hệ
thống quản lý doanh nghiệp sẵn có nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống chạy thông
suốt từ nhà phân phối đến nhân viên bán hàng trên toàn quốc, giúp tăng hiệu quả
cho công tác nâng cấp, bảo trì, sao lưu và phục hồi hệ thống khi có nhu cầu.
 Có thể khai thác ngay bất kỳ dữ liệu nào và vào bất cứ lúc nào với tính chính

xác cao.
 Các thông tin liên quan đến việc bán hàng, quản lý hàng hóa cũng được
thông tin và cập nhật một cách xuyên suốt giữa các bộ phận, cá nhân.
 Hỗ trợ cảnh báo nhân viên bán hàng khi không đáp ứng được yêu cầu về lộ
trình bán hàng.
 Dự kiến đến giữa năm 2013, hệ thống quản lý bán hàng của Vinamilk sẽ
hoàn toàn chạy trên phần mềm này.
IV. Những yếu tố tạo nên thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của
Vinamilk
Vinamilk là một trong số ít công ty Việt Nam có Giám đốc điều hành
chuỗi cung ứng
Các yếu tố làm nên thành công chuỗi cung ứng:
a. Chính sách 3 đúng: Đúng sản phẩm, đúng số lượng và đúng lúc
13
b. Tốc độ: Yếu tố thời gian có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm
sữa, đặc biệt là từ khâu thu hoạch/ thu mua nguyên liệu đến khâu sản
xuất.
c. Tăng tính chủ động về nguồn nguyên liệu, giảm phụ thuộc và nhà
cung cấp
d. Tạo mối quan hệ bền vững với các thành viên trong chuỗi.
e. Đảm bảo song hành giữa dòng thông tin và dòng sản phẩm
V. Bài học rút ra từ thành công trong chuỗi cung ứng của Vinamilk
Luôn xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp
Đầu tư và xây dựng hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng
Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng
Xây dựng chương trình “liên tục kinh doanh” nhằm quản lý rủi ro từ hoạt
động “thuê ngoài”
Thực hiện tốt quản lý, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh thương
hiệu và trách nhiệm xã hội

14

×