Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363 KB, 88 trang )

UỶ BAN QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
VÀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ, MẠI DÂM
BỘ Y TẾ - CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
(Bản dự thảo lần 5)
Hà Nội tháng 8/2011
Bản dự thảo lần 5
MỤC LỤC TÀI LIỆU
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................... 4
PHẦN II. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC........................................................................................................... 6
I. Tình hình d ch HIV/AIDS trên th gi i v khu v c châu áị ế ớ à ự .....................................6
II. T ng quan v tình hình d ch HIV/AIDS Vi t Namổ ề ị ở ệ .............................................7
III. K t qu th c hi n Chi n l c qu c gia phòng, ch ng HIV/AIDS n n m 2010 ế ả ự ệ ế ượ ố ố đế ă
v t m nhìn 2020à ầ ..........................................................................................................8
IV. Các chính sách v pháp lu t hi n h nh c a Vi t Nam liên quan n phòng, à ậ ệ à ủ ệ đế
ch ng HIV/AIDS c n ph i ti p t c c tri n khai th c hi n có hi u quố ầ ả ế ụ đượ ể ự ệ ệ ả............20
V. Các m c tiêu phòng, ch ng HIV/AIDS chung c a th gi i m Vi t Nam ã cam ụ ố ủ ế ớ à ệ đ
k t v c n c th c hi nế à ầ đượ ự ệ .........................................................................................21
PHẦN III. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẶT RA TRONG 10 NĂM TỚI............................................23
I. B i c nh kinh t xã h i v y tố ả ế ộ à ế...............................................................................23
II. D báo tình hình d ch HIV/AIDS ự ị .........................................................................23
III. S thi u h t nhân l c phòng, ch ng HIV/AIDSự ế ụ ự ố ...................................................25
IV. S gi m d n các ngu n t i tr v thi u h t v t i chính cho phòng, ch ng ự ả ầ ồ à ợ à ế ụ ề à ố
HIV/AIDS....................................................................................................................25
PHẦN IV. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO......................................................................................................................... 27
PHẦN V. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2011 -2020.........................29
I. T M NHÌN Ầ ..............................................................................................................29
II. M C TIÊU CHUNGỤ ................................................................................................29
III. M C TIÊU C TH : Ụ Ụ Ể ..............................................................................................29
VI. CÁC GI I PHÁP TH C HI NẢ Ự Ệ ................................................................................30


A. CÁC GI I PHÁP CH NH SÁCH PHÁP LU T VÀ XÃ H I Ả Í Ậ Ộ ........................................30
B. CÁC GI I PHÁP CHUYÊN MÔN K THU TẢ Ỹ Ậ ...........................................................38
C. H P TÁC QU C T Ợ Ố Ế ...............................................................................................47
PHẦN VI. CÁC ĐỀ ÁN CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS....................................................50
ÁN I. (TRUY N THÔNG VÀ D PHÒNG LÂY NHI M HIV/AIDS)ĐỀ Ề Ự Ễ ......................51
D PHÒNG LÂY NHI M HIV/AIDSỰ Ễ ...........................................................................51
I. M c tiêu ụ ..................................................................................................................51
II. Ch tiêuỉ ....................................................................................................................51
III. Các n i dung ho t ng chínhộ ạ độ .............................................................................53
ÁN II. CH M SÓC, I U TR TOÀN DI N VÀ GI M TÁC NG HIV/AIDS LÊN ĐỀ Ă Đ Ề Ị Ệ Ả ĐỘ
NG I NHI M VÀ GIA ÌNH C A HƯỜ Ễ Đ Ủ Ọ...................................................................63
2
Bản dự thảo lần 5
I. M c tiêu:ụ ..................................................................................................................63
II. Ch tiêuỉ ....................................................................................................................63
III. Các ho t ng ch m sóc, h tr i u tr v gi m tác ng HIV/AIDSạ độ ă ỗ ợ đ ề ị à ả độ .............64
ÁN III. T NG C NG N NG L C H TH NG Y TĐỀ Ă ƯỜ Ă Ự Ệ Ố Ế.........................................74
I M c tiêu ụ ...................................................................................................................74
II. Ch tiêuỉ ....................................................................................................................74
III. Các ho t ng t ng c ng n ng l cạ độ ă ườ ă ự ...................................................................75
ÁN IV. GIÁM SÁT D CH HIV/AIDS, THEO DÕI VÀ ÁNH GIÁ CH NG TRÌNH ĐỀ Ị Đ ƯƠ
PHÒNG, CH NG HIV/AIDS, XÉT NGHI M VÀ T V N Ố Ệ Ư Ấ .........................................79
I. M c ích: ụ đ ...............................................................................................................79
II. M c tiêu:ụ .................................................................................................................79
III. Ch tiêu:ỉ ..................................................................................................................79
IV. Các ho t ngạ độ .......................................................................................................80
3
Bản dự thảo lần 5
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng,

sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn
cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội,
đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Kể từ khi loài người phát hiện trường
hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới, không lâu sau Việt Nam không phải là một
nước ngoại lệ đối với đại dịch này, cho đến nay Việt Nam đã tròn 20 năm đương
đầu và đối phó với một đại dịch HIV/AIDS, đến cuối năm 2010 cả nước có
183.938 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có 44.022 người ở giai đoạn
AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 49.477 người tử vong do HIV/AIDS.
Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành
phố từ năm 1998, đến cuối năm 2010, 97,9% số quận, huyện và trên 75,23%, số
xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo.
Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện nguyên tắc 03 thống nhất
do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, một trong những nội dung đó là có một chiến lược
quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã
được Thủ Tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg, ngày
17/3/2004. Qua 5 năm tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS, nhìn chung các cấp Uỷ đảng, chính quyền ở các Bộ, ngành, các tỉnh,
thành phố đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung chiến
lược và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ gia
tăng của đại dịch HIV và chúng ta đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đặt ra khống
chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư năm 2010 .
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ những khó khăn, thách thức
như là một số đơn vị, địa phương cấp Uỷ đảng, Uỷ ban nhân dân các cấp chưa triển
khai triệt để chiến lược quốc gia, đặc biệt là các chương trình hành động của chiến
lược, các hoạt động can thiệp chưa bao phủ hết do thiếu đầu tư và sự chỉ đạo của
các cấp chính quyền, đặc biệt là tuyến quận huyện, xã phường. Một số địa phương
chưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia. Mức đầu tư cho chương trình
HIV/AIDS còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào đầu tư của nước ngoài vì thế không
chủ động được nguồn lực, địa bàn và các hoạt động.
4

Bản dự thảo lần 5
Việc ưu tiên đầu tư triển khai thực hiện chiến lược chưa đáp ứng hoàn toàn
sự mong đợi dẫn đến một số mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020: (i) Vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy
cơ làm tăng tình hình dịch HIV/AIDS; (ii) Tỷ lệ bao phủ của các chương trình can
thiệp cả về địa bàn và số lượng được can thiệp vẫn còn hạn chế, mức độ hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn diễn ra ở các mức độ cho
phép khả năng tạo ra lây nhiễm HIV vẫn còn đáng quan ngại; (iii) Tỷ lệ hiểu biết
đầy đủ về dự phòng lây nhiễm HIV của đại bộ phận người dân chưa cao, đặc biệt
là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (iv) Tỷ lệ tiếp cận
điều trị bằng thuốc đặc hiệu kháng vi rút HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con mới chỉ đạt 40-50% nhu cầu. Vì vậy, việc xây dựng Chiến lược quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp
với thực tiễn và đảm bảo ngân sách bền vững đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS
là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn tới nhằm đạt được mục tiêu Thiên
niên kỷ năm 2015 và hưởng ứng kêu gọi của Liên Hợp quốc phấn đấu xã hội
không có người nhiễm HIV mới, không có người tử vong do HIV/AIDS và không
có phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
5
Bản dự thảo lần 5
PHẦN II. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
I. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và khu vực châu á
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho đến
nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp,
tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm
HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu người
nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So sánh với năm 1999, số
người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối
năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận
Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25%

khi so sánh giữa năm 1999 và 2009.
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong
năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại. Không có quốc
gia nào trong khu vực có dịch toàn thể. Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực
có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở nước này cũng có dấu
hiệu chững lại. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số người trưởng thành là 1,3% trong
năm 2009, và tỷ lệ nhiễm mới đã giảm xuống còn 0,1%. Tại Cam-pu-chia, tỷ lệ
hiện nhiễm ở người trưởng thành giảm xuống còn 0,5% trong năm 2009, giảm từ
1,2% trong năm 2001. Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc
gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy
là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin. Về hình thái nhiễm mới HIV ở
châu Á, năm 2009 có 360.000 người mới nhiễm HIV, thấp hơn 20% so với
450.000 người năm 2001. Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước Ấn Độ,
Nepal và Thái Lan trong các năm từ 2001 đến 2009. Dịch cũng chững lại tại
Malaysia và Sri Lanka trong khoảng thời gian này. Tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ở
Bangladesh và Philippin từ 2001 đến 2009 dù dịch tại các nước này vẫn ở mức
thấp. Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người
tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng
giới. Các hình thái nhiễm mới có thể rất khác nhau tại những quốc gia rộng lớn
như Ấn Độ. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây
6
Bản dự thảo lần 5
nhiễm từ việc quan hệ tình dục không an toàn, song việc thường xuyên có 2 hoặc
hơn 2 người sử dụng chung bơm kim tiêm mới là hình thái lây truyền HIV chính
tại các bang đông bắc của quốc gia này
II. Tổng quan về tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
Dịch HIV/AIDS đã xẩy ra ở phần lớn các khu vực địa lý khác nhau trên toàn
quốc, thời gian xuất hiện và hình thái dịch ở các khu vực địa lý cũng khác nhau rất
lớn. Dịch HIV có thể xẩy ra ở Việt Nam cuối những năm 1980, lây qua những
người nước ngoài đến Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đến những tỉnh biên giới khu

vực tây nam, sau đó dịch xẩy ra rất nhanh ở các tỉnh khu vực đông nam bộ, tiếp
đến các tỉnh khu vực đông bắc. Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở các
tỉnh miền núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái.
Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện nay
dịch đã xẩy ra hầu hết cả nước, kể cả ở cả các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng
núi, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trung
trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục đồng
giới nam. Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính, người
nghiện chích ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm chiếm khoảng 5%, còn
lại là đối tượng khác. Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền
qua tiêm chích chung ma túy, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng
khu vực cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả nước
dịch chủ yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng bằng
sông cửu long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc biệt là
các tỉnh khu vực biên giới tỷ lệ người nhiễm HIV cho biết lây truyền qua đường
tình dục cao nhất. Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình dục có nguy
cơ gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong tổng số người
nhiễm HIV phát hiện hằng năm cho biết bị lây truyền qua đường tình dục tăng từ
12% năm 2004 lên 29% năm 2010. Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bán
dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện chích ma
túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các
loại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình ngày
càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây.
7
Bản dự thảo lần 5
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS
không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình
dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số
người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn
người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao. Tuy

nhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
trong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn ở mức độ cho phép khả năng tạo ra mức độ
lây nhiễm HIV cao, tuy số người nhiễm HIV phát hiện được giảm liên tiếp 3 năm
gần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững.
III. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2010 và tầm nhìn 2020
1. Kết quả và đánh giá mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
a) Mục tiêu 1: 100% các đơn vị, địa phương trên cả nước đưa hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương
trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đơn vị và địa phương.
Thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW ngày 31/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương
về Tăng cường Lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn mới;
Thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn 2020, 63/63 tỉnh, thành phố đều thành lập Ban chỉ đạo Phòng,
chống HIV/AIDS của tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS
của địa phương luôn được quan tâm và được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Cho đến nay, trên toàn quốc đã có 62/63 tỉnh, Đối với TP. Hồ Chí Minh: chưa
thành lập Trung tâm, hoạt động theo mô hình Văn phòng thường trực phòng,
chống HIV/AIDS. Theo điều tra đánh giá tác động của Chỉ thị 54-CT/TW cho thấy
100% các tỉnh được điều tra cho biết Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các
tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu đã ban hành nhiều văn bản có ý nghĩa quan trọng
trong việc đẩy mạnh chương trình phòng, chống HIV/AIDS của địa phương. Hầu
hết các tỉnh, quận huyện đều xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS đến năm
2010 và kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hằng năm
1
. Như vậy, công tác phòng,
1
Bỏo cỏo kết quả nghiờn cứu đánh giá độc lập về tác động của chỉ thị 54-CT/TW năm 2008.
8

Bản dự thảo lần 5
chống HIV/AIDS luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tại địa phương.
Hằng năm các tỉnh đều tổ chức giao ban, đánh giá, tổng kết công tác phòng, chống
HIV/AIDS, 100% các tỉnh đã đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào chương
trình mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong giai đoạn 2005-2010, với sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực
của các bộ, ngành và các địa phương, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế,
công tác phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai toàn diện và đã đạt được
nhiều thành tích quan trọng góp phần vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội
của đất nước và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Có thể tóm tắt một số thành
tựu chính mà chúng ta đã đạt được như sau:
- Về công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng: Công
tác chỉ đạo của lãnh đạo các cấp đã được đẩy mạnh, đem lại sự thay đổi tích cực
trong đáp ứng với HIV/AIDS; Công tác phối hợp liên ngành được cải thiện, đảm
bảo đáp ứng liên ngành mạnh mẽ hơn và hỗ trợ mở rộng nhanh chóng số người
tiếp cận tới các dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ HIV; Các tổ chức xã
hội dân sự tham gia ngày một nhiều hơn và có ý nghĩa hơn đã giúp mở rộng năng
lực chương trình tại cộng đồng, tăng mức tiếp cận tới các nhóm người sống với
HIV, nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV, nhóm người bị tổn thương mà trước đây khó
tiếp cận.
- Về công tác xây dựng chính sách, chuyên môn: đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, các hướng dẫn chuyên môn
phù hợp với thực tế, trong đó có những văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng như
chỉ thị 54 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo phòng, chống
HIV/AIDS; Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Các văn bản đã tạo hành lang pháp lý
cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo thống nhất chỉ đạo, huy động cộng
đồng tham gia phòng, chống HIV/AIDS và tăng cường thu hút đầu tư của cộng
đồng quốc tế.
b) Mục tiêu 2: Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS: 100% nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu vực nông thôn, miền

núi hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS;
9
Bản dự thảo lần 5
- Về công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi được triển
khai trên toàn quốc với sự tham gia của các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương
bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp đặc điểm văn hóa của địa
phương và đặc thù các nhóm đối tượng như phong trào “Toàn dân tham gia phòng,
chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”, mô hình câu lạc bộ B93, mô hình các
nhóm tự lực. Kết quả đã góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống HIV/AIDS
trong cộng đồng, có tác động không nhỏ đến sự thay đổi kiến thức và hành vi trong
các nhóm nguy cơ cao. Nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy kiến thức, thái độ và
thực hành của người dân về phòng, chống HIV/AIDS đã được tăng lên một cách
đáng kể trong những năm qua.
Các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông trong giai đoạn qua đã có tác
động không nhỏ đến sự thay đổi về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong các
nhóm nguy cơ cao và trong các nhóm cộng đồng dân cư: Theo kết quả điều tra
quốc gia về hành vi kết hợp với các chỉ số sinh học cho thấy kiến thức phòng,
chống HIV/AIDS trong nhóm nguy cao đã tăng lên, tỷ lệ người được điều tra trả
lời đúng tất cả biện pháp dự phòng lây truyền HIV và từ chối những quan điểm sai
lầm về đường lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tăng từ 45% năm
2006 lên 47,6% năm 2009, trong nhóm gái mại dâm tăng từ 45% năm 2006 lên
54,7% năm 2009. So sánh điều tra trong nhóm thanh niên 15-24 tuổi cho thấy
thanh niên độ tuổi 15-24 hiểu đầy đủ đường lây truyền HIV và phản đối những
quan niệm sai lầm về đường lây truyền HIV đã tăng từ 46% năm 2005 lên 57%
năm 2009. Thông qua các số liệu điều tra hiện có, chúng ta thấy rằng mặc dù công
tác truyền thông được triển khai mạnh và đa dạng trên phạm vi toàn quốc, kết quả
bước đầu cho thấy đã tác động đến làm giảm tình dịch HIV nói chung, tuy nhiên
do kết quả mong đợi về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân
cư, chúng ta vẫn chưa đạt được so với mục tiêu đề ra.
c) Mục tiêu 3: Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao ra

cộng đồng thông qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểu
tác hại: thực hiện các biện pháp can thiệp đối với tất cả các đối tượng có hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS; 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao su
trong quan hệ tình dục có nguy cơ;
10
Bản dự thảo lần 5
Về hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được đẩy
mạnh: Nếu trong giai đoạn 2000-2004, các hoạt động can thiệp giảm hại chưa được
chú trọng đầu tư đúng mức, chương trình phân phát bao cao su và trao đổi bơm
kim tiêm chỉ được triển khai ở một vài tỉnh thì đến nay chương trình đã được triển
khai ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Số bơm kim tiêm phân phát tăng dần qua các
năm từ 2 triệu chiếc vào năm 2006 lên khoảng 27 triệu chiếc vào năm 2010.
Chương trình trao đổi bơm kim tiêm đã góp phần giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong
nhóm nghiện chích ma túy từ 28,6% vào năm 2004 xuống còn 17,24% vào năm
2010. Chương trình phân phát bao cao su cũng được tăng cường, mở rộng nhanh.
Số bao cao su được phân phát tăng nhanh từ 9 triệu chiếc năm 2006 lên trên 25
triệu chiếc năm 2010. Theo kết quả điều tra hành vi và các chỉ số sinh học trong
nhóm nguy cơ cao năm 2009 cho thấy, 69,7% gái mại dâm cho biết đã nhận được
bao cao su trong 12 tháng qua, tỷ lệ này cao gấp 2 lần so với kết quả điều tra năm
2006, kết quả điều tra cho thấy 46,4% tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới và
44,6% nam nghiện chích ma túy cho biết nhận bao cao su trong 12 tháng qua, các
tỷ lệ này cho thấy mặc dù chương trình đã triển khai trên diện rộng trong những
năm qua, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu so với thực tế. Cũng từ
điều tra này cho thấy tỷ lệ gái mại dâm cho biết sử dụng bao cao su trong lần quan
hệ gần nhất với khách hàng là ở mức cao với 89% vào năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ
người nghiện chích ma túy cho biết sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất
với bạn tình chỉ đạt 56,8% và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng bao
cao su trong lần quan hệ gần nhất qua đường hậu môn với bạn tình nam chỉ đạt
58,6%, tuy nhiên so sánh năm 2006 tỷ lệ này đã tăng 1,6 lần so với năm 2006 ở
nhóm nghiện chích ma túy (36,4%). Nghiên cứu điều tra 1.799 gái mại dâm tại 5

tỉnh miền nam (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang và Kiên Giang) của
Dự án Ngân hàng thế giới năm 2008 cho thấy tỷ lệ cao với 94% số gái dâm cho
biết đã sử dụng bao cao su trong với khách làng chơi gần nhất. Một nghiên cứu
khác của dự án DFID năm 2008 điều tra tại 7 tỉnh dự án cho thấy tỷ lệ cao với
97,8% gái mại dâm đường phố và 96% gái mại dâm nhà hàng cho biết sử dụng bao
cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất. So với mục tiêu của chương trình đề ra
100% các quan hệ tình dục có nguy cơ cao được bảo vệ được đặt ra trong Chiến
lược quốc gia, chúng ta chỉ đạt được khoảng 60% so với chỉ tiêu. Tuy nhiên so
11
Bản dự thảo lần 5
sánh các nghiên cứu cho thấy, những tỉnh được thụ hưởng các dự án can thiệp
giảm tác hại đã gần đạt được kết quả mong đợi, điều này chứng tỏ chương trình
can thiệp đã có tác động mạnh đến hành vi sử dụng bao su trong nhóm nguy cơ
cao, nghiên cứu đánh giá của Ngân hàng thế chương trình can thiệp đã dự phòng 2-
56% người tránh được lây nhiễm HIV tùy vào tình hình triển khai hoạt động can
thiệp của mỗi tỉnh.
So với chỉ tiêu mong muốn đạt 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao
su trong quan hệ tình dục có nguy cơ chúng ta vẫn chưa thể đạt được, tuy nhiên
chương trình đã có tác động rất lớn đến việc làm giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV trong
những năm qua. Để tăng các tỷ lệ này, bên cạnh việc tăng cường công tác thông tin
giáo dục truyền thông, chúng ta phải luôn đảm bảo tính sẵn có bơm kim tiêm và
bao cao su và tăng thêm phạm vi bao phủ của chương trình.
d) Mục tiêu 4: Bảo đảm người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị
thích hợp: 90% người lớn nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễm
HIV/AIDS, 100% trẻ em bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được quản lý,
điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp, 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng
các thuốc điều trị đặc hiệu;
- Về chăm sóc và điều trị: Chương trình đã tập trung triển khai tại các cơ sở
y tế tại tuyến tỉnh và tuyến huyện với các gói dịch vụ chăm sóc kết hợp giữa cơ sở
y tế với dịch vụ chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng. Trong những năm qua,

chương trình không ngừng mở rộng, từ 2 điểm điều trị ARV năm 2003 lên 315
điểm điều trị ARV năm 2010. Tổng số người điều trị ARV đến cuối năm 2010 gần
50.000 người, tăng gấp 16,7 lần so với năm 2005, chương trình điều trị đáp ứng
60% nhu cầu điều trị ARV của bệnh nhân. Với việc mở rộng việc tiếp cận với
chương trình điều trị ARV đã góp phần giảm số ca tử vong do HIV/AIDS từ hơn
6000 ca mỗi năm trước năm 2006 xuống còn khoảng 2.500 ca mỗi năm trong 2
năm gần đây. Cũng nhờ chương trình điều trị đã giúp cho hàng chục ngàn người
nhiễm HIV vẫn đang lao động bình thường và tiếp tục cống hiến cho xã hội. Minh
chứng trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam nhờ có chương trình điều trị
cho đến nay vẫn sống khỏe mạnh và lao động bình thường.
12
Bản dự thảo lần 5
- Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chúng ta đã triển khai một
cách mạnh mẽ. Hiện nay có 215 điểm cung cấp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con và các chuyên gia ước tính một năm chúng ta đã cứu được gần 1.600
cháu không bị nhiễm đem lại hạnh phúc cho nhiều gia đình, dòng họ. Đây là
chương trình được đánh giá rất nhân văn, nhân đạo của Nhà nước ta. Chương trình
cũng làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ trên 30% trước năm 2005
xuống 10,8% năm 2010.
đ) Mục tiêu 5: Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá
chương trình phòng, chống HIV/AIDS : 100% tỉnh, thành phố có khả năng tự đánh
giá và tự dự báo về diễn biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương, 100% xét
nghiệm HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
- Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện tiếp tục được mở rộng số cơ sở tư
vấn xét nghiệm tăng lên nhanh chóng từ 157 phòng năm 2005 tăng lên 292 phòng
năm 2010, số người được tư vấn xét nghiệm tự nguyện tăng nhanh trong những
năm gần đây, năm 2010 có trên 1 triệu người được tư vấn xét nghiệm HIV đầu đủ,
theo điều tra về giám sát hành vi tỷ lệ người dễ bị cảm nhiễm HIV được tư vấn xét
nghiệm HIV đầy đủ trong 12 tháng tăng đáng kể giữa năm 2005 và năm 2009,
trong đó nhóm nghiện chích ma tuý tăng 17,9%, nhóm phụ nữ bán dâm tăng 34,8%

và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng 19,1%.
- Về chương trình giám sát, theo dõi và đánh giá luôn được quan tâm cải
tiến, các số liệu chương trình đảm bảo tin cậy và kịp thời, giúp cho việc lập kế
hoạch chính xác, khuyến cáo những chính sách phù hợp với thực tiễn. Công tác
giám sát dịch và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện ngày càng được mở rộng và đẩy
mạnh, số mẫu xét nghiệm HIV tăng liên tục qua các năm và đạt gần 1 triệu lượt xét
nghiệm HIV mỗi năm. Chương trình cũng triển khai nhiều nghiên cứu giá trị giúp
cho lập kế hoạch, đánh giá chương trình.
Mặc dù công tác giám sát, theo dõi và đánh giá được đẩy mạnh trong
những năm qua, song năng lực về tự dự báo tình hình dịch của các tỉnh còn nhiều
hạn chế do hầu hết cán bộ làm công tác giám sát của tuyến tỉnh vừa mới tuyển
dụng và rất ít cán bộ không được đào tạo từ ngành y, nhiều cán bộ sau khi đào tạo
13
Bản dự thảo lần 5
về theo dõi và đánh giá đã chuyển công tác hoặc chuyển sang làm công việc khác.
Để tăng cường năng lực về khả năng tự đánh giá và tự dự báo về diễn biến của dịch
HIV tại địa phương, chương trình theo dõi và đánh giá cần sự quan tâm và cam kết
từ lãnh đạo cấp địa phương trong công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực cho hệ
thống theo dõi và đánh giá, các nguồn số liệu thu thập cần phải đảm bảo sử dụng
cho lập kế hoạch của địa phương.
e) Mục tiêu 6: Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế : bảo
đảm 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền
ở tất cả các tuyến; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát
khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
Trong 5 năm qua công tác an toàn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV đã
được thực hiện tốt, 100% các chai máu được sàng lọc trước khi truyền. Việc cung
cấp các trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác sàng lọc máu cũng
được đảm bảo về mặt cơ bản cấp từ nguồn chương trình phòng chống HIV/AIDS
và chương trình an toàn truyền máu. Trong năm 2009, cả nước đã có 316 trung tâm
thu thập và lưu trữ máu, 1,76 triệu đơn vị máu được thu thập, trong đó xấp xỉ

459.000 đơn vị máu được lấy từ người cho máu chuyên nghiệp và khoảng 270.000
đơn vị máu được lấy từ người cho máu tự nguyện, qua xét nghiệm sàng lọc đã phát
hiện 75 mẫu máu dương tính với HIV.
Đối với công tác vô khuẩn và sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS, hệ
thống cơ sở y tế luôn thực hiện đúng quy định về chống nhiễm khuẩn của bệnh
viện, do đó trong những năm qua không có trường hợp nhiễm HIV do lây truyền từ
thiết bị y tế.
2. Nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Tại trung ương: Kể từ khi thành lập Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số cán bộ được
tuyển dụng và ký hợp đồng dài hạn làm việc tại Cục Phòng, chống HIV/AIDS không
ngừng phát triển, tính đến nay đã có trên 70 cán bộ được tuyển dụng, phần lớn cán bộ biên
chế có trình độ trên đại học.
Tại địa phương: Số lượng cán bộ tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS tại
địa phương tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm có thêm 1000 cán bộ tham gia
14
Bản dự thảo lần 5
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Tính đến hết năm 2009 trên toàn quốc
có 19.150 cán bộ tham gia hoạt động phòng, chống HIV tại địa phương, trong đó 23,7%
cán bộ có trình độ đại học hoặc trên đại học, 56% cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp,
20,2% là có trình độ phổ thông. Tuy nhiên phần lớn cán bộ tham gia phòng, chống
HIV/AIDS là cán bộ kiêm nhiệm, chỉ dành một phần thời gian công việc cho phòng, chống
HIV/AIDS.
Một số khó khăn trong tuyển dụng cán bộ: Lương và chế độ chính sách cho
cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS thấp chưa thu hút được cán bộ có
kinh nghiệm tham gia vào chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Hơn nữa với các
lĩnh vực y tế tư nhân phát triển và có chế độ đại ngộ tốt hơn nên đã lôi kéo nhiều
cán bộ từ lĩnh vực y tế nhà nước sang làm y tế tư nhân. Nhu cầu nhân lực có trình
độ đại học cho phòng, chống HIV/AIDS lớn, tuy vậy, năng lực đào tạo về lĩnh vực
này của các trường đại học chưa đủ đáp ứng do thiếu giảng viên có kinh nghiệm
trong đào tạo phòng, chống HIV/AIDS; chưa có chương trình chi tiết chuẩn về đào

tạo phòng, chống HIV/AIDS thống nhất trên toàn quốc; thiếu cơ sở vật chất, trang
thiết bị, kinh phí đào tạo không đảm bảo cho công tác đào tạo phòng, chống
HIV/AIDS; phương pháp giảng dạy, đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS còn
mới đối với giảng viên.
3. Kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
Được sự quan tâm đầu tư ngân sách nhà nước của Chính phủ Việt Nam cung
như nguồn vốn viện trợ quốc tế, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống
HIV/AIDS tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Số liệu kinh phí các nguồn do Bộ Y tế
quản lý cho thấy tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2004-2009 là 3.824 tỷ đồng,
trong đó năm 2009 là 765 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2004. Tỷ lệ ngân
sách đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trung ương mỗi năm chiếm
1,7% tổng ngân sách chi cho y tế. Tỷ lệ đầu tư cho các phòng, chống HIV/AIDS
trung bình 8.550 đồng/người dân. Tuy vậy, so với dự toán kinh phí của Chiến lược
Quốc gia, nguồn kinh phí được đầu tư mới đáp ứng được 78% nhu cầu kinh phí.
Tổng ngân sách nhà nước đầu tư thông qua Dự án Phòng chống HIV/AIDS
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2004-2009 là 640 tỷ đồng. Nhận thức được tầm
15
Bản dự thảo lần 5
quan trọng của công tác phòng chống HIV/AIDS, các tỉnh/TP cũng đã chủ động bố
trí nguồn ngân sách địa phương với tổng kinh phí 227 tỷ đồng, tương đương 36%
so với nguồn ngân sách nhà nước cấp. Đặc biệt nguồn ngân sách địa phương được
đầu tư mạnh trong năm 2008 và 2009, trong đó năm 2009 nguồn ngân sách địa
phương tăng gấp 9 lần so với năm 2004. Với sự gia tăng nguồn kinh phí địa
phương và viện trợ quốc tế, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Dự án Phòng
chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh
xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giảm trong năm 2008 và 2009 so với
năm 2007.
Tổng nguồn kinh phí viện trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS giai
đoạn 2004-2009 là 2.129 tỷ đồng, chiếm 71% tổng kinh phí đầu tư cho công tác

phòng chống HIV/AIDS. Nguồn kinh phí viện trợ tăng nhanh những năm 2005 đến
2009, cao nhất là năm 2008 với kinh phí 542 tỷ đồng. Trong bối cảnh phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước trong thời gian tới, nước ta sẽ thoát khỏi danh sách là
nước nghèo nên các nguồn viện trợ không hoàn lại sẽ giảm. Để duy trì một chương
trình phòng chống HIV/AIDS bền vững, cần có sự quan tâm hơn nữa đầu tư của
nguồn ngân sách nhà nước cũng như nguồn kinh phí địa phương cho công tác
phòng chống HIV/AIDS.
Sự cam kết chính trị về phòng, chống HIV/AIDS của Chính phủ Việt Nam
đã nhận được sự hỗ trợ lớn từ cộng đồng quốc tế về kỹ thuật và kinh phí cho
chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2005-2010, các nguồn hỗ
trợ quốc tế bao gồm các hỗ trợ song phương và đa phương cho chương trình phòng
chống HIV/AIDS cấp Quốc gia. Về tổng thể, sự hỗ trợ của quốc tế đã tăng khoảng
từ 7-8 triệu USD hàng năm trong giai đoạn 2003-2004 lên đến 50 triệu USD/năm
trong năm 2006, khoảng 66 triệu USD trong năm 2007 và khoảng 100 triệu USD
trong năm 2009. Phần lớn các hỗ trợ quốc tế cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS thông qua Bộ Y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
tại địa phương, kinh phí hỗ trợ quốc tế thông qua Bộ Y tế chiếm tỷ lệ từ 65-78%
tổng số ngân sách được đầu tư cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
4. Bài học kinh nghiệm
16
Bản dự thảo lần 5
Để đạt được những thành tựu đáng kể trên trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS, chương trình phòng, chống HIV/AIDS rút ra những kinh nghiệm:
- Có sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong công cuộc phòng, chống
HIV/AIDS của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và lãnh đạo, chính quyền các cấp,
huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia ngăn chặn đại dịch: Bên cạnh việc
ban hành các văn bản chỉ đạo, các đồng chí Lãnh đạo thường xuyên quan tâm chỉ
đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, chủ trì những hội nghị quan trọng, tham dự
buổi mít tinh ngày phòng, chống HIV/AIDS, kiểm tra, giám sát ở tuyến cơ sở đã
huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng thời động viên khích lệ đội

ngũ cán bộ phòng chống HIV/AIDS hăng say công tác, vượt qua những khó khăn,
thử thách, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào việc ngăn
chặn sự gia tăng và từng bước đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam.
- Kịp thời xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên
môn phù hợp với thực tế, tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai đồng bộ và thống nhất công tác phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc.
- Triển khai tốt công tác phối hợp liên ngành với sự tham gia mạnh mẽ của
các bộ, ngành từ Trung ương đến cơ sở và huy động cả cộng đồng và xã hội kể cả
những người dễ bị tổn thương, những người sống chung với HIV/AIDS, làm giảm
kỳ thị phân biệt đối xử đã góp phần khống chế lây nhiễm HIV/AIDS và giảm tác
động lên nền kinh tế, xã hội của HIV/AIDS.
- Nhà nước đảm bảo về đầu tư cho chương trình hằng năm, đồng thời có cơ
chế chính sách thu hút nguồn lực hợp tác quốc tế mạnh mẽ cho công tác phòng,
chống HIV/AIDS. Trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút được sự giúp đỡ, hỗ
trợ rất lớn từ cộng đồng quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS kể cả kỹ
thuật và kinh phí. Với sự cam kết mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo và Chiến lược dài
hạn được xây dựng cùng hành lang pháp lý toàn diện và hệ thống tổ chức phòng,
chống được thiết lập và củng cố từ Trung ương đến địa phương đã tạo điều kiện
quyết định cho việc huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ. Những nhà tài trợ về
HIV/AIDS lớn đều hỗ trợ Việt Nam như PEPFAR, Quỹ toàn cầu phòng, chống
AIDS, Lao, Sốt rét, DFID, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, các
nước Nhật Bản, Úc, Đức, Anh... và các tổ chức quốc tế khác.
- Củng cố và tăng cường về hệ thống tổ chức phòng, chống HIV/AIDS từ
Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống
HIV/AIDS đã tăng hiệu quả hoạt động của các chương trình hành động.
17
Bản dự thảo lần 5
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc
“3-1” có Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS thống nhất, dài hạn cho
công tác phòng, chống HIV/AIDS, có chung một cơ quan điều phối quốc gia về

phòng, chống HIV/AIDS mạnh, đảm bảo điều phối hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương và có chung một hệ thống theo dõi và
đánh giá thống nhất.
5. Khó khăn và thách thức
5.1. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS: tuy dịch HIV/AIDS đã bị kìm chế ở
mức độ thấp, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên đất nước ta, với một
số xu hướng thay đổi đáng lưu ý, như gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình
dục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ…
Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Hành
vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ
bán dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làm
giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường
và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện
pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn.
5.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, một số địa phương chưa thật sự quan tâm
chú trọng. Công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn chưa thực sự được coi là một
nhiệm thường xuyên, chưa đưa vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã
hội như quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS.
5.3. Về chuyên môn nghiệp vụ cũng còn nhiều khó khăn vướng mắc. Chúng
ta đã áp dụng các thực hành tốt nhất trên thế giới và khu vực về cung cấp các dịch
vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, nhưng do thiếu nguồn lực (nhân lực,
vật lực, tài lực) nên độ bao phủ còn hạn chế, mặt khác chất lượng của các dịch vụ
cũng rất cần được nâng cao…
a) Về công tác điều trị:
- Số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc ARV hiện chỉ
đáp ứng được 49,4% nếu bắt đầu điều trị bằng thuốc ARV ở mức CD4 ≤ 250 tế
bào/mm
3
và 37,5% ở mức CD4 ≤ 350 tế bào/mm
3

. Phần lớn người nhiễm
HIV/AIDS tiếp cận với dịch vụ điều trị ở giai đoạn muộn. 77% người nhiễm
HIV/AIDS bắt đầu điều trị ở mức CD4 dưới 100 tế bào/mm
3
; Nhu cầu đo tải lượng
vi rut đối với các trường hợp nghi ngờ thất bại điều trị bằng thuốc ARV ngày càng
18
Bản dự thảo lần 5
tăng. Để tiến tới thường quy (6 tháng/lần) đo tải lượng vi rút ở bệnh nhân nghi ngờ
thất bại điều trị thì cần có nguồn kinh phí rất lớn.
- Lao/HIV: Ước tính hàng năm Việt Nam có khoảng 3600 bệnh nhân đồng
nhiễm lao/HIV. Việc phối hợp giữa 2 chương trình lao và chương trình HIV không
đồng đều ở các tỉnh thành phố. Mục tiêu điều trị ARV và điều trị lao cho người
bệnh HIV/lao thực sự là thách thức lớn cho cả 2 chương trình.
- Có rất ít người nhiễm HIV hiện đang ở các trung tâm giáo dục, trường giáo
dưỡng, trung tâm 05, 06 được tiếp cận với dịch vụ điều trị.
b) Về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Độ bao phủ của dịch vụ PLTMC chưa cao, chưa phù hợp với các tỉnh miền
núi, vùng sâu, vùng xa do chủ yếu tập trung cung cấp dịch vụ tại tuyến tỉnh, thành
phố và các tỉnh có dự án hỗ trợ.
- Chưa huy động được các ban ngành đoàn thể, hệ thống y tế tư nhân trong
việc triển khai các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Tập tục sinh đẻ của một số dân tộc thiểu số và địa hình rộng, phức tạp ở
những tỉnh vùng sâu, vùng xa là những rào cản lớn đối với việc cung cấp dịch vụ
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
c) Về công tác dự phòng lây nhiễm HIV: Mức độ bao phủ của chương trình
can thiệp giảm hại vẫn còn ở mức khiêm tốn. Phần lớn kinh phí cho hoạt động can
thiệp giảm tác hại từ nguồn hợp tác quốc tế, nhân lực triển khai tiếp cận cộng đồng
chủ yếu dựa những người nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm, trong khi chưa
xây dựng được chính sách phù hợp đảm bảo quyền lợi lâu dài cho lực lượng này và

gắn trách nhiệm của họ với công tác phòng, chống HIV/AIDS.
d) Về năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS
Hệ thống y tế nhằm đáp ứng năng lực phòng, chống HIV/AIDS có vai trò
quan trọng trọng trong việc đáp ứng với HIV/AIDS, trong quá trình triển khai bộc
lộ một số hạn chế nhất định như thiếu hụt nhân lực y tế , khó khăn về tài chính y tế;
hệ thống thông tin y tế còn chống chéo, lạc hậu; dược phẩm, trang thiết bị y tế
thiếu thốn, công nghệ và cơ sở hạ tầng nghèo nàn; chính sách/điều hành chưa đáp
ứng kịp với sự phân triển. Phân tích các rào cản từ hệ thống y tế cho thấy có ảnh
hưởng tiêu cực đến làm chậm tốc độ mở rộng hiệu quả các chương trình phòng,
chống HIV/AIDS:
- Về chính sách/điều hành: Thiếu khung chính sách, môi trường pháp lý
đầy đủ, thiếu công tác điều phối, phối hợp liên ngành giữa các cơ quan của chính
19
Bản dự thảo lần 5
phủ và giữa các tổ chức dân sự xã hội. Năng lực phân tích là hoạch định chính sách
còn yếu tại các tuyến.
- Về cung ứng dịch vụ y tế: Chưa có sự chuẩn hóa các gói dịch vụ can
thiệp giữa các chương trình, mô hình tổ chức các cơ sở cung ứng dịch vụ còn nhiều
khác biệt giữa các chương trình, dự án, chưa huy động các thành phần khác trong
xã hội tham gia cung ứng dịch vụ.
- Về tài chính y tế: Chưa có cơ chế tài chính hợp lý để đảm bảo huy
động đủ và điều phối thống nhất các nguồn lực. Độ bao phủ của bảo hiểm y tế còn
thấp, tỷ trọng chi tiêu y tế từ tiền túi người bệnh còn cao, năng lực tài chính cho
việc thực hiện các chương trình dự án còn yếu.
- Về nhân lực y tế: Chưa có đủ số lượng đội ngũ nhân lực y tế có
chuyên môn phù hợp làm việc cho chương trình, chưa có chế độ ưu đãi phù hợp để
khuyến khích cán bộ, sự kỳ thị và phân biệt đối với người nhiễm trong bộ phân
nhân viên y tế còn phổ biến.
- Về thông tin y tế: Hệ thống thông tin y tế chưa kịp thời cung cấp đầy
đủ các bằng chứng cho việc ứng phó hiệu quả đối với tình hình dịch.

- Về mức đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác phòng chống
HIV/AIDS. Đặc biệt trong những năm tới đây, khi nguồn kinh phí tài trợ quốc tế sẽ
bị cắt giảm, đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp đầu tư để đảm bảo tính ổn định, bền
vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Về hệ thống phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh hiện nay mới được thành
lập còn nhiều khó khăn về nhân lực, trang thiết bị, trụ sở làm việc còn thiếu. Chế
độ chính sách chưa thỏa đáng nên rất khó thu hút cán bộ làm việc trong các cơ sở
dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
IV. Các chính sách và pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến phòng,
chống HIV/AIDS cần phải tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả
1. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
2. Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương khoá
IX về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới.
3. Kết luận của Ban Bí thư khoá X tại thông báo số 27-TB/TW của Ban Bí
thư về sơ kết Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương khoá
IX về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới.
20
Bản dự thảo lần 5
3. Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (Luật phòng, chống HIV/AIDS) 26/6/2006, Quốc hội Khoá XI.
4. Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH2 ngày
21/11/2007 của Quốc hội khóa 12.
5. Luật bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội
khóa 12.
6. Luật Phòng, chống bão lực gia đình số 02/2007/QH12 21/11/2007 của
Quốc hội khóa 12.
7. Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội
khóa 11.
8. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống vi-rút gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch ở người.
9. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
10. Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định
xử phạt hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS.
V. Các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS chung của thế giới mà Việt Nam đã
cam kết và cần được thực hiện
1. Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ:
Mục tiêu số 6 về HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác:
- Chặn đứng và bắt đầu đẩy lùi tình trạng lan rộng của bệnh
dịch HIV/AIDS vào năm 2015.
- Đảm bảo tiếp cận phổ cập điều trị HIV/AIDS cho tất cả những người có
nhu cầu đến năm 2010.
2. Tuyên bố chính trị của Liên Hợp quốc được các nước thành viên thông qua
tại Hội nghị cấp cao về HIV/AIDS năm 2011
Thực hiện tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hợp quốc tại phiên họp cấp cao về
HIV/AIDS tháng 6/năm 2011, Toàn cầu hướng tới tầm nhìn không có người nhiễm
HIV mới, không có người tử vong liên quan đến AIDS và không còn phân biệt kỳ
thị với HIV/AIDS:
a) Tầm nhìn không có người nhiễm HIV mới.
21
Bản dự thảo lần 5
- Giảm 50% các ca nhiễm mới do lây truyền HIV do quan hệ tình dục không
an toàn vào năm 2015, bao gồm nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồng
giới nam, người bán dâm.
- Xóa bỏ hoàn toàn lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm
50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS
- Giảm 50% các ca lây truyền HIV trong nhóm những người tiêm chích ma
túy vào năm 2015, tất cả người nghiện ma túy nhiễm mới HIV đều được dự phòng

đúng.
b) Tầm nhìn không có người tử vong do AIDS
- Tất cả người nhiễm HIV đủ điều kiện điều trị đều được tiếp cận thuốc điều
trị ARV.
- Giảm 50% các ca tử vong về Lao ở những người sống với HIV vào năm
2015 (75)
- Những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ đều được nhấn mạnh trong
các chiến lược quốc gia về bảo vệ con người và có thể tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc và hỗ trợ thiết yếu.
c) Tầm nhìn không còn phân biệt và kỳ thị
- Giảm 50% số quốc gia có quy định cấm những người nhiễm HIV nhập
cảnh và cư trú.
- Không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới lực liên
quan đến HIV (77)
22
Bản dự thảo lần 5
PHẦN III. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẶT RA
TRONG 10 NĂM TỚI
I. Bối cảnh kinh tế xã hội và y tế
Trong 10 năm tới, việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt
của đời sống xã hội và tác động mạnh đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 sẽ thúc đẩy nhanh
quá trình đô thị hóa, điều kiện giao thông, giao lưu thương mại sẽ tiếp tục sẽ thuận
lợi hơn, khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn sẽ được rút ngắn lại về
cả kinh tế và xã hội, các dịch vụ y tế sẽ phát triển tạo điều kiện tốt hơn cho người
tiếp cận dịch vụ y tế. Những điều kiện này tạo thuận lợi cho công tác phòng, chống
HIV/AIDS, người dân có nhiều cơ hội được lựa chọn, tham gia và tiếp cận các
thông tin, dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đa dạng. Đô thị hoá, công nghiệp hóa
nhanh và hệ thống giao thông thuận tiện, việc di dân, các vấn đề tệ nạn xã hội và

thay đổi lối sống không lành mạnh của thanh thiếu niên có nguy cơ gia tăng là
những thách thức không nhỏ đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Năm 2010, Việt Nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp,
nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đầu tư phòng, chống HIV/AIDS cho quốc gia sẽ
có cơ hội gia tăng, tuy nhiên các nguồn đầu tư hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế cho
phòng, chống HIV/AIDS sẽ giảm nhanh là thách thức không nhỏ cho công tác
phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới do ngân sách quốc gia còn phải ưu tiên
cho nhiều chương trình trọng điểm khác không kém phần quan trọng như phòng,
chống HIV/AIDS.
Bối cảnh trên tạo ra những thuận lợi nhất định đồng thời cũng đặt ra nhiều
khó khăn và thách thức đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu và giải pháp
của công tác phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020.
II. Dự báo tình hình dịch HIV/AIDS
Theo ước tính và dự báo tình hình dịch HIV/AIDS đến năm 2015 có khoảng
263.317 người nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 0,29% dân số. Nhu cầu bệnh nhân cần điều
trị ARV ở người lớn đến năm 2015 sẽ trên 140 ngàn người. Dự báo sự lây nhiễm
HIV trong nhóm nguy cơ cao vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong số người nhiễm HIV ở Việt
Nam trong 10 năm tới, bên cạnh đó nhóm người dễ bị tổn thương như bạn tình của
những người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và người quan hệ tình dục đồng
23
Bản dự thảo lần 5
giới nam sẽ dần chiếm tỷ trọng lớn trong số người nhiễm HIV mới ở những năm
tiếp theo.

Tình hình dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ cao
lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ vẫn ở mức độ lây nhiễm HIV cao, đặc biệt
là các hành vi cơ kép ở các nhóm sẽ làm gia tăng rất nhanh sự lây truyền HIV ở
Việt Nam đó là sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ bán dâm tiêm chích ma túy, nam quan hệ
tình dục đồng giới sử dụng ma túy, nam nghiện chích ma túy bán dâm cho khách
hàng là nam và nữ. Điều này đặt ra phải có các biện pháp can thiệp phù hợp hơn

với tình hình hiện tại.
Dịch HIV/AIDS hiện nay không còn tập trung ở các khu vực thành thị, ở
những nơi dễ triển khai các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, dịch
HIV/AIDS đã và đang có xu hướng lan rộng ở các khu vực có điều kiện giao thông
đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử dung ma túy
cao đặc biệt là các khu vực vùng biên giới các tỉnh miền núi phía bắc và bắc trung
bộ. Do đó công tác dự phòng, chăm sóc điều trị và giám sát dịch cần phải quan tâm
đầu tư hơn nhiều so với các khu vực khác.
Hậu quả của sự tăng nhanh số người nhiễm HIV trong thập kỷ qua sẽ dẫn
đến gia tăng nhanh số người nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu chăm sóc và điều trị
trong những năm tới, đến cuối năm 2010 chương trình phòng, chống HIV/AIDS
đang điều trị cho gần 50.000 người nhiễm HIV, nhưng ước tính chỉ đáp ứng ở mức
hạn chế khoảng 54% cho người có CD <200 và khoảng 40% cho những người
CD4 dưới 350, ước tính đến năm 2015 có khoảng 147.048 người có nhu cầu điều
trị ARV, điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho hệ thống y tế nói
chung và chương trình HIV/AIDS nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu điều trị gia tăng,
cần mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị, ngoài ra cần định hướng
cho việc đầu tư xây dựng các bệnh chuyên khoa khu vực về HIV/AIDS đủ năng
lực để thu dung những bệnh nhân nặng, những bệnh nhân thất bại điều trị ở tuyến
chuyển lên.
Theo ước tính nhu cầu điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến
năm 2015 là 50.000 người. Dịch vụ dự phòng lây truyền HIV/AIDS cần mở rộng
24
Bản dự thảo lần 5
và nâng cao chất lượng nhằm phát hiện sớm và điều trị dự phòng sớm cho phụ nữ
mang thai nhiễm HIV/AIDS.
Sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS vẫn còn thấp trong thanh thiếu niên và
dân cư vùng kinh tế kém phát triển, đặc biệt những người dễ bị tổn thương cũng
góp phần cho sự gia tăng sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư, làm giảm tỷ lệ
người nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện sớm và làm tăng sự kỳ thị trong cộng

đồng, dẫn tới sự hạn chế tiếp cận các dịch vụ chương trình phòng, chống
HIV/AIDS. Vì vậy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới cần
triển khai đa dạng hơn các biện pháp dự phòng sớm cho các đối tượng khác nhau,
lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác để đẩy mạnh các biện
pháp thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm hướng tới các mục đích cụ thể hơn
như giáo dục thanh thiếu niên phòng lây nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng, gia
đình và nhà trường, tăng cường truyền thông cho nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ, phụ nữ mang thai, khuyến khích xét nghiệm HIV sớm đối với phụ nữ mang
thai, xét nghiệm HIV trước hôn nhân...
III. Sự thiếu hụt nhân lực phòng, chống HIV/AIDS
Việc thiếu hụt nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là
nhân lực có chuyên môn về HIV/AIDS sẽ tiếp tục là thách thức lớn cho công tác
phòng, chống HIV/AIDS, trong khi bệnh nhân HIV/AIDS có nhu cầu điều trị ngày
càng tăng cao và nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ phòng, chống
HIV/AIDS sẽ lớn hơn, với các chỉ tiêu cán bộ hiện tại tuyến tỉnh chỉ đáp ứng được
50% nhu cầu cán bộ có trình độ đại học, tuyến huyện hiện chỉ có 20% số huyện có
cán bộ chuyên trách cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Việc tăng cường nhân
lực cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS cần có nhiều biện pháp giải pháp khác
nhau và đảm bảo tăng nhân lực trước mắt và có kế hoạch bổ sung nhân lực cho
những năm tiếp theo.
IV. Sự giảm dần các nguồn tài trợ và thiếu hụt về tài chính cho phòng, chống
HIV/AIDS
Trong giai đoạn tới các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và các nước phát
triển sẽ giảm dần đến năm 2015, trong khi nhu cầu đầu tư ngân sách để nâng cao
chất lượng và mở rộng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị ngày càng lớn.
25

×