Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

10 phong tục lạ về cưới hỏi của người Trung Quốc pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.2 KB, 8 trang )

10 phong tục lạ về cưới hỏi
của người Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước có lịch sử vô cùng lâu đời và 1 nền văn hóa vô cùng đặc
sắc. Phong tục tập quán ở Trung Quốc rất phong phú, đa dạng, đôi khi cũng rất lạ
lùng. Xin giới thiệu một số phong tục lạ liên quan đến đám cưới, hôn nhân ở
Trung Quốc

1. Anh em chung vợ
Hôn nhân của dân tộc Tạng rất phức tạp. Nói chung, có 3 chế độ: 1 vợ 1 chồng, 1
chồng nhiều vợ, 1 vợ nhiều chồng. Chế độ 1 chồng nhiều vợ thường xảy ra ở
những gia đình giàu có và những chủ nô. Thường là chị em lấy chung 1 chồng.
Một vợ nhiều chồng chỉ nhiều anh em lấy chung 1 vợ. Gia đình kiểu này thường là
mẫu hệ.Lại có chuyện nhiều bạn bè lấy chung 1 vợ. Có trường hợp 1 người bạn
thân đến nhà bạn và nhà bạn thiếu người làm cho nên ở lại nhà bạn và quan hệ
luôn với vợ bạn.
2. Cưới cô dâu “cao số”
Ở tỉnh Triết Giang, nếu trước ngày cưới đi xem bói, cô dâu nào không may bị bà
thầy phán là có số “phá gia chi nữ” thì cô ấy sẽ không được đi kiệu về nhà chồng
như các đám cưới bình thường. Trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra
vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền. Cô mang theo vài bộ quần áo không
lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa. Hành trang của
cô giống như 1 kẻ đi ăn xin.
Đến ngày cưới, lúc chập choạng tối, bên nhà gái phải trốn tránh, không ai xuất đầu
lộ diện. Mọi việc do phía nhà trai cáng đáng. Cô dâu thay quần áo mới, trang
điểm, xách theo đồ dùng đẹp đẽ, dưới sự giúp sức của 2 cô gái do nhà trai cử đến.
Cô cùng đi bộ với 2 cô bạn gái chừng 20 tuổi rồi mới bước lên kiệu hoa và được
rước về nhà trai bằng con đường tắt. Phải 126 ngày cô ở bên nhà chồng, rồi mới
được thăm mẹ đẻ. Khi về nhà mình rồi, bên nhà gái mới ăn mừng, con gái mới đi
lấy chồng trở về thăm mẹ. Nhà gái làm cỗ linh đình, mời bà con thân thuộc đến
dự.



3. Đốt đuốc đón cô dâu
Dân tộc Đồng ở huyện Tĩnh (tỉnh Hồ Nam) đón cô dâu vào giữa đêm. Đi đón cô
dâu, phía nhà trai có chừng 30 người. Mỗi người cầm 1 bó đuốc nhựa thông ra
khỏi nhà, vượt núi, vượt suối đến nhà cô dâu. Họ vừa đi vừa đánh trống, thổi kèn
và chơi nhạc cụ, đầy nhiệt tình vui vẻ giữa mênh mông vắng lặng. Đến nhà cô dâu,
bên nhà gái rước dâu, cô dâu quàng khăn lên đầu, cổ đeo kiềng, vai khoác vòng
hoa, tay phải cầm chiếc ô bằng giấy có phết dầu trẩu (trừ tà). Cô dâu đi theo nhà
trai cùng 2 cô gái phù dâu trong tiếng nhạc rộn ràng. Nếu trên đường về nhà chồng
gặp 1 đám cưới khác, cô dâu phải trao đổi thắt lưng với cô dâu ở đám cưới kia để
chúc mừng hạnh phúc nhau.
Khi đám rước dâu về tới cổng nhà, người ta đốt pháo mừng. Một vị trưởng lão trên
50 tuổi đứng ra làm mọi nghi thức đón cô dâu vào nhà. Sau khi làm lễ, cô dâu
được mời vào phòng trong, ăn với chú rể bữa cơm đêm. Ngày hôm sau, cô dâu
được mời 1 bữa thật ngon, gọi là “yến nhiều món” rồi cùng 2 cô phù dâu trở về
nhà mẹ đẻ. Từ đó, chú rể thường đi lại làm khách của cô dâu. Đến khi cô dâu có
mang, cô mới mang 1 chiếc xe quay sợi về nhà trai định cư.
4. Mùa xuân ném cô dâu
Vùng núi Ô Long bên bờ sông Tân An thuộc Vân Nam có mấy làng chài. Người
dân ở đây biết bơi từ trong bụng mẹ. Các gia đình thường lấy vợ cho con trước Tết
Nguyên đán chừng 10 ngày để đón năm mới và cô dâu mới. Người dân ở đây có
tục “ném cô dâu” trong lễ cưới. Thuyền cưới nhà trai kết hoa xanh đỏ, áp vào
thuyền nhà gái, lá xanh và dây hoa rừng trắng. Ném cô dâu là 1 động tác vui vẻ,
mạo hiểm và thượng võ. Chỉ cần không thận trọng là cô dâu và người ném có thể
lăn xuống nước. Đó là điềm gở cho 2 gia đình và làm cho ngày Tết mất vui.
Khi cô dâu bị ném, 1 chàng trai là anh em hoặc có họ với cô sẽ ôm ngang lưng cô,
1 tay giữ phần mông, dùng sức ném cô dâu sang thuyền nhà trai trong tiếng hô
“1,2,3…”. Người đỡ cô dâu ở bên nhà trai có thể là chú rể hoặc là 1 người đứng
tuổi.Trong lễ ném cô dâu, thuyền nhà trai cho nổ 3 phát pháo, bên thuyền nhà gái
nổ 2 phát pháo. Sau lễ ném cô dâu, mọi người đều trở về làng, đẩy ra cho cô dâu

và chú rể 1 chiếc thuyền nhỏ, có đủ thức ăn dùng trong mấy ngày, cô dâu và chú rể
bơi thuyền đến 1 nơi khuất nẻo, sống với nhau mấy ngày. Họ phải trở về nhà với
bố mẹ vào ngày 23 tháng Chạp để chuẩn bị Tết.
5. Tạ hôn và cưới chịu
Phía Nam Trung Quốc gần Việt Nam, người Mán có phong tục lạ là tạ hôn và cưới
chịu. Các cô gái thường có 3,4 người tình. Nhưng một khi cô đã chính thức đính
hôn với ai, cô sẽ cắt bỏ quan hệ với người khác. Điều lạ là đêm tân hôn, cô dâu
không làm lễ động phòng với chú rể mà đến với người tình cũ để tạ ơn và hưởng
đêm xuân với anh ta. Cô gái phải đi tạ ơn mỗi người tình 1 đêm rồi trở về với
chồng. Khi trai gái kết hôn, nhà trai phải mang sang nhà gái nhiều của cải và vật
phẩm, tổ chức yến tiệc linh đình chiêu đãi cả bộ tộc. Nếu nhà trai không có tiền thì
nhà gái cho chịu, rồi sẽ phải trả. Do vậy, có đám cưới đến khi con cái đầy đàn mới
trả hết nợ.
6. Lễ cưới vào ban đêm
Các dân tộc người Trung Quốc thường tổ chức làm lễ cưới vào ban ngày, riêng
dân tộc Mãn làm đám cưới vào ban đêm. Ngày cưới, nhà gái dùng xe mui đưa cô
dâu về nhà chồng, nhà trai dùng chiếc xe trang trí để rước dâu. Hai bên gặp nhau
giữa đường, anh ruột hoặc anh họ cô dâu bế cô dâu từ mui xe của nhà gái lên xe
hoa của nhà trai. Dù giữa mùa hè nóng nực, cô dâu cũng phải mặc áo kép, chỗ vai
và đầu gối còn phải độn ít bông, mang ý nghĩa đầy đặn và trung hậu.
Khi xe cô dâu về đến nhà trai, chú rể đứng đợi ở trước cổng và giương cung đặt
tên, nhằm xe cô dâu vờ bắn 3 phát. Sau đó, chú rể dẫn cô dâu đến trước bàn thờ
đặt giữa sân, 2 vợ chồng cùng vái trời đất. Tiếp đó, chú rể dùng cán cân hoặc roi
ngựa nâng chiếc khăn trùm đầu của cô dâu, đặt trên nóc nhà bạt đã cắm sẵn từ
trước, có ý nghĩa là vừa lòng thuận ý. Lúc khều khăn trùm đầu, chú rể dùng tay
xoa đầu tóc của cô dâu, tượng trưng cho đôi vợ chồng kết tóc xe tơ. Cô dâu bước
qua 1 chậu lửa, lại nhảy qua yên ngựa rồi vào nhà bạt, mặt hướng về nam, làm lễ
an tọa.
Làm lễ xong, cô dâu phải đi giày của mẹ chồng, tỏ ý sẽ đi theo bước chân của mẹ
chồng. Tục lệ đó nói lên nguyện vọng tốt đẹp của lớp già mong con dâu mới cưới

sẽ noi theo người trước ăn ở thuận hòa với láng giềng, làng trên xóm dưới. Lễ tân
hôn có cỗ, cô dâu chú rể uống chén rượu tơ hồng, ăn bánh treo nửa chín nửa sống,
có ý nghĩa mong muốn con cháu đầy đàn.
Đêm tân hôn, trên bàn thờ có đôi nến thắp sáng suốt đêm. Gian ngoài của nhà bạt
có những người hát các khúc ca chúc mừng. Một số bạn bè hoặc láng giềng vãi
những hạt đậu nành, đậu đen vào nhà, chúc vợ chồng mới làm ăn giàu có, dư dật,
con đàn cháu lũ. Lễ cưới kéo dài cho đến khuya.

Rước dâu bằng thuyền
7. Tục ném bùn trong đám cưới
Dân tộc Đồng ở Trung Quốc có tục ném bùn vào nhau đúng ngày cô gái đi lấy
chồng được 1 năm. Cô gái cùng 9 cô bạn chơi ném bùn với chồng và các bạn của
chồng trên mảnh ruộng đầy bùn. Khi chơi đã mệt, họ nhảy ùm xuống sông, té
nước vào nhau. Trong số đó, có đôi nào để ý nhau thì bơi ra xa và anh chàng trong
đôi đó sẽ được mời tham gia hội ném bùn năm sau.
8. Kính chó hơn người
Thanh niên Hà Nhì Trung Quốc rất tiết kiệm lời nói khi yêu đương. Họ dùng cách
tặng hoa cho nhau để nói về tình yêu. Chàng trai tặng cho cô gái 2 bông hoa, 1
vàng 1 đỏ. Cô gái tặng lại cho chàng trai 1 bông hoa đỏ hoặc vàng. Màu vàng chỉ
sự lưỡng lự, màu đỏ là yêu. Cô gái tặng bó hoa mà ở giữa có giò hoa cánh đơn, tức
là cô ấy còn đơn chiếc, chưa có bạn trai chính thức. Nếu ở giữa có giò hoa cánh
kép tức là cô gái đã có người yêu rồi.Gia đình người Hà Nhì rất kén con dâu.
Trong gia đình cô dâu mới được cưới về, mẹ chồng được gọi là chó nhà
trời.Truyền thuyết kể rằng xưa kia người Hà Nhì không biết trồng cây, cũng như
dệt vải. Cô con út nhà trời đã lấy cắp giống lúa của cha cho người Hà Nhì, dạy mọi
người cách dệt vải để may quần áo. Cô út bị gọi về trời, bị biến thành con chó và
bị đày xuống trần gian. Từ đó, người Hà Nhì rất kính trọng chó. Ngày Tết của
người Hà Nhì thường được tổ chức long trọng. Nhưng bát cơm đầu tiên phải dành
cho chó, rồi mọi người mới được vào tiệc.
9. Tình yêu cắn

Mùa thu sau vụ thu hoạch, thanh niên Mèo chưa vợ sẽ mang những gói gạo mới
tặng người yêu. Thanh niên các trại tổ chức ở 1 trại nào đó 1 bữa ăn có rượu thịt
linh đình. Trong bữa ăn, các đôi đã tìm dược đến nhau. Nến ưng nhau, họ cắn vào
bả vai nhau. Cắn cũng là 1 nghệ thuật, làm sao cho vết cắn hằn lên, thậm chí chảy
máu. Sau đó, chàng trai buộc vào cổ tay cô gái mấy sợi dây nhỏ màu xanh và màu
đen. Cô gái cũng buộc vào cổ tay chàng trai vài sợi màu đỏ. Sau đó, lễ cưới được
tổ chức vào 1 ngày lành tháng tốt.
10. Tục thử giường
Vùng Lạc Dương Trung Quốc có tục thử giường trước khi cưới. Trước hôm làm lễ
1 ngày, nhà cửa các phòng phải gọn gàng sạch sẽ, nhất là buồng cô dâu chú rể.
Chiếc giường được lưu ý đặc biệt. Giường, đệm, chăn, gối phải dùng mới. Đêm
hôm đó, chú rể phải mời 1 người hoặc 2 chú bé đến ngủ cùng ở giường cưới. Tục
lệ này được gọi là thử giường lấy phước. Nếu không có em nhỏ thì mời bạn trai
đến, nhưng nhất thiết bạn trai đó phải chưa có vợ.Người được mời đến ngủ cùng
chú rể trước ngày cưới cảm thấy rất vinh dự. Nếu em nhỏ được mời đến ngủ cùng
chú rể mà đang đêm có được bãi đái dầm thì thật là điều tốt lành.

×